Văn học Nga

CHƯƠNG I SƠ LƯỢC VĂN HỌC NGA TRƯỚC THẾ KỈ XIX

1.Văn học Nga trước khi thành lập nhà nước cổ Kiep:

Vào thời kì xa xưa ở miền Ðông châu Âu có một bộ tộc rất lớn có cùng nguồn gốc thủy tổ và ngôn ngữ sinh sống. Họ sống trên một khu vực rộng lớn và phân bố thành nhiều nhóm nhỏ. Trong quá trình phát triển, các nhóm này dần dần hợp nhất và tạo thành ba nhóm lớn , đó là Ðông Slavơ , Nam Slavơ và Tây Slavơ .

Ðến thế kỉ thứ X, nhóm Ðông Slavơ có sự hợp nhất và thành lập quốc gia. Những quốc gia có sự tổ chức lỏng lẻo này gồm có Ðại Nga ,Tiểu Nga , Bạch Nga. Ðó là tiền thân của nước Nga ngày nay .

Ngoài sự hợp nhất của nhóm Ðông Slavơ , nhóm Nam Slavơ cũng hợp nhất thành nhiều quốc gia, lớn nhất là Bungari và Nam Tư ngày nay. Nhóm Tây Slavơ cũng hợp nhất thành các quốc gia , tiêu biểu là Ba Lan và Tiệp Khắc.

Trong thời kì chưa thành lập quốc gia và chưa phân hóa thành giai cấp, dân tộc Nga tồn tại dưới hình thức thị tộc. Thời kì này họ sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm và chăn nuôi gia súc. Cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên. Ðiều này dẫn đến ý thức tôn sùng tự nhiên mà hệ quả là tôtem giáo ra đời  ( Ý thức tin tưởng vào nguồn gốc thần linh chỉ xuất hiện sau này khi mà chế độ thị tộc bị tan rã trong quá trình phát triển và phân hóa giai cấp).

Trên cơ sở hình thức xã hội nguyên thủy, sáng tác nguyên hợp nguyên thuỷ cũng song song tồn tại, phản ánh một giai đoạn phát triển đầu tiên của văn học Nga.

Các sáng tác đầu tiên của thời kì này là thần thoại, là cái ý thức đã  khắc phục, chinh phục và cải tạo các lực lượng tự nhiên trong tưởng tượng và bằng tưởng tượng . Ngoài ra còn các hình thức khác như ma thuật, luân lí, các hình thức bán huyễn tưởng từ lịch sử các bộ lạc và thị tộc riêng biệt, các quan niệm địa lí mang màu sắc huyễn hoặc.

Ðặc điểm tiêu biểu cho tư duy và sáng tác nguyên hợp nguyên thủy là tính hình tượng và tính phỏng nhân. Nó điển hình hóa các hiện tượng đời sống trên cơ sở phỏng nhân và cường điệu. Ðó là những đặc điểm đầu tiên và quan trọng quyết định sự ra đời của các loại hình nghệ thuật đích thực. Thời kì này người ta chưa có ý thức về tính ước lệ sáng tạo của miêu tả. Họ cũng chưa có ý thức về khái niệm hư cấu nghệ thuật có dụng ý. Vì vậy sãng tác nguyên hợp nguyên thủy ở Nga nói riêng và ở các dân tộc khác chưa phải là nghệ thuật đích thực.

2. Tác phẩm nghệ thuật đích thực  đầu tiên của văn học Nga    

Trong sáng tác nguyên hợp, điển hình hóa thể hiện trình độ chung của thế giới quan huyễn tưởng vốn có của toàn xã hội chưa phân hóa giai cấp. Nó chưa phải là điển hình hóa một các saúng tạo và có dụng ý. Các sáng tác của dân tộc Nga trước khi thành lập nhà nước cổ Kiep chưa xem điển hình hóa như là một sự lí giải mang tính tư tưởng- cảm xúc đối với hiện thực. Nguyên nhân chính của hạn chế này là tính phi giai cấp của xã hội tiền quốc gia. Sự mâu thuẫn xã hội chưa đủ mạnh đêí làm nảy sinh các tính cách cá nhân mang tính mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Mà chính các tính cách cá nhân này là một trong những đối tượng của văn học.

Sự thành lập nhà nước cổ Kiep vào cuối thế kỉ IX đầu thế kỉ X và cuộc cải đạo của người Kiep vào năm 980 dưới triều Vladimir đã có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Nga nói chung và văn học Nga nói riêng.

Cuộc cải đạo đã đưa đêïn  sự thành lập giáo hội Kitô và các giáo sĩ đã dùng mẫu tự  Cyrill xây dựng một nền văn học có tính chất tôn giáo. Từ đây có sự phát triển song song của văn học viết bên cạnh văn học dân gian.

Thời kì này chưa có giấy. Người ta viết chủ yếu trên vỏ cây, vải, da thú. Các giáo sĩ đã tiến hành dịch các tác phẩm tôn giáo từ tiếng Hy lạp sang ngôn ngữ Slavơ. Lúc này công việc dịch được xem là trọng tâm bên cạnh việc viết biên niên sử. Quyển cổ sử được viết từ thế kỉ X đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Về văn học, thời kì này có những tác  phẩm kể về các danh nhân, về du lịch, về lai lịch các dòng họ, về đô thị, về chiến tranh… Tuy nhiên, tác phẩm nghệ thuật đích thực đầu tiên phải chờ đến sự ra đời của tác phẩm  Bài ca về đạo quân Igo.

Tác phẩm này lần đầu tiên dã tiến hành miêu tả các nhân vật trong sự đối lập giữa các tính cách mang tính xã hội- lịch sử. Ðó là một hệ quả tất yếu của hiện thực xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định- giai đoạn hình thành nhà nước giai cấp. Nghĩa là, các mâu thuẫn trong giai đoạn này về căn bản đã phản ánh sự nảy sinh các tính cách xã hội, xác lập đối tượng cơ bản của nghệ thuật là con người với tư cách là những tính cách xã hội cả trong quan hệ bên ngoài lẫn thế giới tinh thần bên trong.

Bài ca về đạo quân Igo đã khắc họa các tính cách đối lập vê öchí hướng chính trị chia rẽ của công tước Igo, ngưòi đã hủy diệt đạo quân của mình trong một cuộc chiến đấu không ngang sức với người Pôlôvets, với chí hướng thống nhất dân tộc của công quốc Sviatoslav- người muốn thốïng nhất nước Nga trong cuộc chiến tranh vệ quốc.

Trong tác phẩm này, nhà văn đã nhìn thấy ở hai nhân vật chính Igo và Vsevôlôt là những đại diện xứng đáng của các công tước Nga, những tướng lãnh hùng mạnh và quả cảm. Nhà văn đã miêu tả trận đánh với cảm hứng anh hùng dạt dào và đã khẳng định một mặt, một chí hướng trong tính cách của họ :

Vsevôlôt, trận đánh hờn căm!

Chàng xông ngay ra giữa trận tiền.

Chàng trút mưa tên vào thân quân giặc.

Tiếng bảo kiếm chém vào giáp trụ vang rền.

Mặt khác, nhà văn cũng khắc họa một chí hướng khác, tiêu cực trong tính cách của nhân vật Igo thông qua cảm hứng kịch tính mãnh liệt. Cảm hứng này phủ định tính cách liều lĩnh của nhân vật Igo.

Tóm lại, sự thành lập nhà nước cổ Nga Kiep đã mở ra một thời kì phát triển mới cho xã hội Nga. Văn học đã bước đầu phát triển với những thành tựu nhất định, nhất là sự xuất hiện tác phẩm văn học đầu tiên  Bài ca về binh đoàn Igo . Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan, cuộc cải đạo của người Nga dưới triều Vladimir đã có những ưu điểm nhất định, nhưng nó lại cắt rời nước Nga ra khỏi phương Tây làm cho văn hóa Nga chậm phát triển trong đó có cả văn học.

3. Văn học Nga thời kỳ Mông Cổ đô hộ:

Sau năm 1200, sự rối loạn trong nội bộ quốc gia Kiep cùng với sự xâm lược của người Mông Cổ đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước cổ Nga. Nước Nga bước vào thời kỳ bị đô hộ hơn hai thế kií.

Người Mông cổ vốn là dân du mục sống chủ yếu là chăn nuôi gia súc. Sự phát triển của họ chủ yếu diễn ra trên phương diện quân sự và bành trướng lãnh thổ. Về văn hóa và văn học, họ không có sự phát triển cao. Do vậy, văn học Nga trước đó đã bị cuộc cải đạo làm chậm phát triển đến thời kiì này càng gặp nhiều tổn thất lớn. Người Nga trong hơn hai trăm năm bị đô hộ không có thành tựu văn học đáng kể.

Tuy nhiên, cuộc chiến tranh vệ quốc của người Nga diễn ra liên tục đã có tác động hết sức to lớn đối với sự phát triển văn học về sau. Vấn đề sống còn của dân tộc đã thúc đẩy tinh thần yêu nước. Chính nó đã gieo vào nền văn học Nga và trở thành một nội dung văn học vô cùng to lớn mà về sau đã tạo nên một trong những đặc điểm nổi bật của văn học Nga.

Cũng cần nói thêm, trong thời kỳ bị Mông Cổ đô hộ, nước Nga gồm nhiều tiểu quốc tranh giành quyền lực lẫn nhau đồng thời chịu thống trị của Mông Cổ. Trong số các tiểu quốc, Matxcơva là kẻ mạnh nhất và nắm vai trò thống nhất đất nước. Cuối thế kỷ XIV, một tiểu vương Matxcơva đã vũ trang chống quân Mông Cổ nhưng bị đàn áp. Ðến thế kỷ XV, cuộc chiến tranh do vua Ivan III ( Trị vì Matxcơva 1462 – 1503 ) khởi xướng có tính chất tôn giáo và yêu nước đã lôi cuốn rất nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Ðến 1480, nước Nga thoát khỏi ách thống trị của Mông Cổ và hợp nhất thành một quốc gia duy nhất.

4. Văn học Nga thời kỳ hỗn loạn:

Từ thế kỷ XVI, nước Nga trở thành một quốc gia thống nhất và có nhiều dân tộc. Từ đây ở Nga bắt đầu hình thành chế độ phong kiến tập quyền.

Matxcơva trở thành thủ đô và trung tâm văn hóa của quốc gia. Kể từ lúc này, quyền lực tối thượng của nhà vua cùng với định chế nô lệ là đặc điểm lớn nhất của xã hội Nga. Ðặc điểm này được duy trì trong nhiều thế kỷ và trở thành cơ sở cho văn học phát triển, ảnh hưởng lớn đến nội dung, đề tài, thể loại… văn học. Các tác phẩm có tính chất thế tục gần gũi với cuộc sống con người, thoát ly tôn giáo đã dần dần xuất hiện và phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung thời kỳ này nước Nga vẫn chưa xuất hiện những tác phẩm văn học có tầm vóc to lớn.

Ðến những năm đầu thế kỷ XVII, sau khi triều đại của vua Ivan bạo tàn bị tuyệt nước Nga rơi vào thời kỳ hỗn loạn (1603 – 1613 ). Nước Nga lâm vào cuộc nội chiến đẫm máu và sự xâm lược của Thụy Ðiển, Ba Lan.

Năm 1613, quân Ba Lan bị đuổi khỏi Matxcơva và họ Rômanov lên làm vua. Những vị Rômanov đầu tiên đã cai trị nước Nga trong suốt thế kỷ XVII. Tuy nhiên, nước Nga lại không đạt được thành tựu gì đáng kể về mọi mặt.                                       Thời kỳ này có một số sự kiện sau: Uraina tái hợp nước Nga;  nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra; Nga mở rộng lãnh thổ và tranh chấp với người Tacta, người Thổ, người Ba Lan, người Thụy Ðiển.

Tình hình kinh tế chính trị xã hội như trên đã ảnh hưởng nhất định đến sự vận động của văn học. Sự hỗn loạn của xã hội mà biểu hiện là sự tranh chấp giữa các giai cấp thống trị, giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị đã đem đến cho văn học thời kỳ này một nội dung phong phú và một hình thức phù hợp là thể loại châm biếm. Sự phản ánh những mâu thuẫn xã hội gắn liền với thái độ phê phán và đả kích của nhân dân đối với giai cấp thống trị đòi hỏi một quan niệm mới về văn chương. Ðiều này dẫn đến sự xuất hiện của nhiều tác phẩm châm biếm mang nội dung đả kích sâu sắc.

Song song với thể loại châm biếm, các tác phẩm thành văn bắt nguồn từ văn học dân gian cũng ra đời, trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh các quan hệ xã hội phức tạp đương thời.

Tuy nhiên văn học thời kì này không có những đỉnh cao. Nội dung phản ánh đả kích các hiện tượng tiêu cực của xã hội cùng với nội dung yêu nước chống ngoại xâm không chiếm ưu thế so với văn học tôn giáo vốn được giai cấp thống trị phát triển.

5. Văn học Nga thế kỉ XVIII:

Ðến cuối thế kỉ XVII, sự xuất hiện của nhà độc tài sáng suốt Piôtr đại đế đã đưa nước Nga vào một giai đoạn phát triển mới. Piôtr là một vị vua thông minh, sáng suốt. Ông đã nhận thức được trình trạng trì trệ của đất nước và đã tiến hành cải cách. Ông cho xây dựng quân đội, hải quân, tiến hành mở rộng lãnh thổ, mở đường thông thương với phương Tây, xây dựng thành phố Pêtecbua, giữ vững đường thông thương ra biển Bantic… những cải cách kinh tế, chính trị và giáo dục của ông đã đưa Nga vào văn hóa châu Âu, mặc dù công trình này đã không hoàn tất.

Ðến giữa thế kỉ XVIII, từ một nước nằm sau Balan, Nga trở thành một cường quốc quân sự mà các quốc gia khác phải nể nang.

Năm 1725 Piôtr đại đế mất, công cuộc cải cách tạm dừng lại. Ðến năm 1762 nữ hoàng Katêrina lên ngôi và công cuộc cải cách tiếp tục.

Công cuộc cải cách ở Nga đến giữa thế kỉ XVIII đã đưa nước Nga vào thời kì phồn thịnh của chế độ chuyên chế. Ðiều kiện này đã làm nảy sinh chủ nghĩa cổ điển ở Nga với nhiệm vụ cải cách ngôn ngữ và thơ ca. Người ta đã tiến hành chọn các tác phẩm ưu tú có thể dùng làm mẫu mực, đồng thời xây dựng những quy tắt ngôn ngữ và văn học chung bắt buột đối với mọi người. Có thể nói, hoàn cảnh xã hội đã làm nảy sinh tư tưởng đề cao lí trí và chủ nghĩa duy lí trở thành cơ sở triết học cho chủ nghĩa cổ điển trong thời kì này.

Ðại diện cho chủ nghĩa cổ điển Nga là Lômônôxôp.

Lômônôxôp (1711 – 1765) vừa là nhà bác học, vừa là nhà thơ và là nhà ngôn ngữ học. Chính ông đã mở ra một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc và ngôn ngữ văn học dân tộc Nga, kết thúc sự trì tuệ của nền văn học tôn giáo thống trị trong mấy thế kỉ.

Nửa cuối thế kỉ XVIII cũng đánh dấu sự ra đời của dòng văn học châm biếm với những đại diện như Nôvicôp, Phônvidin, Crưlôp. Dòng văn học này phát triển mạnh trong nửa đầu thế kỉ XIX và chuẩn bị tích cực cho khuynh hướng văn học hiện thực Nga.

Thời gian này có sự xuất hiện tác phẩm Cuộc du lịch từ Pêtecbua đến Matxcơva của Rađisep (1749- 1802). Tác phẩm đã miêu tả cuộc sống cùng cực của nhân dân Nga đồng thời tố cáo mạnh mẽ chế độ nông nô. Ðây là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực trong thế kỉ XVIII.

Ðến cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa cổ điển rơi vào khủng hoảng do cơ sở của nó là lí trí đã bị thực tế của chế độ chuyên chế trong giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa làm mất uy tín. Chủ nghĩa cổ điển không còn là một trào lưu và một quan niệm mới về văn chương bắt đầu hình thành. Một bộ phận trí thức đi tìm cái đẹp trong cuộc sống quý tộc nông thôn với quan niệm tôn sùng tình cảm, cảm xúc của con người. Họ xem đó như là cứu cánh của cuộc sống hiện tại. Quan niệm này về văn chương phát triển đến đỉnh cao và trở thành chủ nghĩa tình cảm với tác phẩm ưu tú Cô Lida bạc bạc phận của Caramdin. Ngoài ra, chủ nghĩa tình cảm ở Nga còn có những tên tuổi tiêu biểu như: Ðmitơriep (1760 – 1837), Vaxili Livôvits Puskin (1767 – 1830).

Kết Luận                             

Nước Nga từ khi thành lập quốc gia cổ cho đến cuối thế kỉ XVIII đã trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm với những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, những cuộc kiến thiết đất nước, những cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ… Trên mảnh đất lịch sử đa dạng và phong phú ấy, nền văn học Nga đã phát triển từ văn học dân gian truyền miệng qua văn học viết ở thế kỉ thứ XI cho đến nền văn học thế kỉ XVIII với các khuynh hướng cổ điển, tình cảm, chuẩn bị cho chủ nghĩa lãng mạn ra đời và chủ nghĩa hiện thực thắng thế trong thế kỉ XIX.

http://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/supham/vhnga/ch1.htm

You Might Also Like