Browsing Category

TUẦN 1: PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

Lịch sử tư tưởng phương Đông TUẦN 1: PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY Việt Nam học

TÀI LIỆU MÔN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG

A. TÀI LIỆU BẮT BUỘC:

  1. Luận ngữ 
  2. Lão Tử – Đạo Đức kinh
  3. Trang Tử – Nam Hoa kinh 
  4. MAHABHARATA Sử Thi Ấn Độ
  5. Kinh Torah
  6. Kinh Koran

Các sách trên đều có nhiều bản dịch khác nhau, sinh viên tìm được bản nào có thể dùng bản đó.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Trần Đình Hượu, Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông (Lại Nguyên Ân biên soạn), Nxb ĐHQG , HN. 2001
  2. Lịch sử triết học Phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia . HN, 1998
  3. N . Konrat, Phương Đông và Phương Tây, những vấn đề triết học, lịch sử , văn học , Nxb Giáo dục . HN, 1997
  4. Edward .W. Said, Đông phương học, Nxb Chính trị Quốc gia .HN , 1998
  5. Will Durant, Lịch sử văn minh Ấn Độ, Trung tâm TT . ĐHSP , Tp HCM . 1989
  6. Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Quốc, Trung tâm TT . ĐHSP , Tp HCM . 1989
  7. Will Durant, Di sản phương Đông, Công ty sách Thời đại và Nhà xuất bản Hồng Đức, 2014
  8. Lê Xuân Khoa, Nhập môn triết học Ấn Độ cổ đại, Trung tâm học liệu Bộ GD, Sài gòn , 1972
  9. Cao Xuân Huy, Tư tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học . HN,
    1995
  10. Trần Trọng Kim, Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb Tp HCM , 1972
  11. Doãn Chính ( chủ biên ), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại,  Nxb CTQG. HN, 1998
  12. Doãn Chính ( chủ biên ), Giải thích các danh từ triết học sử Trung Quốc, Nxb GD.Tp HCM.1994
  13. Nguyễn Hiến Lê, Bài học Israel, Nxb Văn hóa, 1994
  14. Nguyễn Hiến Lê, Bán đảo Ả Rập, Nxb Văn hóa, 1994
  15. Phan Thu Hiền, Sử thi Ấn Độ tập 1, Nxb Giáo Dục, 1999
  16. Lê Phụng Hoàng (chủ biên), Lịch sử văn minh Thế giới, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 1998
  17. Lê Phụng Hoàng (chủ biên), Lịch sử văn minh Thế giới, Nxb Giáo dục, 1999, 2000
  18. Nguyễn Thị ThưNguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn, Lịch sử  Trung Cận Đông, Nxb Giáo dục, 2000
  19. Paul Theroux, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ (Dịch giả: Trần Xuân Thủy), Công ty phát hành: Nhã Nam, Nhà xuất bản: NXB Thế Giới, 2012
  20. Paramanhasa Yogananda, Tự truyện của một Yogi (Dịch giả: Thiên Nga), Công ty phát hành: Nhã Nam, Nhà xuất bản: NXB Lao Động, 07- 2014
  21. Baird T. Spalding, Hành Trình Về Phương Đông, Nxb Văn hóa Thông tin, 2015
  22. Bá Dương, NGƯỜI TRUNG QUỐC XẤU XÍ (Người dịch : Nguyễn Hồi Thủ)
Lịch sử tư tưởng phương Đông TUẦN 1: PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY Việt Nam học

Thoát Á luận – Fukuzawa Yukichi

Thoát Á luận – Fukuzawa Yukichi

Bản dịch Thoát Á Luận (toàn văn) mà chúng tôi sử dụng dưới đây là bản dịch của dịch giả Hải Âu và Kuriki Seiichi.Để giúp bạn đọc của Học Thế Nào hiểu rõ hơn về tác phẩm ngắn và quan trọng này, cũng như hiểu rõ hơn về tác giả, chúng tôi cũng đăng bài viết ngắn được viết riêng cho Học Thế Nào của dịch giả Hải Âu.
I. Một vài nét khái quát hoạt động của trí thức Nhật Bản giữa thế kỷ 19 – Minh Lục Xã và phong trào khai sáng ở Nhật Bản

Hải Âu

Tinh thần Đông Kinh Nghĩa Thục mà các tiền bối của chúng ta đưa vào Việt Nam chính là từ Fukuzawa và các cộng sự từ Đại học Keio Tokyo (Tokyo Keio Gijyuku Daigaku = Đông Kinh Khánh Ứng Nghĩa Thục Đại Học). Đây chính là tinh thần khai sáng, truyền bá văn minh, được bao gồm trong các tác phẩm của Fukuzawa:

Khuyến học

Văn Minh Khái Lược Chi Luận

Dân gian kinh tế luận

Thông tục dân quyền luận

Sự ra đời của Meirokusha (Minh Lục Xã, hội những người khai sáng/trí thức Nhật sáu năm kể từ năm Minh Trị thứ nhất 1868, tức là hội được thành lập năm 1874). Mục đích chính của hội Meirokusha là truyền bá văn minh và khai sáng, giới thiệu nền văn minh phương tây vào Nhật Bản từ những người trí thức Nhật đã từng đi nước ngoài hoặc du học nước ngoài. Hội có trên 10 thành viên sáng lập. Sau khi hội được thành lập đã tổ chức những cuộc họp và những buổi hội thảo, kết quả là nội dung cuộc họp và thảo luận được ghi lại thành tuyển tập Tạp chí Meiroku (Meiroku Zasshi). Tạp chí Meirokusha ra đời và tồn tại trong thời gian 2 năm và sau đó bị đóng cửa bởi Quy định xuất bản và Luật phỉ báng của Nhật năm 1875 (Press Ordinance and the Libel Law in 1875). Tuy nhiên sau khi tạp chí ngưng xuất bản, hội Meirokusha còn hoạt động cho đến năm 1900. Vai trò củaMeirokusha có thể đi xa hơn nếu Nhật Bản có luật báo chí cởi mở hơn và tạp chí Meiroku Zasshi có thể tồn tại lâu hơn.

Lời phát biểu cho sự ra đời tạp chí “Meiroku Zasshi” của nhóm Meirokusha “Chúng ta những người cùng chí hướng tập trung lại trong thời gian gần đây thi thoảng thảo luận lý do và thi thoảng thuyết trình về tin tức ngoại quốc. Một mặt chúng ta đang mài rũa  trí tuệ học vấn mặt khác chúng ta đang rèn luyện trí óc. Việc ghi lại những thảo luận này được gộp lại thành một tuyển tập (tạp chí) chúng ta sẽ in ra và phân phát cho những người có cùng quan tâm. Chúng ta sẽ thấy hạnh phúc nếu như tuyển tập tạp chí dù nhỏ bé này góp phần đẩy mạnh được sự khai sáng trong nhân dân chúng ta.”

Càng tìm hiểu về Nhật Bản càng thấy sự khác biệt rất lớn giữa trí thức Nhật và trí thức Việt Nam. Những vấn đề mà trí thức Nhật Bản trao đổi thời gian đầu thời kỳ Meiji được tóm tắt trong 43 số của Tạp chí Meiroku (Meiroku Zasshi) – Tạp chí khai sáng Nhật Bản. Tôi cho rằng sự phát triển Nhật Bản là sự đồng thuận của chính phủ Nhật Bản và trí thức Nhật Bản.

So với nước ta, chúng ta mất/thiếu sự đồng thuận giữa quan chức chính phủ và trí thức cho nên mấy ngàn năm nay chưa có được sự phát triển vượt trội so với các nước trong khu vực, chiến tranh liên miên chống ngoại xâm, nội chuyến liên miên… rồi từ sau 1975 cho đến tận bây giờ lòng người Việt Nam còn ly tán, chưa có được cuộc hòa giải dân tộc, cho nên Việt Nam khó có thể phát triển mạnh trở thành con rồng Châu Á được. Việt Nam chỉ cần làm sao đuổi kịp và vượt một số nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và China đã là một kỳ tích.

Những nét đại cương chính trong sự phát triển của Nhật Bản thế kỷ 19: tiếp thu làn sóng văn minh và khai sáng phương tây, thay đổi tư duy từ đóng cửa sang mở cửa đất nước, cải cách giáo dục, tiếp thu khoa học kỹ thuật phương tây, cải cách chính trị và hệ thống luật pháp, phát triển hải quân và kinh tế biển, tăng cường vai trò phát triển kinh tế tư nhân và vai trò của phụ nữ. Vai trò của trí thức Nhật Bản và giai cấp lãnh đạo đồng hành với nhau.

Sự tiếp thu văn minh phương tây và làn sóng khai sáng của trí thức Nhật trong thế kỷ 19 được Fukuzawa Yukichi thể hiện qua tác phẩm “Khái quát lý thuyết văn minh” của mình là tri thức quan trọng hơn đạo đức, đạo đức công (tinh thần vì quốc gia) quan trọng hơn đạo đức riêng, tri thức công (dân trí, thước đo mặt bằng tri thức của quốc gia tức là của nhiều người trong một nước) quan trọng hơn tri thức riêng (tri thức của cá nhân dù có cao siêu nhưng thiếu sức mạnh cho sự phát triển quốc gia). Nghĩa là sự phát triển của đất nước được dựa trên tinh thần đại đoàn kết, tập thể vì lợi ích quốc gia, trong việc tiếp thu văn minh, khai sáng và truyền bá văn minh trong dân chúng của cả trí thức và lãnh đạo, có thể ví như tinh thần “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao” trong mọi lĩnh vực.

Những gì về văn minh phương tây mà Fukuzawa Yukichi nhận được từ những người Âu Mỹ thể hiện trong nhận xét của ông (1875) khi so sánh với những gì của Nhật có:

“Sau khi Perry  đến và chính quyền Tokugawa ký hiệp định với các cường quốc người ta quan sát sự sắp xếp của chính phủ và nhận thấy lần đầu tiên sự sắp xếp đó mới ngu xuẩn và yếu kém nhường nào. Cũng khi tiếp xúc với người nước ngoài, lắng nghe họ nói, đọc các sách phương Tây và dịch sách mới thấy kiến thức rộng mênh mông nhường nào, lúc đó người ta [người Nhật] mới nhận thấy rằng ngay cả chính phủ “ma quỷ hay thánh thần” gì nữa cũng có thể bị sụp đổ bởi nỗ lực của loài người. Có lẽ đó là lúc mà người điếc và người mù mới vểnh tai và mắt lên để có thể nghe và nhận thấy những âm thanh và màu sắc… Cuộc tiếp xúc với người phương Tây lần đầu tiên trong lịch sử [Nhật Bản], và đó là những gì ví như người Nhật bước ra từ trong sự câm lặng tăm tối của đêm đen sâu thẳm vào một trạng thái vui mừng reo hò dưới ánh sáng chói lòa của một ngày đẹp trời. Những gì mà họ [người Nhật] nhìn thấy hoàn toàn khác lạ và không giống với những gì trong tiềm thức của họ [người Nhật].” (Theo bản dịch của Albert M. Craig, Civilization and Enlightenment – The Early Thought of Fukuzawa Yukichi).

 

II. Thoát Á Luận

Fukuzawa Yukichi

Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này. Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy. Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?

Làn gió văn minh như là sự lan truyền của dịch bệnh sởi. Hiện giờ dịch bệnh sởi khởi phát từ vùng miền tây ở Nagasaki đang lan truyền về phía đông tới vùng Tokyô nhờ tiết trời ấm áp của mùa xuân. Thời điểm này chúng ta sợ sự lan truyền của dịch bệnh này thì phải tìm phương thuốc, nhưng liệu có phương thuốc nào có thể ngăn chặn sự lây lan này không? Tôi có thể chứng minh rằng chúng ta không có một phương thuốc nào ngăn chặn được dịch bệnh cả. Cho dù chúng ta có ngăn chặn được dịch bệnh có thể lây lan này thì hậu quả là con người chúng ta sẽ chỉ có hư hỏng mà thôi. Trong nền văn minh ấy có cả lợi lẫn hại song song, nhưng lợi luôn nhiều hơn hại, sức mạnh của những điều lợi đó không gì có thể ngăn cản được. Đó chính là điểm mà tôi muốn nói rằng chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.

Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh ấy, và đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.

Trong thời điểm hiện nay, những sĩ phu Nhật Bản chúng ta hãy dựa trên cơ sở đại nghĩa “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, thêm nữa chúng ta có cơ may được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng, nhất định chúng ta phải từ bỏ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình và thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại phương Tây. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta không những có thể thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kĩ của nước Nhật Bản mà còn có thể đặt lại được một trật tự mới trên toàn Châu Á. Chủ trương của tôi chỉ gói gọn trong hai chữ “Thoát Á”.

Nước Nhật Bản chúng ta nằm tại miền cực đông Châu Á, giá như chúng ta có tinh thần dân tộc thoát ra khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận tới nền văn minh phương Tây thì chúng ta đã có thể hoà nhập với nền văn minh phương Tây rồi. Tuy nhiên, thật không may cho Nhật Bản chúng ta, bên cạnh nước chúng ta có hai nước láng giềng, một nước gọi là Chi Na (Trung Quốc), một nước gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc của hai nước này giống như dân tộc Nhật Bản chúng ta đều được nuôi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và nền giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hi. Tuy nhiên, có lẽ do nhân chủng khác nhau, hoặc do quá trình di truyền khác nhau, hoặc do nền giáo dục khác nhau nên có sự khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc. Dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên giống nhau nhiều hơn và không có nhiều điểm giống với dân tộc Nhật Bản. Cả hai dân tộc này đều không biết đường lối phát triển quốc gia tự lập.

Ngày nay trong thời đại phương tiện giao thông tiện lợi, cả hai dân tộc không thể không nhìn thấy được sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ lại cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về nền văn minh phương Tây như vậy cũng không làm họ động tâm động não. Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ.

Theo đánh giá của tôi, trong tình hình lan truyền mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây sang phương Đông như hiện nay, hai nước ấy không thể giữ gìn được nền độc lập. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những nhân tài kiệt xuất mở đầu bằng công cuộc khai quốc, tiến hành cuộc đại cải cách chính phủ của họ theo quy mô như phong trào Duy Tân (Minh Trị Duy Tân) của chúng ta, rồi cải cách chính trị, đặc biệt là tiến hành các hoạt động đổi mới nhân tâm và cách suy nghĩ thì may ra họ mới giữ vững được nền độc lập, còn nếu không làm được như vậy thì chắc chắn chỉ trong vòng vài năm tới hai nước sẽ mất, đất đai của các hai nước ấy sẽ bị phân chia thành thuộc địa của các nước văn minh khác trên thế giới. Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.

Tục ngữ có câu “môi hở răng lạnh”, nghĩa là các nước láng giềng không thể tách rời được nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng hai nước Trung Quốc và Triều Tiên trong thời điểm hiện nay không đóng vai trò giúp đỡ một chút nào cho nước Nhật chúng ta cả. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ nhìn vào những gì có ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên thì sẽ đánh giá nước Nhật chúng ta cũng giống hai nước ấy, có nghĩa là họ đánh giá ba nước Trung Hàn Nhật giống nhau vì ba nước cùng chung biên giới. Lấy ví dụ, chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên chuyên chế cổ phong và không có hệ thống pháp luật nên người phương Tây cũng nghĩ rằng Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp. Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái.

Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được. Lấy những ví dụ này, tôi ví trường hợp nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì trường hợp trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù người đó có là người đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho rằng là “cá mè một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở có thể gây ảnh hưởng trở ngại lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất hạnh cho nước Nhật Bản!

Vì vậy, nhằm thực hiện sách lược của chúng ta thì chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự khai sáng (enlightenmentbunmei kaika) của các nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát triển được mà tốt hơn hết chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc biệt gì với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi với những người bạn xấu, thì chúng ta cũng trở thành người xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!

(Bản dịch sửa xong ngày 04/10/2005)

 

Tài liệu tham khảo:

Bản tiếng Nhật: http://www.chukai.ne.jp/~masago/datuaron.html

Bản tiếng Nhật của Đại học Keio:http://www.jca.apc.org/kyoukasyo_saiban/datua2.html

Bản dịch tiếng Anh: David Lu, ed., Japan: A Documentary History (Amonk, New York: M.E. Sharpe, 1997), pp.351-353.http://www2.chass.ncsu.edu/ambaras/hi233/Readings/Fukuzawa1885.htm

Nguồn:

http://hocthenao.vn/2013/10/25/thoat-a-luan-fukuzawa-yukichi-hai-au-va-kuriki-seiichi-dich/

Lịch sử tư tưởng phương Đông TUẦN 1: PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY Việt Nam học

Tư tưởng của Tây phương và Đông phương

Tư tưởng của Tây phương và Đông phương

Hiện trong thế giới có hai thứ văn minh, là văn minh Tây phương và văn minh Đông phương. Hai cái văn minh ấy khác nhau là do tại hai đàng tư tưởng khác nhau. Tây phương gồm cả các nước châu Âu châu Mỹ mà nước Pháp là một; Đông phương gồm cả các nước châu Á, mà nước ta là một. Tư tưởng của Tây phương phát nguyên từ Hy Lạp, La Mã, Hê-bơ-rơ, song bây giờ đã hỗn thành ra một nền tư tưởng Tây phương, nên ở đây gọi chung là tư tưởng Tây phương. Tư tưởng Đông phương có hai tua lớn, một là Ấn Độ, một là Tàu, mà ta thuộc về tua Tàu, nên ở đây chỉ lấy Tàu làm trọng.

Người ta thấy bên Tây về đường vật chất phát đạt tinh xảo hơn bên Đông, rồi cho rằng văn minh Tây phương là vật chất văn minh, còn văn minh Đông phương là tinh thần văn minh. Nói như vậy là lầm. Những cái thuyết tự do bình đẳng, là phần hệ trọng nhứt trong văn minh Tây phương, chẳng phải tinh thần là gì? Bên nào cũng có tinh thần vật chất cả, chẳng qua vật chất tùy theo tinh thần của mỗi bên mà hiện ra hai vẻ khác nhau. Cái tinh thần ấy tức ở đây tôi gọi là tư tưởng.

Ba điều tôi sắp giải ra dưới nầy chỉ là từ trong hai cái văn minh ấy mà rút ra mỗi bên ba cái yếu điểm; ngoài ra, mỗi cái văn minh hoặc giả đều có chỗ hay chỗ dở thì tôi không kể đến. Tôi cũng không có ý so sánh bên nào hơn, bên nào kém; cốt muốn tỏ ra cho biết hai bên trái ngược nhau, không thể dung nhau mà thôi.

1. – Tây phương chuộng khoa học, Đông phương chuộng huyền học. –

Theo ý người phương Tây, mọi sự vật trong thế gian bất kỳ lớn hay nhỏ, thấy được hay không thấy được, hễ mình muốn biết thì phải biết cho đến nơi, cho đâu ra đó, chớ không được mập mờ, không được lộn xộn. Bởi vậy họ phải làm ra cái cách để mà biết. Đối với một sự vật gì, họ cứ nhặt lấy những cái kinh nghiệm mỗi khi một ít, những cái tri thức mỗi nơi một chút, rồi quán thông lại, lập ra những cái nguyên tắc, công lệ, và những cái thuyết có thống hệ, mà ai cũng không cãi được nữa, thì bấy giờ sự biết mới đích xác và sự học về sự vật ấy mới thành. ấy gọi là khoa học.

Ở phương Tây bây giờ hầu như mỗi một sự vật gì là có một khoa học. Không những thiên văn, địa văn, quang, điện, chánh trị, pháp luật có khoa học mà thôi; cho đến nuôi gà, trồng rau cũng có khoa học nữa. Triết học ngày xưa đứng ngoài khoa học, mà bây giờ người ta cũng dùng phương pháp khoa học để nghiên cứu triết học. Họ chia khoa học ra làm ba loại: là Tự nhiên khoa học, Xã hội khoa học và Tinh thần khoa học. Những tên riêng từng khoa thì nhiều lắm, không hơi sức đâu mà kể.

Đây cử ra một khoa y học để cho biết cái vẻ khoa học của họ là thế nào. Y học lại gồm có nhiều khoa học khác nữa, nào là: Sanh lý học[1] dạy về sự kết cấu và tác dụng của các cơ thể[2] trong mình người ta; Giải phẫu học[3] dạy về từng cái xương từng mạch máu trong mình người ta; Bịnh lý học[4] dạy về các chứng bịnh; Dược vật học dạy về các vị thuốc; tất phải biết ngần ấy khoa học mà thiệt hành ra được đã rồi mới làm nên thầy thuốc. Đến khi chữa bịnh, thầy thuốc nói bịnh tại tim, ấy là trái tim thiệt bị đau; nói bịnh tại phế, ấy là phổi thiệt bị đau. Đau tim đau phổi cách làm sao thì uống thuốc gì, đều có phương nhứt định cả, phải theo khoa học chớ không được theo ý riêng của thầy thuốc.

Tóm lại, người phương Tây biết được sự vật gì đều là do khoa học cả. Khoa học đã thành ra như cái tánh riêng của họ.

Sự học phương Đông thì thật là mênh mông và mầu nhiệm. Kẻ học cứ sách mà đọc tràn đi rồi hiểu được chừng nào thì hiểu. Những sự vật mà ta muốn biết, tán mạn ra trong sách mỗi nơi một ít, không có xâu suốt lại thành từng món một, và cũng không có đặt ra phương pháp gì để noi đó mà tìm tòi. Sách thì dạy trước bác mà sau ước. Kinh Thơ nói vô số là chuyện, rồi ước lại một chữ Trung, Kinh Lễ nói vô số là chuyện rồi ước lại một chữ Kính; bác thì cực kỳ là bác, mà ước thì cực kỳ là ước[5]. Đến Kinh Dịch mới là ảo diệu vô cùng: quẻ Kiền có nói đến “rồng bay” (long phi), mà kỳ thiệt không phải là rồng bay; quẻ Khôn có nói đến “ngựa cái” (tẩn mã), mà kỳ thiệt không phải là ngựa cái; chẳng qua nói bóng vậy thôi, không khác nào “con rồng có bảy đầu mười sừng” và “con thú ở dưới đất lên” đã nói trong sách Khải huyền của kinh Tân ước. Sách Xuân thu cũng vậy, nói “Doãn thị chết” song không trọng tại Doãn thị chết mà trọng tại cái ý chê thế khanh; nói “thiên vương đi săn”, song không phải đi săn mà là bị chư hầu bắt hiếp. Càng những chỗ sâu hiểm éo le như vậy, thì lại càng tôn cho là vi ngôn đại nghĩa. Cứ theo sách thì những âm dương, ngũ hành, cũng đều là những cái giả tượng mà thôi, chớ không phải chỉ ngay về hiện trạng và thiệt tế mà ta ngó thấy đâu. Vì vậy cho nên gọi là huyền học.

Người nào đã chịu phép “báp tem” của huyền học rồi thì ra làm việc gì cũng đều được cả, bất cứ việc gì, vì “vận dụng do ư nhứt tâm”. Một ông quan có thể coi việc bộ Hộ rồi coi việc bộ Hình, luôn cả sáu bộ cũng được, và có khi ra làm tướng đánh giặc cũng xong. Còn các nghề thợ thì nhứt thiết không có học gì cả, hễ tập quen thì làm được, ăn thua nhau là tại cái sáng dạ.

Nói đến nghề làm thuốc của ta mới càng tỏ ra cái vẻ huyền học, và để cho nó phản chiếu lại nghề làm thuốc của Tây vừa nói trên kia. Bắt đầu dạy về ngũ tạng: tâm, can, tì, phế, thận, thì dạy rằng nó hiệp với ngũ hành, phối với ngũ vị, ứng với ngũ phương và tứ thời. Dạy về dược tánh thì: một vị bạch truật mà chủ cả công cả bổ, đã kiện tì cường vị, lại trị thấp, bĩ, hư đàm; càn cương sao hắc thì nhập thận; hỏi tại làm sao thì bảo rằng vì “thận thuộc thủy, kỳ sắc hắc”. Những điều ấy nếu bắt cứ theo phương pháp khoa học mà giải nghĩa thì không tài nào giải ra được. Đến lúc trị bịnh, thầy thuốc nói là bịnh phong, nhưng phong đó không phải là gió; nói là bịnh thấp, nhưng thấp đó không phải là ẩm ướt; thậm chí nói bịnh tại phế, tại can, nhưng thiệt không phải là đau phổi hay đau gan. Những chữ phong, thấp, phế, can đó chẳng qua là một thứ chữ trừu tượng[6] chớ không phải cụ thể [7]. Còn đến cho thuốc thì cùng một bịnh mà mỗi thầy đi một mặt: thầy thì hàn, thầy thì nhiệt, thầy thì bổ hỏa, thầy thì lợi thủy, thầy thì ít vị, thầy thì nhiều vị, mỗi thầy đều kê phương dụng dược theo ý mình. Ôi! huyền diệu là dường nào!

Đại ý huyền học không lấy khách quan mà xem xét mọi sự vật, chỉ lấy chủ quan mà ứng tiếp nó. Kẻ học, sau khi đã học nhiều rồi, đã hội được vạn lý vào nhứt tâm rồi, thì có thể đem cái tâm ấy ra mà đối phó với mọi sự vật chớ không theo y như sự mình đã học; như vậy sách Nho gọi là “thần nhi minh chi”. ấy huyền học tương phản với khoa học là tại đó.

2. -Tây phương trọng tự chủ, Đông phương trọng thống thuộc. –

Chữ tự chủ ở đây nghĩa là mỗi người làm chủ lấy mình, cũng tức là cá nhân chủ nghĩa. ở phương Tây, nói rằng “một người”, nghĩa là đối với thế giới, đối với quốc gia mà nói, chớ không phải phiếm nhiên. Đã gọi là người, thì người nào cũng vậy, ai ai cũng có cái địa vị cái tư cách đối với thế giới đối với quốc gia, thật như ta thường nói “đội trời đạp đất ở đời”. Như vậy, người nào tự chủ lấy người ấy, không ai thuộc về ai cả.

Bởi đó mới có sự tự do. Một người đã tới tuổi thành nhân rồi thì không còn ở dưới quyền cha mẹ nữa. Mà cũng không ở dưới quyền chánh phủ hay là dưới quyền ông nguyên thủ, song chỉ ở dưới quyền pháp luật. Một người được y theo trong vòng pháp luật mà tự do. Pháp luật cho mọi người được tư tưởng tự do, ngôn luận tự do, cư trú tự do,… những quyền tự do ấy, người khác – dầu là cha mẹ nữa – không được can thiệp đến. Pháp luật đặt ra cốt là hạn chế sự tự do của từng người để binh vực sự tự do cho từng người.

Lại bởi đó mới có sự bình đẳng. Mọi người đối với quốc gia xã hội đều có nghĩa vụ và quyền lợi bằng nhau. Ai nấy đều phải nộp thuế, đều phải đi lính, thì ai nấy đều được hưởng quyền tự do của pháp luật. Trước mặt pháp luật, ai cũng như nấy, hễ có tội thì bị phạt, không cứ ông nguyên thủ hay là người bình dân. Pháp luật đặt ra cũng cốt để duy trì sự bình đẳng giữa từng người.

Bởi mỗi người đều có địa vị tư cách vững vàng, tự chủ lấy mà không xâm phạm đến ai như vậy, cho nên khi hiệp với nhau thành đoàn thể thì chỉnh tề và ổn kiện lắm. Quốc gia, tức là của chung của quốc dân; hội xã tức là của chung của hội viên; đối với quốc gia xã hội ai có bổn phận gì thì làm hết bổn phận ấy, có lợi ích thì mọi người cùng hưởng. Mới nghe họ nói những là “quốc gia lợi ích, xã hội lợi ích” thì tưởng là xung đột với chủ nghĩa cá nhân, mà xét kỹ ra thì những cái lợi ích ấy cũng chỉ là lợi ích cho từng người vậy.

Các nước bên Tây đều dùng cái chánh thể lập hiến, cộng hòa được, là nhờ họ sẵn có cái tư tưởng như đã nói trên đó. Cái tư tưởng ấy tức là cái tinh thần dân chủ.

Nói đến Đông phương. Theo cái ý nghĩa chữ “một người” ở phương Tây, thì ở phương Đông, trừ ông vua ra, hầu như không có “người” nào hết. Bởi vì “xuất thổ chi tân, mạc phi vương thần”, ai cũng là thần thiếp của vua, ai cũng là dân của vua. Cứ như sách dạy, nhân thần không được tư giao với ngoại quốc, ấy là không có tư cách đối với thế giới; thứ nhân không được nghị luận việc chánh, ấy là không có tư cách đối với quốc gia. Bởi vậy ai nấy phải nộp của cải cho vua, nộp cả đến thân mình nữa; vua thương thì nhờ, bằng vua không thương mà giết đi cũng phải chịu. Như vậy gọi là trọn cái bổn phận thờ bề trên; như vậy gọi là thiên kinh địa nghĩa.

Không những thuộc về vua mà thôi, ai còn có cha mẹ đến chừng nào thì phải kể cái thân mình là của cha mẹ đến chừng nấy. Lại không những cái thân mà thôi, mình dầu có của cải, có vợ con, cũng phải kể là của cha mẹ. Theo kinh Lễ dạy: Con yêu vợ mà cha mẹ ghét, thì con phải để vợ[8] đi; con ghét vợ mà cha mẹ yêu, thì con phải hòa thuận với vợ. Lại dạy: có dư của thì nộp cho tông, thiếu thì lấy của tông. Tông là người tông chủ trong gia đình, tức là cha mẹ. Còn chưa kể đến những lời tục thường nói “Cha mẹ đặt đâu ngồi đó, bảo chết hay chết, bảo sống hay sống” thì lại còn nghiêm khắc quá nữa.

Trọng nhứt là vua và cha mẹ, rồi thứ đến quan, làng, họ, cũng đều có quyền trên một người. Quan, nào có phải một ông, có đến năm bảy lớp, cứ dùi đánh đục, đục đánh săng, rút lại trăm sự chi cũng đổ trên đầu người dân cả. Người trong làng thì kể như con của làng, cho nên nói rằng “con làng nhờ làng”. Người trong họ đối với họ cũng vậy.

Ấy vậy, lấy ra một người ròng rặt Đông phương mà nói, thì người ấy không tự mình làm chủ lấy mình được; song là thuộc về vua, về cha mẹ, về quan, về làng, về họ, nếu là đàn bà thì còn thuộc về chồng nữa.

Bởi cớ ấy, trong xã hội ta như một cái thang có nhiều nấc. Nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người không đồng nhau: người trên đối với người dưới không có nghĩa vụ; còn ai có nhiều quyền hơn thì được hưởng nhiều lợi hơn. Pháp luật đối với mọi người thì tùy từng bậc mà khác: cùng phạm một tội mà dân bị phạt trọng, quan được phạt khinh; cùng phạm một tội mà kẻ thứ ấu bị phạt trọng, kẻ tôn trưởng được phạt khinh[9]. Theo Tây phương, như thế là bất bình đẳng; song theo Đông phương thì như thế là có trật tự.

Một đằng thì trọng tự chủ, một đằng thì trọng thống thuộc, hai đằng tư tưởng khác nhau, cho nên trình bày ra hai cái xã hội khác nhau. Xã hội Tây phương thì như bầy chim sẻ, con nào cũng một lứa như con nào, và con nào cũng tự kiếm ăn cho con nấy, song cũng hiệp nhau thành bầy. Xã hội Đông phương thì như bầy kiến, có con lớn con nhỏ, con lớn giữ phần cai quản, con nhỏ lo việc đi kiếm ăn, song cũng hiệp nhau thành bầy.

3. – Tây phương quý tấn thủ, Đông phương quý an phận –

Bên phương Tây hay có những người đi bộ quanh trái đất một vòng, đi tìm đất mới, đi thám hiểm đến Nam cực, Bắc cực, là vì họ có cái tư tưởng trọng sự tấn thủ. Họ không chịu đầu hàng cảnh ngộ và sức tự nhiên, mà lại cố chiến thắng cảnh ngộ và sức tự nhiên. Họ không tin có số mạng; dầu biết có số mạng chăng nữa, họ cũng lo làm cho hết sức mình.

Vì có cái tinh thần tấn thủ, muốn chiến thắng sức tự nhiên mà lợi dụng nó, nên mới sanh ra các thứ khoa học và làm được những công trình to tát, như là dùng điện khí, hơi nước, bắc cầu trên sông lớn và đặt đường hỏa xa xuyên qua núi, v.v.

Người Đông phương chỉ muốn sống cách làm sao cho êm đềm lặng lẽ. Trời bắt thế nào thì hay thế: “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Sách Nho dạy phải “lạc thiên an mạng”, sách Lão dạy phải “tri chỉ tri túc” đều là ý ấy. Trải các đời, những ông vua nào hay đi chinh phục các nước xa, thì bị chê là cùng binh độc võ; những người nào có chí lớn cử đồ việc lớn, thì người ta cho là không biết an thường thủ phận. Ai nấy đều lấy sự ở nhà làm sướng, đi ra làm khổ; đến ông Lão Tử thì lại còn muốn ai ở đâu ở đó, đến già đến chết không qua lại nhau (lão tử bất tương vãng lai) nữa kia!

Đối với sức tự nhiên, người phương Đông không dùng chước chiến mà dùng chước hòa; cũng lợi dụng nó mà lợi dụng một cách khác. Một hòn núi to và cao, người Tây có thể vỡ thành đường quanh theo chơn nó mà đi, người Đông thì cứ để vậy mà trèo ngang qua; một cái thác, người Tây có thể dùng sức chảy của nó dựng nên bộ máy mạnh mấy ngàn ngựa, người Đông thì không, chỉ dùng làm chỗ ngắm cảnh và ngâm thơ. Cho nên phương Đông khó lòng mà nảy ra khoa học được; mà như vậy thì cũng không cần dùng khoa học làm gì nữa.

Xem ba điều trên đây thì thấy ra hai cái tư tưởng Đông và Tây nó phản đối nhau như phương nam với phương bắc, như mặt trăng với mặt trời. Nay ta nếu muốn theo cách sanh hoạt mới của Tây phương, mà ta lại còn giữ cả tư tưởng cũ của Đông phương thì quyết không có thể được. âu là phải dứt bỏ tư tưởng cũ của ta mà theo tư tưởng của Tây phương, thì mới hiệp với cách sanh hoạt mới của ta.

Nguồn

  • Phan Khôi. C.D. Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, s.774 (27.9.1928); s.776 (2.10.1928)
  • Viet-Studies

Chú thích

  1. ^ ngày nay gọi là Sinh lý học: Physiologie
  2. ^ ngày nay gọi là các cơ quan (trong cơ thể)
  3. ^ Anatomie
  4. ^ ngày nay gọi là Bệnh lý học: Pathologie
  5. ^ bác: rộng; ước: tóm tắt gọn lại
  6. ^ Abstrait
  7. ^ Concret
  8. ^ bỏ vợ, ly dị vợ
  9. ^ trọng: nặng; khinh: nhẹ
Lịch sử tư tưởng phương Đông TUẦN 1: PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY Việt Nam học

Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây

Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.

Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa – xã hội giữa phương Đông và phương Tây.

“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.

Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:

Cách thể hiện ý kiến cá nhân
Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.

Phong cách sống
Phong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.

Vấn đề đúng giờ
Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.

Cấp trên
Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.

Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

Cách thể hiện cảm xúc
Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.

Văn hóa xếp hàng
Văn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.

Nhìn nhận về bản thân
Nhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.

Đường phố ngày cuối tuần
Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.

Tiệc tùng
Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.

Tiếng ồn trong nhà hàng
Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.

Thức uống “lành mạnh”
Thức uống “lành mạnh”: Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.

Đi du lịch
Đi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.

Vẻ đẹp lý tưởng
Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.

Trẻ em trong gia đình
Trẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.

Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.

Các bữa ăn trong ngày
Các bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.

Phương tiện di chuyển
Phương tiện di chuyển: Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).

Cuộc sống của người già
Cuộc sống của người già: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.

Tắm táp
Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.

Ẩm thực sành điệu
Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.

Thời tiết và cảm xúc
Thời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.

Đông Tây trong mắt nhau
Đông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.

Bích Ngọc
Theo Bored Panda
http://dantri.com.vn/van-hoa/bo-anh-thu-vi-ve-su-khac-biet-giua-phuong-dong-va-phuong-tay-1386101632.htm
Lịch sử tư tưởng phương Đông TUẦN 1: PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY Việt Nam học

PHƯƠNG ĐÔNG – PHƯƠNG TÂY : TỪ MỘT BÀI THƠ, SUY NGHĨ VỀ MỘT VẤN ĐỀ KHÔNG NHỎ

PHƯƠNG ĐÔNG – PHƯƠNG TÂY : TỪ MỘT BÀI THƠ,

SUY NGHĨ VỀ MỘT VẤN ĐỀ KHÔNG NHỎ

Nguyễn Văn Dân

Ngày nay, khi nói đến hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây, nhiều nhà khoa học trên thế giới hay dẫn câu thơ nổi tiếng của nhà văn người Anh đầu tiên đoạt giải Nobel văn học cách đây đúng một thế kỷ (1907) R. Kipling: “Phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây, và hai bên sẽ chẳng thể bao giờ gặp nhau”. Người ta cho rằng phương Đông và phương Tây có những đặc thù riêng của chúng. Tuy nhiên, theo tôi, cái vế sau của câu thơ nói trên mới là điều đáng bàn: Có thật phương Đông và phương Tây không bao giờ gặp nhau không?

 

 

Về bài thơ của Kipling tôi sẽ bàn kỹ ở phần sau, trước hết tôi muốn nói rằng trên thế giới có rất nhiều tộc người sinh sống, cho nên sự khác biệt giữa các tộc người là điều hiển nhiên. Nhưng các tộc người không tồn tại biệt lập nhau, mà ngày càng tiếp xúc, giao lưu với nhau theo dòng lịch sử. Vì thế cái chung giữa các tộc người ngày càng được mở rộng. Sự hình thành và phát triển của cái chung đó được thực hiện nhờ có sự phát triển của văn hoá và văn minh nhân loại. Trong lịch sử hàng nghìn năm, do điều kiện cách biệt về chủng tộc và địa lý, giữa phương Đông và phương Tây đã hình thành những khác biệt không khó nhận ra. Nhưng lịch sử cũng chứng minh rằng giữa phương Đông và phương Tây không phải là có một sự cách biệt hoàn toàn. Nhiều học giả đã cho thấy rằng giữa hai bên đã có những mối giao lưu từ hàng nghìn năm nay. Đặc biệt là trong thời đại của toàn cầu hoá như ngày nay, khi mà thông tin và truyền thông đã làm cho khoảng cách về không gian và thời gian không còn có ý nghĩa gì nhiều, thì liệu cái vế sau trong câu thơ của Kipling có trở nên lỗi thời không? Thế nhưng cái vế đầu của câu nói “phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây” thì hình như vẫn mãi mãi ám ảnh suy nghĩ của nhiều học giả. Vậy cái gì đã làm thành sự khác biệt được cho là không thể vượt qua như thế?

Có một xu hướng chung cho rằng người phương Tây duy lý, còn người phương Đông duy cảm; người phương Tây hành xử nặng về lý, còn người phương Đông hành xử nặng về cảm tính, về tình. Nhưng tại sao lại có sự khác biệt lý-tình như vậy thì lại là một câu hỏi khó trả lời. Chẳng lẽ đó lại là sự quy định của chủng tộc? Điều này khó có thể chấp nhận, bởi lẽ chưa có một công trình nhân chủng học hoặc dân tộc học nào đưa ra được một kết quả thực nhiệm đủ sức thuyết phục về điều đó. Có nhiều người viện dẫn đến sự khác biệt giữa hai bán cầu đại não để lý giải sự khu biệt Đông-Tây. Nhưng người ta chưa chứng minh được rằng liệu có phải ở người phương Tây có sự phát triển mạnh bán cầu đại não trái – thiên về lý tính phân tích lôgic –, còn ở người phương Đông có sự phát triển mạnh bán cầu đại não phải – thiên về trực giác tổng hợp –, hay đây chỉ là hai chức năng bổ sung cho nhau trong cùng một bộ não của bất cứ một con người nào?

Cho đến nửa cuối thế kỷ XX, một số nhà khoa học Italia và Nhật Bản đã nghiên cứu so sánh phản ứng xúc cảm của người Nhật so với người Italia xuất hiện trong hai bán cầu đại não. Họ đã lần lượt tiêm thuốc gây tê vào động mạch chủ của từng bán cầu đại não của đối tượng thí nghiệm và thấy rằng: phản ứng xúc cảm xuất hiện trên hai bán cầu có khác nhau giữa người Italia và người Nhật. ở người Italia thì phản ứng xúc cảm xuất hiện trên bán cầu não phải (được họ gọi là bán cầu không mang tính trội). Còn ở người Nhật thì phản ứng xúc cảm xuất hiện trên bán cầu trái (mang tính trội).  Tuy nhiên họ không đưa ra kết luận gì về tính trội lý tính trong bộ não của người phương Tây và tính trội cảm tính của người phương Đông. Đây là một thí nghiệm rất đáng quan tâm. Nhưng nó vẫn đòi hỏi phải được tiếp tục một cách sâu rộng và có hệ thống thì mới có thể kết luận chính xác về sự khác biệt Đông-Tây này.

Mặt khác, khi nghiên cứu về tính trội ngôn ngữ trong hai bán cầu của người phương Tây và người Nhật, các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy rằng người Nhật tiếp nhận nguyên âm nhiều hơn trong bán cầu não trái, còn người phương Tây tiếp nhận nguyên âm nhiều trong bán cầu não phải, phụ âm thì ở bán cầu não trái. Tuy nhiên, theo hai nhà khoa học người Mỹ gốc Nhật Niseis và Sanseis, thì việc người Nhật tiếp nhận nổi trội nguyên âm trong bán cầu não trái không phải là do di truyền, mà là do môi trường sống đem lại cho họ.  Nhìn chung, đây là một vấn đề nan giải mà khoa học vẫn chưa có tiếng nói cuối cùng

Vì thế tạm thời chúng tôi đặt giả thiết cho rằng có lẽ sự khác biệt Đông-Tây nằm ẩn sâu trong truyền thống văn hoá và văn minh của hai khu vực lớn này (tức là “do môi trường đem lại”). Con người ban đầu sinh ra trong thiên nhiên bao la đầy những bí ẩn, thì hoạt động văn hoá đầu tiên của nó là nhận thức thiên nhiên. Tuy nhiên, khi văn minh phát triển, thì sự khác biệt giữa các dân tộc bắt đầu hình thành. Người phương Đông cổ xưa chủ yếu là có nền văn minh làng xã, họ không đặt mục đích chinh phục thiên nhiên mà dựa vào thiên nhiên, gửi gắm tình cảm vào thiên nhiên để tồn tại và lập ra những hương ước nặng về tình để đối nhân xử thế. Người phương Đông đề cao sức mạnh của cái thiên nhiên và cái siêu nhiên. Họ quan niệm con người phụ thuộc vào thiên nhiên và vào thế giới siêu nhiên. Người ta cho rằng con người phương Đông cổ xưa nhận thức thiên nhiên và thế giới chủ yếu bằng con đường trực giác,  tức là bằng tư duy cảm tính. Phải chăng mối quan hệ tình cảm có phần huyền bí giữa con người với thiên nhiên và với thế giới siêu nhiên là lý do chính tạo ra kiểu tư duy này? Y thuật, số thuật và chiêm tinh thuật của phương Đông thể hiện rõ ràng quan điểm này. Từ đó xuất hiện quan điểm tôn trọng gốc gác và là nguồn gốc của đạo đức học phương Đông tồn tại cho đến ngày nay. Người phương Đông đi xa vẫn khó quên gốc gác của mình. Người Do Thái, người Arập, người Hoa sống ở nước ngoài vẫn giữ gần như nguyên vẹn bản tính dân tộc. ở những nước văn minh canh nông phương Đông (ngoại trừ văn minh du mục), việc hình thành nhiều quốc gia từ một nguồn gốc dân tộc không phải là điều phổ biến.

Trong khi đó ở phương Tây, do nền văn minh đô thị phát triển sớm, người phương Tây đã sớm có ý thức cạnh tranh với cái thiên thiên và với cái siêu nhiên, chinh phục thiên nhiên và chinh phục thế giới để khẳng định sức mạnh của con người lý tính.
Thực ra nói về văn minh đô thị thì phải nói cái nôi đầu tiên của nó là nằm ở khu vực Lưỡng Hà (Tiểu á), bắt đầu từ nghìn năm thứ 8 trước CN. Nhưng sự phát triển về sau lại hướng về phía Tây. Còn ở vùng viễn Đông xa xôi, văn minh đô thị phát triển chậm hơn. Trong bối cảnh đó, nền y học phương Tây là một nền y học chủ yếu dựa vào khả năng lý tính chế tác của con người mà ít cầu viện đến thiên nhiên, không giống như y thuật phương Đông chủ yếu dựa vào chiêm nghiệm trực giác. Mặt khác, ý thức chinh phục thiên nhiên và giao thương phát triển sớm làm cho người phương Tây sẵn sàng rời xứ sở đi tìm miền đất mới để định cư. Tất nhiên việc mở mang bờ cõi thì ở cả phương Tây lẫn phương Đông đều diễn ra. Nhưng ở phương Tây, người bản quốc sau khi định cư ở miền đất mới thì sẵn sàng lập ra một quốc gia mới để khẳng định mình và cạnh tranh với bản quốc. Sau đêm dài trung cổ, người Tây Âu sau khi phát hiện ra châu Mỹ đã ồ ạt di cư sang miền Tân Thế giới này để lập ra một loạt quốc gia độc lập hẳn với chính quốc của họ. Quốc gia mới của người Anh trên lãnh thổ nước Mỹ ngày nay khác hẳn với nước Anh chính quốc. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Trung và Nam Mỹ cũng vậy.

Như nhiều nhà khoa học đã phát biểu, một trong những cội nguồn của văn hoá là tín ngưỡng. Chẳng hạn như nhà triết học người Nga (thuộc Liên Xô cũ) Alexander Spirkin đã giải nghĩa từ “cultura” trong tiếng Latin (nghĩa là “văn hoá”) bằng cách cho rằng nó có xuất xứ từ từ “colere” có nghĩa là “gieo trồng” và “thờ cúng”. Và ông cho rằng văn hoá của mọi dân tộc trong suốt quá trình lịch sử loài người đều thấm đậm chất tôn giáo ở một mức độ nào đó.  Ngày nay, tôn giáo không còn giữ được ý nghĩa và vai trò ban đầu của nó, nhưng cái chất tín ngưỡng tôn giáo thì vẫn tồn tại thấm đậm trong lối sống, trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của hầu hết các dân tộc. Mỗi khi thể hiện những tình cảm đặc biệt, chúng ta thường viện dẫn đến Thượng Đế. Lúc vui, lúc buồn, ta thường kêu “Trời”, cầu “Chúa”… Theo từ điển Wikipedia, từ “goodbye” [“tạm biệt”] trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tập ngữ trong tiếng Anh cổ “God be with ye” [“Chúa phù hộ cho bạn”].

Mà hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của phương Đông và phương Tây lại có những sự khác nhau rất cơ bản. Cái tư tưởng tôn trọng gốc gác nơi đất mẹ thiên nhiên nói trên của người phương Đông đã dẫn đến một ý thức thuần phục gần như tuyệt đối đối với một tôn ti trật tự đã được thiết lập trong tôn giáo. Đạo Phật của phương Đông về cơ bản là nhất quán, thông suốt, hầu như không có những “kẻ phản nghịch”. Trong khi đó ở phương Tây, đạo Cơ Đốc luôn được sửa đổi, cải cách, thậm chí ly giáo. Ngay từ khi Cơ Đốc giáo mới ra đời, Chúa Jesus đã có kẻ tông đồ thứ 13 là Juda, được mệnh danh là kẻ “phản nghịch” đầu tiên. Trong lịch sử Cơ Đốc giáo, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ ly giáo: vụ ly giáo Đông-Tây năm 867 giữa giáo trưởng thành Constantinople Photius với giáo hoàng Nicolas I ở Roma; vụ ly giáo Đông-Tây năm 1054 giữa giáo trưởng thành Constantinople Kerularios với giáo hoàng Leo IX; và đặc biệt là vụ ly giáo lớn ở châu Âu diễn ra từ 1378 đến 1417 giữa ba chế độ giáo hoàng: chế độ giáo hoàng ở Roma, chế độ giáo hoàng ở Avignon (Pháp) và chế độ giáo hoàng ở Pisa (Italia). Và đặc biệt là cuộc cải cách đạo Cơ Đốc của nhà thần học người Đức Martin Luther đầu thế kỷ XVI, dẫn đến sự ra đời của đạo Tin Lành. Tư tưởng phản nghịch thể hiện phổ biến trong Cơ Đốc giáo đến nỗi Nhà Thờ đã phải lập ra một toà án để xử tội dị giáo.

Có thể cái tư tưởng “phản nghịch” của người phương Tây là có xuất xứ từ truyền thống văn hoá thần thoại xa xưa. Hệ thống thần thoại Hy Lạp là một hệ thống tranh giành quyền lực. Thần Cronos sẵn sàng giết cha là thần Uranos để lên nối ngôi. Đến lượt mình, thần Dớt lại làm một cuộc “cách mạng” lật đổ cha mình để nắm quyền trị vì thế giới. Trong một loạt những cuộc giao tranh tiếp theo giữa các phe phái trong các vị thần, như giữa các vị thần Olympos với các vị thần khổng lồ Gigantes, thì con người, đại diện là dũng sỹ Heracles, cũng tham gia giúp các vị thần Olympos đánh lại các vị thần Gigantes. Trong thần thoại Hy Lap, điển hình của thần thoại văn minh đô thị, thần thánh và người trần sống lẫn với nhau, yêu nhau, kết hôn với nhau và cạnh tranh lẫn nhau, hầu như không có sự phân biệt và không có một tôn ty trật tự tuyệt đối. Nhiều người trần sẵn sàng đấu võ và thi tài với thần linh: Tráng sỹ Heracles giết chết nhiều thần khổng lồ Gigantes, trong đó có thần Antaios nổi tiếng [tức thần “Ăngtê” gọi theo tiếng Pháp]; tráng sỹ Diomedes đánh bị thương thần chiến tranh Ares; cô thợ dệt Arakhne dám thi tài dệt vải với nữ thần Athena; cô gái Acalanthis và chàng trai Thamyras dám thi hát với các nữ thần nghệ thuật Musa; nàng Casiope xinh đẹp và tự tin dám thi sắc đẹp với các nữ thần biển Neraydes, v.v… Trong khi đó trong thần thoại phương Đông, thế lực thần thánh được phát huy tuyệt đối quyền hành, tôn ty trật tự được tuân thủ nghiêm ngặt. Kẻ phản nghịch duy nhất là Tôn Ngộ Không thì chỉ múa may trong thế giới quỷ sứ chứ không đụng chạm được đến quyền lực thánh thần.

Trong giáo dục, người phương Đông đề cao tư tưởng “tôn sư trọng đạo”. Người thầy có một vị thế quan trọng đến mức thiêng liêng. Người ta chỉ có thể lập ra một tư tưởng, một lý thuyết mới, chứ ít khi cải cách lý thuyết của thầy. Ngay cả đến thời đại ngày nay, khi Đặng Tiểu Bình thực hiện cải cách Trung Quốc, thì tư tưởng Mao Trạch Đông vẫn được tôn sùng. Trong khi đó ở phương Tây, khái niệm người thầy không có ý nghĩa “thần thánh” như ở phương Đông. Ngay từ thời xa xưa, Socrate đã không dạy học trò bằng cách áp đặt quan điểm của mình, mà ông đưa ra các câu hỏi để học sinh chủ động trả lời. Aristote, bằng các công trình học thuật của mình, đã dám phản bác lại quan điểm duy tâm của thầy học của mình là Platon. Đến thời cận-hiện đại, K. Jung, học trò của Freud, đã cải cách lý thuyết tâm phân học của thầy mình, dẫn đến hai người không còn muốn nhìn mặt nhau. Các Mác, thời trẻ là học trò của Hegel, đã kiên quyết “lật ngược” phép biện chứng duy tâm của ông này để lập ra một học thuyết mới. Lênin cũng sửa đổi học thuyết Mác về cách mạng vô sản để thực hiện cuộc Cách mạng Tháng 10 vĩ đại. (Mác chủ trương rằng cách mạng vô sản chỉ có thể thành công khi nó diễn ra trên toàn thế giới. Lênin sửa lại rằng nó có thể thành công trong khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản.)

Có thể thấy, bên cạnh yếu tố tích cực về mặt đề cao tình nghĩa thầy-trò, thì tư tưởng tôn sư trọng đạo của phương Đông nhiều khi dẫn đến thái độ thuần phục mang tính mô phạm giáo điều, kìm hãm tư duy sáng tạo. Trong khi đó ở phương Tây, chính cái quan niệm bình đẳng thầy-trò là một trong những động lực làm nảy sinh nhiều tư tưởng và lý thuyết mới. Vậy mà cái tư tưởng mô phạm giáo điều đó vẫn còn tồn tại dai dẳng ở phương Đông cho đến ngày nay, đôi khi thể hiện thành sự bắt chước một cách máy móc các lý thuyết của nước ngoài, đặc biệt là trong khoa học xã hội. Ví dụ như trong khi ở nước ngoài đang có nhiều lý thuyết khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về một chủ đề, thì ở nước ta, nhiều người đã không tiếp thu được một cách có hệ thống, mà chỉ tiếp thu một vài quan điểm nào đó, và người khác lại tiếp thu một vài quan điểm khác mâu thuẫn với các quan điểm kia, thế là dẫn đến việc cùng một chủ đề, nhưng mỗi người ở nước ta lại hiểu theo một cách khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Điển hình gần đây nhất là quan điểm của các nhà nghiên cứu của nước ta về chủ hậu hiện đại trong nghệ thuật. Đó chính là căn bệnh cảm tính, thiếu tư duy lôgic triết học mà có nhà khoa học đang cảnh báo. Căn bệnh thiếu tư duy lôgic cũng đang thể hiện trong cả cuộc sống hàng ngày, khi mà người ta không hề cảm thấy phi lý khi cứ phát ngôn một cách hồn nhiên: “tỷ giá hối đoái giữa ‘Việt Nam đồng’ với ‘đôla Mỹ’”. (Tất cả các đồng tiền của nước ngoài đều được đọc xuôi theo ngữ pháp tiếng Việt, riêng đồng Việt Nam thì được đọc ngược theo ngữ pháp tiếng Anh!) Và có lẽ đó cũng là biểu hiện của truyền thống tư duy cảm tính của người phương Đông chăng?

Tuy nhiên, trong thời đại mà thế giới đang phát triển như vũ bão ngày nay, khi mà con người đang có nguy cơ tiêu diệt thiên nhiên và vì thế sẽ dẫn đến tiêu diệt chính mình, thì cái bản chất truyền thống của văn hoá phương Đông nặng về cảm tính và tình nghĩa, tôn thờ đất mẹ thiên nhiên, mặc dù có mặt tiêu cực là chậm phát triển, nhưng lại có tác dụng tích cực là thúc đẩy sự hoà hợp con người với thiên nhiên, rất phù hợp với quan điểm phát triển bền vững ngày nay của LHQ. Trong khi đó, cái tư duy thiên về lý tính của phương Tây có mặt mạnh là luôn luôn đổi mới, thúc đẩy phát triển – thực tế mấy thập kỷ gần đây tho thấy đầu tàu phát triển nằm ở phương Tây – nhưng nó lại tiềm ẩn những nguy cơ huỷ hoại môi trường: tài nguyên thiên nhiên suy kiệt, hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, v.v… Chính vì thế mà ở phương Tây cũng đang có một xu hướng tìm đến phương Đông. Song, trớ trêu thay, khi phương Tây tìm đến phương Đông để học tập cái hay trong văn hoá mang tính hoà nhập với thiên nhiên của phương Đông, thì nhiều nước đang phát triển của phương Đông, vì nôn nóng bắt chước xu hướng phát triển nhanh của phương Tây, lại đang góp phần đắc lực vào việc hủy hoại môi trường. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo rằng Trung Quốc hiện đang là nước gây ô nhiễm và huỷ hoại thiên nhiên vào loại bậc nhất hiện nay.  Mặt trái của tư duy cảm tính đang làm cho người ta học tập sự phát triển của phương Tây một cách không suy xét. Kể cả việc học tập theo cách sao chép, ví dụ như nạn làm hàng nhái, hàng giả thường là hiện tượng phổ biến ngày nay ở á Đông.

Như vậy thì sự khác biệt Đông-Tây là có thật. ở đây tôi chỉ bàn đến sự khác biệt trên bình diện tư duy và đời sống văn hoá-tinh thần. Nhưng khác biệt không có nghĩa là không thể gặp gỡ và bắt tay nhau. Trên thực tế, sự gặp gỡ Đông-Tây, đặc biệt là mối quan hệ giao thương, đã tồn tại từ lâu: con đường tơ lụa dài 8.000 km nối liền Trung Quốc với châu Âu, được hình thành từ đầu thế kỷ II trước CN, là một trong những bằng chứng lâu đời cho mối quan hệ này. Vì thế, sự khác biệt cũng có phần nhạt nhoà dần theo thời gian. Đến đây, có lẽ chúng ta phải trở lại với câu nói của Kipling để hiểu rõ thêm tư tưởng của ông.
Thực ra, ý nghĩa câu nói của Kipling không đơn giản như từ xưa đến nay người ta vẫn hiểu, hay cố tình hiểu đơn giản như thế. Sự thật là Kipling không bao giờ tuyên bố một cách dứt khoát về sự khác biệt Đông-Tây.

Câu nói trên được trích từ vần thơ đầu của bài thơ “Khúc ca Đông Tây”, viết năm 1889. Kipling là con trai của một vị bộ trưởng người Anh, sinh ra và lớn lên tại ấn Độ. Ông am hiểu văn hoá phương Đông và sáng tác nhiều về đề tài phương Đông. Ông được trao giải Nobel văn học vì óc quan sát thực tế, trí tưởng tượng độc đáo và tài năng tự sự nổi tiếng. Tuy nhiên ngày nay, người ta cho rằng cái tư tưởng đề cao sức mạnh của đế quốc Anh và khả năng khai hoá văn minh của nó trong các sáng tác của ông đã làm giảm phần nào uy tín của ông. Về bài thơ “Khúc ca Đông Tây”, việc người ta hay trích câu thơ nói trên thực tế mới chỉ là trích một nửa tư tưởng của ông.

Trong khổ thơ đầu của bài thơ, Kipling đã viết như sau:

“Ôi, phương Đông là phương Đông, phương Tây là phương Tây, và hai bên sẽ chẳng thể bao giờ gặp nhau,

Cho đến khi Đất Trời có mặt tại Toà phán xử tối cao của Thượng Đế;

Nhưng sẽ chẳng có Đông cũng chẳng có Tây, chẳng có Ranh giới, chẳng có Giống nòi, cũng chẳng có Sinh sôi,

Khi hai người đàn ông mạnh mẽ đứng đối diện nhau, dù họ đến từ những nơi tận cùng của Trái đất!”

Tiếp đến là một đoạn tự sự kể về chuyện đụng độ giữa một thủ lĩnh người bản xứ với con trai một đại tá thực dân. Cuộc đụng độ đã kết thúc bằng sự hoà giải và kết nghĩa anh em giữa “hai người đàn ông mạnh mẽ”. Và bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại khổ thơ đầu.
Hoá ra, Kipling không chia cắt Đông-Tây như người ta vẫn tưởng. Trong quan niệm của ông, sự khác biệt Đông-Tây không đến mức không thể hiểu nhau và hợp tác với nhau. Và thực tế ngày nay đang chứng minh điều đó. Quan điểm về sự đụng độ giữa các nền văn minh của Huntington đang bị nhiều người trên thế giới phản bác. Đảng ta cũng chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”.

Những điều nói trên cho thấy rằng, điều quan trọng ngày nay là chúng ta phải hiểu rõ được mặt mạnh và mặt yếu của mỗi khu vực văn hoá để kết hợp bổ sung cho nhau nhằm xây dựng một thế giới loài người phát triển bền vững. Không nên tuyệt đối hoá một khía cạnh nào của văn hoá khu vực mà không thấy được mặt khiếm khuyết của nó. Thống nhất trong đa dạng chính là nguyên tắc để thúc đẩy sự hợp tác, bổ sung những cái hay cái tốt cho nhau để cùng tồn tại và phát triển. Nhưng hội nhập không phải là thủ tiêu sự khác biệt. Đông là Đông, Tây vẫn là Tây, có sao đâu! Nhưng đừng quá tự đề cao những cái khác biệt của riêng mình mà không thấy những cái hay cái tốt của người khác. Làm như thế sẽ có nguy cơ rơi vào căn bệnh “tự phụ thông thái rởm” mà nhà văn Gớt đã cảnh báo cách đây gần hai thế kỷ. Hội nhập Đông-Tây nói riêng và hội nhập toàn thế giới nói chung chính là vectơ chủ đạo và mục đích cuối cùng để loài người có được một ngôi nhà hoà bình và ổn định trên toàn hành tinh. Và như thế mới đúng theo tinh thần tư tưởng của Kipling: Khi các dân tộc gặp gỡ nhau trong mối quan hệ bình đẳng và trong tình anh em, thì sẽ không còn phương Đông, không còn phương Tây, không còn ranh giới phân chia giữa các giống nòi, chủng tộc!

Nguồn: trannhuong.com

http://vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/van-hoa-the-gioi/quan-he-van-hoa-dong-tay/670-nguyen-van-dan-phuong-dong-phuong-tay-tu-mot-bai-tho–suy-nghi-ve-.html

iram-global-child-care-16-638

 

 

English Lịch sử tư tưởng phương Đông Literature TUẦN 1: PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY Việt Nam học

The Ballad of East and West

The Ballad of East and West
 gif
Rudyard Kipling (1889)
clr gif

Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet,
Till Earth and Sky stand presently at God’s great Judgment Seat;
But there is neither East nor West, Border, nor Breed, nor Birth,
When two strong men stand face to face, though they come from the ends of the earth!
 

Kamal is out with twenty men to raise the Border-side,
And he has lifted the Colonel’s mare that is the Colonel’s pride.
He has lifted her out of the stable-door between the dawn and the day,
And turned the calkins upon her feet, and ridden her far away.
Then up and spoke the Colonel’s son that led a troop of the Guides:
“Is there never a man of all my men can say where Kamal hides?”
Then up and spoke Mohammed Khan, the son of the Ressaldar:
“If ye know the track of the morning-mist, ye know where his pickets are.
“At dusk he harries the Abazai — at dawn he is into Bonair,
“But he must go by Fort Bukloh to his own place to fare.
“So if ye gallop to Fort Bukloh as fast as a bird can fly,
“By the favour of God ye may cut him off ere he win to the Tongue of Jagai.
“But if he be past the Tongue of Jagai, right swiftly turn ye then,
“For the length and the breadth of that grisly plain is sown with Kamal’s men.
“There is rock to the left, and rock to the right, and low lean thorn between,
“And ye may hear a breech-bolt snick where never a man is seen.”

The Colonel’s son has taken horse, and a raw rough dun was he,
With the mouth of a bell and the heart of Hell and the head of a gallows-tree.
The Colonel’s son to the Fort has won, they bid him stay to eat —
Who rides at the tail of a Border thief, he sits not long at his meat.
He’s up and away from Fort Bukloh as fast as he can fly,
Till he was aware of his father’s mare in the gut of the Tongue of Jagai,
Till he was aware of his father’s mare with Kamal upon her back,
And when he could spy the white of her eye, he made the pistol crack.
He has fired once, he has fired twice, but the whistling ball went wide.
“Ye shoot like a soldier,” Kamal said.
“Show now if ye can ride!”
It’s up and over the Tongue of Jagai, as blown dust-devils go,
The dun he fled like a stag of ten, but the mare like a barren doe.
The dun he leaned against the bit and slugged his head above,
But the red mare played with the snaffle-bars, as a maiden plays with a glove.
There was rock to the left and rock to the right, and low lean thorn between,
And thrice he heard a breech-bolt snick tho’ never a man was seen.

They have ridden the low moon out of the sky, their hoofs drum up the dawn,
The dun he went like a wounded bull, but the mare like a new-roused fawn.
The dun he fell at a water-course — in a woeful heap fell he,
And Kamal has turned the red mare back, and pulled the rider free.
He has knocked the pistol out of his hand — small room was there to strive,
“’Twas only by favour of mine,” quoth he, “ye rode so long alive:
“There was not a rock for twenty mile, there was not a clump of tree,
“But covered a man of my own men with his rifle cocked on his knee.
“If I had raised my bridle-hand, as I have held it low,
“The little jackals that flee so fast were feasting all in a row.
“If I had bowed my head on my breast, as I have held it high,
“The kite that whistles above us now were gorged till she could not fly.”
Lightly answered the Colonel’s son: “Do good to bird and beast,
“But count who come for the broken meats before thou makest a feast.
“If there should follow a thousand swords to carry my bones away,
“Belike the price of a jackal’s meal were more than a thief could pay.
“They will feed their horse on the standing crop, their men on the garnered grain.
“The thatch of the byres will serve their fires when all the cattle are slain.
“But if thou thinkest the price be fair, — thy brethren wait to sup,
“The hound is kin to the jackal-spawn, — howl, dog, and call them up!
“And if thou thinkest the price be high, in steer and gear and stack,
“Give me my father’s mare again, and I’ll fight my own way back!”

Kamal has gripped him by the hand and set him upon his feet.
“No talk shall be of dogs,” said he, “when wolf and grey wolf meet.
“May I eat dirt if thou hast hurt of me in deed or breath;
“What dam of lances brought thee forth to jest at the dawn with Death?”
Lightly answered the Colonel’s son: “I hold by the blood of my clan:
“Take up the mare for my father’s gift — by God, she has carried a man!”
The red mare ran to the Colonel’s son, and nuzzled against his breast;
“We be two strong men,” said Kamal then, “but she loveth the younger best.
“So she shall go with a lifter’s dower, my turquoise-studded rein,
“My ’broidered saddle and saddle-cloth, and silver stirrups twain.”
The Colonel’s son a pistol drew, and held it muzzle-end,
“Ye have taken the one from a foe,” said he. “Will ye take the mate from a friend?”
“A gift for a gift,” said Kamal straight; “a limb for the risk of a limb.
“Thy father has sent his son to me, I’ll send my son to him!”
With that he whistled his only son, that dropped from a mountain-crest —
He trod the ling like a buck in spring, and he looked like a lance in rest.
“Now here is thy master,” Kamal said, “who leads a troop of the Guides,
#8220;And thou must ride at his left side as shield on shoulder rides.
“Till Death or I cut loose the tie, at camp and board and bed,
“Thy life is his — thy fate it is to guard him with thy head.
“So, thou must eat the White Queen’s meat, and all her foes are thine,
“And thou must harry thy father’s hold for the peace of the Border-line.
“And thou must make a trooper tough and hack thy way to power —
“Belike they will raise thee to Ressaldar when I am hanged in Peshawur!”

They have looked each other between the eyes, and there they found no fault.
They have taken the Oath of the Brother-in-Blood on leavened bread and salt:
They have taken the Oath of the Brother-in-Blood on fire and fresh-cut sod,
On the hilt and the haft of the Khyber knife, and the Wondrous Names of God.

The Colonel’s son he rides the mare and Kamal’s boy the dun,
And two have come back to Fort Bukloh where there went forth but one.
And when they drew to the Quarter-Guard, full twenty swords flew clear —
There was not a man but carried his feud with the blood of the mountaineer.
“Ha’ done! ha’ done!” said the Colonel’s son. “Put up the steel at your sides!
“Last night ye had struck at a Border thief — to-night ’tis a man of the Guides!”

Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet,
Till Earth and Sky stand presently at God’s great Judgment Seat;
But there is neither East nor West, Border, nor Breed, nor Birth,
When two strong men stand face to face, though they come from the ends of the earth!

maxresdefault