Browsing Category

Văn học Đức

Literature Văn học & Điện ảnh Văn học Đức

Tác giả ‘Cái trống thiếc’ Gunter Grass: Người phá vỡ những bức rào cấm kỵ

Thứ Ba, 14/04/2015 07:17

Báo chí Đức cho biết Gunter Grass trút hơi thở cuối cùng hôm 13/4 ở thành phố Lubeck, sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh viêm phổi.

Cha đẻ cuốn sách từng chọc giận người Đức

Cuộc đời Grass, đầy những thăng trầm, những khoảnh khắc vinh quang và tủi hổ, bắt đầu từ khi ông sinh ra trong ngày 16/10/1927 ở Danzig, nay là Gdansk. Grass lớn lên trong một gia đình có xuất thân khiêm tốn và rất sùng đạo. “Tuổi thơ nằm kẹt giữa Thiên Chúa giáo và (trùm phát xít Adolf) Hitler” là những từ mà nhà viết tiểu sử Michael Jurgs đã tổng kết về môi trường mà Grass lớn lên thời thơ ấu.

Năm mới 17 tuổi, ông đã phải chứng kiến nỗi kinh hoàng của Thế chiến thứ Hai và sau đó thì bị buộc phải tòng quân. Tiếp đó ông gia nhập lực lượng Waffen-SS của Đức. Phải mất nhiều thập kỷ sau ông mới có thể nói lại về quãng thời gian đi lính trong quân đội phát xít.

Nhà văn Gunter Grass, tác giả cuốn Cái trống thiếc

Chiến tranh kết thúc, Grass dọn tới sống ở Tây Đức. Năm 1952, Cộng hòa Liên bang Đức vẫn còn ở thời kỳ sơ khai và tương tự là tư duy sáng tạo nghệ thuật của Grass. Ông quan tâm và theo học nhiều ngành nghệ thuật ở Dusseldorf, Berlin. Ông từng  nghiên cứu hoạt động điêu khắc, thiết kế đồ họa, nhạc jazz và thường xuyên xê dịch qua rất nhiều nơi. Năm 1956, ông dừng chân ở Paris trong cuộc hôn nhân với người vợ đầu.

Đây chính là nơi sự nghiệp lừng lẫy của ông trong vai trò một nhà văn lớn bắt đầu nảy nở. Tiểu thuyết Cái trống thiếc (1959), một tác phẩm pha trộn nhiều yếu tố tưởng tượng, gia đình, triết lý và ngụ ngôn chính trị, đã ra đời tại Paris. Do động tới nhiều vấn đề vẫn bị xem là cấm kỵ vào thời hậu chiến, sách đã gây phẫn nộ lớn trong xã hội Tây Đức, khi ấy vẫn còn rất bảo thủ. Tuy nhiên sách lại trở thành hiện tượng trên quy mô toàn cầu.

Phẫn nộ với cuốn sách, các thành viên hội đồng lập pháp Bremen đã từng từ chối trao giải văn chương cho nó. Cuốn sách còn bị đốt cháy ở Dusseldorf. Nhưng 40 năm sau, nó lại giúp Grass có giải Nobel Văn chương. Khi phát biểu nhận giải trước Viện Hàn lâm Thụy Điển vào năm 1999, Grass cho biết phản ứng của dư luận đã dạy ông một bài học, rằng “các cuốn sách có thể gây tức giận, tạo ra sự phẫn nộ và thù ghét”. Ngoài ra tác phẩm hình thành từ tình yêu đất nước của một con người có thể gây xúc phạm tới quê hương của kẻ khác. “Kể từ sau cuốn sách, tôi đã trở thành một nhân vật gây tranh cãi” – ông chia sẻ.

Cái trống thiếc đã được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh cùng tên

Không né tránh vấn đề gây tranh cãi

Quả thực, trong sự nghiệp ông đã tung ra nhiều tác phẩm gây tranh cãi. Ví dụ như năm 1995, Grass tung ra cuốn Too Far Afield, xem xét sự hợp nhất của nước Đức qua con mắt của những người Đông Đức. Cuốn sách khiến nhà phê bình văn chương nổi tiếng Marcel Reich-Ranicki của Đức nổi giận và gọi tác phẩm này là “một sự thất bại hoàn toàn”. Tờ Der Spiegel thậm chí còn đăng hình bìa với ảnh cuốn sách bị xé làm hai nửa.

Danh sách các tác phẩm của Grass rất dài, gồm Cat and Mouse và Dog Years. Cùng Cái trống thiếc, những cuốn này thuộc về “Bộ ba tác phẩm Danzig” của ông, xoay quanh cuộc sống trước và trong Thế chiến thứ 2 ở vùng Danzig.  Grass còn động tới vấn đề chia sẻ quyền lực chính trị giữa đàn ông và phụ nữ, nạn đói và sự trỗi dậy của nền văn minh nhân loại trong một cuốn sách dày 500 trang, phát hành năm 1977. Năm 1986, ông tung ra cuốn The Rat (Con chuột), khám phá chủ đề tận thế.

Phần lớn tác phẩm của ông đều đề cập tới các điều kiện chính trị và biến động xã hội, như vụ chìm tàu chở người tị nạn ở biển Baltic trong năm 1945, vai trò của trí thức trong các hoạt động chống đối ở Đông Đức cũ, mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan… Bất chấp một số nhà chỉ trích nói rằng sách của Grass nặng nề và chứa nhiều yếu tố chính trị, các tác phẩm của ông lại rất thành công và thường gây tranh cãi trong cộng đồng văn chương ở Đức. Tuy nhiên không cuốn sách nào tạo ra ảnh hưởng và cảm hứng lớn như cuốn Cái trống thiếc. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Grass là Crabwalk, ra mắt năm 2002.

Trong cuộc nói chuyện với tờ Paris Review vào năm 1991, Grass không hề tỏ ra hối tiếc vì đã động chạm nhiều tới quá khứ không dễ chịu của nước Đức. “Nếu là một nhà văn Thụy Điển hay Thụy Sĩ, tôi có thể đã Iảng tránh chủ đề này, có thể chỉ đưa ra vài ba câu chuyện bông đùa tếu táo thôi” – ông nói – “Nhưng điều đó đã không xảy ra. Xét tới nền tảng của bản thân, tôi chẳng có sự lựa chọn nào khác cả”.

Grass chia sẻ về thời kỳ là lính phát xít

Gunter Grass bị buộc phải tòng quân vào năm 1944, khi mới 17 tuổi và trở thành một pháo thủ xe tăng trong lực lượng Waffen SS. Cuộc chiến của Grass kết thúc 6 tháng sau khi ông nhập ngũ, lúc còn chưa bắn được viên đạn nào, bởi bị thương ngoài chiến trường. Người ta đã cáo buộc Grass là kẻ phản bội, đạo đức giả và chủ nghĩa cơ hội, sau khi ông viết về trải nghiệm thời kỳ đi lính ấy trong cuốn hồi kýPeeling The Onion (Bóc vỏ hành), ra mắt năm 2006. Grass rất ngạc nhiên trước sự phản ứng, thừa nhận thời trẻ ông chỉ nghĩ đơn giản rằng SS là “một lực lượng đặc nhiệm”. Ông cũng cho biết đã công khai nói về quá khứ tham gia chiến tranh trong những năm 1960 và đã dành gần hết cuộc đời để xem xét lại niềm tin thời trẻ của mình, thể hiện qua các tác phẩm đã ra mắt.

Tường Linh (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa

http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/tac-gia-cai-trong-thiec-gunter-grass-nguoi-pha-vo-nhung-buc-rao-cam-ky-n20150414063554409.htm

Văn học Đức

Chiều sâu của nền văn học Đức

Sâu sắc, khô khan, ảm đạm – đó là những từ thường được dùng để miêu tả về nền văn học Đức. Nhưng nhiều trang viết của các nhà văn nước này còn mang ý vị hài hước, châm biếm hoặc có sắc thái nhẹ nhàng, tinh tế.

Dưới đây là góc nhìn về một số tác giả vĩ đại của văn học Đức thế kỷ 20.

Các tiểu thuyết gia người Đức thích kể những câu chuyện mang tầm vóc anh hùng ca, quan tâm đến việc miêu tả chi tiết nhân vật: họ trông như thế nào, sống ra làm sao, nghĩ gì và định mệnh nào ập đến với họ.

Thomas Mann (1875-1955) là tác giả đã đẩy đặc điểm này lên một đỉnh cao mới với cuốn tiểu thuyết Buddenbrooks kể về quá trình sa sút của của một dòng họ kinh doanh giàu có ở Luebeck qua ba thế hệ.

Trong khi tiểu thuyết của Mann, tính đến cả The Magic Mountain và Death in Venice tái hiện sự suy sụp của tầng lớp thượng lưu thì các tác phẩm của Hermann Hesse đề cập đến những nỗi đau thường ngày của con người như trong các tác phẩm Steppenwolf hay Siddhartha. Một nhà văn khác cũng thường đề cập đến các giá trị sống của tầng lớp trung lưu bình dị ở Đức là Elias Canetti. Sinh ra ở Bulgaria, Canetti lớn lên ở Anh, Thụy Sĩ, Áo và sau đó là Đức, tác phẩm của ông đề cập đến một thế giới đa sắc, giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, văn minh. Nhà văn Gunter Grass. Ảnh: DW.

Cũng không chọn những đề tài cao siêu, những trang viết của Peter Handke là trạng thái tự khám phá chính mình của con người. Ông từng nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ của đông đảo độc giả với vở kịch chính trị Offending the Audience (1966) và truyện ngắn Short Letter, Long Farewell (1972). Nhưng khi Handke có bài phát biểu tại đám tang của nhà lãnh đạo, tội phạm chiến tranh Serbia Slobodan Milosevic, ông để mất sự ủng hộ của người đọc.

Đức Quốc xã và Thế chiến II để lại dấu ấn sâu đậm trong sáng tác của văn học hiện đại Đức, từ tác phẩm của Gunter Grass, Martin Walser, đến Bernhard Schlink và Julia Franck. Những tác giả này khai thác sự tổn thương bên trong mà những sự kiện đó đã gây ra. Họ tìm hiểu ảnh hưởng của các biến cố lịch sử này đối với tính cách, cuộc sống cá nhân và cách hành xử của nhân vật.

Nổi bật và kiệt xuất nhất ở mảng đề tài này là cuốn tiểu thuyết siêu thực Cái trống thiếc của (1959) của Gunter Grass. Tác phẩm khiến Grass trở thành nhà văn vĩ đại, được coi là “lương tâm của nước Đức”. Nhưng mọi sự đã sụp đổ khi cách đây không lâu, Grass thú nhận trong cuốn hồi ký Peeling the Onion (2006) rằng ông từng đi lính cho Đức Quốc xã.

Các nhà văn kỳ cựu như Grass tất nhiên có trải nghiệm cá nhân về thời kỳ Đức Quốc xã, còn các tác giả trẻ, họ đã tạo ra một luồng ánh sáng mới cho đề tài này. Đó là The Reader của Bernhard Schlink, là Lady Midday của Julia Franck, là Pefume của Patrick Sueskind.

Đặc biệt, một tác giả rất trẻ, Daniel Kehlmann (1975) đã khẳng định tài năng vượt trội của mình với – Measuring the World – cuốn sách dày dặn và thuyết phục về hai nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nước Đức Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Đây là một thành công bất ngờ, một hiện tượng đáng ngạc nhiên, sẽ dự báo cho một nền văn học Đức tiếp tục nghiêm túc nhưng không hề tẻ nhạt.

Thomas Mann (1875-1955) là tác giả đã đẩy đặc điểm này lên một đỉnh cao mới với cuốn tiểu thuyết Buddenbrooks kể về quá trình sa sút của của một dòng họ kinh doanh giàu có ở Luebeck qua ba thế hệ.

Trong khi tiểu thuyết của Mann, tính đến cả The Magic Mountain và Death in Venice tái hiện sự suy sụp của tầng lớp thượng lưu thì các tác phẩm của Hermann Hesse đề cập đến những nỗi đau thường ngày của con người như trong các tác phẩm Steppenwolf hay Siddhartha. Một nhà văn khác cũng thường đề cập đến các giá trị sống của tầng lớp trung lưu bình dị ở Đức là Elias Canetti. Sinh ra ở Bulgaria, Canetti lớn lên ở Anh, Thụy Sĩ, Áo và sau đó là Đức, tác phẩm của ông đề cập đến một thế giới đa sắc, giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, văn minh. Nhà văn Gunter Grass. Ảnh: DW.

Cũng không chọn những đề tài cao siêu, những trang viết của Peter Handke là trạng thái tự khám phá chính mình của con người. Ông từng nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ của đông đảo độc giả với vở kịch chính trị Offending the Audience (1966) và truyện ngắn Short Letter, Long Farewell (1972). Nhưng khi Handke có bài phát biểu tại đám tang của nhà lãnh đạo, tội phạm chiến tranh Serbia Slobodan Milosevic, ông để mất sự ủng hộ của người đọc.

Đức Quốc xã và Thế chiến II để lại dấu ấn sâu đậm trong sáng tác của văn học hiện đại Đức, từ tác phẩm của Gunter Grass, Martin Walser, đến Bernhard Schlink và Julia Franck. Những tác giả này khai thác sự tổn thương bên trong mà những sự kiện đó đã gây ra. Họ tìm hiểu ảnh hưởng của các biến cố lịch sử này đối với tính cách, cuộc sống cá nhân và cách hành xử của nhân vật.

Nổi bật và kiệt xuất nhất ở mảng đề tài này là cuốn tiểu thuyết siêu thực Cái trống thiếc của (1959) của Gunter Grass. Tác phẩm khiến Grass trở thành nhà văn vĩ đại, được coi là “lương tâm của nước Đức”. Nhưng mọi sự đã sụp đổ khi cách đây không lâu, Grass thú nhận trong cuốn hồi ký Peeling the Onion (2006) rằng ông từng đi lính cho Đức Quốc xã.

Các nhà văn kỳ cựu như Grass tất nhiên có trải nghiệm cá nhân về thời kỳ Đức Quốc xã, còn các tác giả trẻ, họ đã tạo ra một luồng ánh sáng mới cho đề tài này. Đó là The Reader của Bernhard Schlink, là Lady Midday của Julia Franck, là Pefume của Patrick Sueskind.

Đặc biệt, một tác giả rất trẻ, Daniel Kehlmann (1975) đã khẳng định tài năng vượt trội của mình với – Measuring the World – cuốn sách dày dặn và thuyết phục về hai nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nước Đức Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Đây là một thành công bất ngờ, một hiện tượng đáng ngạc nhiên, sẽ dự báo cho một nền văn học Đức tiếp tục nghiêm túc nhưng không hề tẻ nhạt.

Trong khi tiểu thuyết của Mann, tính đến cả The Magic Mountain và Death in Venice tái hiện sự suy sụp của tầng lớp thượng lưu thì các tác phẩm của Hermann Hesse đề cập đến những nỗi đau thường ngày của con người như trong các tác phẩm Steppenwolf hay Siddhartha. Một nhà văn khác cũng thường đề cập đến các giá trị sống của tầng lớp trung lưu bình dị ở Đức là Elias Canetti. Sinh ra ở Bulgaria, Canetti lớn lên ở Anh, Thụy Sĩ, Áo và sau đó là Đức, tác phẩm của ông đề cập đến một thế giới đa sắc, giao thoa giữa nhiều nền văn hóa, văn minh. Nhà văn Gunter Grass. Ảnh: DW.

Cũng không chọn những đề tài cao siêu, những trang viết của Peter Handke là trạng thái tự khám phá chính mình của con người. Ông từng nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ của đông đảo độc giả với vở kịch chính trị Offending the Audience (1966) và truyện ngắn Short Letter, Long Farewell (1972). Nhưng khi Handke có bài phát biểu tại đám tang của nhà lãnh đạo, tội phạm chiến tranh Serbia Slobodan Milosevic, ông để mất sự ủng hộ của người đọc.

Đức Quốc xã và Thế chiến II để lại dấu ấn sâu đậm trong sáng tác của văn học hiện đại Đức, từ tác phẩm của Gunter Grass, Martin Walser, đến Bernhard Schlink và Julia Franck. Những tác giả này khai thác sự tổn thương bên trong mà những sự kiện đó đã gây ra. Họ tìm hiểu ảnh hưởng của các biến cố lịch sử này đối với tính cách, cuộc sống cá nhân và cách hành xử của nhân vật.

Nổi bật và kiệt xuất nhất ở mảng đề tài này là cuốn tiểu thuyết siêu thực Cái trống thiếc của (1959) của Gunter Grass. Tác phẩm khiến Grass trở thành nhà văn vĩ đại, được coi là “lương tâm của nước Đức”. Nhưng mọi sự đã sụp đổ khi cách đây không lâu, Grass thú nhận trong cuốn hồi ký Peeling the Onion (2006) rằng ông từng đi lính cho Đức Quốc xã.

Các nhà văn kỳ cựu như Grass tất nhiên có trải nghiệm cá nhân về thời kỳ Đức Quốc xã, còn các tác giả trẻ, họ đã tạo ra một luồng ánh sáng mới cho đề tài này. Đó là The Reader của Bernhard Schlink, là Lady Midday của Julia Franck, là Pefume của Patrick Sueskind.

Đặc biệt, một tác giả rất trẻ, Daniel Kehlmann (1975) đã khẳng định tài năng vượt trội của mình với – Measuring the World – cuốn sách dày dặn và thuyết phục về hai nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nước Đức Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Đây là một thành công bất ngờ, một hiện tượng đáng ngạc nhiên, sẽ dự báo cho một nền văn học Đức tiếp tục nghiêm túc nhưng không hề tẻ nhạt.

Cũng không chọn những đề tài cao siêu, những trang viết của Peter Handke là trạng thái tự khám phá chính mình của con người. Ông từng nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ của đông đảo độc giả với vở kịch chính trị Offending the Audience (1966) và truyện ngắn Short Letter, Long Farewell (1972). Nhưng khi Handke có bài phát biểu tại đám tang của nhà lãnh đạo, tội phạm chiến tranh Serbia Slobodan Milosevic, ông để mất sự ủng hộ của người đọc.

Đức Quốc xã và Thế chiến II để lại dấu ấn sâu đậm trong sáng tác của văn học hiện đại Đức, từ tác phẩm của Gunter Grass, Martin Walser, đến Bernhard Schlink và Julia Franck. Những tác giả này khai thác sự tổn thương bên trong mà những sự kiện đó đã gây ra. Họ tìm hiểu ảnh hưởng của các biến cố lịch sử này đối với tính cách, cuộc sống cá nhân và cách hành xử của nhân vật.

Nổi bật và kiệt xuất nhất ở mảng đề tài này là cuốn tiểu thuyết siêu thực Cái trống thiếc của (1959) của Gunter Grass. Tác phẩm khiến Grass trở thành nhà văn vĩ đại, được coi là “lương tâm của nước Đức”. Nhưng mọi sự đã sụp đổ khi cách đây không lâu, Grass thú nhận trong cuốn hồi ký Peeling the Onion (2006) rằng ông từng đi lính cho Đức Quốc xã.

Các nhà văn kỳ cựu như Grass tất nhiên có trải nghiệm cá nhân về thời kỳ Đức Quốc xã, còn các tác giả trẻ, họ đã tạo ra một luồng ánh sáng mới cho đề tài này. Đó là The Reader của Bernhard Schlink, là Lady Midday của Julia Franck, là Pefume của Patrick Sueskind.

Đặc biệt, một tác giả rất trẻ, Daniel Kehlmann (1975) đã khẳng định tài năng vượt trội của mình với – Measuring the World – cuốn sách dày dặn và thuyết phục về hai nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nước Đức Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Đây là một thành công bất ngờ, một hiện tượng đáng ngạc nhiên, sẽ dự báo cho một nền văn học Đức tiếp tục nghiêm túc nhưng không hề tẻ nhạt.

Đức Quốc xã và Thế chiến II để lại dấu ấn sâu đậm trong sáng tác của văn học hiện đại Đức, từ tác phẩm của Gunter Grass, Martin Walser, đến Bernhard Schlink và Julia Franck. Những tác giả này khai thác sự tổn thương bên trong mà những sự kiện đó đã gây ra. Họ tìm hiểu ảnh hưởng của các biến cố lịch sử này đối với tính cách, cuộc sống cá nhân và cách hành xử của nhân vật.

Nổi bật và kiệt xuất nhất ở mảng đề tài này là cuốn tiểu thuyết siêu thực Cái trống thiếc của (1959) của Gunter Grass. Tác phẩm khiến Grass trở thành nhà văn vĩ đại, được coi là “lương tâm của nước Đức”. Nhưng mọi sự đã sụp đổ khi cách đây không lâu, Grass thú nhận trong cuốn hồi ký Peeling the Onion (2006) rằng ông từng đi lính cho Đức Quốc xã.

Các nhà văn kỳ cựu như Grass tất nhiên có trải nghiệm cá nhân về thời kỳ Đức Quốc xã, còn các tác giả trẻ, họ đã tạo ra một luồng ánh sáng mới cho đề tài này. Đó là The Reader của Bernhard Schlink, là Lady Midday của Julia Franck, là Pefume của Patrick Sueskind.

Đặc biệt, một tác giả rất trẻ, Daniel Kehlmann (1975) đã khẳng định tài năng vượt trội của mình với – Measuring the World – cuốn sách dày dặn và thuyết phục về hai nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nước Đức Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Đây là một thành công bất ngờ, một hiện tượng đáng ngạc nhiên, sẽ dự báo cho một nền văn học Đức tiếp tục nghiêm túc nhưng không hề tẻ nhạt.

Nổi bật và kiệt xuất nhất ở mảng đề tài này là cuốn tiểu thuyết siêu thực Cái trống thiếc của (1959) của Gunter Grass. Tác phẩm khiến Grass trở thành nhà văn vĩ đại, được coi là “lương tâm của nước Đức”. Nhưng mọi sự đã sụp đổ khi cách đây không lâu, Grass thú nhận trong cuốn hồi ký Peeling the Onion (2006) rằng ông từng đi lính cho Đức Quốc xã.

Các nhà văn kỳ cựu như Grass tất nhiên có trải nghiệm cá nhân về thời kỳ Đức Quốc xã, còn các tác giả trẻ, họ đã tạo ra một luồng ánh sáng mới cho đề tài này. Đó là The Reader của Bernhard Schlink, là Lady Midday của Julia Franck, là Pefume của Patrick Sueskind.

Đặc biệt, một tác giả rất trẻ, Daniel Kehlmann (1975) đã khẳng định tài năng vượt trội của mình với – Measuring the World – cuốn sách dày dặn và thuyết phục về hai nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nước Đức Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Đây là một thành công bất ngờ, một hiện tượng đáng ngạc nhiên, sẽ dự báo cho một nền văn học Đức tiếp tục nghiêm túc nhưng không hề tẻ nhạt.

Các nhà văn kỳ cựu như Grass tất nhiên có trải nghiệm cá nhân về thời kỳ Đức Quốc xã, còn các tác giả trẻ, họ đã tạo ra một luồng ánh sáng mới cho đề tài này. Đó là The Reader của Bernhard Schlink, là Lady Midday của Julia Franck, là Pefume của Patrick Sueskind.

Đặc biệt, một tác giả rất trẻ, Daniel Kehlmann (1975) đã khẳng định tài năng vượt trội của mình với – Measuring the World – cuốn sách dày dặn và thuyết phục về hai nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nước Đức Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Đây là một thành công bất ngờ, một hiện tượng đáng ngạc nhiên, sẽ dự báo cho một nền văn học Đức tiếp tục nghiêm túc nhưng không hề tẻ nhạt.

Đặc biệt, một tác giả rất trẻ, Daniel Kehlmann (1975) đã khẳng định tài năng vượt trội của mình với – Measuring the World – cuốn sách dày dặn và thuyết phục về hai nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nước Đức Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Đây là một thành công bất ngờ, một hiện tượng đáng ngạc nhiên, sẽ dự báo cho một nền văn học Đức tiếp tục nghiêm túc nhưng không hề tẻ nhạt.

Theo EVAN

http://reds.vn/index.php/nghe-thuat/van-hoc/3010-chieu-sau-cua-nen-van-hoc-duc

Literature Văn học & Điện ảnh Văn học Đức

“Mùi hương” – Perfume: The Story of a Murderer

Có một “Mùi hương” ám ảnh đến rợn người

Trước khi viết về Perfume: The Story of a Murderer (Mùi hương: Câu chuyện của một kẻ giết người), tôi đã dành nhiều thời gian đi tìm hiểu xem khán giả nghĩ gì về tác phẩm này. Có một cảm nhận chung của hầu hết khán giả, đó là dù không phải ai cũng hiểu hết, không phải ai cũng “cảm” đủ, nhưng tất cả mọi người đều bị bộ phim này hấp dẫn và không thể rời mắt khỏi nó cho đến phút cuối cùng.
Có một "Mùi hương" ám ảnh đến rợn người 1

“Perfume: The Story of a Murderer” (2006) trailer

Được chuyển thể từ tiểu thuyết ăn khách cùng tên của tác gia Đức Patrick Süskind, Mùi hương là câu chuyện cuộc đời của Jean-Baptiste Grenouille – kẻ mà để nói về hắn, người ta không biết phải dùng từ nào cho hợp.
Grenouille đã có một cuộc đời khác người ngay từ khi mới sinh ra, ngay dưới sạp bán cá tanh tưởi của mẹ hắn. Mẹ Grenouille không “đẻ” hắn mà giống như “vứt toẹt” hắn ra với cuộc đời, như thể vứt một thứ của nợ khiến mụ nặng bụng. Thế nhưng không giống như các anh chị em xấu số của mình, Grenouille vẫn sống dù bị vùi lấp trong đống ruột cá lẫn máu tanh tưởi, giữa vô số mùi hôi thối của khu chợ bẩn thỉu ở Paris. Mẹ hắn bị kết án tử hình vì tội giết con, trong khi hắn vẫn sống sót và lớn lên như một mầm mống oan nghiệt.
Có một "Mùi hương" ám ảnh đến rợn người 2
Grenouille thực sự là một thứ của nợ bị đẩy ra khỏi dòng đời nếu như ở hắn không có một biệt tài: khả năng khứu giác đặc biệt. Hắn sở hữu một chiếc mũi thính nhất thế gian, chiếc mũi giúp hắn ghi nhớ và phân biệt tất cả các mùi hương. Với Grenouille, mỗi mùi hương là một cá thể, là sự sống, là niềm đam mê cũng như tình yêu bất tận của hắn.
Biệt tài này đã biến Grenouille, từ một “đống rẻ rách” sống dưới đáy xã hội trở thành một thợ làm nước hoa thiên tài. Grenouille đã tạo ra vô vàn loại nước hoa tuyệt vời khiến người đời mê mẩn, nhưng tham vọng của hắn còn cao hơn thế. Jean-Baptiste Grenouille muốn chế tạo một loại nước hoa vô song có khả năng chi phối con người. Tham vọng đó đã biến hắn trở thành một kẻ giết người man rợ. Hắn đuổi theo mùi hương từ các trinh nữ và giết họ để chưng cất nên loại nước hoa tuyệt đỉnh của mình.
Có một "Mùi hương" ám ảnh đến rợn người 3
Mùi hương ám ảnh người xem trước tiên bởi một câu chuyện tuyệt vời từ tác phẩm mà nó chuyển thể. Perfume: The Story of a Murderer vừa uyên bác, cao siêu, triết lý, quái dị mà lại không “buồn ngủ”. Khi được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh, nhiều tình tiết trong tiểu thuyết đã bị lược bớt, nhiều điều khiến các fan của cuốn sách không được hài lòng. Tuy nhiên, bộ phim lại mang trong mình những nét đẹp riêng của nó, tinh tế và cô đọng, ám ảnh đến đáng sợ.
Trong suốt chiều dài phim, nhân vật Jean-Baptiste Grenouille (do Ben Whishaw thủ vai) hầu như không thoại nhiều, hắn chỉ hít ngửi, và mê đắm trong không gian những mùi hương của riêng hắn (Có lẽ cũng bởi thế nên đạo diễn Twyker đã phải mang tới cho khán giả một người dẫn truyện). Tuy nhiên không cần nhiều lời, chính cái hành trình cần mẫn đi thu thập và tinh chế mùi hương của Grenouille đã cuốn khán giả vào vòng xoay ám ảnh cùng với hắn. Những lúc hắn bám theo “con mồi”, cái cách hắn hít hà và cảm nhận, cách hắn háo hức lẫn mê đắm chứng kiến từng giọt tinh dầu chảy ra từ bình chưng cất… Tất cả khiến người ta vừa tò mò vừa ghê sợ hắn. Người ta không hiểu hắn nhưng cũng không thể rời mắt khỏi hắn.
Có một "Mùi hương" ám ảnh đến rợn người 4
Jean-Baptiste Grenouille thực sự là gì? Đứa con của quỷ dữ, sứ giả của thần chết, một nghệ sĩ hay kẻ giết người man rợ, một kẻ lạc loài đứng bên lề xã hội nhưng lại cung cấp cho xã hội những gì nó thực sự muốn. Cuộc đời Grenouille là một hành trình của những nghịch lý: sinh ra từ nơi hôi hám bẩn thỉu nhất nhưng lại sở hữu chiếc mũi tinh tế nhất để nhận biết những mùi hương tuyệt vời; có quyền lực đối với mọi mùi hương nhưng bản thân hắn lại “không có mùi” – điều khiến hắn ghê sợ nhất; muốn mang đến cho đời một thứ hương thơm tuyệt mỹ – mục đích tốt nhưng cách thực hiện lại sai lầm; và cuối cùng, kẻ giết người vô luân đáng lẽ phải chịu trừng phạt bởi cái chết đau đớn nhất, lại được người đời tung hô như một thiên thần…
Có một "Mùi hương" ám ảnh đến rợn người 5
Chẳng hiểu sao tôi lại không cảm thấy mình ghét bỏ hay ghê sợ nhân vật Jean-Baptiste Grenouille. Tôi chỉ tò mò bởi hắn, ám ảnh bởi hắn, và cũng thương cảm hắn. Grenouille là kẻ giết người mọi rợ, ai cũng biết, nhưng chẳng phải cuộc đời hắn vốn đã sai ngay từ khi bắt đầu? Hắn bị người ta tìm cách giết chết ngay từ khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, hắn lớn lên dị dạng và méo mó. Hắn chưa bao giờ là một con người theo đúng nghĩa khi bị mua bán, bị rẻ rúng, khinh ghét. Một kẻ như thế, kẻ thậm chí còn chẳng biết thế nào là “truyền thuyết” và đời thực thì làm sao người ta có thể đòi hỏi ở hắn thứ đạo đức mà hắn không được dạy, cũng chưa bao giờ được nhìn thấy ở những con người quanh hắn.
Diễn xuất tuyệt vời của nam diễn viên người Anh Ben Whishaw đã mang đến cho khán giả một Jean-Baptiste Grenouille cô đơn đến cùng cực. Kẻ lạc loài ấy có thể chế ra thứ nước hoa khiến cả thế giới quỳ mọp dưới chân hắn nhưng lại không thể biến hắn trở thành một CON NGƯỜI đúng nghĩa – một con người biết yêu và được yêu.
Có một "Mùi hương" ám ảnh đến rợn người 6
Thứ nước hoa mà Grenouille chế tạo phản ánh khao khát của hắn và cũng là khao khát của toàn nhân loại – khao khát về tình yêu và sự thánh thiện. Khao khát thật đẹp, chỉ có đường đi là sai lầm. Người ta có thể thương cảm Grenouille nhưng giới hạn đạo đức không cho phép họ quyền được bào chữa cho những tội ác man rợ của hắn. Cuối cùng, bộ phim cũng như cuốn tiểu thuyết đã chọn lựa cho mình một đoạn kết nhân văn khi để Jean-Baptiste Grenouille biến mất khỏi cõi đời cũng dị thường như khi hắn xuất hiện. Sự biến mất của của hắn khiến cho người đời thấy lâng lâng hạnh phúc vì như thể “lần đầu tiên họ hành động vì tình yêu”!
Tôi thích cảm nhận Perfume: The Story of a Murderer cũng giống như một thứ nước hoa kỳ diệu, với hương đầu đầy tò mò, khêu gợi; hương giữa bí ẩn và mê đắm; hương cuối lưu lại ám ảnh đến rợn người. Chuyện phim khiến người xem phải bất ngờ đến tuyệt vọng trong việc đoán định hướng đi và những diễn biến. Và hẳn nếu bạn đã xem bộ phim này, bạn cũng sẽ không tránh được ham muốn được xem lại một lần nữa…
Có một "Mùi hương" ám ảnh đến rợn người 7
http://www.baomoi.com/Co-mot-Mui-huong-am-anh-den-ron-nguoi/c/13837459.epi
Literature Văn học & Điện ảnh Văn học Đức

“Mùi hương”

“Mùi hương”

 

Nguyên tác: Das Perfum

Tác giả: Patrick Süskind

Dịch giả: Lê Chu Cầu

Nguồn: http://vnthuquan.net

Đánh máy: Tumbleweed

 

Giới thiệu tác giả Patrick Süskind sinh ngày 26 tháng 3 năm 1949 ở Ambach “Bavière” gần Munich Ông đã từng học ở Munich (Đức) và Aixen Provence (Pháp), ngành văn chương và lịch sử thời Trung cổ và thời cận đại. Ngoài ra, ông còn làm đạo diễn và tham gia viết kịch bản cho sân khấu và truyền hình.Le Fafum “Das Farfum” là tiểu thuyết đầu tay của ông, xuất bản năm 1985 dưới tựa “Das Farfum” Die Geschichte eines Mörders,, được dịch ra tiếng Pháp năm 1986, và sau đó được chuyển thể thành phim năm 2006 với tựa bằng tiếng Pháp La parfum, histoire d un meutrier (Mùi hương) 

Link down:http://www.mediafire.com/?azxf8589nkg6dd4

Một câu chuyện kỳ lạ và mê hoặc, nơi Patrick Suskind đã tạo riêng cho văn chương của mình một sức hút ma quái, trộn lẫn giữa cảm giác ghê tởm và thành kính, mê đắm và run sợ.

Patrick Suskind –

Tên tác phẩm: Mùi hương
Tên tác giả: Patrick Suskind
Dịch giả: Lê Chu Cầu
Công ty Văn hoá & Truyền thông Nhã Nam và Nhà xuất bản Văn học

Nếu tác phẩm của John Banville là lời minh chứng xác đáng nhất cho nhận định văn học là nghệ thuật ngôn từ, thì với Mùi hương, Patrick Suskind đã thuyết phục người đọc rằng văn học còn là nghệ thuật của hương thơm nữa.

Bìa cuốn 'Mùi hương'.

Bìa cuốn “Mùi hương”.

Nhân vật chính của Mùi hương là Jean-Baptiste Grenouille – một thiên tài đồi bại có đầy đủ các tố chất kiêu ngạo, coi rẻ con người, vô đạo đức, và sở dĩ tên tuổi của hắn không còn lưu lại chỉ bởi “thiên tài và khát vọng duy nhất của gã giới hạn trong một lĩnh vực không để lại dấu vết nào trong lịch sử: đó là vương quốc phù du của hương thơm”. Sinh ra trong một ngày nồng nực giữa Paris – thành phố hôi thối nhất nước Pháp, tiếng khóc khai sinh của thằng nhỏ Grenouille bị nghẹn tắc bởi đống lòng ruột lẫn máu cá nhầy nhụa nhưng vẫn đủ sức khiến mẹ nó phải chịu án treo cổ vì đã cố ý bỏ mặc nó chết ngạt trong đám hôi tanh ấy như đã làm với bốn đứa con trước của thị.

Không có được, và cũng chẳng cần đến tình yêu thương của con người, thằng nhỏ Grenouille nhục nhằn lầm lũi lớn lên, đói khát không làm nó chết, bệnh tật khiến nó càng dẻo dai, và công việc nặng nhọc là thứ duy nhất khiến loài người chấp nhận chung sống với nó, cái thằng nhỏ kỳ dị không mùi mang theo mầm họa. Ngoài cái chân cà nhắc, cái mặt chi chít sẹo và đống quần áo rách nát mắc tạm trên hình dạng hơi gù, vật duy nhất có giá trị của cái thây ma còn chuyển động ấy là cái mũi cực nhạy và một trí nhớ tuyệt vời. Mũi là khứu giác, thị giác, vị giác, cảm giác, thậm chí còn là cảm xúc của hắn. Grenouille không chỉ có thể nhận biết, ghi nhớ, phân tách rành rọt từng làn hương mảnh nhất mà còn khao khát sáng tạo ra những hương thơm độc đáo của riêng hắn. Và khao khát ấy đã đưa Grenouille vào một cuộc săn đuổi man rợ chưa từng có: săn đuổi hương thơm của hai mươi lăm trinh nữ…

Nếu như sức hấp dẫn của một cuốn tiểu thuyết trước hết đến từ câu chuyện được kể thì Mùi hương là một cuốn tiểu thuyết có sức lôi cuốn mãnh liệt. Chẳng màng tới những lời tụng ca của The New York Times, Time, Le Figaro, Daily Telegraph…, hay thái độ bất ngờ đến kinh ngạc của các nhà phê bình khắp châu Âu, chỉ cần chính bạn, Mùi hương và hãy để Patrick Suskind mê hoặc bằng câu chuyện kể của riêng mình. Tác phẩm này là một hỗn hợp hoàn hảo được tạo nên từ sự ly kỳ của một cuộc đời tài hoa, quái dị, sự rùng rợn của hàng loạt vụ án mạng bí ẩn, cái ồn ào điên loạn của giống người mê đắm nhục cảm và vẻ thanh khiết hoang dại của con thú cô độc Grenouille.

Ngay cả phức cảm mà Patrick Suskind mang lại cho người đọc cũng là một hỗn hợp hài hoà đến kỳ lạ, được tinh cất và trộn lẫn giữa những cung bậc cảm xúc đối lập. Cùng là một nhân vật Grenouille với hành động săn đuổi cô gái tóc đỏ thứ hai mươi lăm, ngoài tâm trạng hồi hộp thường thấy của bất cứ cuộc săn đuổi nào, người đọc bị ám ảnh bởi cảm giác vừa căm giận ghê tởm, vừa đam mê đến sùng kính hương thơm của người trinh nữ được Grenouille lưu lại mãi mãi. Với một công thức đặc biệt và thứ rượu tinh cất là văn phong lôi cuốn, biểu cảm, hài hước, đầy ắp ngôn từ chỉ mùi và hương cùng những cảm nhận kỳ lạ về thế giới mùi và hương, phù thuỷ Patrick Suskind đã đem lại cho người đọc một tác phẩm văn học độc đáo, một làn hương đậm quyến rũ giữa cõi sống nhàn nhạt này.

N.N.

“Mùi hương” – Bi kịch của những dục vọng điên cuồng

Mùi hương Tác giả: Patrick Suskind Dịch giả: Lê Chu Cầu Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam & Nhà xuất bản Văn học. “Hắn bị bỏ rơi trong đống ruột lẫn máu nhầy nhụa của loài cá tanh tưởi, hắn cất tiếng khóc không thành lời giữa sự nhẫn tâm của người mẹ. Hắn lầm lũi sinh ra, rồi lại lầm lũi lớn lên… Hắn là Grenouille.” “Mùi hương” xoay quanh câu chuyện về Jean-Baptiste Grenouille, một-thiên-tài-đồi-bại. Cuộc đời hắn như một chuỗi dài của sự ám ảnh, cái ám ảnh ma quái lẫn trong sự thành kính đến rợn người. Mẹ Grenouille cố ý dìm chết hắn, dìm chết như đã từng làm với những đứa con khác của ả. Hắn vẫn sống, cái sinh lực ghê gớm trong con người ấy hình như ngay từ lúc sinh ra vốn đã không chịu khuất phục. Hắn sống, và… mẹ hắn chết, chết treo cổ! Cái ngày hắn sinh ra là thời điểm Paris nồng nực, chính là thành phố ấy – thành phố hôi thối nhất của nước Pháp lúc bấy giờ. Một đứa trẻ bị bỏ rơi nấc nghẹn trong rác rưởi… không tình yêu, không tình thương (ngay đến mẹ còn chẳng thừa nhận sự có mặt ấy, thì hắn còn cần ai? Còn ai cần hắn?). Grenouille cứ thế lớn lên giữa cuộc đời, nhục nhằn, lầm lì… Hắn là mầm sống mà cũng là tai họa, hắn là con thú đi hoang giữa cuộc đời. Đói rét không làm cho nó chết giữa đường giữa xó, bệnh tật càng làm hắn dẻo dai và sự mỉa mai khinh bỉ của người đời lại càng tiếp thêm năng lượng để hắn đánh dấu sự có mặt ghê gớm của mình. Hắn vẫn sống với cái mặt chi chít những vết sẹo, lăn lộn kiếm ăn với cái chân cà nhắc, cà nhắc… Đôi chân khập khiễng và cũng chính là hình thù cuộc đời hắn. Cuộc đời vò nát trong đống áo quần nhàu nhĩ, quăng lên một cái lưng hơi gù gù… Hắn và những gì tồn tại được-coi-là-của-hắn, cũng đồng dạng như nhau! Cái thứ duy nhất mà Grenouille được ban cho giữa cuộc đời là một cái mũi cực kỳ nhạy. Nhạy đến nỗi hắn đi qua đâu, ngửi được những gì, hắn đều nhớ, nhớ như in! Mùi – trong tâm trí của hắn như là cái gì đó hữu hình, sờ được, nắn được, nuốt được, và… yêu được. Trí nhớ về mùi hương khiến Grenouille trở thành một thiên tài. Hắn ghi nhớ, tách bạch, rạch ròi những gì ngửi qua, một mảnh đất, một làn gió mang theo hương – có thể là tanh tưởi, cũng có thể là ngọt ngào. Người ta thấy ở cái mũi của Grenouille – cái mũi kì lạ có khả năng đảm nhiệm tất cả các giác quan trên cơ thể người – một thứ gì đó siêu nhiên vô hình. Thế nhưng, bản thân Grenouille – hắn sinh ra đã là đứa trẻ không có mùi. Giá như thớ thịt của hắn nồng lên mùi tanh tởm của cá chết, hay mùi hôi thối của thịt rữa, thì hãy còn là may mắn. Bất hạnh thay, khi hắn lại là một thằng nhỏ kì dị không mùi. Grenouille ôm ấp cái khát khao sáng tạo ra mùi hương, một mùi hương chỉ có thể tạo ra từ bàn tay hắn mà thôi! Cái ao ước nghe có vẻ thanh khiết lại được thực hiện bởi sự man rợ. Man rợ đến nỗi ta chỉ mong cho hắn chết ngạt trong bãi rác từ khi mới lọt lòng. Hắn kiếm tìm, chiếm đoạt và tinh chế mùi hương cho riêng mình – mùi hương đánh đổi bằng cái chết của 25 trinh nữ… Ngấm ngầm một sự mỉa mai và đau đáu, “Mùi hương” dắt ta chứng kiến âm mưu giết người hoàn hảo khủng khiếp của con quái vật đội trong lốt người. Lời giải thích cho hành động thú tính của người đàn ông ấy được lý giải rất giản đơn, hắn cho phép mình cái quyền tước đi mạng sống của người khác. Tước đi để tái tạo ra một thứ theo hắn là có ích. Mùi hương mà Grenouille đã cất công tạo ra là một loại nước hoa. Thứ nước hoa ấy có khả năng khơi dậy tình yêu mãnh liệt và khao khát dục vọng mê đắm ở mỗi con người… Người ta ghê tởm con thú ấy, nhưng không thử một lần quay đầu để nhìn lại cái xã hội. Tại sao không ai thắc mắc bất cứ điều gì về cái thế giới đầy bệnh hoạn, thối rữa và cái mùi tanh tởm thì vẫn quẩn quanh bên mỗi con người? Phải chăng cái tội-ác-tinh-khiết mà Grenouille chưng cất nên cũng thật cần cho cái xã hội hắn đang tồn tại? Grenouille có thể là hiện thân của cái ác – rất ác. Nhưng đứa trẻ không có lấy nổi một mùi hương của riêng mình, phải chăng chính là kết quả khúc xạ méo mó mà cái thế giới biến dạng ấy tạo ra! Jean-Baptiste Grenouille đi tìm mùi hương cho mình, đi tìm một tình yêu mơ hồ và xa lạ trong tiềm thức. Nhân loại ghê tởm hắn, tránh xa hắn, lên án hắn, nhưng rồi chính họ lại mê đắm, khát khao cái thứ nhục dục từ mùi hương mà hắn tạo ra. Mâu thuẫn đẩy lên đến đỉnh điểm khi một con người chạy trốn sự chối bỏ của đồng loại và tự cuồng loạn với sự bi thảm của chính mình. Hắn từ một đứa trẻ bị bỏ cho chết vùi trong máu cá đến món đồ nghề chưng cất hương thơm của 25 trinh nữ. Hắn từ một tên khập khiễng vất vưởng giữa cuộc đời trở thành một Grenouille được vinh danh từ những công trình khoa học. Hắn từ một kẻ không có nổi một mùi hương lại tạo ra hương thơm mê đắm triệu triệu người… Grenouille, hắn vừa là tội phạm, mà đồng thời cũng chính là nạn nhân. Câu chuyện về Jean trong Mùi hương đã được dựng thành phim Với ngôn ngữ miêu tả của một thiên tài, Patrick Suskind – nhà văn người Đức đã khiến người đọc bất ngờ đến phút cuối, bất ngờ trong niềm tuyệt vọng. Nó khiến người ta hình dung ra cái xã hội trong nước Pháp thế kỉ 18. Patrick Suskind miêu tả điêu luyện và sinh động đến mức ta nghe như cái mùi-hôi-thối-của-thời đại nồng nặc đến tận khứu giác. Tác phẩm cuốn hút người đọc bởi cái giọng văn đầy bí ẩn, tinh quái mà cũng quyến rũ lạ thường. “Mùi hương” giống như câu chuyện trữ tình được thổi vào một phép thôi miên-một câu chuyện cổ tích kinh hoàng. “Mùi hương” – sự ra đời của cuốn tiểu thuyết này đã gây kinh ngạc cho tất cả các nhà phê bình. Không chỉ ở châu Âu mà còn trên toàn thế giới, sự hiện diện của “Mùi hương” là sức ám ảnh ma mị đến ngột ngạt, mê đắm mà run rẩy. Patrick Suskind đã đưa người đọc đến với cái thế giới phù phiếm – “vương quốc phù du của hương thơm”. Được đánh giá là hiện tượng văn học ở Đức từ sau Thế chiến thứ hai, “Mùi hương” đã trở thành một danh tác bất tử về một kẻ gây tội ác đồi bại, ngạo nghễ, điên cuồng, quằn quại và đau đớn giữa cõi đời…
http://www.baomoi.com/Mui-huong-Bi-kich-cua-nhung-duc-vong-dien-cuong/c/6080928.epi
Văn học & Điện ảnh Văn học Đức

“Bạn sẽ làm gì khi biết người thân của mình từng gây tội ác?”

“Bạn sẽ làm gì khi biết người thân của mình từng gây tội ác?”

Vừa qua, Đại sứ quán Đức đã tổ chức buổi chiếu phim và thảo luận với tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng – “Người đọc”. GS. Bernhard Schlink ngoài công việc của một luật gia, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó, cuốn tiểu thuyết bán chạy “Người đọc” là nổi tiếng nhất và đã được dịch sang 45 thứ tiếng.

Có thể nói Bernhard Schlink là nhà văn trong giới luật gia và là luật gia trong giới nhà văn. Câu chuyện của ông trong “Người đọc” vừa lãng mạn, rung động, đau đớn, ám ảnh, vừa rất thật, rất đời, thẳng tưng… “như chính cuộc sống”.

“Người đọc” – tác phẩm văn chương và điện ảnh xuất sắc

Khi ra mắt tại Đức, cuốn tiểu thuyết đã nhận được nhiều giải thưởng văn học và là tác phẩm Đức được độc giả quốc tế yêu thích và biết đến nhiều nhất sau “Cái trống thiếc” của nhà văn Gunter Grass.

Sau này, bộ phim “Người đọc” (2008) cũng được đánh giá là tác phẩm điện ảnh xuất sắc, nhận được 5 đề cử tại giải Oscar, trong đó có đề cử ở hạng mục Phim/Đạo diễn/Kịch bản chuyển thể/Quay phim xuất sắc nhất. Nữ diễn viên Kate Winslet vào vai Hanna đã giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.

Nội dung chính của cuốn tiểu thuyết đã được bộ phim phản ánh, xoay quanh mối tình giữa người phụ nữ có tên Hanna Schmitz và cậu thanh niên 15 tuổi – Michael Berg. Michael kém Hanna 21 tuổi.

Cuộc tình của họ xảy đến trong bối cảnh nước Đức năm 1958, một lần Michael trên đường đi học về đã bất ngờ bị cảm và nôn ói bên vệ đường ngay trước cầu thang dẫn lên nhà Hanna.

Hanna đã giúp cậu thanh niên và từ đó hai người bắt đầu một cuộc tình kỳ lạ. Họ liên tục tìm đến nhau trong căn hộ của Hanna, để làm hai việc: đọc sách và làm tình. Cuộc tình ấy bất ngờ kết thúc khi Hanna chuyển nhà mà không hề nhắn lại gì cho Michael.

Thời gian trôi qua, năm 1966, Michael lúc này đã là một sinh viên trường luật. Hoàn cảnh trớ trêu đã để Michael gặp lại Hanna trong một phiên tòa xét xử những người từng gây ra tội ác chiến tranh trong thời kỳ Đức Quốc xã, Hanna là một trong những bị cáo. Tại tòa, Hanna đã nhận tất cả tội lỗi về mình chỉ bởi cô không chịu đối chiếu chữ viết trong một bản báo cáo.

Michael kết nối những ký ức và nhận ra bí mật mà Hanna đã che giấu rất kỹ, đó là cô bị mù chữ. Chính vì sự tự tôn của mình mà Hanna đã buộc phải nhận bản án nặng nhất – tù chung thân – một cách oan ức.

Michael cố lãng quên Hanna, anh lập gia đình nhưng rồi đổ vỡ hôn nhân. Hanna chưa bao giờ ra khỏi tâm trí anh. Nhớ lại tình yêu đối với những cuốn sách của Hanna, Michael bắt đầu gửi băng ghi âm lời đọc những cuốn sách vào tù cho Hanna. Từ đây, Hanna bắt đầu tự học chữ và viết thư cho Michael nhưng không bao giờ nhận được hồi đáp.

Năm 1988, Hanna được ra tù, người ta đã liên lạc với Michael với hy vọng anh sẽ giúp Hanna tái hòa nhập xã hội. Michael đồng ý nhưng trong cuộc gặp với Hanna, anh rất lạnh lùng, xa cách… Bi kịch của Hanna chưa bao giờ đau đớn đến thế…

“Bạn sẽ làm gì khi biết người thân của mình từng gây tội ác?”

Trong cuộc giao lưu cởi mở giữa nhà văn và độc giả, Bernhard Schlink cho biết ông đã xem bộ phim khoảng 7 lần và đánh giá rằng phim rất hay. Schlink không kỳ vọng có thể tìm thấy tất cả năng lượng của cuốn sách trong bộ phim bởi với mỗi tác phẩm văn học, mỗi người có một cách hiểu khác nhau, và ông thích cách hiểu được thể hiện trong bộ phim.

Nhà văn Bernhard Schlink
Nhà văn Bernhard Schlink

Thêm vào đó, văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật khác biệt. Phim nhất định phải đơn giản hơn sách. Trong cuốn sách, Schlink tập trung vào nhân vật Michael nhưng trong phim, nhân vật Hanna nổi trội hơn.

Nhà văn cho biết điều ông quan tâm nhất khi nhận được lời đề nghị chuyển thể tác phẩm lên phim, đó là đạo diễn và diễn viên là ai. Đối với ông, ê-kíp thực hiện bộ phim “Người đọc” là một ê-kíp tuyệt vời. Trong suốt quá trình dàn dựng kịch bản và lựa chọn diễn viên, họ đã thường xuyên liên hệ với ông để Schlink nắm được kế hoạch làm phim.

Đối với Schlink, cảm hứng để ông thực hiện cuốn tiểu thuyết “Người đọc” không thể nào trả lời rõ ràng được. Schlink đã được rất nhiều độc giả hỏi và chưa bao giờ đưa ra được câu trả lời. Đơn giản bởi ông đã có cả câu chuyện trong đầu từ những gì từng chứng kiến trong cuộc sống, trong những phiên tòa xét xử những người như Hanna…

Trong quá trình tiếp xúc với các bị cáo, đã có lần ông gặp một người mà họ nói rằng thà chết chứ không muốn để lộ bí mật mình mù chữ. Những câu chuyện của thế hệ mình, của nghề nghiệp mình đã khiến ông viết nên cuốn tiểu thuyết này.

“Trong thế hệ của chúng tôi, có những người bạn của tôi đã gặp phải những câu chuyện tương tự. Người mà chúng tôi rất yêu quý bỗng một ngày bị đưa ra xét xử và bạn phát hiện ra rằng họ từng phạm tội ác chiến tranh. Đó có thể là ông bà, cha mẹ, là họ hàng thân thích, là người thầy đáng kính của bạn. Vậy bạn sẽ làm gì khi biết người thân của mình từng gây tội ác? Vẫn yêu quý họ hay phải thay đổi cách nhìn và tình cảm dành cho họ?” – nhà văn chia sẻ.

Khi cuốn tiểu thuyết ra mắt, đã có những ý kiến phản đối tác phẩm, chỉ trích nhà văn rằng đã viết lại lịch sử, đã đơn giản hóa tội ác diệt chủng và tìm cách bào chữa cho một thế hệ những người Đức từng phục vụ cho Đức Quốc xã, bằng chứng là nhân vật Hanna được xây dựng với quá nhiều “tính nữ”.

Schlink cho rằng “một kẻ gây ra tội ác chiến tranh có chắc chắn phải luôn luôn là một con quỷ”? Tại sao Hanna lại được xây dựng như thể một con người rất đỗi bình thường, thậm chí còn có đầy nét nhân tính và vẻ đẹp nhục cảm?

Schlink cho rằng những chỉ trích này được đưa ra chỉ bởi người ta đã “hiểu lầm” ông. Hanna chính là hình ảnh biểu trưng cho những ông bà yêu thương con cháu, cho những cha mẹ hết lòng vì gia đình, cho người hàng xóm tốt bụng… Họ có thể là bất cứ ai – những người thân yêu xung quanh “thế hệ thứ hai sinh ra sau chiến tranh”.

Rồi bỗng một ngày, một người thuộc “thế hệ thứ hai sinh ra sau chiến tranh” đó, phát hiện ra rằng người mà anh ta vốn yêu quý và ở rất gần, từng phạm phải những tội ác chiến tranh. Đó chính là điều mà thế hệ của nhà văn Schlink đã phải đối mặt và ông muốn kể lại câu chuyện của thế hệ mình khi quá khứ là một gánh nặng tác động tới mọi thế hệ.

Khi phải đương đầu với những chỉ trích, nhà văn Schlink cho biết ông chỉ quan tâm tới ý kiến của… nhà xuất bản và vợ ông. Vợ ông là người thay ông đọc những bài phê bình và tổng hợp lại những gì bà cho là đúng đắn, nghiêm túc và sáng tạo. Schlink không quan tâm mấy tới những bài viết này bởi vợ ông sẽ sàng lọc để chuyển tới ông những lời nhận định xác đáng.

Bích Ngọc

http://dantri.com.vn/van-hoa/ban-se-lam-gi-khi-biet-nguoi-than-cua-minh-tung-gay-toi-ac-20150912212110144.htm

Film studies Văn học & Điện ảnh Văn học Đức

‘The reader’ – học cách tha thứ để yêu thương

Bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Bernhard Schlink là một trong những câu chuyện tình dị biệt đầy cảm động, gắn với số phận lịch sử của nước Đức.

  • Ra đời năm 1995, tiểu thuyết Người đọc (Der Vorleser) trở thành một hiện tượng chấn động văn đàn Đức khi đề cập đến vấn đề khá nhạy cảm – tội ác của Đức quốc xã trong Thế chiến II. Hình ảnh những trại tập trung một lần nữa được nhắc đến như một bằng chứng cho tội ác không thể chối cãi trong lịch sử nhân loại. Cuốn sách ngay sau đó đã được phổ biến rộng rãi với bảy triệu ấn bản và được dịch ra 38 thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới.
Tình yêu giữa Hanna và Michael đến từ những lần tắm - đọc sách - làm tình.

Tình yêu giữa Hanna và Michael đến từ những lần tắm – đọc sách – làm tình.

13 năm sau, đạo diễn Stephen Daldry cùng hãng Weinstein quyết định đưa cuốn tiểu thuyết này lên màn ảnh rộng trong một dự án khá mạo hiểm. Bộ phim ra mắt đã nhận được không ít phản ứng tranh cãi từ giới phê bình. Gabrielle Burton – một biên kịch nổi tiếng cho rằng, Kate Winslet đã dùng thân thể gợi dục và một vai diễn hay để “lấp liếm đi sự vô đạo đức” của nhân vật Hanna Schmitz. Có ý kiến khác cho rằng bộ phim chỉ nhằm thỏa mãn tình cảm xóa tội của nhiều người Đức dưới chế độ Hitler tàn bạo một thời.

Những tranh cãi đó xoay quanh câu chuyện về cuộc tình giữa Michael Berg – một thanh niên trung học 15 tuổi và Hanna Schmitz – người phụ nữ hơn cậu 21 tuổi trong bối cảnh những năm 1960 tại Đức. Hai người gặp nhau trong một lần Michael trên đường đi học về, gặp mưa và nôn thốc bên vệ đường. Hanna đưa cậu về nhà và từ đó hai người bắt đầu một mối quan hệ kỳ lạ. Họ tìm đến nhau thường xuyên hơn trong ngôi nhà trên căn gác cũ của Hanna để thực hiện một nghi thức gần như cố định: tắm – đọc sách – làm tình.

Quan hệ đó kéo dài không lâu cho đến một ngày kia Hanna đột nhiên biến mất. Phải đến rất nhiều năm sau, Michael mới gặp lại cô nhưng trong một hoàn cảnh trớ trêu. Khi ấy anh đã trở thành một sinh viên trường luật và cô là một bị đơn trong phiên tòa xét xử những tội nhân giết người của cuộc diệt chủng Holocaust. Những bí ẩn đằng sau người phụ nữ anh yêu năm nào dần được hé lộ. Hanna là một đại diện trong bộ máy giết người dưới chế độ Hitler tàn bạo còn sống sót trong khi Michael là một đại diện của thế hệ hôm nay, lớn lên trong thời bình và đang xét lại quá khứ tội lỗi của thế hệ trước.

Cùng một lúc phải đối diện với quá khứ của cá nhân – người phụ nữ nâng đỡ, chở che mình thời niên thiếu và quá khứ của dân tộc – một kẻ sát nhân trong cuộc thảm sát Holocaust, Michael không thể làm gì hơn ngoài việc im lặng, bất lực nhìn Hanna điểm chỉ vào bản án lịch sử dành cho cô. Từ đó, anh không sao thoát khỏi nỗi dằn vặt khi nghĩ về người phụ nữ mình từng yêu và mang ơn ngày ấy.

Trong chùm chủ đề về cuộc tàn sát chủng tộc người Do Thái của Phát xít Đức trong Thế chiến II, có không ít bộ phim đã ghi dấu trong lòng khán giả như Schindler’s List (1993), Life is Beautiful (1997), The Pianist (2002)… Tuy nhiên, nếu như hầu hết các bộ phim trước đó đều chủ yếu tố cáo tội ác của Đức quốc xã thì The reader lại đưa đến cho chúng ta cái nhìn mới. Bộ phim là tiếng nói của những người Đức, đi qua chiến tranh và trở thành tội đồ của những cuộc phán xét trong thời bình.

Cuộc gặp lại định mệnh giữa Michael và Hanna không chỉ là cuộc hội ngộ của hai người yêu nhau sau nhiều năm xa cách mà còn là ẩn dụ cho cuộc “đối mặt” giữa hai thế hệ mang những số phận khác nhau của lịch sử. Michael biết Hanna đã phải nhận hết trách nhiệm về một tội ác không chỉ mình cô gây ra nhưng anh cũng không lên tiếng đứng về phía cô. Thái độ bối rối, xấu hổ của anh phần nào là thái độ mặc cảm với mối tình dị biệt nhiều năm trước nhưng mặt khác cũng là thái độ lẩn tránh, chối bỏ của thế hệ hôm nay về những tội ác mà cha ông mình gây ra.

Một cảnh nóng bỏng trong "The Reader".

Một cảnh nóng bỏng trong “The reader”.

Bộ phim đặt ra những vấn đề lớn lao về mối quan hệ giữa hiện tại và quá khứ, giữa cá nhân và cộng đồng thông qua một câu chuyện tình ngang trái, trải dài qua nhiều thập kỷ của nước Đức. Tuy nhiên, trên tất cả, để lại ấn tượng xúc động nhất trong lòng người xem vẫn là mối tình vượt qua mọi ranh giới về tuổi tác, địa vị xã hội lẫn thời gian của Hanna và Michael.

Họ đến với nhau ban đầu bằng những ham muốn, tò mò về thể xác nhưng ở lại bên nhau bằng tình thương và sự sẻ chia. Hanna đã dạy Michael làm tình như một kỹ năng cơ bản để trưởng thành bằng kinh nghiệm của một người từng trải. Ngược lại, Michael mang tới những quyển sách, những câu chuyện và lấp đầy thế giới tâm hồn luôn khao khát nhưng bấy lâu thiếu vắng của Hanna.

Đến sau này, khi biết được bí mật của Hanna, Michael vẫn không quên niềm say mê những cuốn sách của cô và vẫn tiếp tục kiên nhẫn đọc lại từng câu chuyện cũ, thu âm lại rồi gửi cho cô trong tù. Nỗi tuyệt vọng trong những năm héo hon cuối đời của Hanna dường như được tiếp sức trở lại bởi những cuốn băng chất đầy kỷ niệm ấy. Cô đã làm được một điều phi thường nhưng dường như tất cả đều trở nên quá muộn vào phút chót của cuộc đời.

Những bức thư với những nét chữ run rẩy đầu tiên của Hanna gửi tới Michael không được đáp lại. Michael cho đến cuối đời vẫn không đủ dũng cảm đón nhận người phụ nữ năm xưa dù anh không khi nào thôi ám ảnh và mang ơn bà. Hanna cũng tự thấy mình không đủ dũng cảm trở về với cộng đồng từng kết tội mình.

Câu chuyện tình dị biệt ấy không thể buồn đến thế, cuộc đời của người phụ nữ bất hạnh ấy không thể xót xa đến thế nếu không nhờ diễn xuất xuất sắc của Kate Winslet. Vốn gây được cảm tình với khán giả trong hình ảnh cô tiểu thư quý tộc xinh đẹp từ Titanic đến Finding Neverland, vai diễn này ghi dấu một sự phá cách đầy táo bạo của “bông hồng nước Anh”. Không chỉ hoá thân trong hình ảnh một người phụ nữ lấm lem, giản dị của đời thường, Kate Winslet còn khiến khán giả ngỡ ngàng với những cảnh khỏa thân đầy táo bạo khi làm tình trong phim.

Vai diễn Hanna đem lại cho Kate Winslet tượng vàng Oscar đầu tiên dành cho "Nữ diễn viên chính xuất sắc" vào năm 2009.

Vai diễn Hanna đem lại cho Kate Winslet tượng vàng Oscar đầu tiên dành cho “Nữ diễn viên chính xuất sắc” vào năm 2009.

Một trong những cảnh quay xúc động nhất là cuộc gặp lại cuối cùng của Michael và Hanna trong tù để chuẩn bị cho cuộc trở về. Tất cả mong chờ, háo hức lẫn hy vọng đã ánh lên rồi nhanh chóng vụt tắt trong ánh mắt mờ đục, héo mòn của Hanna. Sự lạnh lùng, hờ hững như một người thân lãnh trách nhiệm đón người nhà ra tù của Michael sau bao nhiêu năm trời chính là bản án tử hình nghiệt ngã nhất dành cho Hanna. Bà hiểu hơn ai hết rằng không có nơi nào để trở về ở ngoài kia.

Đây cũng là vai diễn mang về cho Kate Winslet một tượng vàng Oscar. Vẻ đẹp đầy nhục cảm của Rose năm nào một lần nữa làm khán giả choáng ngợp dù khi ấy cô đã ngoài 30 tuổi. Cũng chính vì những cảnh quay nóng bỏng, nhạy cảm đó mà bộ phim phải lùi lịch phát hành tới sau ngày sinh nhật lần thứ 18 của David Kross (thủ vai Michael hồi trẻ) để tránh phiền phức khi kiểm duyệt.

Với lối kể chuyện tiết chế, kết cấu dựng đan xen hiện tại và quá khứ uyển chuyển, nhịp nhàng, Stephen Daldry đã cho kiệt tác của văn học Đức thêm một đời sống nữa trên phim. Hơn cả một câu chuyện tình buồn và tuyệt vọng, The reader sống trong lòng khán giả đến ngày hôm nay còn nhờ những thông điệp đầy nhân văn về số phận của mỗi cá nhân trước lịch sử cũng như trong cộng đồng mà nó đề cập đến.

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/phim/diem-phim/the-reader-hoc-cach-tha-thu-de-yeu-thuong-2921667.html

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/phim/diem-phim/the-reader-hoc-cach-tha-thu-de-yeu-thuong-2921667.html

Văn học & Điện ảnh Văn học Đức

“Người đọc” trong mỗi người đọc

24/09/2015 09:02 GMT+7

TTCT- Không phải ngày nào cũng có dịp tiếp cận một cây bút bestseller tầm thế giới, lại còn là người mình được hân hạnh chuyển ngữ, và người mở cõi lòng hăm hở cho mình đi vào nghiệp dịch văn học. Chừng ấy gánh nặng tâm lý khiến tôi đi bên ông bốn hôm liền mà ít khi dám hỏi thẳng nhà văn Bernhard Schlink – tác giả cuốn Người đọc (The reader) – những câu chứa chất trong lòng.

Nhà văn Bernhard Schlink -Lê Quang
Nhà văn Bernhard Schlink -Lê Quang

May thay, dưới lớp vỏ thoạt tiên hơi kỹ tính và khó gần của một giáo sư luật, ông là người vô cùng ấm áp và thoải mái.

Ông cho phép tôi thú thật là không thích bộ phim cùng tên.

– Stephen Daldry là một đạo diễn điện ảnh và sân khấu với nhiều giải lớn và được đề cử giải Oscar. Tôi gửi gắm tác phẩm của mình vào tay ông và biết rằng nó sẽ có một cuộc sống mới mà chính tôi không được phép can thiệp nữa.

Nếu anh không thích bộ phim có lẽ vì anh mong đợi nó phản ánh hoàn toàn kịch bản văn học, nhưng đó lại là điều không mấy khi xảy ra, vì thông thường phim chỉ khai thác vài khía cạnh nào đó của sách, nhiều hơn nữa cũng không thể gói gọn trong 90-120 phút. Tôi viết Người đọc để xây dựng hình tượng cậu bé Michael Berg, trong phim thì cậu ta đôi khi mờ nhạt bên cạnh Hanna Schmitz, đó cũng là chủ ý của Stephen Daldry, hoàn toàn có lý do.

Tôi tin có thể đến lúc nào đó chỉ còn viết văn, nhưng luật học là một món hời lớn trong đời tôi. Sáng tác văn học giống làm thẩm phán ở định hướng đi tìm giải pháp và quyết định, nhưng lại khác vì văn là mổ xẻ và soi rọi, là thể hiện chủ đề và gợi ý trải nghiệm cho người đọc

Nhà văn Bernhard Schlink

Hôm qua chúng ta cùng xem phim, sau đó một khán giả đã hỏi ông đại ý rất khó chấp nhận một tội phạm chiến tranh (Hanna Schmitz) lại do khuôn mặt khả ái (Kate Winslet) thể hiện.

– Không hiếm người nghĩ thế, và tôi lội ngược dòng với Người đọc: ta phải sống với thực tế là không phải đơn giản chỉ những người có bộ mặt ác quỷ mới làm điều ác quỷ. Cuộc sống đa tầng hơn thế.

Còn gọi Kate Winslet là khả ái thì quá phiến diện. Tôi thấy cô ấy vào vai rất đạt, thể hiện mọi giai tầng cảm xúc một cách gần đúng như hình ảnh Hanna Schmitz trong đầu tôi – thô bạo và yếu đuối, gợi cảm và cứng đầu, dũng mãnh và hèn hạ. David Kross và Ralph Fiennes (Michael Berg ở hai thời đoạn) đều là các diễn viên tuyệt vời.

Ông ưa lội ngược dòng, vì ông cần tư duy bay bổng để sáng tác, song lại là một nhà nghiên cứu và giảng dạy triết lý trong luật hiến pháp và luật xã hội?

– Có lẽ đó lại là lợi thế của tôi. Tôi ưa tư duy và ưa tư duy về các chủ đề luật cũng như trong cấu trúc của luật học. Bình thường tôi vẫn dạy luật, viết tiểu luận và giám định. Tôi tin có thể đến lúc nào đó chỉ còn viết văn, nhưng luật học là một món hời lớn trong đời tôi.

Sáng tác văn học giống làm thẩm phán ở định hướng đi tìm giải pháp và quyết định, nhưng lại khác vì văn là mổ xẻ và soi rọi, là thể hiện chủ đề và gợi ý trải nghiệm cho người đọc.

Ông có thể tiết lộ cảm xúc làm cha đẻ tác phẩm tiếng Đức đầu tiên và duy nhất đứng số 1 trong danh sách bán chạy của The New York Times?

– Thành công đó đến một cách đột ngột vì tôi thậm chí còn không mong được nhà xuất bản chấp nhận bản thảo. Trước đó tôi chỉ viết sách trinh thám với mức thành công nhất định, và nếu Người đọc có nhiều độc giả yêu mến như truyện trinh thám thì tôi đã thỏa mãn lắm rồi.

Patrick Sueskind phải trốn đi ở ẩn sau thành công với Mùi hương, còn cuộc đời tôi đơn giản không bị xáo trộn mà còn được mở mang thêm bởi Người đọcqua những cuộc giao lưu với độc giả, hiệu sách, nghệ sĩ, diễn viên…

Tôi được nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey mời đến đàm đạo, ở thời điểm đó Người đọc đã bán được khoảng 130.000 bản. Sau buổi tối trên tivi, nó trở thành “Sách của tháng” và con số bán ra vọt lên ngót 1 triệu trong vòng bốn tuần.

Nhưng tôi đã quá cái tuổi để nhảy cẫng lên vì vui mừng. Tôi đã có một vị thế xã hội nhất định, tôi ưa nghề luật gia và tôi cứ thế viết tiếp mà không cần trăn trở để tác phẩm sau phải hơn tác phẩm trước. Được cầm bút là hạnh phúc, tôi còn đòi hỏi gì hơn…

Xin lỗi phải ngắt lời ông. Trong làng truyền thông, được Oprah Winfrey mời cũng gần như con chiên Kitô giáo được yết kiến Giáo hoàng. Ông có khó khăn gì khi phải đối đầu với các nhà văn và nhà phê bình nặng ký tối hôm đó?

– Vậy là anh không biết gì về truyền hình Mỹ. Ở mỗi show, Oprah Winfrey chọn ra năm người trong hàng ngàn đơn gửi đến, đa số là phụ nữ, lực lượng khán giả chủ yếu của bà ấy. Đó là những độc giả rất bình thường, nhưng buổi tối ngồi bên Oprah Winfrey là đỉnh điểm trong đời họ, nhiều người không cầm được nước mắt.

Bốn phụ nữ và một đàn ông từ các thành phần khác nhau trong xã hội: một nhân viên bàn giấy gốc Phi, một luật sư Do Thái, một bà nội trợ…

Tôi lại phải hỏi lần nữa cho chắc: không có người “trong nghề”?

– Đúng thế, một cuộc tranh luận nghèo tính văn chương, cũng ít mang màu trí thức, tuy nhiên rất nghiêm túc. Người đọc bắt đầu với cuộc tình giữa một cậu bé 15 tuổi và cô soát vé tàu điện 36 tuổi, người Mỹ lập tức liên tưởng đến tình dục phi pháp.

Hôm đó chúng tôi bàn luận xem đó là lạm dụng tình dục hay lạm dụng cảm xúc, và liệu quan hệ đó có phải là tình yêu đích thực hay chỉ để thỏa mãn nhục dục, và xã hội có nên đề ra tiêu chí cụ thể cho tình yêu “bình thường” hay “lành mạnh”? Từ đó dẫn đến việc nên đồng cảm hay lên án Hanna Schmitz, không chỉ trên giường, mà còn ở vị trí một cựu quản tù đã gián tiếp gây ra cái chết cho nhiều người.

Như tôi nhận định, đây là một cuộc tranh luận đặc trưng Mỹ, họ chỉ lấy tác phẩm làm xuất phát điểm để nói về một đề tài được xã hội quan tâm. Trong một buổi giới thiệu sách khác ở Mỹ, người ta còn đưa đến một cô giáo người Oregon từng bị tù vì ngủ với học sinh.

Bìa sách Người đọc
Bìa sách Người đọc

Người đọc chưa bao giờ ngừng gây tranh cãi từ khi ra đời, thậm chí nhiều nhà hoạt động xã hội đòi truất giải Oscar của Kate Winslet, chính ông cũng cho rằng bị một số nhà phê bình hiểu nhầm.

– Có lẽ vì lịch sử của nước Đức rất đặc biệt, và chủ đề “khắc phục dĩ vãng” ở mỗi nước được nắm bắt khác nhau. Một số học giả Do Thái cho rằng tôi phong thánh cho Hanna Schmitz, nhiều nhà văn lại ca tụng công năng tẩy trần của văn chương, trong khi số khác chờ đợi tôi nghiệt ngã hơn nữa khi nói về “trách nhiệm” – chả là Hanna Schmitz hỏi ngược thẩm phán “Ở địa vị tôi thì ông sẽ làm gì?”.

Hôm qua có một bạn Việt Nam hỏi tôi trong buổi giao lưu vì sao lại để nhân vật chính tự sát. Trời đất ơi, lúc bắt đầu đặt bút, tôi còn không rõ mọi nhân vật của tôi sẽ tiến triển ra sao! Mọi tuyến hành động tự nó đi theo một logic và Hanna Schmitz phải chết là đúng.

Vấn đề mà tôi nhận ra trong các bài phê phán là: tại sao ít ai quan tâm đến sự việc có hậu quả bi thảm là bà cựu quản tù ấy không dám nhận là mù chữ, cho dù có triển vọng được giảm tội?

Tại sao sinh viên luật Michael Berg mơ hồ nhận ra điều đó và thậm chí đến gõ cửa thẩm phán nhưng rồi cũng không nói ra lời; phải chăng chúng ta hèn nhát không dám đương đầu với tội ác của tiền nhân mà nhắm mắt lại để tự an ủi là ai làm nấy chịu, để kết cục không khắc phục được dĩ vãng nhiều phần đen tối?

Cho phép tôi rời khỏi tác phẩm. Mấy chục năm nay bay đi bay lại giữa Berlin và New York giảng bài, ông có thấy khác biệt giữa sinh viên Mỹ và Đức?

– Họ ít khác nhau về cách tiếp cận nội dung, mà trong cách hành xử xã hội. Văn hóa học và dạy ở phổ thông Mỹ là văn hóa thúc đẩy và động viên, còn học sinh Đức bị áp đặt mạnh hơn. Khi tôi giảng bài, sinh viên Mỹ bộc phát và vô tư hơn, dĩ nhiên họ cũng nói những điều vớ vẩn nhưng họ hăng hái tranh luận làm cho buổi giảng đơn giản hơn.

Có thể vì sinh viên Mỹ phải trả học phí cao nên họ đòi hỏi nhiều hơn, còn sinh viên Đức phải bị kích hoạt tử tế thì mới giơ tay phát biểu.

Còn về giáo trình?

– Từ ngót 30 năm nay ở Mỹ có môn mà người Đức bây giờ mới bắt đầu: Luật và văn chương. Một số sinh viên ngại cày xới ý tưởng triết học trong luật học của Hegel hay Kant, và họ có thể chọn con đường đỡ gập ghềnh hơn qua tác phẩm của Bertolt Brecht (Vòng phấn Kavkaz), Heinrich von Kleist (Michael Kohlhaas) hay Herman Melville (Billy Budd)… mà trong đó các vấn đề triết học trong luật học được văn chương hóa.

Ông có một ngôi nhà nhỏ ở Massachusetts, ông có định…

– … di cư qua đó? Không! Tôi thậm chí không xin thẻ xanh. Ở Mỹ không có tiếng chuông nhà thờ, không có chim két hót líu lo. Và thiên nhiên không thuộc về mình, vì cái gì cũng nằm trong sở hữu tư nhân hết.

Muốn đi dã ngoại thì phải đến vườn quốc gia hay công viên, vào đó cũng không có các hội tự nguyện chăm sóc nâng niu như ở Đức mà được cai quản bởi một nhà nước ít quỹ xã hội. Từ khi hay qua đó tôi mới biết quý trọng niềm vui nho nhỏ ở Đức – cứ thế đỗ xe và vào rừng dạo chơi. Và dĩ nhiên tiếng mẹ đẻ là sợi dây cột tôi với quê hương.

Các đồng nghiệp Mỹ khen tiếng Anh của ông lắm mà?

– Tôi vẫn xuất bản sách chuyên môn bằng tiếng Anh, nhưng sau một thời gian tôi cảm thấy giới hạn tiếng Anh của mình nó đau đớn một cách vật lý. Những trò đùa, cách nói mỉa, chơi chữ… chỉ thành công như may rủi.

Học tiếng Anh không khó, thông thạo tiếng Anh một cách hoàn hảo thì… Có lẽ đó là một trong những ngôn ngữ khó nhất vì vốn từ quá rộng và liên tục biến động. Một người bạn là phiên dịch rất giỏi xác nhận điều mà các đồng nghiệp của cô nhất trí: người nước ngoài có thể học tiếng Pháp đến mức thấu đáo, tiếng Anh thì không.

Sau buổi giao lưu tối qua, ông có nói là ông rất ngạc nhiên và phấn khích về mức lan tỏa của tác phẩm Người đọc ở một đất nước xa xôi như Việt Nam, khi hàng trăm người muốn xin chữ ký của ông…

– Tôi cảm ơn sự thịnh tình đó, nhưng phải nói là người ta chen vào lấy chữ ký như đi xe máy ngoài phố vậy (cười lớn).

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi rất cởi mở. ■

Giáo sư Bernhard Schlink sang Việt Nam trong khuôn khổ Đối thoại nhà nước pháp quyền được tiến hành từ nhiều năm nay giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Đức. Trong bốn ngày ở Hà Nội, ông tham gia tọa đàm và giảng bài tại Học viện Chính trị Hồ Chí Minh và ĐH Luật Hà Nội về Tòa án hiến pháp Đức, bảo đảm quyền con người và quyền công dân, các thiết chế kiểm tra giám sát bộ máy hành chính.
LÊ QUANG
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20150924/nguoi-doc-trong-moi-nguoi-doc/970737.html

60 phút cùng “cha đẻ” của ‘Người đọc’

 
Nhà văn Bernhard Schlink (bên trái) trong buổi giao lưu cùng độc giả Hà Nội.
Trong quá khứ, giáo sư Luật Bernhard Schlink từng nhiều lần đến Việt Nam để giảng dạy. Nhưng phải đến buổi giao lưu tại Hà Nội vừa qua, độc giả Việt Nam mới có cơ hội được trao đổi với ông về tác phẩm kinh điển – tiểu thuyết Người Đọc (The Reader).

Ra đời năm 1995, tác phẩm của nhà văn Bernhard Schlink đã nhanh chóng gây chấn động văn đàn Đức khi đề cập vấn đề rất nhạy cảm là sự tha thứ của thế hệ trẻ nước Đức cho tội ác mà những người thuộc Đức quốc xã đã gây ra trong Thế chiến II.

75% giống Michael Berg

Người đọc kể về cuộc tình giữa Michael Berg – một cậu học sinh 15 tuổi và Hanna Schmitz – người phụ nữ ngoài 30 tuổi trong bối cảnh nước Đức những năm 1960. Hàng ngày, Michael đến nhà người tình để đọc sách cho cô nghe (Hanna không biết chữ) và ngủ lại đó. Mối quan hệ bí mật này kéo dài không lâu khi Hanna đột nhiên biến mất.

Nhiều năm sau, Michael mới gặp lại Hanna. Khi ấy anh đã trở thành một sinh viên trường luật còn cô là một trong những bị cáo trong phiên tòa xét xử những tội ác diệt chủng Holocaust. Cùng một lúc, Michael phải đối diện với hình ảnh của người phụ nữ mình yêu và hình ảnh của một kẻ sát nhân. Anh lặng nhìn Hanna chấp nhận bản án tù chung thân và không sao thoát khỏi nỗi dằn vặt khi nghĩ về việc tha thứ cho cô…

Trong buổi giao lưu với độc giả Việt Nam, nhà văn Bernhard Schlink tiết lộ, ông thấy mình giống nhân vật nam chính Michael Berg đến 75%. Ông là người thuộc thế hệ thứ hai lớn lên sau chiến tranh. Nhà văn người Đức và bạn bè đồng trang lứa ý thức rõ rằng lớp người đi trước đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Là sinh viên ngành Luật, ông Schlink đã từng được giảng viên đưa đến các phiên tòa xét xử những người có dính líu đến tội ác của Đức quốc xã. Chính những yếu tố ấy đã dần tích lũy trong nhà văn này để tạo một tác phẩm để đời.

“Tôi luôn bị dày vò bởi câu hỏi, liệu ta có thể yêu thương và tha thứ cho những người đã từng phạm tội ác? Nếu họ là cha mẹ, là anh chị, là người mình yêu thì mọi chuyện sẽ như thế nào?”, ông nói.

Việc tạo nên nhân vật Hanna có tâm hồn đẹp cũng khiến cho “đứa con tinh thần” của ông gặp trắc trở trong những ngày đầu ra mắt. Vào thời điểm ấy, các nhà phê bình văn học thường hiểu lầm rằng Schlink đã cố tình “tô hồng” để mọi người có thiện cảm với nhân vật nữ chính. Họ cho rằng kẻ phạm ác tội diệt chủng như thế phải là một con quái vật thay vì có những cảm xúc rất con người đến như vậy.

Nói về những áp lực khi Người đọc mới ra đời, Bernhard Schlink hóm hỉnh chia sẻ rằng, ông đã bỏ ngoài tai tất cả những lời chỉ trích, trừ nhận xét của… vợ ông.

Sự lựa chọn hoàn hảo

Vốn đam mê môn nghệ thuật thứ bảy, ngay sau khi hoàn thành Người đọc, Schlink đã nghĩ đến chuyện đưa tác phẩm lên màn ảnh rộng. Trong lần đầu gặp đạo diễn Stephen Daldry để trao đổi về kịch bản, ông Schlink đã cảm thấy rất hài lòng để giao phó tác phẩm cho đạo diễn này, dù cho nhiều chi tiết trong tiểu thuyết đã bị cắt bỏ và thay đổi.

Vậy là 13 năm sau khi ra mắt, Người đọc một lần nữa trở thành tâm điểm của những người yêu nghệ thuật trên thế giới khi được đạo diễn Stephen Daldry chuyển thể thành phim. Không chỉ thành công về mặt doanh thu với gần 109 triệu USD, bộ phim còn được nhận năm đề cử giải Oscar. Trong đó, diễn viên Kate Winslet đã giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn Hanna Schmitz.

Buổi chiếu phim vừa qua tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội là lần thứ bảy mà ông Schlink theo dõi tác phẩm điện ảnh này. Dù vậy, khả năng diễn xuất của Kate Winslet vẫn khiến cho ông rất cảm động.

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng một cô đào người Anh như Kate Winslet không thể hiện được chính xác hình ảnh của một sĩ quan Đức quốc xã. Thêm vào đó, vẻ đẹp của cô vô tình khiến cho người xem có thiện cảm với nhân vật…

Nói về điều này, “cha đẻ” của Người đọc khẳng định nữ minh tinh này là sự lựa chọn hoàn hảo. Điều mà ông Schlink thích nhất ở Kate Winslet không phải là nhan sắc của cô mà chính là gương mặt thể hiện được rất nhiều sắc thái tâm trạng, từ giận dữ, độc ác cho đến dịu dàng, ngây thơ.

“Việc người Anh hay người Đức đóng vai này đều không ảnh hưởng đến nhân vật. Điều quan trọng là cách mà diễn viên thể hiện. Tôi cho rằng chỉ có Kate mới có thể truyền tải được hình ảnh Hanna chính xác nhất như tôi đã mô tả”, ông Schlink chia sẻ.

Hoàng Quân

http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/VanHoa-XaHoi/2015/9/74D0E009D6A10260/

Film studies Literature Văn học Đức

The Reader (2008 film) by Stephen Daldry

https://www.youtube.com/watch?v=ErpSxX6n3hw

The Reader (2008 film)

From Wikipedia, the free encyclopedia
The Reader
Reader ver2.jpg

Theatrical release poster
Directed by Stephen Daldry
Produced by Anthony Minghella
Sydney Pollack
Donna Gigliotti
Redmond Morris
Screenplay by David Hare
Based on The Reader
by Bernhard Schlink
Starring Kate Winslet
Ralph Fiennes
David Kross
Lena Olin
Bruno Ganz
Music by Nico Muhly
Cinematography Chris Menges
Roger Deakins
Edited by Claire Simpson
Production
company
Mirage Enterprises
Neunte Babelsberg Film GmbH
Distributed by The Weinstein Company(US)
Senator Film (Germany)
Release dates
  • December 12, 2008(US: Limited)
  • February 6, 2009 (Berlin)
  • February 26, 2009(Germany)
Running time
124 minutes
Country United States
Germany
Language English
German
Greek
Latin
Budget $32 million
Box office $108,901,967

The Reader is a 2008 German-American romantic drama film based on the 1995 German novel of the same name by Bernhard Schlink. The film was written by David Hare and directed by Stephen Daldry. Ralph Fiennes and Kate Winslet star along with the young actor David Kross. It was the last film for producers Anthony Minghella and Sydney Pollack, both of whom had died before it was released. Production began in Germany in September 2007, and the film opened in limited release on December 10, 2008.

It tells the story of Michael Berg, a German lawyer who as a mid-teenager in 1958 had an affair with an older woman, Hanna Schmitz, who then disappeared only to resurface years later as one of the defendants in a war crimes trial stemming from her actions as a guard at a Nazi concentration camp. Michael realizes that Hanna is keeping a personal secret she believes is worse than her Nazi past – a secret which, if revealed, could help her at the trial.

Winslet and Kross, who plays the young Michael, received much praise for their performances; Winslet won a number of awards for her role, including the Academy Award for Best Actress. The film itself was nominated for several other major awards, including the Academy Award for Best Picture.