Akira Kurosawa
Như một người thợ thủ công cẩn thận và chu đáo, Akira Kurosawa luôn biết cách làm cho bộ phim của mình hấp dẫn từ đầu đến cuối
Throne Of Blood (1957) – Akira Kurosawa
Posted on October 25, 2015Throne Of Blood (1957) pt. 1
Throne Of Blood (1957) pt. 2
Throne of Blood
Throne of Blood (蜘蛛巣城 Kumonosu-jō?, literally, “Spider Web Castle”) is a 1957 Japanese film directed by Akira Kurosawa. The film transposes the plot of William Shakespeare’s play Macbeth to feudal Japan, with stylistic elements drawn from Noh drama.
(Viết nhân 100 năm ngày sinh của Akira Kurosawa)
“Ở Nhật Bản người ta toàn hỏi tôi những câu vô nghĩa. Tôi không trả lời” – Akira Kurosawa kể. Vì tính bướng bỉnh và thái độ không nhân nhượng mà Kurosawa có biệt danh là “Hoàng đế”.
Sự nghiệp điện ảnh của Kurosawa bắt đầu sau khi ông giành phần thắng trong một cuộc thi và trở thành trợ lý đạo diễn tại hãng phim “Toho”. Bộ phim ông làm từ đầu đến cuối có tên là “Huyền thoại judo” (Sanshiro Sugata) được công chiếu rộng rãi năm 1943. Nhưng Kurosawa không coi đó là tác phẩm đầu tay, bởi ông luôn tự tin rằng mình là đạo diễn giỏi nghề. Ở tuổi 33, ông tự mình đi một con đường trong điện ảnh và đặt ra những quy chuẩn của riêng mình. “Đừng nói nhiều”, – Kurosawa thường nói với các đồng nghiệp như vậy.
Kurosawa là đạo diễn kiệt xuất. Bởi vì để đem đến cho khán giả thứ điện ảnh trung thực, cần phải quay cái mà anh muốn, chứ không nên quay cái mà vì thứ đó người ta trả tiền. “Tôi không thể lừa dối khán giả vì tiền” – ông nói. Người Nhật thích thưởng ngoạn những khoảnh khắc. Vì vậy, ông chăm chút từng chi tiết để gây ấn tượng mạnh. Trong cảnh cuối của phim “Ngai vàng đẫm máu”(Throne of Blood) ông đã cho bắn diễn viên Toshirō Mifune bằng mũi tên thật từ khoảng cách rất gần. Độ an toàn của diễn viên phụ thuộc hoàn toàn vào sự thiện nghệ của người bắn tên. Còn trong phim “Ran” ông đã cho xây dựng một lâu đài thật trên núi Phú Sĩ. Chỉ để đốt cho hiệu quả thật của cảnh quay.
Để diễn viên quen với phục trang, ông bắt họ phải mặc trang phục đó mấy ngày trước khi quay. Để quay cảnh có thời tiết khác biệt, ông sẵn sàng chờ hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Các thành viên trong đoàn làm phim của ông đều biết rõ rằng: nếu Kurosawa chỉ bắt diễn viên quay lại một lần, điều đó có nghĩa là ông không thích cảnh đó và không quan tâm đến nó nữa.
Mở hãng phim của chính mình “Kurosawa Production”, ông có thể sáng tạo tương đối độc lập. Tất cả các bộ phim của ông đều giành được những giải thưởng danh giá ở nước ngoài trong khi ở trong nước bị các nhà phê bình điện ảnh Nhật Bản đánh cho tơi tả. Ông thường thiếu tiền, vì vậy đã đồng ý cộng tác với Hollywood. Ở tuổi 50, ông cao lớn, ăn mặc trẻ trung và sang trọng. Chính vì điều đó mà các ông bầu phim Mỹ trông đợi ở ông phép màu lạ lẫm từ đất nước Phù Tang có thể đổi gu cho nền điện ảnh của họ. Nhưng họ không biết rằng Hoàng đế đang đến với họ.
Năm 1966 ông đồng ý dựng bộ phim “Chuyền tàu-kẻ đào tẩu” cùng một dàn sao Mỹ. Nhưng ông không thể tìm được tiếng nói chung với các nhà sản xuất. Ông muốn dựng một bộ phim triết lý sâu sắc, nhưng họ lại đề nghị ông phải có vài cảnh phụ nữ khỏa thân. Không những thế, tính thực dụng và hệ thống hợp đồng nghiệt ngã của điện ảnh Mỹ đã khiến ông phải chào thua. Kurosawa không thể hiểu tại sao người ta có thể cho ra đời tác phẩm nghệ thuật trong những điều kiện như thế. Người Mỹ lại cho rằng ông bị trầm cảm và buộc ông phải đến trị liệu ở ba bác sĩ thần kinh. Cuộc xung đột chấm dứt với việc hủy bỏ hợp đồng.
Trở về Nhật Bản, Kurosawa buộc phải bán nhà để bắt đầu từ con số không. Đó là giai đoạn đen tối trong cuộc đời ông. Và vào một ngày tháng 12.1971, ông đã tự tay cắt ven. Nhưng rõ ràng là số phận chưa bắt ông phải chết. Ông được cứu thoát từ cái bồn tắm đầy nước. Kurosawa buộc phải sống thêm gần 30 năm nữa.
Ông đành phải kiếm tiền bằng cách quay phim quảng cáo cho rượu wisky Nhật Bản. Ông làm việc đó song song với cuốn phim lịch sử sau này trở thành tác phẩm kinh điển của điện ảnh thế giới “Kagemusha”. “Không ai chi tiền cho tôi. Tất cả đều nói phim lịch sử thì ai quan tâm. Tôi quay “Kagemusha” để chứng minh sự thật không phải như vậy”, – Kurosawa nói.
Và ông đã chứng minh được điều đó. 12 năm sau vụ tự sát bất thành, ông đã xây dựng hãng phim “Kurosawa Film” ở Yokohama. Năm 1990, thế giới được xem bộ phim “Những giấc mơ của Akira Kurosawa” (Dreams) với 8 đoạn về tư duy và thế giới quan của ông, về cuộc sống, cái chết, sáng tạo và bản chất con người. Đạo diễn lừng danh Hollywood Steven Spielberg là giám đốc sản xuất của phim.
Bộ phim cuối cùng của ông “Vẫn chưa” (Madadayo) ra mắt tháng 4.1993. Vị giáo sư già cùng các học trò của mình lúc thì thưởng ngoạn rượu sake, lúc thì phân tích những giọt nước mưa. Bên ngoài cánh cửa chiến tranh đến, rồi đi qua mà không ai phát hiện ra. Ông giáo già và vợ phát hiện ra những điều khác, mà theo họ thì quan trọng hơn: những chiếc mộc nhĩ trên thân cây, cái nắng mùa hè, những cụm lá vàng và đỏ nhuốm tuyết trước cửa nhà.
Tên của bộ phim lấy từ một câu thoại: “Ông đã sẵn sàng sang thế giới bên kia chưa?”, “Chưa, vẫn chưa!”
Kurosawa tự cho mình giống công tước Myshkin trong tác phẩm “Chàng ngốc” của đại văn hào Nga Fedor Dostoevsky. “Tôi thường đọc đi đọc lại sách của Dostoevsky. Không ai có khả năng viết về con người, tâm lý và số phận của con người hay như thế. Nhờ ông mà tôi hiểu cuộc sống” – Kurosawa kể. Ông cho rằng để viết kịch bản, cần phải học thuộc những cuốn tiểu thuyết và những vở kịch của các tác giả khác: “Tôi muốn hiểu những tình cảm làm tâm hồn tôi xao động bắt nguồn từ đâu?”
Bộ phim mà ông hài lòng nhất chính là chuyển thể tiểu thuyết “Chàng ngốc” (The Idiot). Kurosawa chuyển bối cảnh bộ phim sang Nhật Bản thời hậu Chiến tranh Thế giới II, ở Hokkaido. Các nhân vật đều mang tên Nhật. Giới phê bình điện ảnh thế giới cho rằng đây là bộ phim chuyển thể hay nhất và trung thực nhất tác phẩm của Dostoevsky.
Nhưng giới phê bình điện ảnh Nhật Bản đầu thập niên 1950 lại không đánh giá cao bộ phim. Họ cho rằng nó không đảm bảo các tiêu chuẩn của một bi kịch cổ điển Nhật Bản. Làm xong bộ phim này, Kurosawa buộc phải rời khỏi hãng phim “Sekino”. “Nhưng dù thế nào thì đây vẫn là bộ phim hay nhất của tôi. Tôi biết chính xác như vậy. Tôi đã nghiền ngẫm nó rất lâu và dồn vào đó mọi kinh nghiệm đạo diễn. Có lẽ tôi thích “Chàng ngốc” bởi vì tôi giống nhân vật chính của tiểu thuyết – công tước Myshkin” – Kurosawa nói.
Tiểu sử
1910, 23.3: Akira Kurosawa chào đời ở ngoại ô Tokyo.
1936: Trở thành trợ lý cho đạo diễn K. Yamamoto. 7 năm sau, ông dựng bộ phim đầu tiên “Huyền thoại judo”.
1944: Nữ diễn viên Yoko Yaguchi (1921-1985) đóng trong bộ phim “Đẹp nhất”. Hai người kết hôn ngày 21.5.1945. Họ có hai con: con gái Kazuko và con trai Hisao. Hisao sau này trở thành nhà sản xuất và làm việc cùng cha.
1948: Làm quen với đạo diễn Toshiro Mifune. Ông này về sau đóng hầu hết các phim của Kurosawa. Hai người cùng làm bộ phim “Thiên thần say”. Ba năm sau, ông chuyển thể tiểu thuyết “Chàng ngốc”.
1951: Đoạt Oscar Phim nước ngoài hay nhất cho “Rashomon“. Đây là phim Nhật Bản đầu tiên đoạt giải Oscar. “Rashomon” còn đoạt “Sư tử vàng” tại LHP Quốc tế Venice.
1952: Mẹ đạo diễn qua đời. Ông dựng bộ phim buồn đầu tiên có tên “Sống”. Ba năm sau, ông cho ra đời “7 võ sĩ samurai” – một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của ông.
Tháng 4.1955, ông thành lập hãng phim “Kurosawa Pro”.
1973: Hợp tác với Liên Xô làm bộ phim “Dersu Uzala”. Phim này đoạt Oscar năm 1975.
1980: Nhận giải Cành cọ Vàng cho phim “Kagemusha”. Phim này còn đoạt BAFTA đạo diễn xuất sắc nhất và Cesar Phim nước ngoài hay nhất.
1982: Nhận giải “Sư tử vàng” thành tựu trọn đời.
1990: Nhận giải Oscar thành tựu trọn đời. Một năm sau ra mắt phim “Bản rhapsody tháng Tám” (Rhapsody in August) về thảm họa nguyên tử ở Nagasaki.
1998, 6.9: Qua đời tại Tokyo.
Ran (1985) – Akira Kurosawa
Posted on October 24, 2015Ran
Loạn (Ran) là một phim Jidaigeki hợp tác giữa điện ảnh Nhật Bản và Pháp, được công chiếu vào năm 1985. Bộ phim miêu tả cuộc tranh chấp giữa cha con, huynh đệ dòng họ lãnh chúa Ichimonji trong bối cảnh một thời Chiến quốc giả tưởng thời trung cổ ở Nhật Bản. Nội dung phim mang cốt cách của vở bi kịch “King Lear” của William Shakespeare và sử dụng giai thoại 3 mũi tên của Mōri Motonari trong lịch sử Nhật Bản (tam tử giáo huấn trạng).
Loạn (Ran) là bộ phim thứ 27 của đạo diễn Kurosawa Akira và là bộ phim thể loại Jidaigeki cuối cùng trong đời ông. Bản thân Kurosawa cũng xem đây là tác phẩm của đời ông, và là di ngôn để lại cho nhân loại.
Mục lục
Nội dung
Bối cảnh phim là một thời Chiến quốc giả tưởng, sau khi Ichimonji Hidetori lần lượt đánh chiếm hết 3 thành trì bên địch và trở thành đại lãnh chúa của cả vùng. Một ngày nọ, nhân buổi đi săn, Hidetora bất ngờ thông cáo cho các quan khách rằng mình sẽ nhường ngôi vị lại cho con trưởng, còn bản thân thì về ẩn cư. Hidetora lấy 3 mũi tên, bảo với con trai rằng, 1 mũi tên thì dễ bẻ nhưng gọp 3 mũi lại thì không thể bẻ được. Nhưng con trai út thấy thế lại chê cha già lẩm cẩm, dùng sức bẻ gãy cả 3 mũi tên. Cảm thấy mất mặt trước các quan khách, Hidetori nổi giận đuổi con trai út đi rồi về làm phận khách tại thành trì của con trưởng. Và cũng bắt đầu từ đây, sự thực hư trong lòng hiếu thảo của từng người con được bộc lộ, dẫn đến mối tranh chấp, bất hòa của cả dòng họ Ichimonji…
Vai diễn
- Nakadai Tatsuya vai Ichimonji Hidetora
- Terao Akira vai Ichimonji Tarō Takatora
- Nezu Jimpachi vai Ichimonji Jirō Masatora
- Ryū Daisuke vai Ichimonji Saburō
- Harada Mieko vai phu nhân Kaede
- Miyazaki Yoshiko vai phu nhân Sue
- Nomura Mansai vai Tsurumaru
- Yui Masayuki vai Hirayama Tango
- Katō Kazuo vai Ikoma
- Matsui Norio vai Kokura
- Tazaki Jun vai Ayabe
- Ueki Hitoshi vai Fujimaki
- Ikehata Shin-no-suke vai Kyō-ami
- Igawa Hisashi vai Kurogane
Âm nhạc
Phụ trách chỉ huy mảng âm nhạc trong Ran (Loạn) là Takemitsu Tōru, trước đó ông cũng từng lo mảng âm thanh trong “Dō desuka den”, bộ phim màu đầu tiên của Kurosawa Akira vào năm 1970. Trong phim này, Kurosawa tỏ ra đối lập với Takemitsu, không chấp nhận ý kiến của Takemitsu trong quá trình lồng tiếng khiến ông này bất mãn, nói rằng “có thể cắt dán âm nhạc theo ý của Kurosawa, nhưng đừng có để tên tôi vào phần danh sách làm phim” và tuyên bố bỏ dở công việc, chạy ra khỏi phòng lồng tiếng. Nhưng thực tế Takemitsu đã không bỏ dở công việc của mình, sau đó có nói đây là kể từ sau tác phẩm này thì ông không muốn làm việc chung với Kurosawa nữa. Và thực tế, đây cũng là bộ phim cuối cùng mà Takemitsu dính dáng đến Kurosawa.
Lúc đầu đạo diễn Kurosawa Akira mong muốn chọn dàn nhạc giao hưởng London cho bộ phim của mình, nhưng Takemitsu Tōru phản đối nên rốt cuộc là chọn dàn nhạc giao hưởng Sapporo (tháng 4 năm 1985, tại trung tâm văn hóa thị dân Chitose). Dàn nhạc giao hưởng Sapporo chỉ là một dàn nhạc địa phương, ngay tại Nhật Bản cũng chẳng có tiếng tăm gì, vì thế nên Kurosawa tỏ ra bất mãn và chẳng thèm nhìn mặt các thành viên trong nhạc đoàn trước khi bắt đầu thu âm. Nhưng trái với dự định, dàn nhạc đã diễn tấu rất tốt nên khi giải tán trước giờ ăn trưa, Kurosawa có bước lên sân khấu nói lời cảm ơn, xin lỗi các thành viên và ông cúi đầu không hề ngẩng lên suốt lúc đó.
Chuyện bên lề
- Theo Hashimoto Shinobu, một trong ba tác giả kịch bản của bộ phim thì trong quá trình xây dựng nhân vật, Oguni Hideo bất mãn với Kurosawa và có cãi nhau gay gắt nên nửa chừng ông này từ bỏ việc chấp bút kịch bản.
- Lá cờ của nhân vật Ichimonji Hidetora có hình thái dương và mặt trăng, đây là từ chữ “minh” (明) trong tên của Kurosawa Akira (Hắc Trạch Minh, chữ “minh” gồm chữ “nhật” và “nguyệt” ghép lại). Ngoài ra chính Kurosawa cũng có nói với Miyazaki Yoshiko rằng nhân vật Ichimonji Hidetora chính là hình ảnh của bản thân mình.
- Số lượng diễn viên quần chúng trong Ran (Loạn) chừng 1000 người. Và vì quá trình quay phim kéo dài nên nếu thuê ngựa thì chi phí đắt đỏ, nên nhà làm phim đã nhập 50 con ngựa Quarter Horse từ Mỹ quốc về. Cũng chính vì lý do này mà bộ phim bị chỉ trích rằng “Nhật Bản thời Chiến quốc không có giống ngựa tốt như vậy”. Sau khi kết thúc bộ phim, bầy ngựa được bán đi.
- Trong phim có cảnh Hidetora ngồi dưới trời nắng khi bị lũ con đuổi đi, phía sau có thấy 2 người leo núi ở ngọn núi phía sau. Chỉ có một người duy nhất phát hiện ra điểm bất thường này là Nakai Asaichi, phụ trách C Camera. Ông này đã bí mật bàn bạc với Kurosawa để xử lý xóa hình ảnh này. Quá trình xử lý tốn 500 vạn En.
- Một người bạn thân của Kurosawa là đạo diễn người Nga Nikita Sergeyevich Mikhalkov có đến Nhật trong quá trình chuẩn bị cho bộ phim, và có một ý tưởng đề xuất. Ý tưởng của ông này có thấy xuất hiện trong bộ phim hoàn chỉnh khiến ông này cảm thấy rất vui và có giá trị.
- Diễn viên Takakura Ken được mời thủ vai Kurogane trong phim, đích thân Kurosawa 4 lần đến nhà Takakura để bàn bạc, nhưng lúc này Takakura đang chuẩn bị cho bộ phim truyền hình “Izakaya Chōji” nên đều từ chối hết. Vì thế Takakura Ken bị Kurosawa nói “anh đúng là người khó tính” và vai diễn này được giao cho Igawa Hisashi. Sau này, tình cờ Takakura Ken có đi qua nơi quay phim Ran và tỏ ra hối tiếc vì ngày trước đã từ chối.
- Tạo hình nhân vật Ichimonji Hidetora còn được sử dụng ở nhân vật Tenrai trong game Tenchū San trên hệ máy PlayStation 2.
Các giải thưởng
- Giải Oscar thiết kế trang phục, 1985.
- Giải thưởng hóa trang trong khuôn khổ giải Academy điện ảnh Anh quốc, giải cho phim ngoại quốc.
- Giải thưởng quay phim trong khuôn khổ Giải Hiệp hội phê bình điện ảnh toàn Mỹ quốc.
- Giải cho phim ngoại quốc trong khuôn khổ Giải Hiệp hội phê bình điện ảnh New York.
- Giải âm nhạc, giải cho phim ngoại quốc trong khuôn khổ Giải Hiệp hội phê bình điện ảnh Los Angeles.
- Giải quay phim trong khuôn khổ Giải Hiệp hội phê bình điện ảnh Boston.
- Giải bạc trong khuôn khổ giải Golden Gloss lần thứ 3, Nhật Bản.
Địa điểm quay phim
- Thành Himeji: đệ nhất thành
- Thành Kumamoto: đệ nhị thành
- Thành Nagoya, tỉnh Saga, thành phố Karatsu
- Tỉnh Kumamoto
- Tỉnh Ōita
- Núi Phú Sĩ
Rashomon- bộ phim của những cách tân độc đáo
Posted on October 23, 2015Author: Lê Thị Hồng Hạnh
Rashomon được coi là bộ phim đầu tiên giới thiệu Kurosawa và nền điện ảnh Nhật Bản đến với các khán giả phương Tây và là một kiệt tác của Kurosawa. Cái tạo nên sức hấp dẫn ở bộ phim này chính là cách kể chuyện hết sức hiện đại của nó, cộng với các cách tân về kĩ thuật mà Kurosawa tạo nên trên cơ sở kết hợp nghệ thuật hiện đại phương Tây với cội nguồn văn hóa Nhật Bản trong diễn xuất và dàn dựng.
Rashomon được coi là bộ phim đầu tiên giới thiệu Kurosawa và nền điện ảnh Nhật Bản đến với các khán giả phương Tây và là một kiệt tác của Kurosawa. Bộ phim được làm năm 1950, dựa trên hai truyện ngắn của nhà văn tài hoa Akugatawa: “Rashomon” và “In a Grove” (truyện “Rashomon”: Lã Sinh Môn cung cấp bối cảnh nền, truyện “In a Grove”- “Trong bụi cây” cung cấp cốt truyện và nhân vật). Cấu trúc tự sự độc đáo của bộ phim cùng với tính không thể khám phá của sự thực mà bộ phim đề cập khiến cho trong văn hóa phương Tây, Rashomon gần như đã trở thành một điển tích (trong tiếng Anh cũng như một số ngôn ngữ khác, Rashomon đã trở thành từ chỉ tình trạng sự thật không thể được tìm ra vì các nhân chứng khác nhau cung cấp những bằng chứng trái ngược nhau. Thuật ngữ hiệu ứng Rashomon trong tâm lí học cũng bắt nguồn từ chính bộ phim này.)
Tuy nhiên, không phải ngay từ khi ra đời, Rashomon đã gây đựợc tiếng vang như vây. Sự thực là khi phát hành ở Nhật, bộ phim đã bị thất bại nặng nề về mặt doanh thu, nó thậm chí còn bị tống vào kho, liệt vào danh sách những bộ phim dở nhất trong năm, vì cách kể chuyện có phần khó hiểu và kì lạ, khiến cho uy tín nghề nghiệp của đạo diễn Kurusawa bị suy giảm đáng kể. Số phận của bộ phim chỉ thực sự thay đổi nhờ vào một phái đoàn nghệ thuật đến từ nước Ý. Phái đoàn này đã đề nghị các nhà làm phim Nhật Bản cho xem những bộ phim hay nhất và dở nhất trong năm, Rashomon đã được chiếu trong danh mục những phim dở nhất. Con mắt xanh của các nhà làm phim Ý đã khiến họ thấy ở đây những cách tân độc đáo của một thiên tài. Bộ phim đựợc đưa về tham dự Liên hoan phim Venice và sau đó liên tiếp giành đựợc các giải thưởng cao của các hội đồng nghệ thuật và được các khan giả châu Âu nồng nhiệt đón nhận. Lí do giải thích cho số phận thăng trầm của bộ phim chính là những cách tân táo bạo của Kurosawa. Cái tạo nên sức hấp dẫn ở bộ phim này chính là cách kể chuyện hết sức hiện đại của nó, cộng với các cách tân về kĩ thuật mà Kurosawa tạo nên trên cơ sở kết hợp nghệ thuật hiện đại phương Tây với cội nguồn văn hóa Nhật Bản trong diễn xuất và dàn dựng. Cấu trúc tự sự độc đáo mới mẻ chính là điểm gây shock nhất trong bộ phim này. Ngày nay, cách trần thuật từ nhiều điểm nhìn, tính đa thanh- đối thoại trong tự sự không còn là một điều quá mới mẻ nhưng với văn học và điện ảnh lúc bấy giờ, cách kể chuyện của Akugatawa và Kurosawa thực sự là kì lạ.
Bộ phim xoay quanh một sự kiện trung tâm: vợ của một samurai bị tên cướp Tajomaru hãm hiếp và samurai bị chết bởi một thanh gươm đâm vào ngực. Sự kiện này được kể lại qua 4 lời khai khác nhau của 4 nhân chứng: Tajomaru-tên cướp, Masago-người thiếu phụ- vợ nạn nhân, Kanazawa-no-Takehiro-nạn nhân (qua lời người ngồi đồng) và tiều phu-vô danh, mỗi lời khai cung cấp cho chúng ta một hồ sơ khác nhau về sự thực, chúng lần lượt phủ nhận lẫn nhau, khiến cho khan giả như rơi vào mê cung, không thể biết lời khai nào là sự thật. Điều này cho thấy tính không đáng tin cậy của lời người kể chuyện trong quan niệm của tự sự hiện đại. Nó hoàn toàn khác với tự sự truyền thống. Tự sự truỳền thống đi tìm cách kể bằng hình ảnh cho hay nhất một câu chuyện nào đó, người kể phải là người ban phát chân lí cuối cùng. Nếu theo cách dựng của tự sự truyền thống, đây sẽ là một bộ phim trinh thám. Nó sẽ chỉ dừng lại khi tìm ra sự thực về thủ phạm giết người. Chính vì các khan giả Nhật Bản lúc đầu đã xem Rashomon theo cách như vậy nên họ thấy đây là một thất bại của Kurosawa. “Bộ phim quá khó hiểu.”
Trên thực tế, Akugatawa và Kurosawa đã đưa ra một quan niệm mới về người kể chuyện: người kể chuyện không phải là người biết hết tất cả, anh ta chỉ biết một phần của sự thực và cố tình kể sự thực theo cách có lợi nhất cho mình. Hay như lời nhà sư nói trong ngôi đền đổ nát, con người sẽ mãi mãi không thể có được sự thực vì sự yếu đuối và ích kỉ của chính mình, Một nét mới trong nghệ thuật tự sự cuả bộ phim này là cách kể chuyện bằng phục hiện. Nó kể lại vụ án mạng qua hồi tưởng của 4 nhân vật. Đây là điểm Kurosawa kế thừa từ tác giả truyện ngắn Akutagawa. Nhưng bộ phim còn đẩy xa hơn kĩ thuật kể chuyện bằng hồi tưởng vì câu chuyện vụ án của ông thực chất là hồi tưởng của hồi tưởng, phục hiện nằm trong phục hiện.Thật vậy, lời khai cuả các nạn nhân ở đây không phải được ghi lại một cách trực tiếp như trong truyện ngắn của Akugatawa mà được kể lại trong lời của tiều phu và nhà sư nói với một kẻ tiện dân khi họ cùng trú mưa trong một cổng thành hoang phế. Tính hồi tưởng lồng trong hồi tưởng này chi phối sự xuất hiện 3 mảng không gian khác nhau trong câu chuyện. Không phải là hai mảng không gian: công đường và khu rừng- hiện trường vụ án mà là cổng thành Rashomon- công đường- khu rừng.
Mở dầu phim là 3 nhân vật tiều phu, nhà sư và kẻ tiện dân đứng trú mưa. Tiều phu không ngừng than thở “Không thể hiểu được, không thể hiểu được chuyện gì cả”, trong khi nhà sư ôm đầu bất lực. Đáp lại câu hỏi của kẻ tiện dân, tiều phu kể lại câu chuyện trên công đường với lời khai của các nhân chứng. Các nhân chứng lại hồi tưởng lại sự thực và hiện trường vụ án theo quan điểm của mình. Nạn nhân, tên cướp, người thiếu phụ không xuất hiện trực tiếp như trong truyện ngắn của Akugatawa mà xuất hiện trong hồi tưởng của tiều phu và nhà sư. Các nhân vật này lại lần lượt tái hiện nội tình của vụ án trước quan tòa. Nếu gọi không gian cổng đền Rashomon là không gian hiện tại, không gian công đường là quá khứ 1, không gian khu rừng là quá khứ 2 thì bộ phim chính là sự đan xen các mảng không gian này, hiện tại và quá khứ đan xen, quá khứ 1 và quá khứ 2 luân phiên.
Các nhân vật chính của vụ án không xuất hiện trong duy nhất một không gian và thời gian của vụ án mà luôn đứng ở bản lề của không gian công đường và không gian hiện trường vụ án, do đó,người xem không chỉ chứng kiến bản thân vụ án mà còn được chứng kiến diễn biến tâm trạng của họ trước từng sự kiện của vụ án, cũng như sự đối chứng giữa các lời khai của 3 nhân vật này với hai nhân chứng: nhà sư và tiều phu. Thiếu phụ, tên cướp, nạn nhân cung khai trước sự chứng kiến của hai nhân chứng (trong khuôn hình, 3 nhân vật lần lượt cung khai luôn ở vị trí tiền cảnh, cận cảnh, còn hậu cảnh luôn là nhà sư và tiều phu). Sự đan xen các hình ảnh ở công đường và hình ảnh ở ngôi đền cũng cho thấy những phản ứng của tiều phu, người bình dân và thày tu trước các lời khai.
Nghệ thuật xử lí máy quay của phim cũng rất hiệu quả. Khi miêu tả cảnh người tiều phu vào rừng, để báo hiệu một sự kiện giật gan sắp đến, máy quay di chuyển theo bước chân của nhân vật, quay từ nhiều góc độ: từ trên cao xuống, từ dưới hất lên, khiến ta có cảm giác như người tiều phu đang bị theo dõi bới một con mắt vô hình nào đó. Cảnh tên cướp và võ sĩ chạy vào rừng sâu cũng được miêu tả với máy quay di chuyển tốc độ cao, rung, quay từ phía trước, phía sau, trên đầu, gợi tả trạng thái phấn khích của hai nhân vật: samurai phán khích vì tò mò trước món đồ cổ mà tên cướp hứa hẹn, tên cướp phấn khích vì đã dụ được kiếm sĩ vào bẫy. Đặc biệt ấn tượng trong phim này là các cảnh người thiếu phụ cung khai, tên cướp và nạn nhân cung khai đều được quay bằng cách chĩa thẳng ống kính vào nhân vật, cho họ xuất hiện ở cận cảnh, trực diện. Cách quay này tạo cảm giác như khán giả chính là vị quan tòa đang nghe đang các nhân chứng cung khai.
Nghệ thuật xử lí ánh sáng trong phim cũng rất ấn tượng. Kurosawa đã triệt để quay bằng ánh sáng tự nhiên. Khi các cảnh quay ở trong rừng gặp khó khăn vì cây cối rậm rạp, ánh sáng mặt trời khó lọt qua, nhà quay phim đã khắc phục bằng cách dùng gương phản chiếu ánh mặt trời. Ánh sáng phản chiếu của gương tạo nên những mảng sáng tập trung trên gương mặt nhân vật và trong màu trắng của trang phục của người thiếu phụ. Hiệu quả ánh sáng thể hiện rõ trong đoạn phục hiện của tên cướp, kể lại cảnh hắn chạy về báo với thiếu phụ là chồng cô bị rắn cắn. “Tajomaru cười lớn rồi chạy. Ánh sáng chiếu thẳng vào mặt y và chiếu vào hình ảnh người thiếu phụ trùm mũ trắng…Đạo diễn thực sự rất lưu tâm đến hiệu quả màu sắc của phim khi cho dùng mực tàu để nhuộm nước mưa, tạo ra hiệu quả về cảm giác mưa nặng hạt.
Phim còn hấp dẫn bởi các chi tiết mang tính biểu trưng. Khu rừng là một không gian có tính biểu trưng. Rừng, với đặc điểm bản thể là nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ánh mặt trời khó lọt qua, gợi liên tưởng đến những bí ẩn trong vô thức của con người. Rừng cũng khiến ta liên tưởng đến một mê cung không lối thoát. Đó là không gian lưu giữ những bí ẩn. Việc sử dụng ánh sáng mặt trờ để quay phim có lẽ cũng mang ý nghĩa biểu trưng. Chúng ta thường nói mọi sự thật đều được phơi bầy dưới ánh mặt trời, nhưng ở đây, ánh sáng mặt trờ trong khu rừng không thể đủ mạnh để soi thấu mọi ngóc ngách của khu rừng- của sự thực.
Diễn xuất của diễn viên trong bộ phim này mang tính tượng trưng, tính sân khấu hơn là tính tự nhiên. Các cử chỉ, lời nói của diễn viên gợi nhắc cách diễn của kịch nô trong văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Đây không phải là hạn chế của diẽn viên mà có lẽ chính là chủ ý của đạo diễn, khi cái mà ông muốn mang đến cho người đọc không phải là tính chân thực của sự kiện (vì làm gì có sự thực) mà là thái độ của con người, những góc khuất trong tâm lí con ngừời.
Thông điệp của bộ phim có lẽ là cái mãi mãi khiến người đọc day dứt, đó là thông điệp về tính thiện mong manh của con người. Con người, kể cả người đã chết, không ai trung thực với sự thực. Tất cả đều che dấu sự thực theo cách có lợi nhất cho mình. Một cái chết, 3 thủ phạm khác nhau. Tên cướp kể lại câu chuyện để dựng lên hình ảnh mình như một đạo tặc yêng hùng, thiếu phụ kể lại câu chuyện để tìm sự cảm thông, nạn nhân kể lại câu chuyện để cứu vớt danh dự. Người tiềuphu không dám kể sự thực vì sợ liên lụy hay vì đã trot lấy cắp thanh đoản đao. Trong câu chuyện cuối cùng của tiều phu, nỗi cay đắng còn bật lên bởi kiếm sĩ và tên cướp thực chất đèu là những người hèn nhát và tàn nhẫn. Kiếm sĩ không những không xót thưong người vợ bị làm nhục mà còn sỉ vả cô, tên cướp không phải được cô gái van vỉ xin theo mà chính là người van vỉ. Tình yêu của y với cô gái cũng tan nhanh như bong bóng khi y nghe ngừơi chồng hát hủi cô và coi cô là kẻ chẳng ra gì. Khi bị cô gái kích động, lao vào đánh nhau, kiếm sĩ và tên cướp cũng không phaỉ đánh nhau nhằm bảo về người mình yêu mà chỉ nhằm vớt vát danh dự trước người phụ nữ. Họ cũng run sợ khi cầm kiếm đánh nhau (thể hiện qua cảnh họ bò lê trên đất và liên tục ngã, rơi kiếm) Tất cả toát lên một dư vị chua chát về tính thiện mong manh của con người. Nếu bộ phim chấm dứt ở đây, nó sẽ là một cái nhìn bi quan về đời sống, đúng như cái bi quan đau đớn của nhà sư. Nhưng nó đã khép lại bằng chi tiết người tiều phu mang đứa bé về nuôi, mặc dù anh đã có 6 đứa con, mang lại niềm tin cho nhà sư nói riêng, khán giả nói chung về cái thiện căn bền vững của con người.
http://tinvanonline.org/2008/04/29/rashomon-2/
Truyện “Rashomon” và “Trong rừng trúc” – Akutagawa Ryunosuke
Posted on October 23, 20151) Cổng Rashomon – Akutagawa Ryunosuke
Chuyện vào một ngày nọ lúc trời đã về chiều. Có một gã nô bộc đang chờ tạnh mưa dưới cổng Rashomon.
Dưới chiếc cổng lớn, ngoài gã đàn ông này ra chẳng có ai khác. Trên chiếc cột lớn sơn son đỏ mà nước sơn đã bị bong loang lổ đó đây, chỉ có mỗi một con dế mèn đang đậu ở đấy. Cổng Rashomon ở ngay trên đại lộ Suzaku cho nên ngoài gã đàn ông này bình thường lẽ ra cũng có thể có thêm vài ba người khác, đàn bà thì đội nón lá ichimegasa hay đàn ông đội mũ momieboshi đứng tránh mưa. Thế nhưng ngoài gã ra không có ai cả.
Số là vì mấy năm gần đây kinh thành Kyoto cứ bị hết hoạ này lại đến nạn kia, hết động đất, giông bão, hoả hoạn, lại đến nạn đói kém. Vì thế mà chốn kinh sư tiêu điều xơ xác thật khác thường. Cổ thư còn ghi chép lại những chuyện như tượng Phật và đồ thờ tự bị chẻ ra, gỗ sơn son hay thếp bạc cũng bị chất đống bên đường để bán làm củi đốt. Chốn kinh thành mà còn như thế, huống hồ cổng Rashomon này, chẳng ai ngó ngàng đến chuyện trùng tu sửa sang. Cổng bị bỏ mặc tiêu điều hoang phế, chỉ tổ cho chồn cáo cùng quân trộm cắp thừa cơ đến dùng làm nơi trú ẩn. Thậm chí cả những xác chết đường chết chợ không người tới nhận cũng được đem vứt ở đây, như đã thành một cái lệ. Vì thế hễ trời chạng vạng tối là mọi người đều ghê sợ, chẳng một ai dám bén mảng đến gần.
Thay vào đó, vô số quạ không biết từ đâu kéo cả về đây. Ban ngày nhìn về phía cổng thấy không biết bao nhiêu là quạ bay thành vòng tròn, vừa kêu vừa lượn lờ quanh miếng ngói phù điêu trên cùng. Nhất là hễ đến lúc ráng chiều nhuộm đỏ khoảng trời phía trên cổng, thì nom cứ như là nền trời có rắc vừng đen. Dĩ nhiên lũ quạ đến rỉa xác người chết vứt nơi cổng.
Thế nhưng hôm nay, có lẽ kể về giờ giấc thì cũng đã muộn, chẳng thấy bóng dáng một con quạ nào cả. Chỉ thấy đó đây lốm đốm màu bạc phếch của phân quạ dính vào những bậc đá chỉ chực lở và cỏ mọc um tùm từ nhũng kẽ nứt. Gã nô bộc ngồi ở bậc trên cùng của bậc đá có bảy bậc, đặt mông trên vạt sau của chiếc áo xanh lam đã giặt đến bạc màu, vừa mân mê mụn trứng cá to tướng mọc trên má bên phải vừa lơ đãng nhìn mưa rơi.
Tác giả vừa viết ở trên rằng “gã nô bộc đang chờ tạnh mưa”. Nhưng dù trời có tạnh mưa đi nữa, gã nô bộc này cũng chẳng có việc gì để làm. Thông thường dĩ nhiên là gã sẽ đi về nhà chủ. Nhưng gã lại mới bị chủ cho thôi việc từ bốn năm hôm nay. Như đã viết ở trên, lúc bấy giờ Kyoto đã suy tàn lắm rồi. Gã nô bộc này bị người chủ mà gã hầu hạ lâu năm cho thôi việc, thật ra cũng là ít nhiều do sự suy tàn ấy mà ra chứ chẳng phải gì khác. Vì thế thay vì viết “gã nô bộc đang chờ tạnh mưa”, phải viết là “gã nô bộc không đi đâu được vì trời mưa, và gã đã đến bước đường cùng chẳng biết về đâu nữa” mới đúng. Hơn nữa, bầu trời u ám hôm nay chẳng nhiều thì ít cũng đã khiến gã nô bộc thời Heian(°)này chạnh lòng. Cơn mưa đổ xuống từ giờ thân đến giờ vẫn chẳng có vẻ gì là muốn ngớt. Vì thế trước mắt, gã chưa biết ngày mai sẽ phải làm gì để sống qua ngày, từ nẫy đến giờ gã vẫn vừa miên man nghĩ ngợi tìm cách xoay sở làm sao ra khỏi bước đường cùng, vừa lơ đãng nghe tiếng mưa rơi trên đại lộ Suzaku .
Mưa rào rào từ xa tới bao trùm lên cổng Rashomon. Bóng chiều như kéo màn trời sa xuống thấp, ngẩng nhìn lên thấy hàng ngói chênh chếch đầu hồi trên mái cổng như đang đỡ cả một màn mây nặng trĩu u ám.
Một khi đã không còn cách nào khác, không làm sao hơn được, thì đâu còn có thể kén chọn nữa. Nếu còn kén chọn, thì chỉ có mà chết đói, không chết trong nhà thì cũng chết đường chết chợ, rồi sẽ bị đem ra vứt trên cổng này như người ta vứt xác của một con chó mà thôi.
Nếu đừng kén chọn nữa- gã nô bộc cứ nghĩ tới nghĩ lui quanh quẩn mãi không biết bao lần để rồi cuối cùng ngừng lại ở chỗ đó. Tuy vậy ngay cả khi đã nghĩ tới “nếu đừng kén chọn” rồi, nhưng quanh đi quẩn lại vẫn còn dừng lại ở chỗ “nếu đừng kén chọn.” này, thì rút cuộc vẫn mãi mãi chỉ là một chữ “nếu “. Dù gã nô bộc đã nhủ lòng sẽ không kén chọn -không từ bất cứ điều gì- , thế nhưng gã vẫn không có can đảm tiến thêm đến chỗ khẳng định cái điều đương nhiên phải đến tiếp theo sau câu “nếu đừng kén chọn ” -để ngã ngũ cho xong chuyện -, tức là ” thì chẳng còn cách nào khác là đành làm quân trộm cắp vậy.”
Gã nô bộc hắt hơi thật mạnh, rồi uể oải đứng dậy. Hơi lạnh buổi chiều ở Kyoto đã đến độ cần có lò than để sưởi ấm. Gió luồn giữa những hàng cột, cùng với bóng chiều đang dần xuống, lồng lộng thổi. Con dế mèn đậu trên chiếc cột loang lổ nước sơn đã bò đi đâu mất.
Gã nô bộc vừa kéo cao cổ áo màu lam mặc bên ngoài chiếc áo cánh màu vàng, rụt cổ lại, vừa đưa mắt nhìn quanh cổng. Gã nghĩ bụng nếu có chỗ nào không sợ bị mưa gió, không ngại có người trông thấy, để đánh một giấc ngon lành, thì gã sẽ ngủ ở đó cho qua đêm nay. Tức thì, may đâu chiếc cầu thang cũng sơn son đỏ, bề ngang khá rộng, bắc lên tầng gác của chiếc cổng đã lọt vào mắt gã. Ở trên ấy thì dù cho có người chăng nữa, chắc cũng chỉ toàn là người chết. Gã nô bộc bèn vừa cẩn thận giữ cho thanh đao đeo bên hông khỏi tuột ra khỏi vỏ, vừa đặt bàn chân mang đôi dép rơm lên bậc dưới cùng của cầu thang.
Thế rồi, một vài phút sau đó. Trên bậc giữa của cầu thang bắc lên gác cổng Rashomon, một gã đàn ông đang co người lại như con mèo, nín thở nghe ngóng động tĩnh trên gác. Một ánh lửa leo lét chập chờn trên gác lờ mờ soi xuống gò má bên phải của gã, gò má có một cái mụn trứng cá mưng mủ sưng đỏ lên ở giữa đám râu ria lởm chởm. Thoạt đầu gã nô bộc cứ đinh ninh rằng ở trên ấy chỉ toàn là người chết. Nhưng chỉ mới bước lên được hai ba bậc thang và nhìn xem thử, gã thấy ở trên đó có ai đang thắp lửa, mà ánh lửa ấy hình như đang chuyển động về phía này. Đó là một ánh lửa đục tối và vàng vọt, chập chờn chiếu lên trần nhà có giăng đầy mạng nhện đến khắp mọi xó xỉnh, thoạt nhìn đã nhận ra ngay. Một kẻ dám đốt đèn trên gác cổng Rashomon trong đêm mưa như thế này ắt chẳng phải là người bình thường.
Gã nô bộc rón rén lần bước như một con thạch sùng, mãi mới lên đến bậc trên cùng của chiếc cầu thang dốc dác. Thế rồi gã cố nằm bẹp xuống bám mình vào sàn gác, cần cổ thì cố vươn về phía trước, rụt rè dòm vào trong gác.
Gã nhìn thử thì thấy trong lòng gác, quả đúng như lời đồn đại, có một vài xác chết bị vứt nằm ngổn ngang. Chỗ có ánh lửa soi tới hoá ra không rộng lắm nên cũng không rõ là trên ấy có bao nhiêu xác chết. Chỉ có điều là lờ mờ trông thấy trong đó
có xác thì trần truồng, có xác thì có mặc quần áo. Dĩ nhiên hình như trong đó cũng có cả xác đàn ông lẫn với xác đàn bà. Và tất cả những xác chết ấy đều như những hình nhân nặn bằng đất sét, miệng há hốc, tay thò ra, nằm lăn lóc trên sàn, thật không ngờ trước đó đã từng là những con người có sự sống. Hơn nữa những phần thân thể nhô cao như vai và ngực phản chiếu ánh lửa mơ hồ đổ bóng xuống làm cho những phần thân thể thấp hơn càng thêm u tối, lặng thinh câm nín ngàn đời.
Gã nô bộc vội bịt mũi vì mùi hôi thối của những xác chết đã rữa nát ấy. Nhưng chỉ trong một phút sau đó, bàn tay ấy đã quên cả bịt mũi lại. Đó là vì một cảm xúc vô cùng mãnh liệt đã cướp trọn khứu giác của gã đàn ông này.
Lúc ấy lần đầu tiên mắt gã nô bộc mới nhìn thấy có bóng người lom khom giữa đống xác chết. Một bà lão mặc chiếc áo kimono màu nâu vỏ dà, thấp bé, gầy gò, đầu tóc bạc phơ như một con khỉ. Bà lão ấy tay phải cầm một mẩu gỗ thông để đốt lửa, đang nhìn như soi vào mặt một trong những cái xác chết. Mái tóc dài cho thấy có lẽ đấy là xác của một người đàn bà.
Hết sáu phần là hoảng sợ, bốn phần còn lại là tò mò, nên lúc ấy gã nô bộc đã quên cả thở. Nếu mượn lời cổ thư thì đó là gã nô bộc cảm thấy như tóc trên đầu mình đang dựng đứng cả lên. Bấy giờ bà lão đặt mẩu gỗ thông xuống sàn gác, rồi đưa hai tay lên đầu của xác chết mà nẫy giờ bà vẫn nhìn chầm chập, làm như thể khỉ mẹ đang bắt chấy cho khỉ con, bà bắt đầu nhổ từng sợi của mái tóc dài ấy. Những sợi tóc dường như cứ thế rụng ra theo bàn tay của bà lão.
Nhìn từng sợi tóc rụng dần, nỗi kinh hoàng cũng biến dần trong lòng gã nô bộc. Và cũng đồng thời, dần dần mỗi lúc gã cảm thấy căm giận bà lão này hơn. Ồ không, nói rằng đó là lòng căm giận đối với bà lão này thì có lẽ là không đúng. Mà đúng ra đó là mối ác cảm đối với tất cả những điều ác trên đời, cứ mỗi lúc một bùng lên mãnh liệt trong lòng gã. Lúc này nếu có ai lại đem chuyện nên chịu chết đói hay nên thành kẻ trộm mà gã đàn ông này đã nghĩ đến khi còn ở dưới cổng lúc nẫy ra hỏi lại gã, thì có lẽ gã đã trả lời ngay không một chút nuối tiếc rằng gã sẽ chịu chết đói. Lòng căm ghét cái ác của gã đang bùng lên mãnh liệt như thế đó, giống như mẩu gỗ thông đang cháy mà bà lão để trên sàn kia.
Dĩ nhiên gã nô bộc không biết vì sao bà lão lại nhổ tóc của xác chết. Vì thế không biết có thể quy kết rằng đây là một việc thiện hay ác, một cách rạch ròi phân minh hay không. Thế nhưng đối với gã nô bộc này thì, chỉ nội chuyện nhổ tóc của xác chết trên gác cổng Rashomon trong đêm mưa hôm nay cũng đã đủ thành một điều ác không thể nào tha thứ được. Dĩ nhiên, gã nô bộc cũng đã quên bẵng rằng mãi cho đến lúc nẫy thì chính gã cũng đã có ý định trở thành quân trộm cắp đấy thôi.
Thế là gã nô bộc bỗng bước thật mạnh trên chiếc cầu thang và leo lên gác. Rồi vừa đặt tay lên thanh đao, gã vừa bước sải mấy bước đến trước mặt bà lão. Đương nhiên là bà lão hết sức ngạc nhiên.
Bà lão nhìn thấy gã nô bộc thì giật bắn cả người, như thể tên vừa bị bật khỏi nỏ.
-Mụ kia, mụ định chạy đi đâu ?
Gã nô bộc chận đường bà lão đang bị vấp phải xác chết khi bà hớt hải tìm đường chạy trốn, và quát mắng như thế. Bà lão vẫn cố gạt gã ra để chạy đi. Gã nô bộc lại đẩy bà lão lui lại, cố không cho bà chạy thoát. Hai người chẳng nói chẳng rằng cứ giằng co xô đẩy nhau như vậy giữa đống xác chết. Nhưng thắng bại thì đã rõ ngay từ đầu. Cuối cùng gã nô bộc nắm lấy cánh tay bà lão bẻ vặn sang một bên, cánh tay chỉ còn đúng có da bọc xương như một cái chân gà.
-Mụ làm gì ở đây nẫy giờ. Nói, nói ngay không thì mụ biết tay ta ! .
Gã nô bộc bỗng thình lình gạt bà lão ra, tay rút đao ra khỏi vỏ, khua thanh đao bằng thép sáng loáng trước mắt bà lão. Thế nhưng bà lão vẫn làm thinh. Hai tay bà run lẩy bẩy, vai co lại thở dốc, hai mắt mở trừng trừng tưởng chừng con ngươi sắp văng ra ngoài, và bà vẫn một mực nín thinh như thể một người câm. Thấy thế, gã nô bộc chợt hiểu rõ rằng mạng sống của bà lão này giờ đây hoàn toàn ở trong tay mình. Nghĩ đến đấy sự căm ghét đang bừng cháy trong lòng gã nẫy giờ chẳng mấy chốc đã dịu xuống. Và rồi sau đó chỉ còn lại sự đắc ý dễ chịu, hài lòng vì làm được một việc, và đã hoàn thành công việc ấy thật mỹ mãn. Gã nô bộc cúi nhìn bà lão, hạ giọng nói:
-Ta chẳng phải là sai nha coi việc xét xử gì cả, mà chỉ là khách đi đường qua dưới cổng này chiều nay. Vì vậy ta không trói mụ hay làm gì mụ đâu. Thế nhưng, mụ làm gì trên gác này nẫy giờ, mụ chỉ cần kể cho ta nghe là đủ rồi.
Bấy giờ đôi mắt đã mở to của bà lão lại càng trợn lên nhìn chòng chọc vào mặt gã nô bộc. Vành mắt đỏ lòm, bà lão nhìn gã bằng đôi mắt sắc như của loài cú vọ chuyên ăn thịt. Thế rồi đôi môi nhăn nheo và hầu như đã dính liền với mũi khẽ động đậy như đang nhai cái gì. Cục yết hầu xương xẩu nhọn hoắt chạy lên chạy xuống trên cổ trông thấy rõ. Đúng lúc đó, từ trong cái cổ họng ấy phát ra một thứ âm thanh nghe như tiếng quạ kêu, hổn hển lọt vào tai gã nô bộc.
-Ta định nhổ những sợi tóc này, nhổ những tóc này, để kết tóc giả.
Gã nô bộc thất vọng vì câu trả lời của bà lão không ngờ lại tầm thường quá. Trong lúc thất vọng như thế thì đồng thời, lòng căm giận lúc nẫy cùng với sự lạnh nhạt khinh bỉ lại ùa vào lòng gã. Bà lão có vẻ cũng nhận ra được điều đó. Một tay vẫn còn cầm mớ tóc dài mới nhổ vừa đoạt từ xác chết, bà lão lẩm bẩm, nghe như một con cóc gớm ghiếc đang ộp oạp trong miệng như sau
– ƯØ, thì cho là nhổ tóc của xác chết như thế này có lẽ ác lắm cũng không chừng đấy . Nhưng lũ người chết đang nằm đây cũng toàn là một bọn đã làm những chuyện đáng để bị như thế. Như con đàn bà mà ta đang nhổ tóc của nó đây, nó đã bắt rắn chặt ra thành từng khúc đem phơi khô mà bảo đó là cá khô, đem bán cho bọn lính gác ở Đông Cung. Nếu nó không bị bệnh dịch mà chết thì bây giờ có lẽ nó cũng đang đi bán đấy. Ấy thế mà cá khô của nó bán lại có tiếng là ngon, không lần nào mà bọn lính tráng không mua về ăn. Ta không nghĩ rằng việc con đàn bà này làm là điều ác. Vì không làm thế thì chết đói, chẳng qua là bất đắc dĩ thôi. Đã vậy, thì bây giờ cũng thế, ta cũng không cho rằng điều ta đang làm là điều ác. Vì nếu không làm như vậy sẽ phải chết đói, đó chẳng qua chỉ là một điều bất đắc dĩ mới phải làm đấy sao. Vì thế con đàn bà này cũng đã biết rõ rằng có những điều bất đắc dĩ mới phải làm, cho nên có lẽ nó cũng bỏ qua cho việc mà ta đang làm.
Bà lão nói đại khái như thế.
Gã nô bộc tra đao vào vỏ, vừa chận tay trái lên chuôi đao, vừa nghe câu chuyện của bà lão với vẻ lãnh đạm. Tai nghe mà bàn tay phải vẫn mân mê mụn trứng cá lớn đang mưng mủ đỏ lòm trên má. Thế nhưng, trong lúc nghe bà lão nói như thế, lòng gã dần dần trở nên can đảm hơn. Đó là sự can đảm mà lúc nẫy khi còn ở dưới cổng gã còn thiếu. Và đó là sự can đảm hoàn toàn trái ngược với lòng dũng cảm khi gã leo lên gác của chiếc cổng này và đã tóm lấy bà lão. Gã nô bộc không chỉ không còn phân vân không biết nên đành chịu chết đói hay trở thành kẻ trộm cắp nữa. Trong bụng của gã lúc này, nói thẳng ra là, cái ý nghĩ đành chịu chết đói gì đó hầu như đã bị xua đi mất tiêu, khiến gã như không còn bận tâm gì về điều ấy nữa.
-Ra thế ! Chắc phải thế !
Bà lão vừa kể xong, gã nô bộc cười khẩy nói như tự nhủ. Và rồi, gã bước tới một bước, tay phải bỗng rời cái mụn trứng cá trên má, gã nắm lấy cổ áo bà lão gằn giọng nói :
-Vậy ta có lột áo của mụ thì mụ cũng đừng có oán trách gì nhé . Vì ta mà không làm thế này thì cái thân ta cũng chết đói thôi.
Gã nô bộc lột phắt cái áo của bà lão. Đoạn gã tàn nhẫn đá bà lão, còn đang cố ghì lấy chân gã , khiến bà ngã lăn ra trên những xác chết. Chỉ độ dăm bước là đến miệng cầu thang. Gã nô bộc cắp chiếc áo kimono màu nâu vỏ dà vừa tước đoạt của bà lão vào nách, chỉ trong chớp mắt gã đã theo chiếc cầu thang dốc dác tuột xuống đất, rồi mất hút vào bóng đêm.
Một lát sau, bà lão bị ngã tưởng suýt chết ngóc được dậy, trần truồng giữa những xác chết. Bà cất giọng vừa như lẩm bẩm vừa như rên rỉ, lần theo ánh lửa vẫn còn leo lét bò ra đến miệng cầu thang. Và rồi, từ miệng cầu thang ấy, một cái đầu tóc trắng ngắn ngủn thò ra dòm xuống cánh cổng . Bên ngoài chỉ có bóng đêm tối đen như mực.
Chẳng ai biết gã nô bộc ấy đã đi đâu .
( Tháng 9 năm Taisho thứ 4 )
DTTM ( Quỳnh Chi ) dịch
( Tokyo, 1993-3/2005)
Bản dịch theo nguyên tác Rashomon trong Tuyển tập Akutagawa Ryunosuke của nhà xuất bản Chikuma Shobo năm 1984.
Chú thích : (°) Heian : Tên gọi thời đại dài khoảng 400 năm của Nhật bản, từ khi kinh đô được dời về Heiankyo( Kyoto ngày nay ) vào năm 794.
2) Trong rừng trúc – Akutagawa Ryunosuke
(Dịch giả Phạm Vũ Thịnh)
- Lời khai của nhà sư lữ hành với quan kiểm sát
- Lời khai của sai nha[4] với quan kiểm sát
Lần tôi bắt hụt hắn trước đây, hắn cũng mặc áo bào màu xanh đậm, mang gươm dài như vậy. Lần nầy, như quan lớn thấy đó, lại mang thêm cung tên nữa. Dạ, quan dạy là người chết đã mang cung tên đó? Vậy thì giết chết người đàn ông đó chính là tên Tajomaru nầy rồi, chẳng sai chạy vào đâu được nữa. Cây cung bọc da, bao đựng tên sơn đen, tên đánh trận đuôi lông ó 17 cây, tất cả các thứ nầy hẳn là của người bị hắn giết rồi. Ngựa thì đúng như quan phán, là ngựa màu hung đỏ, cắt hết bờm.
- Lời khai của bà già với quan kiểm sát
- Lời thú của Tajomaru
- Lời sám hối của người đàn bà đến chùa Shimizu
- Lời kể lể của người chết qua miệng người ngồi đồng
———– ————————Phạm Vũ Thịnh dịch từ nguyên tác tiếng Nhật Yabu No Naka
(1) Chô : khoảng 119 yards, chừng 100 m, xin dịch là “thôi đường”. 5 chô khoảng 500 m.
(2) Sugi : cedar, cây tuyết tùng. Tự điển Hán Việt Thiều Chửu ghi là “cây sam”.
(3) Ki : (thốn) khoảng 3 cm, xin dịch là “tấc”. Ngựa thường chừng 4 shaku (1 shaku – thước : 30.3 cm), tính ra thân con ngựa này cao chừng 1m3 – 1m4.
(4) Hômen (Trong bản dịch là “sai nha”) : người phạm tội nhẹ, được tha, cho theo quan kiểm sát để đi bắt tội phạm.
http://radioplus.vn/nghe-doc-truyen/truyen-dem-khuya/trong-rung-truc-akutagawa-ryunosuke.html
Akira Kurosawa và điện ảnh Nhật Bản 100 năm qua
Posted on September 15, 2015Nói đến điện ảnh cùng lịch sử không phải quá lâu đời của nó hẳn người ta sẽ nhớ đến châu Âu – cái nôi của điện ảnh và Hollywood đầu tiên.
Nhưng có 1 cái tên đến từ châu Á mà khi nhắc đến ta cũng phải khâm phục về số lượng và chất lượng của các tác phẩm – không hề kém cạnh các quốc gia khác và là bậc đàn anh ở châu Á: Nhật Bản.
Năm 2008, dựa vào đánh giá từ 1825 nhà phê bình và đạo diễn phim nổi tiếng trên khắp thế giới, danh sách 1000 phim xuất sắc nhất của nhân loại của trang theyshootpictures.com đã cho thấy được vị thế của nền điện ảnh Nhật Bản ở châu Á.
Châu Á – vốn là vùng trũng về điện ảnh cũng đã có tận 79 cái tên, trong đó đến 41 phim của Nhật. Ngoài ra còn có Ấn Độ 9 phim; Đài Loan và Iran mỗi nước 7 phim; 1 phim hợp tác giữa Trung Quốc – Đài Loan – Mỹ; 1 phim hợp tác giữa Trung Quốc – Hong Kong; Trung Quốc và Hong Kong mỗi nước có 6 phim riêng và Hàn Quốc 1 phim.
Cũng trong danh sách top 100 đạo diễn xuất sắc nhất có 7 gương mặt tiêu biểu đại diện cho châu Á – và 3 cái tên Nhật đó là:
+ “Hoàng đế” Akira Kurosawa với 11 phim:
19. Rashomon (1950)
81. Ikiru (1952)
121. Ran (1985)
227. Throne of Blood (1957)
310. High and Low (1963)
363. Yojimbo (1961)
451. Dersu Uzala (1975)
547. Kagemusha (1980)
650. The Hidden Fortress (1958)
703. Red Beard (1965)
+ Thiền sư Ozu Yasujiro
190. Late Spring (1949)
396. An Autumn Afternoon (1962)
429. I Was Born, But … (1932)
754. Early Summer (1951)
808. Early Autumn (1961)
916. Late Autumn (1960)
+ Và cái tên tài năng không kém Kenji Mizoguchi
88. Sansho the Bailiff (1954)
228. The Story of the Late Chrysanthemums (1939)
258. The Life of Oharu (1952)
617.Princess Yang Kwei Fei (1955)
655. The 47 Ronin (1941)
850. Utamaro and His Five Women (1946)
905. Shin heike monogatari (1955)
969. Chikamatsu monogatari (1954)
999. My Love Has Been Burning (1949)
Nói thêm về điện ảnh Nhật Bản, từ trước đến giờ ko phải phổ biến ở châu Á nói chung cũng như ở VN nói chung.
Vì cao ngạo? Không thèm PR? Tiền bản quyền đắt?…
Cho dù vì lí do gì đi nữa ta cũng có thể nhận thấy điều đó 1 cách dễ dàng trên sóng các đài truyền hình khi hàng loạt những phim Hàn, Tàu,…rẻ tiền và dễ dãi tấn công từ nhà này sang nhà khác.
Gần đây văn hóa Nhật nói chung và điện ảnh nói riêng cũng đã phần nào có 1 vị trí nhất định ở VN, chủ yếu là thông qua các phim điện ảnh và dài tập dành cho tuổi trẻ (có thể vào club phim Nhật để tham khảo thêm) hay đặc biệt như anime/manga.
Nhưng chắc chắn nó chỉ như phần nổi của tảng băng chìm. Chỉ tìm hiểu và thỏa mãn đến đấy mà không tiếp tục đào sâu thì thật quá phí phạm.
Chúng ta cùng đến với “vị hoàng đế”, đạo diễn, nhà sản xuất và biên kịch xuất chúng của điện ảnh Nhật Bản Akira Kurosawa – cũng là người tớ khâm phục nhất trong 3 người. Ông sinh ngày 23 tháng 3 năm 1910 tại Ota, Tokyo trong 1 gia đình khá giả và mất năm 1988. Gia đình ông vốn có dòng dõi Samurai, điều đó phần nào có ảnh hưởng đến phong cách và chủ đề của Kurosawa trong đó phải kể tới những tác phẩm kinh điển về Samurai – khi mà nhắc đến ông là người ta nghĩ ngay đến The Seven Samurai (1954) – 1 tuyệt tác xuất sắc nhất của ông và cũng được thừa nhận là có ảnh hưởng cực lớn ở Nhật cũng như trên thế giới. Đối với những người quan tâm đến chủ đề này hẳn không thể không quan tâm tới những tác gia lớn như Kurosawa hay Yoji Yamada (với bộ 3 kinh điển Twilight Samurai (2004), Hidden Blade (2005) và Love and Honor (2006)).
Năm 1941, Kurosawa bắt đầu sự nghiệp bằng vị trí biên kịch và rồi trợ lí đạo diễn. Hai năm sau ông bắt tay vào làm những bộ phim đầu tiên nhưng hầu như không gây được tiếng vang hay triển vọng nào. Những nhà phê bình thuở đó hẳn sẽ không tưởng tượng ra được sau này sự nghiệp của ông sẽ còn vĩ đại thế nào.
Chính Kurosawa cũng thừa nhận mình chịu nhiều ảnh hưởng của Shakespeare và văn học Liên Xô cũ như Ran dựa theo King Lear, Throne of Blood theo MacBeth, The Bad sleep Well dựa trên Hamlet hay các tác gia Dostoevsky, Leo Tolstoy. Dù cho chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây nhưng những tác phẩm của Kurosawa vẫn in đậm chất Nhật Bản.
Quay lại với sự nghiệp của Kurosawa thì Rashomon là tác phẩm đình đám đầu tiên của ông. Nhưng khi nó ra đời thì không hề nhận được sự ủng hộ của các nhà phê bình cũng như khán giả. Rashomon thất bại thảm hại về mặt doanh thu và tên tuổi của Kurosawa giảm sút tệ hại. Bộ phim lúc đó đã bị vứt vào kho cho bụi mốc meo.
Nhưng có 1 phái đoàn gì đấy (quên tên) về phim ảnh của Ý đến Nhật Bản và yêu cầu được xem 2 bộ phim hay nhất và dở nhất năm đó. Phim dở nhất người ta đã mang ra Rashomon. Thật bất ngờ là họ lại có ấn tượng mạnh về bộ phim này và mang nó đến liên hoan phim Venice năm 1951. Ở đó Rashomon đã gây được tiếng vang lớn và làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận về điện ảnh châu Á của giới phương Tây. Cũng cùng năm đó, Rashomon được giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất.
(Giải Oscar đầu tiên cho phim Nhật). Thật mỉa mai khi trước đó nó còn bị người Nhật quay lưng và vứt xó nay lại mang đến cách nhìn khác của thế giới – tôn trọng hơn – với nền điện ảnh và các đạo diễn của Nhật lúc đó.
Không chỉ là 1 đạo diễn tài năng, Kurosawa còn tự tay chỉnh sửa cho các bộ phim của mình và hơn thế, ông là người phát minh ra nhiều kĩ thuật quay phim mới lạ và độc đáo vào lúc đó và hẳn hiện nay chúng ta ko xa lạ gì. Có thể lấy Rashomon làm ví dụ.
Đầu tiên là 1 kĩ thuật mà nay đã tuyệt chủng đó là dùng máy quay từ xa kết hợp với ống kính tele để làm khung hình trở nên phẳng hơn, ngoài ra theo ông nó cũng làm cho diễn viên nhập tâm diễn hơn khi ko bị ảnh hưởng bởi người khác.
Một kĩ thuật khác cũng ko xa lạ gì bây giờ đó là Multi-cam: Kurosawa dùng 3 máy quay ở 3 cự li xa, trung bình và gần – dùng các góc quay rộng và di chuyển nhanh để tạo ra sự quyết liệt và gay cấn của các cảnh hành động.
Hẳn ở đây ai cũng đã xem Cloverfield – 1 bộ phim được quay từ góc nhìn người thứ nhất, máy quay chính là đôi mắt nhân vật và các khung hình rung lên theo từng hơi thở, từng nhịp bước.Ý tưởng đó thực ra đã được Kurosawa sử dụng lần đầu tiên trong Rashomon.
1 thủ pháo độc đáo nữa của ông đó là cách kể hồi tưởng qua lời kể của các nhân vật, thậm chí là hồi tưởng chồng bên trong một hồi tưởng khác. Các nhân vật kể cùng một câu chuyện nhưng lại kể khác nhau, theo quan điểm và mục đích của mình, do đó làm cho khán giả lẫn lộn không biết chuyện nào là thật. 1 ví dụ tiêu biểu nhất của sự ảnh hưởng này đó là bộ phim Vantage Point (2008) khi chúng ta lần lượt đi qua cùng 1 sự kiện bởi 8 hồi ức, 8 thế giới quan của 8 con người khác nhau.
Một đặc điểm khác trong phim của Kurosawa là việc sử dụng các yếu tố thời tiết để nhấn mạnh tâm trạng nhân vật, ví dụ như mưa nặng hạt trong cảnh đầu phim Rashomon và trận chiến cuối cùng trong Seven Samurai, cái nóng dữ dội trong Stray Dog, gió lạnh trong Yojimbo, tuyết trong Ikiru và sương mù trong Throne of Blood.
Vì sao ông lại có biệt danh là “Hoàng đế” – vì sự cầu toàn đáng ngạc nhiên của Kurosawa. Ông ko ngại bỏ thời gian, tiền bạc, công sức để đạt được hiệu quả cao nhất về hình ảnh như mong muốn.
Trong Rashomon, Akira thậm chí còn dùng mực Tàu nhuộm nước mưa để tạo hiệu quả mưa nặng hạt, cảnh phim này cũng tiêu tốn tất cả lượng nước dự trữ xung quanh. Còn trong phim Throne of Blood, ở cảnh kết phim khi nhân vật do Mifune đóng bị trúng tên, Kurosawa đã dùng những mũi tên thật được những xạ thủ chuyên nghiệp bắn ở tầm gần và chỉ cách người của Mifune có vài phân. Còn trong phim Ran, cả một toà lâu đài đã được xây dựng ở sườn núi Phú Sĩ chỉ để sau đó bị đốt cháy trong cảnh cao trào của phim.
Tính cầu toàn của Kurosawa còn được thể hiện qua cách ông xử lý phục trang cho nhân vật: ông cảm thấy rằng một bộ phục trang mới sẽ làm nhân vật của mình trông không thật, vì vậy Akira thường giao trang phục cho diễn viên vài tuần trước khi quay và yêu cầu những người này mặc hàng ngày để làm những bộ trang phục này trông vừa vặn hơn với họ.
Thành công của Rashomon là tiền đề để Kurosawa tiếp tục cho ra đời các tác phẩm xuất sắc tiếp theo như The Idiot, Ikiru, The Hidden Fortress,… và nhất là The Seven Samurai.
Có thể nói thập niên 50 là thời kì đỉnh cao của điện ảnh Nhật Bản với những tác phẩm kinh điển như Seven Samurai và Rashomon của Kurosawa, Tokyo Story của Ozu Yasujiro,… Tí nữa quên, Rashomon là bộ phim đã mang lại cho Nhật giải Oscar đầu tiên cho phim nước ngoài hay nhất (1951).
Seven Samurai vốn đã nhận được quá nhiều mĩ từ như kiệt tác/kinh điển…cũng như được coi là nền móng và tiền đề cho thể loại phim hành động hiện đại.
1 kĩ thuật mà Kurosawa sử dụng trong phim này và đã được Matrix cải biến và thay đổi chút ít để sau này trở thành 1 trong những kĩ thuật chủ đạo đó chính là Slow Motion – ở những cảnh quay chậm khi các đối thủ bị giết.
Đây cũng là bộ phim có doanh thu cao nhất ở Nhật trong vòng 100 năm qua (500.000 $ vào thời điểm đó) – 1 sự kết hợp hoàn hảo giữa thương mại và nghệ thuật mà ta hiếm có thể thấy.
Seven Samurai cũng có rất nhiều ảnh hưởng trong các tác phẩm điện ảnh đương đại của thế giới.
Câu chuyện xảy ra ở nước Nhật vào đầu thế kỷ 1586, giai đoạn mà nạn đói hành hoành, giặc giã nổi lên khắp nơi bởi thiên tai và sự bóc lột của tầng lớp phong kiến thống trị. Bị đe dọa liên miên bởi một băng cướp gồm 40 tên, một ngôi làng tổ chức cuộc họp toàn thể để quyết định xem nên chống lại hay phục tùng. Khi ấy lúa đang chín và mọi nông dân đều hiểu rằng bọn cướp sẽ tấn công khi họ hoàn tất việc thu hoạch mùa màng. Khi trưởng làng tuyên bố sẽ đánh trả bọn cướp, một vấn đề lại nảy sinh: Tìm đâu ra võ sĩ đạo để giúp đỡ dân làng?
Đó quả là bài toán hóc búa bởi vì ở thời ấy, võ sĩ đạo phục vụ tầng lớp thượng lưu. Chỉ những võ sĩ đạo không có chủ mới chịu giúp đỡ tầng lớp lao động, nhưng lại đòi tiền công rất cao và hay dùng tài năng để quyến rũ các thôn nữ. Trưởng làng chỉ đạo đám chức sắc thuê những “võ sĩ đói ăn” ở thành phố. Mặc dù vậy, chiến dịch tìm kiếm của họ vẫn thất bại. Tất cả những người được mời đều đòi có một khoản tiền công ngoài 3 bữa cơm mỗi ngày – một điều kiện vượt quá khả năng của làng.
May mắn thay, trong lúc tuyệt vọng thì họ gặp Kambei Shimada (Takashi Shimura), một chiến binh già nhưng cực kỳ khôn ngoan. Đồng ý giúp đỡ dân làng, Kambei đi khắp thành phố để thuyết phục 5 võ sĩ đạo tự do khác cùng chiến đấu với ông. Sau đó họ kết nạp thêm Kikuchiyu, một võ sĩ đạo giả danh thích tìm kiếm cảm giác mạnh.
Họ sẽ cùng dân làng chống lại lũ giặc đó như thế nào?
Sau Seven Samurai, Kurosawa tiếp tục làm 2 bộ phim lớn và rồi kế đó là 1 thất bại với Dodesukaden – bộ phim màu đầu tiên của ông. Thập niên 70-80 sau chiến tranh là 1 nước Nhật phát triển về kinh tế và xã hội như vũ bão. Trong giai đoạn này những thể loại phim như Yakuza, Pinku eiga (phim khiêu dâm loại nhẹ), Kaiju (đề tài về quái vật mà tiêu biểu là series về Godzilla) phát triển mạnh mẽ…Chính vì thế Dodesukaden – một tác phẩm về những người nghèo khổ sống ở bãi rác hoàn toàn không phù hợp chút nào với hình ảnh một nước Nhật cường quốc mà người ta đang ra sức thổi phồng, thậm chí dưới mắt một số người, bức tranh ảm đạm mà tác giả đã vẽ nên là một phản ánh tiêu cực và “phản động”. Quá sốc trước điều này ông đã tự tử nhưng không thành.
Nhưng chính từ đó ông bước sang 1 hướng đi mới…
Những bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng như Dersu Uzala, Kagemusha (Bóng người chiến sĩ) và Ran (Thời hỗn mang) đều có sự giúp sức của bạn bè và các hãng phim nước ngoài, như Mosfilm tạo điều kiện thuận lợi để Kurosawa thực hiện Dersa Uzala, Kagemusha được sự giúp sức của hãng 20th Century và các đạo diễn lừng danh như Francis Coppola, George Lucas, Steven Spielberg…
Kiệt tác Kaghemusha được thực hiện trong sự gian truân. Kịch bản được Kurosawa đưa đến hãng Toho, nhưng cứ bị trả đi rồi lấy về trong suốt 4 năm trời, bởi nếu thực hiện theo đúng ý đồ của Kurosawa thì chi phí của phim sẽ là một kỷ lục. Trong lúc chờ đợi câu trả lời của các hãng phim trong nước, Kurosawa bắt đầu thực hiện bộ phim của mình bẳng những hình vẽ. Và khi Toho trả lời rằng không thể thực hiện vì chi phí quá lớn thì ông đã vẽ được 250 cảnh (khoảng nửa bộ phim). Qua các hình vẽ, các chuyên viên trong đoàn phim sẽ hiểu rõ hơn công việc, như Kurosawa nói: “Để giải thích với các trợ lý, diễn viên, một hình vẽ tốt còn rõ ràng hơn một bài diễn văn dài”. Nguyên tắc này cũng được Kurosawa tích cực áp dụng cho bộ phim Ran.Khi công chiếu lần đầu, Kagemusha không hề thành công, thậm chí có người bỏ ra khỏi phòng chiếu, chỉ đến khi nó đoạt giải Cành cọ Vàng, người ta mới ùn ùn kéo đến, và Kagemusha trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất Nhật Bản.
Trong thập niên 1990 Kurosawa làm thêm 3 bộ phim nữa là Dreams, Rhapsody in August và Madadayo.
Ông cũng được giải Oscar thành tựu trọn đời.
Năm 1988, Kurosawa qua đời sau một cơn đột quỵ ở Tokyo vào tuổi 88.
Cả Nhật Bản và thế giới sẽ còn nhớ mãi tài năng của Kurosawa – 1 trong những đạo diễn bậc thầy…
https://anhtunguyenphotography.wordpress.com/2013/07/14/akira-kurosawa/