Browsing Category

Âm dương gia

Âm dương gia

ĐOÁN TÍNH CÁCH VÀ NGŨ HÀNH CỦA BẠN QUA NĂM SINH

3510155_1 817e1853153d1981a14bb3d82401d21e 1172a8195e0.jpg 1172a81a1b5.jpg images 20107301627[Luận vận mệnh] Đoán tính cách và xác định ngũ hành của bạn bằng phương pháp mệnh quái (căn cứ vào năm sinh của bạn), là cách xác định ngũ hành được người xưa áp dụng để tính toán cho việc bổ cứu phong thủy hoặc mệnh lý mà không dùng hệ thống ngũ hành nạp âm mà mọi người thường hay nói đến như Sa Trung Kim, Đại Hải Thủy, …. Sau khi đọc xong các bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên vì trước đến nay bạn vẫn thường nghĩ mình là mệnh …kim, hoặc …thủy, hoặc ….mộc, hoặc …hỏa, hoặc ….thổ, bạn đừng lo lắng nhé!

Bài nên tham khảo:

Mệnh quái là phương pháp xác định mệnh của Nam và Nữ theo năm sinh tây lịch (dương lịch), căn cứ quan trọng các bạn cần lưu ý đó là mốc ngày Lập Xuân hàng năm tức ngày 04/02/năm:

  • Nếu bạn sinh trước ngày Lập Xuân 04-02-Năm… ( như ngày 03-02-Năm…) thì năm sinh của bạn được tính là năm trước đó (ví dụ 04-02-2014 là ngày lập xuân, mà bạn sinh ngày 03-02-2014 thì năm sinh tính mệnh quái của bạn là năm 2013)
  • Nếu bạn sinh sau ngày Lập Xuân 04-02-Năm… (như ngày 05-02-Năm…) thì năm sinh của bạn được tính là năm đó. (ví dụ bạn sinh ngày 05-02-2014, vậy bạn sinh sau ngày Lập Xuân (04-02-năm) vì thế năm tính mệnh quái của bạn là năm 2014, các bạn cứ thế suy ra.

Trong bài viết này chúng tôi đã tính sẵn và phân loại phía dưới cho mệnh Nam và Nữ từ 1920 – 2014. Còn việc của bạn là xác định xem bạn sinh trước hay sau ngày 04-02-năm nào đó, để xác định năm tuổi (mệnh quái) cho chính xác. Bạn sẽ nhận thấy điều thú vị mà mình chưa hề biết tại đây. Các bạn có thể xem thêm bài viết: Đoán tính cách và phương vị qua mệnh quái

 

Tính cách và ngũ hành của bạn.

Người hành Thuỷ (Quái Khảm 1):

Những người sinh các năm thuộc Quẻ Khảm (hành thủy) là:

  1. Nam: 1927 ; 1936 ; 1945 ; 1954 ; 1963 ; 1972 ; 1981 ; 1990 ; 1991 ; 2008 ;…
  2. Nữ: 1923 ; 1932 ; 1941 ; 1950 ; 1959 ; 1968 ; 1977 ; 1986 ; 1995 ; 2004 ; 2013 ;…

Thuộc quái Khảm, hành Thuỷ dễ tính, dễ thích ứng. Mặc dù bề ngoài người hành Thuỷ có vẻ trầm lặng và bình tĩnh, nhưng thực ra bên trong họ thường bất an. Giống như dòng sông đưa con thuyền từ nơi này đến nơi khác, người hành Thuỷ thích du hành, chu du đây đó. Họ kết bạn và giao tiếp tốt, điều này giúp họ trở thành nhà  ngoại giao và lãnh đạo sắc sảo. Dù trong gia đình hay công việc, người hành Thuỷ đều có khả năng dàn xếp tuyệt vời. Họ có thể vượt qua những thác nước trắng xoá và dòng nước mạnh. Tất nhiên, những chuyến đi sóng yên biển lặng luôn hay hơn! Nói chung, người hành Thuỷ hấp dẫn, dũng cảm, kiên trì, tự tin và không hẹp hòi. Giống như độ sâu của đại dương, người hành Thuỷ là nhà tư tưởng sâu sắc. Nhưng lặn quá sâu có thể gây buồn rầu, chán nản.

 

Người hành Thổ (Quái Khôn 2):

Những người sinh các năm thuộc Quẻ Khôn (hành Thổ):

  1. Nam: 1923 ; 1926 ; 1932 ; 1935 ; 1941 ; 1944 ; 1950 ; 1953 ; 1959 ; 1962 ; 1968 ; 1971 ; 1977 ; 1980 ; 1986 ; 1989 ; 1995 ; 1998 ; 2004 ; 2007 ; 2013 ;
  2. Nữ: 1924 ; 1933 ; 1942 ; 1951 ; 1960 ; 1969 ; 1978 ; 1987 ; 1966 ; 2005 ; 2014 ;

Thuộc quái Khôn, hành Thổ nói chung là người theo chủ nghĩa truyền thống. Họ thường bình tĩnh, bảo thủ và suy tính kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Người hành Thổ là người trung thành nhất trong số các hành. Họ luôn quên mình và đặt nhu cầu của người khác lên trước bản thân. Có hai kiểu người thuộc hành Thổ: “đất mềm” chẳng hạn như đất trồng trọt, và “đất cứng” chẳng hạn như núi đá. Người có quái Khôn thuộc nhóm “đất cứng” kiên định và tin vào thành ngữ: “Khi tôi muốn có ý kiến của bạn, tôi sẽ đưa nó cho bạn.”. Giống như ngọn núi, không thể lay chuyển họ. Tính ương ngạnh là nhược điểm lớn nhất của họ. Người thuộc nhóm “đất cứng” cần hiểu rõ rằng, phương pháp của họ không phải là phương pháp duy nhất hay tốt nhất. Người thuộc nhóm “đất cứng” có thể là người bạn tốt nhất hoặc là kẻ thù lớn nhất của bạn.

 

Người hành Mộc (Quái Chấn 3):

Những người sinh các năm thuộc Quẻ Chấn (hành Mộc):

  1. Nam: 1925 ; 1934 ; 1943 ; 1952 ; 1961 ; 1970 ; 1979 ; 1988 ; 1997 ; 2006 ;
  2. Nữ: 1925; 1934 ; 1943 ; 1952 ; 1961 ; 1970 ; 1979 ; 1988 ; 1997 ; 2006 ;

Thuộc quái Chấn, hành Mộc là “gỗ cứng” kiên quyết, can đảm và kiên trì. Một thế hệ mới được sinh ra trong quái Chấn, kiểu đầu tiên trong hai kiểu người hành Mộc. Người thuộc quái Chấn mạnh mẽ và kiên quyết. Cởi mở và tự tin, họ sống thoải mái, hoàn toàn theo ý thích. Giống như tiếng sấm báo hiệu mùa xuân đến, người quái Chấn thích người khác biết rằng mình là người có thế lực phải đến hỏi ý kiến và lắng nghe. Giống như cây sồi (gỗ cứng), họ vượt hẳn những người khác. Tuy một số người cảm thấy bị họ áp đảo, nhưng những người khác lại cảm thấy được che chở. Và giống như cành cây, người quái Chấn có nhiều sở thích và bạn bè. Họ dễ buồn chán, điều này khiến họ thay đổi nhiều nghề trong cuộc đời. Nói chung, người quái Chấn bốc đồng và ương ngạnh. Nhưng học rất có khiếu hài hước.

 

Người hành Mộc (Quái Tốn 4):

Những người sinh các năm thuộc Quẻ Tốn (hành Mộc):

  1. Nam: 1924 ; 1933 ; 1942 ; 1951 ; 1960 ; 1969 ; 1978 ; 1987 ; 1996 ; 2005 ; 2014 ;
  2. Nữ: 1926 ; 1935 ; 1944 ; 1953 ; 1962 ; 1971 ; 1980 ; 1989 ; 1998 ; 2007 ;

Thuộc quái Tốn, hành Mộc, linh hoạt hơn nhiều so với người hành Mộc quái Chấn. Trong khi người thuộc “gỗ cứng” giống như cây sồi, thì người quái Tốn thuộc nhóm “gỗ mềm” giống như loại cây thân thảo. Mảnh mai và mềm mại, cây uốn cong, xào xạc trong gió. Người thuộc nhóm “gỗ cứng” sôi nổi và bốc đồng, nhưng ngược lại người thuộc nhóm “gỗ mềm” thờ ơ và do dự hơn. Theo bản năng, người thuộc nhóm “gỗ mềm” biết khi nào nên tiến và khi nào nên thoái. Họ lạc quan một cách thận trọng và rất cẩn thận trong cách thể hiện mình. Lãng mạn và dễ gần, người quái Tốn giao tiếp tốt, họ ham thích học thuật và luôn cố gắng học hỏi những điều mới. Giống như người thuộc nhóm “gỗ cứng”, người thuộc nhóm “gỗ mềm” có sở thích phong phú và nhiều nhóm bạn khác nhau. Họ thích tự lập và vì thế, có thể trở thành doanh nhân giỏi. Về mặt bất lợi, người quái Tốn dễ xúc động và tính khí thất thường. Do tính linh hoạt của họ, người quái Tốn thường thay đổi các qui tắc để thích hợp với nhu cầu của mình.

 

Người hành Kim (Quái Càn 6):
Những người sinh các năm thuộc Quẻ Càn (hành Kim):

  1. Nam: 1922 ; 1931 ; 1940 ; 1949 ; 1958 ; 1967 ; 1976 ; 1985 ; 1994 ; 2003 ; 2012 ;
  2. Nữ: 1928 ; 1937 ; 1946 ; 1955 ; 1964 ; 1973 ; 1982 ; 1991 ; 2000 ; 2009 ;

Thuộc quái Càn, hành Kim có vẻ cứng rắn như sắt, nhưng rất bình tĩnh. Giống như vị tổng tư lệnh quân đội, người có quái Càn sẽ chỉ huy chứ không nghe lệnh. Đơn giản là không thể tranh cãi với họ. Ương ngạnh và bướng bỉnh, người thuộc nhóm “kim loại cứng” nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật. Họ đề ra các nguyên tắc và tôn trọng chúng. Giống như những người thuộc nhóm “đất cứng – quái Khôn” và “gỗ cứng – quái Chấn”, người có quái Càn cứng rắn và vì thế, khó có thể hoà hợp. Họ cầu toàn trong việc đạt mục tiêu, cực kỳ tập trung. Người có quái Càn rất tự trọng, họ sẽ không vạch áo cho người xem lưng, hay làm điều gì gây tổn thương thanh danh của họ. Đáng tiếc là tính cứng rắn dễ khiến họ bị cô đơn và phiền muộn. Người quái Càn cần học cách không nhìn nhận mọi việc quá khắt khe.

 

Người hành Kim (Quái Đoài 7):

Những người sinh các năm thuộc Quẻ Đoài (hành Kim):

  1. Nam: 1921 ; 1930 ; 1939 ; 1948 ; 1957 ; 1966 ; 1975 ; 1984 ; 1993 ; 2002 ; 2011 ;
  2. Nữ: 1920 ; 1929 ; 1938 ; 1947 ; 1956 ; 1965 ; 1974 ; 1983 ; 1992 ; 2001 ; 2010 ;

Thuộc quái Đoài, hành Kim, bề ngoài người quái Đoài có vẻ mềm mỏng giống như vàng và bạc nhưng cách cư xử của họ lại khác. Thực ra bên trong họ khá cứng rắn. Tuy nhiên, họ lại có tính sôi nổi dễ lây lan, họ cũng ưa nhìn. Đáng tiếc là vẻ đẹp bên ngoài của họ khiến họ hơi tự cao tự đại và hợm mình. Người quái Đoài giỏi hùng biện và diễn giải vấn đề rất hiệu quả, họ cũng rất hay lý sự. Tuy nhiên, lời lẽ của họ giống như con dao hai lưỡi, họ có thể vừa đánh vừa xoa. Khó mà biết được bạn vừa được khen hay bị chê! Người quái Đoài hết sức khéo léo, khó mà hiểu được họ. Trên thực tế, họ rất kín đáo, họ giữ danh thiếp của mình và chỉ đưa ra khi “cần biết” thông tin. Cuộc sống của họ thường nhiều thách thức.

 

Người hành Thổ (Quái Cấn 8):

 

Những người sinh các năm thuộc Quẻ Cấn (hành Thổ):

  1. Nam: 1920 ; 1929 ; 1938 ; 1947 ; 1956 ; 1965 ; 1974 ; 1983 ; 1992 ; 1998 ; 2001 ; 2010;
  2. Nữ: 1921 ; 1927; 1930 ; 1936; 1939 ; 1945; 1948 ; 1957 ; 1963; 1966 ; 1972; 1975 ; 1981; 1984 ; 1990; 1993 ; 1999; 2002 ; 2008 ; 2011 ;

Thuộc quái Cấn, hành thổ “mềm mỏng” hơn nhiều so với người thuộc nhóm “đất cứng” quái Khôn. Trong khi người có quái Khôn giống như núi đá, thì người có quái Cấn lại giống như đất trồng trọt hay đất đồi thấp. Người quái Cấn thường là người giáo dưỡng. họ nhạy cảm, có đầu óc thực tế và rất đáng tin. Hay giúp đỡ và tốt bụng, người có Quái Cấn hợp với hầu hết mọi người, họ là người hành động hơn là nhà tư tưởng. Họ cũng tự tin, có niềm tin không lay chuyển và khá uyên bác. Vì không quá kiêu ngạo, nên họ có thể là nhà lãnh đạo hay người đi theo phong trào. Họ cũng quản lý tiền giỏi. Vì thổ là Mẹ của kim (tiền), nên người quái Cấn có thể tích luỹ tiền tốt hơn người có quái khác. Mặt bất lợi của người quái Cấn là nhạy cảm quá mức và tiếp thu mọi điều. Họ phải học cách thể hiện cảm xúc.

 

Người hành Hoả (Quái Ly 9):

 

Những người sinh các năm thuộc Quẻ Ly (hành Hỏa):

  1. Nam: 1928 ; 1937 ; 1946 ; 1955 ; 1964 ; 1973 ; 1982 ; 1991 ; 2000 ; 2009 ;
  2. Nữ: 1922 ; 1931 ; 1940 ; 1949 ; 1958 ; 1967 ; 1976 ; 1985 ; 1994 ; 2003 ; 2012 ;

Thuộc quái Ly, hành Hoả, nhiệt tâm, tràn đầy sinh lực và sống có tình. Họ rất vui vẻ và sống có nhiệt huyết. Tự phát là cách làm việc của họ, một người sôi nổi. So với tất cả những người quái khác, họ mộ đạo và có tinh thần tôn giáo cao nhất. Trên thực tế, khao khát cháy bỏng tìm ra chân lý và ý nghĩa cuộc sống của họ thôi thúc người khác làm giống họ. Giống như ngọn đuốc, ánh sáng chói rực của họ giúp cho họ có thể nhìn rõ tất cả các lựa chọn. Họ tư duy nhanh và dễ dàng nắm bắt các khái niệm khó. Người quái Ly rất thông minh và có khả năng kiên nhẫn với những người không đạt tới trình độ của họ. Họ cũng theo đuổi danh vọng và sự kính trọng, điều này có thể khiến họ trở nên kiêu ngạo. Mặt bất lợi của người hành Hoả là nóng nảy, giống như ngọn lửa, họ cần học cách kiềm chế cảm xúc trước khi mất kiểm soát.

Âm dương gia

NĂM SINH VÀ MỆNH

Trong Triết Học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ 5 nguyên tố cơ bản và phải luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Năm trạng thái này gọi là Ngũ hành. Ngũ hành chính là sự tương tác và quan hệ của vạn vật. Tồn tại trong Ngũ hành có hai nguyên lý cơ bản: Tương Sinh và Tương Khắc

xem mệnh tuổi theo năm sinh xem mệnh từ năm sinh xem cung mệnh theo ngày tháng năm sinh xem cung mệnh theo năm sinh xem cung mệnh qua ngày tháng năm sinh xem cung mệnh qua năm sinh xem bảng mệnh theo năm sinh xem bản mệnh theo ngày tháng năm sinh xem bản mệnh theo năm sinh xem bản mệnh qua năm sinh tính cung mệnh theo năm sinh coi cung mệnh theo năm sinh cách xem mệnh theo ngày sinh cách xem mệnh theo năm sinh cách xem mệnh qua năm sinh cách xem cung mệnh theo năm sinh cách tính mệnh trạch theo năm sinh cách tính mệnh theo ngày tháng năm sinh cách tính mệnh theo ngày sinh cách tính mệnh ngũ hành theo năm sinh cách tính cung mệnh theo năm sinh blog cách tính mệnh theo năm sinh

Ngũ hành tương sinh:
Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim sinh Thủy sinh Mộc
Tương Sinh là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: cái sinh ra nó và cái nó sinh ra.

Ngũ hành tương khắc:
Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa khắc Kim khắc Mộc
Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc đã có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh đã có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.

Năm

Năm âm lịch

Ngũ hành

Giải nghĩa

Mệnh nam

Mệnh nữ

1905

Ất Tỵ Phú Đăng Hỏa Lửa đèn to Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1906

Bính Ngọ Thiên Hà Thủy Nước trên trời Tốn Mộc Khôn Thổ

1907

Đinh Mùi Thiên Hà Thủy Nước trên trời Chấn Mộc Chấn Mộc

1908

Mậu Thân Đại Trạch Thổ Đất nền nhà Khôn Thổ Tốn Mộc

1909

Kỷ Dậu Đại Trạch Thổ Đất nền nhà Khảm Thuỷ Khôn Thổ

1910

Canh Tuất Thoa Xuyến Kim Vàng trang sức Ly Hoả Càn Kim

1911

Tân Hợi Thoa Xuyến Kim Vàng trang sức Cấn Thổ Đoài Kim

1912

Nhâm Tý Tang Đố Mộc Gỗ cây dâu Đoài Kim Cấn Thổ

1913

Quý Sửu Tang Đố Mộc Gỗ cây dâu Càn Kim Ly Hoả

1914

Giáp Dần Đại Khe Thủy Nước khe lớn Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1915

Ất Mão Đại Khe Thủy Nước khe lớn Tốn Mộc Khôn Thổ

1916

Bính Thìn Sa Trung Thổ Đất pha cát Chấn Mộc Chấn Mộc

1917

Đinh Tỵ Sa Trung Thổ Đất pha cát Khôn Thổ Tốn Mộc

1918

Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa Lửa trên trời Khảm Thuỷ Khôn Thổ

1919

Kỷ Mùi Thiên Thượng Hỏa Lửa trên trời Ly Hoả Càn Kim

1920

Canh Thân Thạch Lựu Mộc Gỗ cây lựu Cấn Thổ Đoài Kim

1921

Tân Dậu Thạch Lựu Mộc Gỗ cây lựu Đoài Kim Cấn Thổ

1922

Nhâm Tuất Đại Hải Thủy Nước biển lớn Càn Kim Ly Hoả

1923

Quý Hợi Đại Hải Thủy Nước biển lớn Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1924

Giáp Tý Hải Trung Kim Vàng trong biển Tốn Mộc Khôn Thổ

1925

Ất Sửu Hải Trung Kim Vàng trong biển Chấn Mộc Chấn Mộc

1926

Bính Dần Lư Trung Hỏa Lửa trong lò Khôn Thổ Tốn Mộc

1927

Đinh Mão Lư Trung Hỏa Lửa trong lò Khảm Thuỷ Khôn Thổ

1928

Mậu Thìn Đại Lâm Mộc Gỗ rừng già Ly Hoả Càn Kim

1929

Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc Gỗ rừng già Cấn Thổ Đoài Kim

1930

Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ Đất đường đi Đoài Kim Cấn Thổ

1931

Tân Mùi Lộ Bàng Thổ Đất đường đi Càn Kim Ly Hoả

1932

Nhâm Thân Kiếm Phong Kim Vàng mũi kiếm Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1933

Quý Dậu Kiếm Phong Kim Vàng mũi kiếm Tốn Mộc Khôn Thổ

1934

Giáp Tuất Sơn Đầu Hỏa Lửa trên núi Chấn Mộc Chấn Mộc

1935

Ất Hợi Sơn Đầu Hỏa Lửa trên núi Khôn Thổ Tốn Mộc

1936

Bính Tý Giảm Hạ Thủy Nước cuối khe Khảm Thuỷ Khôn Thổ

1937

Đinh Sửu Giảm Hạ Thủy Nước cuối khe Ly Hoả Càn Kim

1938

Mậu Dần Thành Đầu Thổ Đất trên thành Cấn Thổ Đoài Kim

1939

Kỷ Mão Thành Đầu Thổ Đất trên thành Đoài Kim Cấn Thổ

1940

Canh Thìn Bạch Lạp Kim Vàng chân đèn Càn Kim Ly Hoả

1941

Tân Tỵ Bạch Lạp Kim Vàng chân đèn Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1942

Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc Gỗ cây dương Tốn Mộc Khôn Thổ

1943

Quý Mùi Dương Liễu Mộc Gỗ cây dương Chấn Mộc Chấn Mộc

1944

Giáp Thân Tuyền Trung Thủy Nước trong suối Khôn Thổ Tốn Mộc

1945

Ất Dậu Tuyền Trung Thủy Nước trong suối Khảm Thuỷ Khôn Thổ

1946

Bính Tuất Ốc Thượng Thổ Đất nóc nhà Ly Hoả Càn Kim

1947

Đinh Hợi Ốc Thượng Thổ Đất nóc nhà Cấn Thổ Đoài Kim

1948

Mậu Tý Thích Lịch Hỏa Lửa sấm sét Đoài Kim Cấn Thổ

1949

Kỷ Sửu Thích Lịch Hỏa Lửa sấm sét Càn Kim Ly Hoả

1950

Canh Dần Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1951

Tân Mão Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách Tốn Mộc Khôn Thổ

1952

Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh Chấn Mộc Chấn Mộc

1953

Quý Tỵ Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh Khôn Thổ Tốn Mộc

1954

Giáp Ngọ Sa Trung Kim Vàng trong cát Khảm Thuỷ Khôn Thổ

1955

Ất Mùi Sa Trung Kim Vàng trong cát Ly Hoả Càn Kim

1956

Bính Thân Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi Cấn Thổ Đoài Kim

1957

Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi Đoài Kim Cấn Thổ

1958

Mậu Tuất Bình Địa Mộc Gỗ đồng bằng Càn Kim Ly Hoả

1959

Kỷ Hợi Bình Địa Mộc Gỗ đồng bằng Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1960

Canh Tý Bích Thượng Thổ Đất tò vò Tốn Mộc Khôn Thổ

1961

Tân Sửu Bích Thượng Thổ Đất tò vò Chấn Mộc Chấn Mộc

1962

Nhâm Dần Kim Bạch Kim Vàng pha bạc Khôn Thổ Tốn Mộc

1963

Quý Mão Kim Bạch Kim Vàng pha bạc Khảm Thuỷ Khôn Thổ

1964

Giáp Thìn Phú Đăng Hỏa Lửa đèn to Ly Hoả Càn Kim

1965

Ất Tỵ Phú Đăng Hỏa Lửa đèn to Cấn Thổ Đoài Kim

1966

Bính Ngọ Thiên Hà Thủy Nước trên trời Đoài Kim Cấn Thổ

1967

Đinh Mùi Thiên Hà Thủy Nước trên trời Càn Kim Ly Hoả

1968

Mậu Thân Đại Trạch Thổ Đất nền nhà Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1969

Kỷ Dậu Đại Trạch Thổ Đất nền nhà Tốn Mộc Khôn Thổ

1970

Canh Tuất Thoa Xuyến Kim Vàng trang sức Chấn Mộc Chấn Mộc

1971

Tân Hợi Thoa Xuyến Kim Vàng trang sức Khôn Thổ Tốn Mộc

1972

Nhâm Tý Tang Đố Mộc Gỗ cây dâu Khảm Thuỷ Khôn Thổ

1973

Quý Sửu Tang Đố Mộc Gỗ cây dâu Ly Hoả Càn Kim

1974

Giáp Dần Đại Khe Thủy Nước khe lớn Cấn Thổ Đoài Kim

1975

Ất Mão Đại Khe Thủy Nước khe lớn Đoài Kim Cấn Thổ

1976

Bính Thìn Sa Trung Thổ Đất pha cát Càn Kim Ly Hoả

1977

Đinh Tỵ Sa Trung Thổ Đất pha cát Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1978

Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa Lửa trên trời Tốn Mộc Khôn Thổ

1979

Kỷ Mùi Thiên Thượng Hỏa Lửa trên trời Chấn Mộc Chấn Mộc

1980

Canh Thân Thạch Lựu Mộc Gỗ cây lựu Khôn Thổ Tốn Mộc

1981

Tân Dậu Thạch Lựu Mộc Gỗ cây lựu Khảm Thuỷ Khôn Thổ

1982

Nhâm Tuất Đại Hải Thủy Nước biển lớn Ly Hoả Càn Kim

1983

Quý Hợi Đại Hải Thủy Nước biển lớn Cấn Thổ Đoài Kim

1984

Giáp Tý Hải Trung Kim Vàng trong biển Đoài Kim Cấn Thổ

1985

Ất Sửu Hải Trung Kim Vàng trong biển Càn Kim Ly Hoả

1986

Bính Dần Lư Trung Hỏa Lửa trong lò Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1987

Đinh Mão Lư Trung Hỏa Lửa trong lò Tốn Mộc Khôn Thổ

1988

Mậu Thìn Đại Lâm Mộc Gỗ rừng già Chấn Mộc Chấn Mộc

1989

Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc Gỗ rừng già Khôn Thổ Tốn Mộc

1990

Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ Đất đường đi Khảm Thuỷ Khôn Thổ

1991

Tân Mùi Lộ Bàng Thổ Đất đường đi Ly Hoả Càn Kim

1992

Nhâm Thân Kiếm Phong Kim Vàng mũi kiếm Cấn Thổ Đoài Kim

1993

Quý Dậu Kiếm Phong Kim Vàng mũi kiếm Đoài Kim Cấn Thổ

1994

Giáp Tuất Sơn Đầu Hỏa Lửa trên núi Càn Kim Ly Hoả

1995

Ất Hợi Sơn Đầu Hỏa Lửa trên núi Khôn Thổ Khảm Thuỷ

1996

Bính Tý Giảm Hạ Thủy Nước cuối khe Tốn Mộc Khôn Thổ

1997

Đinh Sửu Giảm Hạ Thủy Nước cuối khe Chấn Mộc Chấn Mộc

1998

Mậu Dần Thành Đầu Thổ Đất trên thành Khôn Thổ Tốn Mộc

1999

Kỷ Mão Thành Đầu Thổ Đất trên thành Khảm Thuỷ Khôn Thổ

2000

Canh Thìn Bạch Lạp Kim Vàng chân đèn Ly Hoả Càn Kim

2001

Tân Tỵ Bạch Lạp Kim Vàng chân đèn Cấn Thổ Đoài Kim

2002

Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc Gỗ cây dương Đoài Kim Cấn Thổ

2003

Quý Mùi Dương Liễu Mộc Gỗ cây dương Càn Kim Ly Hoả

2004

Giáp Thân Tuyền Trung Thủy Nước trong suối Khôn Thổ Khảm Thuỷ

2005

Ất Dậu Tuyền Trung Thủy Nước trong suối Tốn Mộc Khôn Thổ

2006

Bính Tuất Ốc Thượng Thổ Đất nóc nhà Chấn Mộc Chấn Mộc

2007

Đinh Hợi Ốc Thượng Thổ Đất nóc nhà Khôn Thổ Tốn Mộc

2008

Mậu Tý Thích Lịch Hỏa Lửa sấm sét Khảm Thuỷ Khôn Thổ

2009

Kỷ Sửu Thích Lịch Hỏa Lửa sấm sét Ly Hoả Càn Kim

2010

Canh Dần Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách Cấn Thổ Đoài Kim

2011

Tân Mão Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách Đoài Kim Cấn Thổ

2012

Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh Càn Kim Ly Hoả

2013

Quý Tỵ Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh Khôn Thổ Khảm Thuỷ

2014

Giáp Ngọ Sa Trung Kim Vàng trong cát Tốn Mộc Khôn Thổ

2015

Ất Mùi Sa Trung Kim Vàng trong cát Chấn Mộc Chấn Mộc

2016

Bính Thân Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi Khôn Thổ Tốn Mộc

2017

Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi Khảm Thuỷ Khôn Thổ

2018

Mậu Tuất Bình Địa Mộc Gỗ đồng bằng Ly Hoả Càn Kim

 

Phương pháp tính mệnh nhanh:

Cách tính Mệnh theo tuổi .

1948, 1949, 2008, 2009: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
1950, 1951, 2010, 2011: Tùng bách mộc (Cây tùng bách)
1952, 1953, 2012, 2013: Trường lưu thủy (Giòng nước lớn)
1954, 1955, 2014, 2015: Sa trung kim (Vàng trong cát)
1956, 1957, 2016, 2017: Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi)
1958, 1959, 2018, 2019: Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng)
1960, 1961, 2020, 2021: Bích thượng thổ (Đất trên vách)
1962, 1963, 2022, 2023: Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim)
1964, 1965, 2024, 2025: Hú đăng hỏa (Lửa ngọn đèn)
1966, 1967, 2026, 2027: Thiên hà thủy (Nước trên trời)
1968, 1969, 2028, 2029: Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn)
1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến kim (Vàng trang sức)
1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố mộc (Gỗ cây dâu)
1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn)
1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát)
1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời)
1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu)
1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải thủy (Nước đại dương)
1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung kim (Vàng dưới biển)
1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung hỏa (Lửa trong lò)
1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn)
1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng thổ (Đất giữa đường)
1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm)
1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi)
1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ thủy (Nước dưới khe)
1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu thổ (Đất trên thành)
2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn)
2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943: Dương liễu mộc (Cây dương liễu)
2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945: Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối)
2006, 2007, 2066, 2067, 1946, 1947: Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà )

Cách tính tuổi gồm 12 giáp và 10 can, nên cứ 60 năm thì quay vòng về 1 lần (vì người xưa cho rằng đời người có 60 tuổi, bài hát “60 nam cuộc đời” có lẽ cũng có lý của nó), hết 1 thế hệ

mỗi mạng chứa 2 năm tuổi tức là 6 giáp 5 can, cho nên cứ sẽ có 30 lượt mạng chia đều cho 60 tuổi

cách tính thì chỉ là bảng tra mà thôi gồm 3 bảng

giáp – can – lục thập hoa giáp

các giáp can có thứ tự, còn lục thập hoa giáp cũng có thứ tự nhưng do quá nhiều, nên người ta mới có 1 bài thơ như thế này để dễ nhớ

Hải Lư Lâm Lộ Kiếm
Đầu Giang Thành Lạp Dương
Tuyền Ốc Thích Bá Trường
Sa Sơn Bình Bích Bạc
Phúc Hà Trạch Xuyến Tang
Khê Trung Thiên Lựu Hải
Lục Thập Giáp an tường

chỉ lấy 6 câu đầu mỗi chữ ứng với mệnh như sau:

Hải là Hải Trung Kim , Lư là Lư Trung Hỏa , Lâm là Đại Lâm Mộc , Lộ là Lộ Bàng Thổ , Kiếm là Kiếm Phong Kim.
Đầu là Sơn Đầu Hỏa , Giang là Giang Hà Thủy , Thành là Thành Đầu Thổ , Lạp là Bạch Lạp Kim , Dương là Dương Liễu Mộc
Tuyền là Tuyền Trung Thủy , Ốc là Ốc Thượng Thổ , Thích là Thích Lịch Hoả , Bá là Tòng Bá Mộc , Trường là Trường Lưu Thủy
Sa là Sa Trung Kim , Sơn là Sơn Hạ Hỏa , Bình là Bình Địa Mộc , Bích là Bích Thượng Thổ , Bạc là Kim Bạc Kim
Phúc là Phúc Đăng Hỏa , Hà là Thiên Hà Thủy , Trạch là Đại Trạch Thổ , Xuyến là Thoa Xuyến Kim , Tang là Tang Đố Mộc
Khê là Đại Khê Thủy , Trung là Sa Trung Thổ , Thiên là Thiên Thượng Hỏa , Lựu là Thạch Lựu Mộc , Hải là Đại Hải Thủy.

Đây là cách tính.

giáp :

  • sửu
  • dần
  • mẹo
  • thìn
  • tỵ
  • ngọ
  • mùi
  • thân
  • dậu
  • tuất
  • hợi

can:

  • giáp
  • ất
  • bính
  • đinh
  • mậu
  • kỷ
  • canh
  • tân
  • nhâm
  • quý

giáp là hàng ngang, can là hàng dọc : sinh 1983 tức là quý hợi

quý thuộc hàng 10 nên sẽ là cột số 5, hợi thuộc 12 nên sẽ là hàng 6

vậy trích ra tức là chữ Hải cuối cùng : Đại hải Thủy

 

 

A- GHI NHỚ:

Bước 1:
Đặt CAN

– Giáp, Ất = 1

– Bính, Đinh = 2

– Mậu, Kỷ = 3

– Canh, Tân = 4

– Nhâm, Quý = 5

Bước 2:

Đặt: CHI

– Tý, Sửu, Ngọ, Mùi = 0

– Dần, Mão, Thân, Dậu = 1

– Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi = 2

Bước 3:
Đặt:  MỆNH:

– Kim = 1

– Thủy =2

– Hỏa = 3

– Thổ = 4

– Mộc =5

B-  CÁCH TÍNH:

CAN + CHI = MỆNH (Nếu MỆNH có kết quả > 5 thì trừ đi 5)

Ví dụ:

Tính mệnh của tuổi
1.      Giáp Tý => 1 + 0 = 1 (<5) => Mệnh Kim

2. Nhâm Dần => 5 + 1 = 6 (>5) – 5 = 1 => Mệnh Kim

Năm 2015 là mệnh gì?
Năm 2015 tức Ất Mùi, thuộc mệnh Kim trong ngũ hành.
Tại sao năm 2015 là mệnh Kim?
Năm 2015 là mệnh Kim dựa trên cách tính mệnh nhanh như sau: Can + Chi = Mệnh
Trong đó, các Can có giá trị như sau:
– Giáp, Ất = 1
– Bính, Đinh = 2
– Mậu, Kỷ = 3
– Canh, Tân = 4
– Nhâm, Quý = 5
Tương tự, giá trị của các Chi là:
– Tý, Sửu, Ngọ, Mùi = 0
– Dần, Mão, Thân, Dậu = 1
– Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi = 2
Giá trị của Can + Chi ứng với các Mệnh (nếu kết quả > 5 thì trừ đi 5 để ra mệnh):
– Kim = 1
– Thủy =2
– Hỏa = 3
– Thổ = 4
– Mộc = 5
Theo cách tính trên, năm Ất Mùi tức là: Ất + Mùi = 1 + 0 = 1 => Mệnh Kim.
CÁCH TÍNH MỆNH THEO TUỔI : Rất dễ nhớ với những ai quan tâm.
Trước khi học cách này bạn phải học thuộc lòng bài thơ sau:
-Hải lư lâm lộ kiếm
Đầu giản thành lạp dương
Tuyền ốc tích bách trường
Sa sơn bình bích bạc
Phúc hà dịch xuyến tang
Đại trung thiên lựu hải.
– Trong đó :
1.Hải : Hải trung kim.
2.Lư : Lư trung hỏa.
3.Lâm : Đại lâm mộc.
4.Lộ : Lộ bàng thổ.
5.Kiếm: Kiếm phong kim.
6.Đầu : Sơn đầu hỏa.
7.Gian : Gian hạ thủy
8.Thành : Thành Đầu Thổ.
9.Lạp : Bạch lạp kim.
10.Dương:Dương liễu mộc.
11.Tuyền : Tuyền trung thủy.
12. Ôc : Ôc thượng thổ.
13.Tích : Tích lịch hỏa.
14.Bách : Tùng Bách Mộc.
15.Trường : Trường lưu thủy.
16.Sa : Sa trung kim.
17.Sơn : Sơn hạ hỏa.
18.Bình : Bình địa mộc.
19.Bích : Bích thượng thổ.
20.Bạc : Kim bạc kim.
21.Phúc : Phúc đăng hỏa.
22.Hà : Thiên hà thủy.
23.Dịch : Đại dịch thổ.
24.Xuyến : Thoa xuyến kim.
25.Tang : Tang chá mộc.
26.Đại : Đại khe thủy.
27.Trung:Sa trung thổ.
28.Thiên: Thiên thượng hỏa.
29.Lựu: Thạch lựu mộc.
30.Hải : Đại hải thủy.
-Cách tính như sau:
+Ví dụ tính mệnh người sinh năm 1991:Tuổi Tân Mùi
Lấy số năm sinh trừ cho số năm sinh tuổi canh thân trước đó gần nhất: 1991-1980 = 11 sau đó 11-1=10 , 10:2=5 , 5-1=4
Tra vào bài thơ trên ta thấy 4 là Lộ(Lộ Bàng Thổ)
+Ví dụ tính mệnh người sinh năm 1964:Tuổi giáp thìn
1964-1920=44 sau đó 44:2=22 , 22-1=21
Tra vào bài thơ trên ta thấy 21 là Phúc(Phúc Đăng Hỏa)
+Sau đây là một số tuổi năm canh thân : 1800,1860,1920,1980,2040…
Chúc các bạn thành công!
http://sonnha.dep.asia/tu-van-son-nha/cach-tinh-cung-menh/
Âm dương gia

NGŨ HÀNH THỰC HÀNH

Nắm vững danh mục ngành nghề theo Ngũ hành để THÀNH CÔNG!

Làm thế nào để xác định chính xác các yếu tố Phong thủy cho doanh nghiệp của mình? Bằng việc xác định chất liệu và cách thức hoạt động của doanh nghiệp, bạn có thể biết được nghề bạn đanh làm thuộc hành nào trong ngũ hành, từ đó, bạn sẽ hiểu được vì sao bạn hợp hoặc không thích hợp với ngành nghề của mình.

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn phân loại ngũ hành của từng ngành nghề để bạn có cơ hội chọn lựa và làm việc với ngành nghề phù hợp với bạn nhất.

Khi đã xác định được ngũ hành của nghề, bạn có thể kích hoạt nó để công việc ngày càng tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn và ngày càng thành công trong kinh doanh.

Bảng dưới đây cung cấp cho bạn một số hiểu biết cơ bản về cách các doanh nghiệp được phân loại theo yếu tố phong thủy theo năng lượng chính của nó.

– Mệnh Hỏa: Nhà hàng, quán cà phê, quầy bán lẻ, sản xuất đồ nhựa, sản xuất hoặc buôn bàn vũ khí, thuốc lá, thiết bị điện, Kỹ thuật điện, điện tử, máy tính, laser, công ty xăng dầu, khí, dầu, bắn pháo hoa, hàn xì, luyện kim, sản xuất than và khí đốt, sứ hoặc thủy tinh làm, đầu bếp, nhà hàng, chế biến thực phẩm, chiếu sáng, nhiếp ảnh, sản xuất phim, thợ trang điểm, diễn viên, công an, bộ đội, các ngành nghề có liên quan đến Thể thao, các studio mang tính sáng tạo: chụp ảnh, thu âm, vv

– Mệnh Thổ: Công trình dân dụng, khách sạn, xây dựng và phát triển bất động sản, kiến trúc sư, chiêm tinh học, Phong thủy, sản xuất gốm sứ, điêu khắc, địa ốc, vật liệu xây dựng, các ngành nghề có liên quan đến Nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, các ngành khai thác mỏ khoáng sản, nghề xây dựng, dịch vụ tang lễ, nhà máy tái chế, vv

– Mệnh Kim: Ngân hàng, tài chính, kế toán, kinh doanh chứng khoán, Kỹ thuật cơ khí, kinh doanh vật liệu kim khí, máy móc. Làm giám sát, quản lý, ngành võ, cửa hàng kim hoàn vàng bạc, khai thác lâm sản, nghề cơ khí, cơ điện, Công nghệ, sản xuất phần cứng máy tính, sản xuất thiết bị chăm sóc sức khỏe, dụng cụ âm nhạc, trò chơi điện tử, bác sỹ phẫu thuật, thiết bị quân sự, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Kiến trúc sư, vv

– Mệnh Thủy: Dịch vụ làm sạch, quảng cáo, văn phòng tư vấn và giới thiệu việc làm, cung ứng nguồn nhân lực, cơ sở chữa bệnh, spa Thẩm mỹ, kinh doanh nước giải khát, hóa chất kỹ thuật, giao thông vận tải, du lịch, y tế, Thủy lợi, hải sản, đánh bắt cá, nghề biển, viễn thông truyền thông, thông tin liên lạc, công ty bưu chính, giao hàng, bán hàng trực tuyến (e-Business), tâm lý học, quan hệ công chúng, nhập khẩu / xuất khẩu, hậu cần, siêu thị, cửa hàng giặt ủi, thủ quỹ, tư vấn chuyên nghiệp (như luật sư, thầy Phong thủy, …),vv

– Mệnh Mộc: Chăm sóc hàng ngày, trường học, trường đại học, Lâm nghiệp, nghề mộc, nghề gỗ giấy, kinh doanh các mặt hàng gỗ, giấy, hoa, cây cảnh, chế tạo thảo dược, làm vườn, cửa hàng nội thất, thư viện sách, thiết kế thời trang, thiết kế website, làm phim hoạt hình, hoạt động từ thiện, vật tư văn phòng, vật phẩm tế lễ hoặc hương liệu, quần áo, ngành xuất bản in ấn, công ty phát hành sách, vv

Nếu bạn thiếu Thổ, bạn có thể chọn các ngành nghề thuộc Thổ. Hoặc giả ngành nghề của bạn đã thuộc Thổ rồi, bạn có thể dùng các yếu tố thuộc Hỏa để có thêm nhiều vận may giúp bạn được THÀNH CÔNG và trở nên nổi tiếng.

Âm dương gia

VẬN MỆNH CON NGƯỜI CÓ THAY ĐỔI ĐƯỢC KHÔNG

Mệnh là cái cố định, vận thì vận hành tuần tự theo thời gian nhất định, mệnh và vận trên thực tế là một quy luật khách quan của sự vận động sự sống. Vì thế có người sẽ hỏi: “Vận mệnh đã là một quy luật khách quan thì sao có thể điều chỉnh được?”.

Để giải đáp vấn đề này trước hết, chúng ta phải biết cơ chế cấu thành vận mệnh. “Mệnh” tức là Bát tự hay còn gọi là Tứ trụ, do Thiên can, Địa chi tạo thành, “Vận” tức là đại tiểu vận, lưu niên,..cũng do các Thiên can, Địa chi tạo thành, bởi vậy “Vận mệnh” đều do can chi tổ hợp mà thành, mà can chi là những ký hiệu đại diện của ngũ hành, vì thế vận mệnh thực chất là sự tổ hợp của ngũ hành. Vì vậy sự cát hung của vận mệnh suy cho cùng là ngũ hành của một người có cân bằng hay không hoặc có thuận nghịch hay không trong trạng thái thời gian và không gian nhất định. Do đó, muốn thay đổi vận mệnh, chỉ cần điều chỉnh được sức mạnh ngũ hành là có thể đạt được mục đích. Ví dụ ngũ hành của 10 Thiên can Giáp dương Mộc, Ất âm Mộc, Bính dương Hỏa, Đinh âm Hỏa, Mậu dương Thổ, Kỷ âm Thổ, Canh dương Kim, Tân âm Kim, Nhâm dương Thủy, Quý âm Thủy; Ngũ hành 12 Địa chị gồm Tý thủy – Ngọ hỏa – Mão mộc – Dậu kim; Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thuộc thổ;…v.v..

Làm thế nào để điều chỉnh vận mệnh?

Năm, tháng, ngày, giờ sinh cùng với tuế vận (quỹ đạo và chu kỳ thời gian), tất cả những phạm trù đó thuộc về “Thiên Định” ( cũng có nghĩa là thời gian – Tiên Thiên) bạn không thể thay đổi được, mà dân gian hay gọi là “Định Mệnh”. Quả thật những phạm trù thuộc về “Thiên Định” chúng ta không thể thay đổi được, nhưng trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố chúng ta có thể lựa chọn được, thay đổi được, chúng ta sẽ tạm gọi những phàm trù đó là “Nhân Định”, có thể liệt kê một số nét cơ bản như dưới đây:

1. Phương vị mà con người sống và làm việc thì có thể điều chỉnh được ở mức độ nhất định, chẳng hạn chúng ta có thể chọn sống ở địa phương này, hay địa phương khác, ngôi nhà này hay ngôi nhà khác, phòng ngủ này hay phòng ngủ khác, phòng làm việc này hay phòng làm việc khác, chổ ngồi này hay chổ ngồi khác,…v.v…tất cả những phạm trù của phương vị thuộc về “Nhân Định” ( cũng có nghĩa là không gian, địa lý, phong thủy – Hậu Thiên). Đây là phương pháp điều chỉnh, thay đổi phương vị của ngũ hành, vì khí ngũ hành chứa đựng ở các phương vị khác nhau sẽ có sự mạnh yếu khác nhau, tùy thuộc vào thời vận của Ngũ Tý vận hoặc Tam nguyên Cửu vận.

2. Ngành nghề, nghề nghiệp của con người cũng không nằm ngoài phạm trù ngũ hành. Ngành nghề khác nhau thì sức mạnh của khí ngũ hành chứa đựng trong đó cũng khác nhau. Thí dụ ngành giáo dục có Hỏa khí mạnh, ngành tài chính có Kim khí mạnh, ngành y tế có Thủy khí mạnh, ngành xây dựng có Thổ khí mạnh, ngành trồng rừng có Mộc khí mạnh, và nếu trong vận mệnh chúng ta cần ngũ hành nào, thiếu ngũ hành nào thì nên chọn những ngành nghề phù hợp để cân bằng ngũ hành trong vận mệnh của bản thân, vì trong một hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ, chủng loại ngành nghề thuộc một hành có đến hàng trăm, tôi nghĩ từ đó có thể tìm, chọn cho mình một công việc vừa phù hợp ngũ hành của chúng ta, vừa hợp với sở thích và sở trường của mình. Đây cũng là phương pháp điều chỉnh, thay đổi vận mệnh bằng việc cân bằng ngũ hành theo ngành nghề, nghề nghiệp.

3. Lối sống và hoạt động hằng ngày của con người cũng nằm trong phạm trù ngũ hành. Học hành, đọc sách, nói chuyện, xem tivi, dùng máy tính, điện thoại, thể dục thể thao, ăn uống, nấu ăn, tắm, giặt là, soi gương, ăn mặc, trang sức, màu sắc….Mỗi hoạt động cũng tượng trưng cho một khí ngũ hành vượng nhất, nếu chúng ta biết rõ mình cần ngũ hành nào, thiếu ngũ hành nào thì việc sinh hoạt hằng ngày nên thường xuyên thực hiện, ví dụ cũng là ăn uống như ăn hải sản, cá là thủy khí vượng, ăn lẩu chua cay, đồ chiên xào là hỏa khí vượng, đọc sách là mộc khí vượng; hoặc xem phim, dùng máy tính, điện thoại là hỏa khí vượng,…v.v…

4. Bất kỳ vật thể nào con người tiếp xúc cũng đều có màu sắc, màu sắc khác nhau cũng có khí ngũ hành mạnh yếu khác nhau. Màu lục khí Mộc mạnh, màu đỏ khí Hỏa mạnh, màu vàng khí Thổ mạnh, màu trắng khí Kim mạnh, màu đen khí Thủy mạnh. Căn cứ nhu cầu của mỗi người về ngũ hành của vận mệnh, có thể lựa chọn hoặc tạo màu sắc phù hợp với mình về trang phục, trang trí nhà cửa, môi trường làm việc, hay số điện thoại di động sử dụng hằng ngày… một cách có ý thức, ví dụ chúng ta cần ngũ hành Mộc, nên nhà ở nên có cây xanh, cảnh quan, hay nhà ở gần công viên,…các bạn có thể thấy hiệu ứng khí ngũ hành của màu sắc rõ ràng nhất là ở hạt đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ…Nếu chúng ta kỵ Kim thì hạn chế dùng trang sức, nữ trang, nếu nữ trang càng quý, càng đắt tiền thì khí Kim càng mạnh.

5. Lựa chọn người bạn đời, bạn bè, đối tác có khí ngũ hành mà chúng ta cần và họ cũng cần, thì sự trao đổi này tương đối thuận lợi, tương trợ lẫn nhau trong mọi công việc, cuộc sống. Theo Tứ Trụ, chẳng hạn chúng ta cần Thủy thì những người có thể giúp và hỗ trợ chúng ta nhiều nhất là những người vượng Thủy, vì bản thân mọi người điều có khí ngũ hành vượng nhất vì thế đây là phương pháp chọn lựa rất hữu ích để thay đổi cải vận mệnh của chúng ta. Việc lựa chọn người bạn đời là khó nhất, vào thời kỳ trọng nam hơn nữ, thì khi muốn chọn người con dâu, họ yêu cầu bên nữ cung cấp bát tự của nàng dâu để thầy mệnh lý xem xét, nàng dâu có vượng phu ích tử hay không.

6. Họ tên của con người cũng là một loại ký hiệu ngũ hành. Dựa vào nhu cầu ngũ hành của bản thân, chọn lấy một cái tên phù hợp cũng sẽ có tác dụng tốt đối với vận mệnh. Phương pháp này có một tác dụng nhất định vì họ tên sẽ theo con người suốt cuộc đời, chẳng hạn, nếu đứa trẻ sinh ra với giờ ngày tháng năm đã định thì thầy mệnh lý xem xét hỷ dụng thần của đứa trẻ này là gì, thì họ sẽ chọn một cái tên đúng với hỷ dụng thần của đứa trẻ, ví dụ đứa trẻ cần Hỏa, thầy có thể chọn tên Tâm hoặc Tuệ (Hỏa), ..v.v…Rất nhiều người không hiểu được bí mật này nên chỉ chọn tên không xung khắc với ngũ hành nạp âm của đứa trẻ (ngũ hành nạp âm như Đại Khê Thủy, Tích lịch Hỏa,..), điều này thật đáng tiếc. Và có rất nhiều người đã dùng ngũ hành nạp âm và xem đó là ngũ hành của bản thân mình, thực chất ngũ hành nạp âm không có tác dụng nhiều cho các ứng dụng của con người trong cuộc sống thực tế.

Và còn các phương pháp khác có thể ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày rất đơn giản mà mọi người có thể áp dụng và khám phá, đó là chúng ta đã biết sử dụng phạm trù “Nhân Định” thắng “Thiên Định”. Chúng tôi muốn minh định rõ ràng với các bạn về từ ngữ dùng trong bài viết khi nói về “cần ngũ hành nào” hoặc “Hỷ Dụng thần” là thuật ngữ sử dụng của mệnh lý Tứ Trụ, thuật số khi nói về một ngũ hành có lợi, tốt cho mệnh cục của một người, nếu muốn biết được mệnh cục cần ngũ hành nào, hay “Hỷ dụng thần” là gì thì người am hiểu mệnh lý cần xem xét kỹ lưỡng và cũng là khâu khó nhất trong phê đoán mệnh lý. Khi nói ngũ hành trong bài viết chúng tôi nói về chính ngũ hành, không phải ngũ hành nạp âm như mọi người thường biết (Kiếm phong kim, Đại khê thủy, ….).

 

Và những lưu ý khác về vận mệnh

Minh định rõ quan điểm nhằm tránh việc các bạn không có kiến thức mệnh lý chuẩn xác, hoặc biết sơ xài, hoặc không biết mà tùy tiện phán đoán, hướng dẫn cho người khác thì rất nguy hiểm, thà không hướng dẫn không có tội, nếu không các bạn có thể hại người hại bạn. Chuẩn đoán mệnh lý giống như bác sĩ chuẩn đoán bệnh cho bệnh nhân, tùy loại bệnh, tùy thể trạng bệnh nhân mà kê toa thuốc khác nhau, không thể có toa thuốc dùng chung cho tất cả mọi người (trừ cảm mạo thông thường). Đồng thời, khi nói cần ngũ hành này hay hỷ dụng thần là một ngũ hành nào đó, ví dụ Mộc, nó có nghĩa là các bạn thường xuyên nạp cho mình khí ngũ hành Mộc, chứ không phải hôm nay có ngày mai không, và còn đối với các ngũ hành khác không phải là bạn không cần, không phải là các bạn phải trốn, tránh xa các ngũ hành còn lại, không phải thù ghét các ngũ hành còn lại khi gặp phải.

Mục đích của việc xem, phê đoán mệnh lý là nắm bắt vận mệnh (biết rõ bạn là ai), thay đổi vận mệnh (cải vận, khai vận). Nếu không, biết vận mệnh mà không thay đổi được vận mệnh sẽ tăng thêm phiền não, còn một dạng người đi xem vận mệnh với mục đích cưỡi ngựa xem hoa, cho vui thì chi bằng không xem, không biết là tốt nhất. Thay đổi vận mệnh (cải vận, khai vận) còn có một chuẩn mực cần phải tuân thủ: hành thiện tích đức, việc ác chớ làm. Hành thiện tích đức là một phương pháp thay đổi vận mệnh rất tốt, “Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm, chớ thấy việc thiện nhỏ mà bỏ qua”. Khi bạn làm việc thiện, người khác nhận được lợi ích từ bạn sẽ tự động phát ra ý niệm cảm kích, ý niệm này là một loại năng lượng có thể đi vào từ trường cơ thể bạn, sinh ra tác dụng hữu ích, bởi vậy nói thiện hữu thiện báo, trái lại, ác giả ác báo.

Đương nhiên, thay đổi vận mệnh cũng có mức độ. Nếu nỗ lực điều chỉnh theo các phương pháp vừa nêu thì chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều so với chờ đợi tiêu cực, nhưng nếu muốn điều chỉnh mệnh thường dân thành mệnh đế vương, điều chỉnh mệnh nghèo khổ thành mệnh tỷ phú thì là ảo tưởng. Biết được vận mệnh của mình, tích cực nỗ lực phấn đấu theo nhũng phương diện có lợi thì vừa không ảo tưởng, cũng không bi quan, biết đủ là vui, hành thiện tích đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội, đó mới là thái độ đúng đắn trong việc nhìn nhận vận mệnh.

Tóm lại các bạn cứ việc vận dụng đúng theo nguyên lý tự nhiên với năm yếu tố cơ bản để thay đổi vận mệnh (cải vận, khai thông khí vận) làm cho cuộc sống được tốt đẹp hơn: 

1. Thời gian có lợi (tuế vận của dụng thần); 

2. Địa điểm tốt nhất (phương vị của dụng thần); 

3. Ngành nghề đúng (ngành nghề giống với ngũ hành của dụng thần); 

4. Môi trường xã hội phù hợp (vận nước,chính sách,…); 

5. Sự nỗ lực của bản thân.

Không bỏ lỡ cơ hội, nắm bắt và tận dụng tốt năm yếu tố này để đi đến những nơi tốt nhất, lựa chọn ngành nghề đúng trong thời gian có lợi, nỗ lực phấn đấu, thay đổi vận mệnh, tạo nên cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp, và hãy bước lên phía trước khám phá, khai mở những năng lực tiềm ẩn của bản thân mà bạn vốn có.

(Theo Phong Thủy Huyền Không)

Âm dương gia

Mệnh của người sinh cùng năm tháng ngày giờ có giống nhau?

Khi xem mệnh thì đây là vấn đề về vận mệnh con người mà rất nhiều người còn đặt nghi vấn, hoài nghi với khoa thuật số, phản bác thẳng thừng, nhất quyết không tin là con người có vận mệnh, số phận, âu cũng là nhận thức đúng đắn của con người trong thời hiện đại. Nhưng chúng ta nên đọc thêm để tìm hiểu sự thật trước khi tranh luận, ai đúng, ai sai,…

Lý luận về vận mệnh của con người

Có người bạn nói chuyện với tôi về mệnh vận. Anh ta nói: tôi cực lực phản đối thuyết con người có mệnh vận và nêu ra một số lý do để chứng minh quan điểm của mình là đúng. Ví dụ, nếu có người nói con người có số mệnh, thế thì những người sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, cùng giờ, cùng phút, cùng giây vì sao chỉ có một người làm vua. Trong một đất nước nói chung có rất nhiều người giờ sinh như nhau, mệnh vận của họ nên giống nhau mới đúng, tại sao lại không giống? Luận điểm của anh ta rất rõ ràng, chỉ cần cùng thời gian sinh thì mệnh vận sẽ như nhau, không thể khác nhau tí nào hoặc phân thành suy vượng được!!!

Tôi hỏi anh ta: mỗi ngày cùng là “ngày” cả, thế tại sao còn có xuân hạ thu đông, có nóng lạnh khác nhau? Ðất cũng là cùng một quả đất, vì sao có chỗ nước, chỗ không, chỗ cao, chỗ thấp? Cùng một mảnh đất, cùng một hạt lúa, cùng trồng sáu tháng vì sao có cây cao, cây thấp? Cũng một cành cây, tại sao có quả to, quả nhỏ. Nhân thể là một khối thống nhất, tại sao công năng của lục phủ, ngũ tạng lại có cái mạnh, cái yếu, có cái tốt, cái xấu? Vì sao có người chỉ có gan mộc khối u, còn các phủ tạng khác thì lại tốt? Tôi lại nói: cơ thể con người là thống nhất, lục phủ ngũ tạng ở trong mình là tự người mẹ sinh ra, tất cả cùng giờ sinh thế mà chỉ có gan mọc khối u còn những tạng phủ khác thì không bị. Vậy giữa chúng quả thực có sự khác nhau rất lớn.

Ông bạn ấy nghe tôi nói đã hiểu được vấn đề và nói lại là: “Ừ, đúng nhỉ! Lục phủ ngũ tạng đều cùng một giờ sinh, thế mà lại khác nhau rất lớn, thật đáng nghiên cứu.”. Tôi nói với anh ta: “Tiền nhân từ lâu đã nghiên cứu ra rồi, đó là lục phủ ngũ tạng đều có âm dương, có ngũ hành tương sinh tương khắc, mỗi cái chủ suy vượng của 4 mùa, cho nên cùng một giờ sinh, nhưng khác nhau rất lớn”.

Những người cùng giờ sinh, vì sao mệnh lại không giống nhau? Nguyên nhân rất nhiều, không có cách nào để giải thích cho rõ ràng, tỉ mỉ được. Tôi chỉ nói vắn tắt như sau:

  1. Phương vị khác nhau: như phương Nam là Hỏa, phương Đông là Mộc, phương Bắc là Thủy, phương tây là Kim. Người mệnh Hỏa nhưng sinh ở phương Nam hay phương Bắc sẽ khác nhau. Phương Bam là đất Hỏa vượng, phương Bắc bị Thủy khắc cho nên người sinh ở phương Bắc sẽ không như người sinh ở phương Nam dù cùng mệnh Hỏa.
  2. Năm mệnh của phụ mẫu khác nhau.
  3. Năm mệnh của anh chị em khác nhau.
  4. Năm mệnh hôn nhân khác nhau.
  5. Năm mệnh của con cái và số con đều khác nhau. Vì năm mệnh của những người trong gia đình khác nhau, mức độ ngũ hành sinh khắc sẽ khác nhau, do đó ảnh hưởng đối với con người cũng sẽ khác nhau. Ví dụ có một người mệnh Mộc, cha mẹ đều là mệnh Kim, đều khắc anh ta. Có người tuy cũng là mệnh Mộc, nhưng cha mẹ đều là mệnh Thủy, thủy sinh mộc. Người bị khắc cuộc sống sẽ không thuận, người được tương sinh cuộc sống sẽ thuận.
  6. Nam nữ khác nhau, do đó mà có sự vận hành thuận, nghịch khác nhau.
  7. Tướng mặt, vân tay không giống nhau, cho nên việc nó làm chủ cũng khác nhau.
  8. Cốt tướng của người khác nhau
  9. Mộ tổ, nhà ở khác nhau, phương vị khác nhau. Ngày xưa đã có câu “Nhất mộ, nhì phòng (nhà ở), tam bát tự”, tức là nói mệnh vận tốt, xấu của một người, thứ nhất quyết định ở phong thủy phần mộ ông cha tốt hay xấu; thứ hai quyết định ở phong thủy của nhà ở; thứ ba quyết định ở sự sắp xếp tổ hợp của tứ trụ. Cho nên, cho dù ngày giờ sinh giống nhau, nhưng phần mộ tổ tiên và nhà ở không hoàn toàn giống nhau được.
  10. Gen di truyền của mỗi người không hoàn toàn giống nhau
  11. Hoàn cảnh, điều kiện gia đình của mỗi người khác nhau.
  12. Ðiểm sáng của Sao chỉ có một. Tuy có hàng nghìn, hàng vạn người cùng giờ sinh, nhưng điểm sáng của Sao trực ban quyết không phải người nào cũng nhận được. Nếu điểm sáng này chiếu đúng vào nhà một người nào đó, hoặc đúng lúc người mang thai đang sinh, người đó có thể sẽ là hoàng đế, còn những người khác thì không làm nổi hoàng đế.

Có một câu chuyện như sau: 

Chu Nguyên Chương đời Minh sau khi đã làm Hoàng đế nghĩ rằng, mình đã làm vua và những người cùng giờ sinh với mình cũng là “mệnh Hoàng đế” cả, nếu không giết hết họ sau này sẽ có người tranh ngôi. Do đó ông đã ra lệnh giết, giết loạn mà không thương tiếc. Khi giết đến nửa chừng, Chu Nguyên Chương lại nghĩ nên bắt mấy người cùng giờ sinh với ông đến để hỏi xem họ làm nghề gì, sau đó giết cũng chưa muộn. Chu Nguyên Chương hỏi một người trong số đó: “Ông làm gì?” – “Nuôi ong” – “Nuôi bao nhiêu ong?” “Nuôi 9 tổ”, tất cả mấy vạn con”.

Chu Nguyên Chương sau khi nghe, vừa sợ vừa mừng: mình làm Hoàng đế thống trị cả 9 châu, 9 chư hầu. Ông ấy nuôi 9 tổ ong, có 9 ong chúa. Số ong của ông ấy nuôi và số người của mình cai trị đại thể giống nhau. Xem ra mình và ông ta không đều là Hoàng đế của người cả, làm hoàng đế của người chỉ có một mình, còn người khác, có người làm vua của ong, có người làm vua của tằm, có ngừơi làm vua của cá… Do đó Chu Nguyên Chương cảm thấy yên tâm và ngừng lệnh giết những người cùng ngày sinh.

Bàn luận số phận và vận mệnh theo khoa học và phong thủy

Con người là trung tâm của vũ trụ, theo học thuyết của triết học Phương Đông là Thiên – Địa – Nhân. Con người chính là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của tự nhiên và là trung tâm của Trời Đất. Có Trời có đất rồi trải qua sự phát triển vận động mà tạo nên con người như một vũ trụ thu nhỏ.

Chính vì con người là một sản phẩm của tự nhiên thì tất nhiên phải chịu sự chi phối của tự nhiên. Cũng giống như các sinh vật khác trên trái đất đều phải chịu sự chi phối của thiên nhiên và môi trường. Mỗi con người sinh ra đời tại những thời điểm, những vị trí khác nhau trên trái đất. Khi đó sự vận hành của các thiên thể trên những quỹ đạo khác nhau, đối với trái đất thì chịu ảnh hưởng mạnh nhất cuả các hành tinh trong hệ mặt trời như Mặt Trăng, Mặt Trời, sao Kim, sao Hoả, sao Thổ … cùng các tia vũ trụ, các yếu tố môi trường tác động vào mỗi con người khác nhau, do đó được hình thành nên với những tố chất trong đục khác nhau.

Khoa học hiện đại cũng chỉ ra con người bị chi phối bởi những chu kỳ sinh học, chẳng hạn như chu kỳ trí tuệ, sức khoẻ và tâm lý. Chính vì thế mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau, một quá trình sinh hoạt bị chi phối bởi những chu kỳ khác nhau, người xưa gọi đó là “Thiên Mệnh”. Tuy nhiên số mệnh con người lại là một hàm số tổng hợp bởi ngoài “Thiên Mệnh” thì con người còn phụ thuộc vào gen di truyền, vào môi trường sinh hoạt, vào vị trí địa lý và nỗ lực mỗi cá nhân.

Chính vì vậy hai người sinh cùng một thời điểm nhưng lại có thể có số mệnh khác nhau. Tổng quát ta có thể ước lượng số mệnh con người qua hàm số:

Số mệnh = Thiên Mệnh + Địa Mệnh + Nhân Mệnh.

Trong đó “Địa mệnh” là môi trường xã hội và Phong Thủy nơi sinh sống. “Nhân mệnh” là phần nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, tu tâm dưỡng tính của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Phần “Thiên mệnh” là cố định nhưng phần “Địa mệnh” và “Nhân mệnh” hoàn toàn có thể cải biến, điều đó cho thấy Phong Thủy có vai trò vô cùng quan trọng. Chọn lựa được nhà cửa, văn phòng Phong Thủy tốt, nơi phòng ngủ, bàn làm việc phương hướng phù hợp sẽ có tác dụng cải tạo to lớn. Công thức lượng hoá vận mệnh:

Thiên mệnh: 60% gồm:

  • Bản mệnh ( xem theo Tử Vi và Tứ Trụ ) 18%
  • Đại vận ảnh hưởng 30%
  • Lưu niên ảnh hưởng 12%

Nhân mệnh và Địa mệnh 40 % gồm:

  • Phong Thủy Địa lý: 10%
  • Ý chí bản thân: 10%
  • Tích đức hành thiện (phúc đức): 8%
  • Hoàn cảnh xã hội, môi trường sống: 4%
  • Trình độ giáo dục: 4%
  • Tính danh ảnh hưởng: 4%

Về vấn đề vận mệnh của những người sinh đôi có giống nhau hay không?

Có thể nói không, hoàn toàn khác nhau. Vì cho dù cùng sinh trong một giờ, nhưng có trước có sau. Nếu không cùng sinh trong một giờ thì khác biệt còn rõ hơn nữa. Tôi đã sơ bộ điều tra thấy rõ, những người sinh đôi sau khi kết hôn thì sai lệch rất rõ, nguyên nhân là vì những người bạn đời họ ít khi đều cùng một năm mệnh, cũng không thể cùng giờ sinh. Như vậy các thành viên tổ thành gia đình này phát sinh ra biến hóa, ngũ hành sinh khắc cũng đồng thời phát sinh biến hóa, cho nên mệnh vận của hai người sẽ khác nhau.

Vạn vật trong tự nhiên, thậm chí là trong cùng một sự vật, sự phát triển biến hóa còn không đồng đều, huống hồ những người cùng một ngày sinh làm sao mệnh vận lại giống nhau được.

Do đó sự tổ hợp Thiên Can, Địa Chi trong năm, tháng, ngày, giờ sinh của mỗi người là nhân tố nội tại của mệnh vận tốt hay xấu, là căn cứ của sự biến hóa, nhân tố bên ngoài chỉ là điều kiện để biến hóa. Sự sắp xếp của thiên can địa chi, khí âm dương ngũ hành có mối quan hệ rất mật thiết với con người, đương nhiên chúng ta không phủ định sự nỗ lực chủ quan. Ví dụ trong Tứ Trụ có tiêu chí thông tin học đến đại học, nhưng không đọc sách, không nỗ lực học tập, chắc chắn là không tốt nghiệp đại học. Do đó muốn đạt được mục địch dự tính, ngoài nhân tố tiên thiên còn phải cộng thêm sự nỗ lực của hậu thiên.

(Lược trích: Chu dịch với dự đoán học – Thiệu Vỹ Hoa)

Âm dương gia

NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP (LỜI DẪN)

Sưu tinh dụng dược tâm pháp tự truyện
(Tìm tòi tinh tuý về tâm pháp dùng thuốc)

Dịch nghĩa:

Xưa nay sách thuốc rất nhiều, nên những người làm nghề thuốc không khỏi thở than về nỗi quá nhiều sách. Nếu học không có căn bản, thì khi chữa bệnh sẽ ngơ ngác như dựa vào khoảng không, cưỡi trên ngọn gió, không biết đâu là chỗ dừng nữa.
Nói chung, bệnh có biến hóa hư thực rất nhiều, nên phương có cách chữa chính, chữa tòng, chữa gốc , chữa ngọn, nên công, nên trước, nên sau, phải dùng cho phù hợp. Xét trị chỉ sai một chút thì sống chết khác nhau ngay, há chăng nên cẩn thận sao ? Cho nên nghề làm thuốc chỉ cốt tuỳ cơ ứng biến mà thôi.
Bậc hiền triết thuở trước thường nói : “Tâm của người thầy thuốc giỏi giống như viên tướng có tài, mà phép dùng thuốc cứu người cũng tựa phép dùng binh đánh giặc”. Ra binh có khi đánh thẳng, có khi dùng mưu; dùng thuốc có lúc chữa bệnh chính, có lúc chữa biến chứng. Vốn không học phép dùng binh thì không thể đánh trận, vốn không hiểu cách dùng thuốc thì không thể chữa bệnh.
Dịch Công nói : “Con người ta bẩm thụ khí trung hoà của trời đất mà sinh ra, nhưng do ăn uống, làm lụng không biết tự giữ cho điều độ, nên những phần độc hại của âm dương mới nhân những chỗ sơ hở ấy trở thành quân giặc làm hại “. Nghề thuốc tức là thuật chống giặc của thánh nhân vậy. Chống giặc không chống ở ngoài bờ cõi mà chống trong sân, trước cổng, ấy là lối trăm phần trăm thua; chữa bệnh không chữa đến tận gốc rễ mà chữa trên ngọn, ngoài da, ấy là phép trăm phần trăm chết.
Lôi Công nói :“Phương pháp linh hoạt của người làm thuốc cốt ở chỗ lựa nhiều biến đổi”. Ví dụ như khí hậu nam bắc có phân biệt, thời trời nóng lạnh có đổi thay, thể chất có kẻ mỏng người dày, mắc bệnh có kẻ lâu người mới…; những yếu tố ấy không thể không xét cho rõ ràng vậy. Cũng như bệnh có khi nên bổ mà lại bổ bằng phép tả, có khi nên tả mà lại tả bằng phép bổ; có khi cần dùng thuốc lạnh mà lấy thuốc nóng dẫn đường, có khi cần dùng thuốc nóng mà lấy thuốc lạnh nương trị; hoặc bệnh ở trên mà chữa ở dưới, hoặc bệnh ở dưới mà chữa trên; bệnh như nhau mà dùng thuốc khác nhau, bệnh khác nhau mà dùng thuốc như nhau…; nghĩa ấy thật rất sâu xa, người học cần xét cho thật rõ. Tóm lại, bệnh là do khí huyết sinh ra, bệnh khí thuộc về dương, bệnh huyết thuộc về âm.
Việc âm dương hơn thua qua lại là then chốt, trăm bệnh theo đó mà thay đổi. Vì thế mà chữa bệnh nam giới khác chữa bệnh nữ giới, chữa bệnh người trẻ khác chữa bệnh người già.
Xét trong y thuật vốn có bốn khoa : nhìn sắc, nghe tiếng, hỏi chứng và bắt mạch, tuy chia thành môn loại trận thế, nào là bát yếu, nào là tam pháp…; nhưng tìm đến ý nghĩa, rốt lại chỉ trong mấy chữ biểu, lý, hư, thực, hàn, nhiệt mà thôi. Nếu trong vòng sáu chữ ấy mà xét nhận được rõ ràng, thì đó là hiểu biết được chỗ cốt yếu rồi vậy. Đó tức là câu người ta vẫn nói là “Biết được chỗ cốt yếu thì chỉ một lời là hết, không biết được chỗ cốt yếu thì mênh mông không cùng “
Than ôi, đạo lớn là của chung, xin cùng các bậc danh nho tài tử thông minh trong thiên hạ đem tinh thần để lĩnh hội, trên thì để thờ vua và cha mẹ giữa thì giữ gìn cho mình, dưới thì để cứu giúp mọi người đã ghi chép hết ra ở sách này. Xin chớ vì là sách quốc âm nôm na, quê kệch mà xem thường xem khinh.

Trích yếu âm dương biện luận
(Trích phần chủ yếu trong bài Biện luận về âm dương)
Dịch nghĩa:

Phàm chỗ then chốt của sinh khí mà con người bẩm thụ đều gốc ở hai khí âm dương. Nhưng nếu đem khí huyết, tạng phủ, hàn nhiệt mà bàn, thì đó chỉ là nói riêng về khí âm dương hữu hình thuộc về hậu thiên mà thôi. Còn như khí âm dương vô hình thuộc về tiên thiên thì dương gọi là nguyên dương, âm gọi là nguyên âm. Dương tức là nguyên dương, âm gọi là nguyên âm. Nguyên dương tức là cái hỏa vô hình, việc sinh hóa thần cơ là ở đó, tính mạng quan hệ ở nó. Nguyên âm tức là cái thủy vô hình, việc tạo dựng thiên quý là ở đó, mạnh yếu quan hệ ở nó. Cho nên kinh Dịch gọi là nguyên tính, nguyên khí. Nguyên tính, nguyên khí tức là nguyên thần sinh ra tinh, hoá ra khí. Sinh khí của con người sở dĩ ứng hợp với tự nhiên, chỉ do nhờ ở nó mà thôi. Kinh nói rằng: ” Được thần thì tốt, mất thần thì chết”, chính là nói về điều đó vậy.
Vậy hai chữ âm dương, nên xét cho rõ ràng. Dương thì nóng nảy, âm thì lặng lẽ điềm đạm. Dương giữ việc sinh ra, âm giữ việc nuôi lớn. Dương thái quá thì hại, đưa đến tiêu khô; âm thái quá thì hại, xui nên bế tắc. Dương động mà tan, cho nên hoá ra khí; âm tĩnh mà động, cho nên thành ra hình. Người dương suy thì sợ lạnh, người âm suy thì phát nóng, bởi âm thắng thì dương bị bệnh, dương thắng thì âm bị bệnh, cho nên như vậy. Dương vô hình mà sinh ra hơi, âm có chất mà thành ra mùi, cho nên hơi trong của dương ra nơi các khiếu phía trên, vị đục của âm ra nơi các khiếu phía dưới. Dương rời rạc không tụ về thì bay vượt lên trên mà hơi thở khò khè như ngáy, âm tan tác không bền chặt thì dồn hãm xuống dưới mà mồ hôi nhờn quánh tựa dầu.
Tóm lại âm thì tính tĩnh, ở trong để gìn giữ cho dương; dương thì tính động, ở ngoài để phụng sự cho âm. Bệnh dương hư thì buổi chiều trằn trọc, bệnh âm hư thì buổi sáng nhẹ nhàng; bệnh về dương thì buổi mai tĩnh, bệnh về âm thì buổi đêm yên; dương tà thịnh thì chiều nhẹ, sáng nặng, âm tà thịnh thì chiều nặng sáng nhẹ; bệnh về dương phần nhiều thích mát ham lạnh, bệnh về âm phần nhiều sợ lạnh muốn ấm.
Âm dương đã phân rõ, Vinh Vệ phải chia rành. Vinh là huyết, thuộc âm, cái để nuôi tốt bên trong; Vệ là khí, thuộc dương, cái để đi giữ bên ngoài. Cho nên huyết để nuôi nấng thì đi trong mạch, khí để gìn giữ thì đi ngoài mạch. Khí là cái để hành huyết, huyết là cái để chở khí. Khí huyết vốn không rời nhau, cho nên âm hư dương ắt chạy , dương hư âm ắt thoát. Người giỏi chữa bệnh thì khí hư nên giúp huyết, huyết hư nên giữ khí. Tóm lại huyết là cái hữu hình, không thể sinh nhanh; khí là cái rất nhỏ, cần giữ cho chắc.
Than ôi, lẽ âm dương biến hoá thì không cùng, không thể kể hết, vả lại dương nắm cả âm, huyết theo với khí, nên người xưa chữa huyết ắt trị khí trước; đó là khéo hiểu được nghĩa “Kiền nắm trời, khôn theo Kiền” của kinh Dịch vậy. Thánh nhân giúp đỡ công việc của trời đất, thường ngụ ý nâng dương mà nén âm, cho nên Thần Nông nếm thuốc, cũng căn cứ vào âm dương để phân chia ra các vị hàn nhiệt ôn lương, cay ngọt chua đắng mặn khác nhau. Phàm cay ngọt thuộc dương, ôn nhiệt thuộc dương, hàn lương thuộc âm, chua đắng thuộc âm. Dương chủ việc sinh, âm chủ việc sát, nên người thầy thuốc muốn cho người ta xa nơi chết, tới chỗ sống thường dùng các vị ngọt, ôn, cay, nhiệt mà ít dùng các phương chua đắng hàn lương bởi hiểu lẽ ấy.
Như ngày Đông chí thì khí nhất dương sinh, ngày Hạ chí thì khí nhất âm sinh, hai ngày chí ấy vô cùng quan trọng. Chí nghĩa là cực, âm cực thì dương sinh, từ không mà thành khó, dương cực thì âm sinh, từ có mà thành không; đó là chỗ không giống nhau trong việc biến hóa của âm dương vậy. Kinh nói rằng “Bên dưới tướng hỏa, khí thủy tiếp nối; bên dưới ngôi thuỷ, khí thổ tiếp nối; bên dưới ngôi thổ, khí phong (mộc) tiếp nối ; bên dưới ngôi phong, khí kim tiếp nối; bên dưới ngôi kim, khí hoả tiếp nối; bên dưới quân hoả, âm tính tiếp nối. Găng thì hại, cái tiếp nối sẽ chế trị nó”. Như ngày Đông chí thì âm thịnh đến cùng cực, sinh ra khí dương tiếp nối sẽ chế trị. Ngày Hạ chí thì dương thịnh đến cùng cực, sinh ra khí âm tiếp nối, đó gọi là dương thịnh găng thì hại, âm tiếp nối sẽ chế trị.
Có người hỏi “Ngày Đông chí khí nhất dương sinh, đáng lẽ khí trời dần chuyển sang ấm áp, thế tại sao tháng chạp lại rét lớn, băng tuyết quá nhiều ? Ngày Hạ chí khí nhất âm sinh, đáng lẽ khí trời dần chuyển thành mát mẻ, thế tại sao tam phục lại nắng gắt, nóng nực càng tăng ? Có cách nào giải thích chăng ? Triêu Quán nói “Đó là chuyện cái sẽ đến thì tiến, cái thành rồi thì lui. Trong chỗ tinh tuý và kín đáo, chưa dễ xét rõ được. Đại khái có lẽ là dương phục ở dưới bức âm ở trên, nước giếng tỏa hơi mà kỳ băng đóng cứng, âm thịnh ở dưới bức dương ở trên, nước giếng lạnh đi mà tới lúc sấm chớp tụ họp lại. Nay những người bệnh mặt đỏ miệng khô, trong người bứt rứt ho, suyễn, ai bảo không là hỏa thịnh đến cùng cực, nào biết cái hỏa đó là do khí âm hàn trong thận bức bách. Đem thuốc hàn lương cho uống mà kẻ chết đã nhiều, oan uổng lắm thay ! Vả dương thì một mà đặc, âm thì hai mà rỗng, tóm lại cái hại của âm là từ cái một của dương mà chia ra, cho nên mặt trời giữ được hình dáng ban đầu, còn mặt trăng khi tròn khi khuyết. Người ta lúc mới sinh ra thì chỉ thuần dương mà không có âm, nhờ mẹ cho bú sữa của vú thuộc Quyết âm mà âm bắt đầu sinh. Vì thế mà con trai đến mười sáu tuổi thì tinh mới thông, sau bốn mươi thì tinh kiệt; con gái đến mười bốn tuổi thì có kinh, bốn mươi chín thì kinh dứt. khí âm trong thân người chỉ đủ để dùng trong khoảng ba mươi sáu năm”.
Chữ âm ấy là nói đến âm tinh, tức là chỉ âm huyết vậy.
Huống chi âm dương làm gốc lẫn cho nhau, bàn chuyên bổ âm phải lấy dương làm chủ, tóm lại nếu không có dương thì âm cũng chẳng thấy gì để sinh. Cho nên con trai thì trái thuôc hỏa làm khí, phải thuộc thuỷ làm huyết; con gái thì trái thuộc thủy mà phải thuộc hỏa. Sự huyền diệu của gốc âm và gốc dương, nếu không xét đến cùng, thì có phải tắt vậy.
Kẻ bàn đến âm dương thường cho rằng đó là khí huyết, nào ai biết hỏa là gốc của âm huyết, nhưng âm dương thủy hỏa lại đều cùng ra từ một gốc. Bởi cùng ra từ một gốc mà không tách rời nhau, nên âm dương lại làm gốc lẫn cho nhau. Gốc của dương là ở âm, gốc của âm là ở dương, không có dương thì âm không lấy gì để sinh, không có âm thì dương không lấy gì mà hoá. theo âm mà dẫn dương, theo dương mà dẫn âm, đều tìm cái âm dương phụ thuộc mà xét tới cùng gốc của âm dương vậy. Người nay nhận lầm tâm, thận là chân hỏa, chân thủy, đó là vì không rõ đạo ấy. Đại khái trời sinh con người có cái tướng hỏa vô hình đi trong hai mươi lăm độ dương, chân thủy vô hình đi trong hai mươi lăm độ âm mà gốc của chúng thì vốn là cái chân thuộc về Thái cực, đó mới gọi là chân. Một khi thuộc về hữu hình tức là hậu thiên mà không phải là chân nữa.

 

http://www.nguyenkynam.com/ngu%20tieu%20y%20thuat/mucluc.htm

Âm dương gia Lịch sử tư tưởng phương Đông TUẦN 2 - 7: TƯ TƯỞNG TRUNG HOA CỔ ĐẠI

What is Classical Chinese Medicine?

Classical Chinese Medicine (CCM) has her roots deeply entwined with the philosophies of Daoism, Confucianism, and Buddhism. It has evolved from the classical teachings of the ancient Daoist medical texts of China. These include the, Huangdi Neijing – Su Wen, Tai Su, Ling Shu; the Nan Jing; Mai Jing, Shang Han Lun; Jia Yu Jing and the teachings from the Imperial Medical Academy of the Song Dynasty and the subsequent Four Great Masters of the Jin-Yuan period – Liu Wansu, Zhang Congzheng, Li Gao and Zhu Danxi.

ACCM is committed to enriching the practice of Acupuncture by reclaiming the heritage and legacy of Classical Chinese Medicine. Highlighted in this undertaking is the study of the ancient Daoist texts, the history of ideas and their influence in the development of styles of practice.

What is Classical Chinese Medicine?

In addition, Classical Chinese Medicine relies equally on a synthesis of laws of:

  • Yin and Yang
  • Acupuncture Pathways (Sinew, Luo. Primary, Divergent and Extraordinary Channel Systems)
  • Wu Xing (5 phases / resonances – Wood, Fire, Earth, Metal, Water)
  • Liu Qi (6 energetics – Tai Yang, Shao Yang, Yang Ming, Tai Yin, Jue Yin and Shao Yin)
  • Sanjiao Energetics ((production of Wei, Ying, Jing and Jing Shen, Xue, Jing Ye).

Strong emphasis is also placed on the aspect of Daoism that involves self-cultivation as a fundamental component of the evolution of a safe and competent clinician and health care provider. This self-cultivation comes through the discipline of Meditation, Qi Gong, Tai Chi and the study of Daoist philosophy. It is important that practitioners of Chinese medicine live the philosophy they teach.

What is Traditional Chinese Medicine?

Many of the ancient Daoist medical texts have been lost or discarded over the millennia as China has undergone many cultural and political upheavals. For example, the rise of Neo-Confucianism in the eleventh century CE, where the old Daoist philosophy and medical texts were banned or destroyed and again in the nineteenth century with the introduction of Western Medicine in China when there was an attempt to “Westernize” Chinese medicine.

What is Classical Chinese Medicine?

Training in Chinese medicine in Ireland and most Western countries today typically focuses on the practice and principles of Traditional Chinese Medicine (TCM). This is the system of medicine that evolved following the Cultural Revolution in China.

During the development of TCM in the 1950’s many of the roots of the medicine were lost in an attempt to unite and systematize various styles and traditions in order to popularize and promote Chinese medicine in China and throughout the world. Less emphasis was placed on the emotional and spiritual components of illness and healing.

http://www.accm.ie