Browsing Category

Ang Lee

Ang Lee Film studies Nghiên cứu khoa học Thinking Văn học & Điện ảnh Văn học Trung Quốc

Nhìn lằn ranh giữa văn học và điện ảnh qua “Sắc, giới”

  1. Sự trung thành về nội dung, sự “phản bội” về cảm xúc

sacgioilust_caution01

Truyện Sắc, giới chỉ dài khoảng chưa đầy ba mươi trang, còn phim Sắc, giới dài đến một trăm năm mươi phút. Nếu tính theo cách tính phổ biến nhất của các nhà biên kịch, mỗi phút một trang, một trăm năm mươi phút tương đương với một trăm năm mươi trang. Đạo diễn Lý An cùng hai biên kịch Vương Huệ Linh – James Schamus đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể vừa trung thành với nội dung chính ban đầu, vừa xây dựng được một bộ phim hấp dẫn. Rất nhiều tình tiết không có trong nguyên tác được thêm vào. Tuy nhiên, đây không phải là những sáng tạo hoàn toàn mới, mà có thể coi là phần cụ thể hóa những lời nói đầy ẩn ý của tác giả Trương Ái Linh, hoặc cũng có thể coi là một động tác chi tiết hóa những vấn đề chỉ được đề cập một cách hết sức sơ lược trong tác phẩm.

Cả truyện và phim đều bắt đầu và kết thúc bằng cảnh chính là đánh mạt chược. Tóm tắt nội dung không có gì khác biệt. Phim còn cố tình trung thành với truyện đến từng chi tiết rất nhỏ: chiếc rèm cửa dày in hình cỏ phượng vĩ trong phòng khách, kiểu tóc và kỳ bào lụa xanh óng ả của nhân vật chính, quán Thục Du, đường Phúc Khai Sâm v.v… Dù vậy, cảm xúc nghệ thuật được thể hiện trong hai tác phẩm truyện và phim hoàn toàn không giống nhau. Nếu về mặt nội dung, phim được coi như “trung thành” với nguyên tác, thì trên phương diện cảm xúc, đó là sự “phản bội”.

Sự phản bội về cảm xúc ở đây, trước hết là cảm xúc của nhân vật chính Vương Giai Chi.

Vương Giai Chi của Lý An thuần khiết, yếu đuối, đơn giản và chân thành. Nàng có yêu tên Hán gian không? Câu trả lời dường như chắc chắn. Nàng chẳng qua cũng chỉ là một trong những cánh hồng bạc phận giữa sóng gió thời đại. Tất cả những quyết định của nàng, đều do dòng đời đưa đẩy. Dòng đời đẩy nàng từ Quảng Châu đến Hương Cảng, đưa nàng tới nhóm kịch sinh viên ái quốc với những vai diễn non nớt, rồi cuốn nàng vào màn kịch định mệnh: quyến rũ tên Hán gian họ Dị. Chính vì non nớt, nên nàng không thể tách bạch giữa kịch và đời. Nàng yêu hắn, như một điều hiển nhiên. Rất nhiều tình huống trong phim đã được dựng lên, chỉ để hợp lý hóa tình yêu giữa người đẹp và Hán gian. Vương Giai Chi của Lý An chưa bao giờ có sự chủ động trong cuộc sống của mình. Nhưng khi yêu, nàng bắt đầu tự quyết định. Nàng chủ động trong việc thả Dị tiên sinh đi, dùng cái chết của mình cùng nhiều người khác để bảo vệ tình yêu.

Vương Giai Chi của Trương Ái Linh lại hoàn toàn khác. Sắc sảo và khờ dại, tỉnh táo và huyễn hoặc, khao khát hư vinh và cảm giác tự ti… Vương Giai Chi của Trương Ái Linh mang trong mình tất cả những mâu thuẫn của chính tác giả. Nàng có yêu ngài Dị không? Câu trả lời là chính nàng cũng không biết. Nàng không chắc về mỗi cảm xúc mình có, mỗi hành động mình làm, mỗi điều đang diễn ra… Nàng lạc lõng giữa thế giới và thời đại của nàng. Nàng muốn làm điều gì đó để chứng tỏ mình, nhưng nàng lại không hề biết được ý nghĩa của nó. Nàng tự huyễn hoặc mình trong sự hy sinh và tình yêu mơ hồ. Tình yêu của nàng đối với ngài Dị không mạnh bằng mong muốn ngài Dị yêu nàng, và nàng tự đánh lừa cảm xúc của mình. Trong trái tim nàng chỉ có hai sắc thái rõ rệt nhất: chìm đắm trong những ảo tưởng về mình, cùng nỗi cô đơn.

Sự “phản bội” cũng thể hiện trong sự phản ánh cảm xúc của ngài Dị.

Đàn ông nông nổi giếng thơi,

Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

Câu ca dao quen thuộc này của Việt Nam, thú vị thay, lại có thể giúp chúng ta khái quát “ván bài” “Sắc, giới” của Vương Giai Chi và ngài Dị qua ngòi bút của Trương Ái Linh.

Nàng trước lúc chết nhất định hận ông ta. Nhưng “vô độc bất trượng phu”. Nếu ông ta không tàn nhẫn, nàng chưa chắc đã yêu. (…) Ông ta không lạc quan về thời cuộc. Biết tương lai ra sao? Có một người tri kỷ, chết cũng không nuối tiếc. Ông ta cảm thấy bóng dáng nàng sẽ mãi mãi ở bên cạnh, an ủi mình. Dù nàng hận ông, nhưng tình cảm cuối cùng nàng dành cho ông mạnh đến mức vượt qua tất cả các tình cảm khác, không liên quan gì đến những tình cảm khác, chỉ đơn thuần là tình cảm. Quan hệ giữa họ là quan hệ nguyên thủy của thợ săn với vật bị săn, giữa hổ với trành, là quan hệ chiếm hữu cực điểm. Như nàng mới đúng sống là người của ông, chết là ma của ông.1 Mật vụ họ Dị không hề yêu Vương Giai Chi. Ông ta chỉ muốn dùng nàng để chứng minh sức hấp dẫn ở độ tuổi ngoài tứ tuần của mình, trong khi trên thực tế, ông ta chỉ là một người đàn ông trung niên, thấp, gầy và hói. Hành động của nàng khiến ông ta hoan hỉ say sưa với chính mình trong chiến thắng, chứ không hề cảm động. Trành là gi? Theo truyền thuyết xưa, người đầu tiên bị hổ cắn chết sẽ hóa thành trành, một dạng quỷ theo giúp hổ hại thêm người khác. Vương Giai Chi chính là “trành” của ông ta, bị ông ta cắn chết, đồng thời cũng nộp thêm mạng sống của đồng đội. Dưới ngòi bút sắc sảo của Trương Ái Linh, sự tàn nhẫn, ích kỷ, vô tình, thậm chí là vô sỉ của mật vụ họ Dị đã bị đẩy lên đến cực điểm.

Ngay từ việc chọn Lương Triều Vỹ vào vai Dị tiên sinh đã cho thấy đạo diễn Lý An lý giải nhân vật này theo cách hoàn toàn khác. Một người đàn ông lạnh lùng song không dấu được vẻ phong lưu đa tình. Những chi tiết như Dị tiên sinh cố tình cho Vương Giai Chi thắng trên bàn mạt chược, sau đó hẹn nàng đến chỗ vắng người để tiện bề tâm sự; Dị tiên sinh rơi nước mắt khi nghe nàng hát; Dị tiên sinh tặng nàng một bất ngờ khi đưa danh thiếp cho nàng đến tiệm kim hoàn chọn nhẫn… và đặc biệt chi tiết cuối cùng, Dị tiên sinh thẫn thờ vuốt tấm khăn trải giường trong căn phòng của Vương Giai Chi sau khi nàng bị hành quyết đã cho thấy Hán gian cũng có tình người. Điều này khác hẳn với thái độ trơ trẽn của ngài Dị trong tiểu thuyết: “Ông ta nhắc nhở mình phải bảo vợ nói năng cẩn thận: cái cô “Mạch phu nhân” kia nhà có việc gấp, đã vội trở về Hương Cảng. Đều do bà đưa sói vào nhà!(…) Phải dọa cho bà ấy sợ, đỡ việc sau này nghe cái miệng Mã phu nhân hớt lẻo, quay ra làm mình làm mẩy với ông ta.2

Sự “phản bội” về cảm xúc của hai nhân vật chính đã khiến cảm xúc của đối tượng tiếp nhận nghệ thuật – độc giả và khán giả – đối với tác phẩm cũng hoàn toàn thay đổi.

  1. Ranh giới giữa văn học và điện ảnh

2.1. Thế giới quan, nhân sinh quan:

Tiểu thuyết luôn thể hiện thế giới quan của người viết, tác phẩm điện ảnh lại thể hiện nhân sinh quan của đạo diễn. Để một tác phẩm chuyển thể thành công, cần rất nhiều yếu tố, nhưng để tác phẩm chuyển thể trung thành với nguyên tác, yếu tố đầu tiên chính là sự tuơng đồng về thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả và đạo diễn.

Lý An trong một lần trả lời phỏng vấn đã cho biết: “Đọc xong tiểu thuyết, có thể thấy sát khí rất nặng nề, làm sao để có được tình cảm từ trong bầu không khí ấy, làm sao để có thể bước ra một cách toàn vẹn, đây là một vấn đề hoàn toàn không dễ dàng. Sát khí cũng là một trong những nguyên nhân thu hút chúng ta, chúng ta bước vào đó, như dạo một vòng trong địa ngục rồi đi ra, cảm thấy cuộc sống này vẫn còn hy vọng, con người vẫn còn có tình người, đây là một vấn đề hoàn toàn không dễ dàng.” 3Nhà văn nữ Tu Lan từng viết về Thượng Hải và những người con gái Thượng Hải trong thập niên 30 của thế kỷ XX như sau: “Những người con gái của năm 1930 đều mang những cái tên đẹp đẽ. Tôi thích nhất là Quách An Từ và Lý Thụy Sơ. Điều kỳ lạ là nhìn họ lúc nào cũng có chút sát khí, có thể vẻ đẹp cũng chính là một duyên cớ. Thượng Hải là một thành phố mang sát khí. Vũ khí của nó không phải là binh khí sắc bén, mà là những ống trúc chọc thủng các cửa sổ bằng giấy để thổi mê hương vào căn phòng trong các bộ tiểu thuyết cổ, hoặc như loại độc dược mà Lam Phượng Hoàng đã dùng trong “Tiếu ngạo giang hồ”. Lam Phượng Hoàng trong tiểu thuyết giống như một sát thủ chuyên nghiệp. Quách An Từ là thiên kim tiểu thư của tổng giám đốc công ty Vĩnh An, một cô gái rất thời thượng; còn Lý Thụy Sơ là một cô gái thường dân. Nhưng họ đều bị nhiễm vẻ đẹp cũng như sát khí của thành phố này. ” 4

Lý An dường như đã lĩnh hội được cái “sát khí” trong văn Trương Ái Linh – một phụ nữ Thượng Hải điển hình, cũng như cảm nhận được “sát khí” trong bầu không khí của đô thị hoa lệ Thượng Hải, chính vì vậy mà ông xây dựng bộ phim theo một màu sắc âm u – những sắc màu trung và âm tính, chỉ duy nhất viên kim cương hồng lóe lên như một biểu tượng của hy vọng và tình yêu, trước khi tắt hẳn trong màn đêm.

Dị tiên sinh (Lương Triều Vỹ đóng) trong phim đã từng nói với Vương Giai Chi (Thang Duy): “Tất cả những người tôi đã gặp… trong mắt họ, tôi đều thấy hiện lên một điều giống nhau – Sợ hãi. Cô không giống những người khác, không sợ hãi, phải vậy không?” (Phút thứ 51:25) Bản thân Lương Triều Vỹ cũng đã diễn rất thành công nỗi sợ hãi trong lòng một tên Hán gian: dáng đi khom khom, vai rút lại, luôn di chuyển với tốc độ nhanh nhất; mỗi lời nói ra đều phải đắn đo một vài giây để thăm dò đối phương; đầu mày cau lại, kìm nén sự căng thẳng bên trong, ngay cả khi chơi bài, uống trà, trong xe hơi, hay trên giường ngủ… Đặc biệt là ánh mắt sâu thẳm lúc nào cũng bất an… Sau ba năm gặp lại, ngài Dị nói cùng Vương Giai Chi: “Em cũng đã khác xưa”. Đôi mắt Vương Giai Chi ba năm sau cũng trở thành một đôi mắt thăm thẳm ẩn chứa nhiều tâm sự. Đó là những lợi thế hình ảnh đập vào mắt người xem mọi lúc mọi nơi mà tiểu thuyết không bao giờ có được. Lý An đã tốn nhiều công sức để dựng nên từng chi tiết nhỏ nhất góp phần hoàn thiện những màn kịch làm thót tim khán giả, từ từ dẫn khán giả vào sống cùng với tâm trạng nhân vật trên màn ảnh.

Tuy vậy, thời đại khác nhau khiến điểm nhìn của tác giả và đạo diễn không hoàn toàn thống nhất. Trương Ái Linh nhìn thời đại của Vương Giai Chi với tư cách một người trong cuộc, còn Lý An lại nhìn với tư cách một người chiêm nghiệm lịch sử.

Trong trang viết của Trương Ái Linh quả có thấm đẫm không khí nặng nề u uất mà nhiều người gọi là “sát khí”, song hoàn toàn không có nỗi sợ hãi. Chúng tôi tin rằng, trong thời đại rối ren mà bà đã sống, sinh mệnh con người hết sức mỏng manh, vận mệnh con người cũng vô cùng khó lường, nhưng cuộc sống vẫn diễn ra như nó vốn thế, và mỗi người vẫn sẽ sống với đầy đủ các sắc thái cảm xúc của mình, chứ không chỉ có nỗi sợ hãi. Trịnh Bình Như, nhân vật được coi là nguyên mẫu của Vương Giai Chi trong truyện, là người rất biết thưởng thức cuộc sống qua từng chi tiết. Theo như lời nhân chứng kể lại, trước khi bị hành quyết, cô ngửa đầu lên ngước nhìn bầu trời xanh thăm thẳm, sau đó nói với người cầm súng – đặc vụ tên Lâm Chi Giang: “Thời tiết đẹp thế này, địa điểm đẹp thế này, thanh thiên bạch nhật, hồng nhan bạc mệnh, đành nhắm mắt xuôi tay! Chi Giang, chúng ta cũng có thể coi là người quen biết. Nay nếu muốn cùng chạy trốn, hãy còn kịp. Còn nếu anh đã nhẫn tâm, thì cứ nổ súng đi! Nhưng tôi xin anh, đừng hủy hoại dung nhan mà tôi bấy lâu gìn giữ!” Chỉ mấy lời cuối này cũng đủ khắc họa chân dung tính cách một cô gái Thượng Hải điển hình bên trong người nữ tình báo dũng cảm – một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu cái đẹp.

Với Vương Giai Chi của Trương Ái Linh, dù đang làm một nhiệm vụ sinh tử, nhưng cái nàng chú ý đến vẫn là những chi tiết rất đời thường: phong vị của một quán cà phê, mùi thơm của nước hoa, lời người đàn ông hứa sẽ mua cho nàng chiếc nhẫn (và nàng băn khoăn mãi, không biết có nên nhắc nhở về lời hứa ấy hay không), cái nhìn của người xa lạ, ma-nơ-canh trong tủ kính bên đường, chong chóng đủ màu trên chiếc xe kéo v.v… Nàng sống cuộc sống của nàng, với những mối quan tâm riêng, nhỏ bé, nhưng quan trọng, quan trọng hơn cả đại cuộc.

Thời gian trong mắt Vương Giai Chi của Trương Ái Linh vừa là thời gian thực tại, vừa là thời gian trong quá khứ. Nàng dùng thực tại để chứng tỏ chính mình trong quá khứ, để gỡ gạt những sai lầm tưởng như không còn có thể cứu vãn… Trong cùng một hành động của nàng, có thể thấy cùng một lúc bóng dáng của quá khứ và hiện tại, với những sắc thái tâm lý tình cảm phức tạp. Lý An, với tư cách một người chiêm nghiệm lịch sử, lại diễn giải thời gian theo chiều vốn có, lấy quá khứ làm nền tảng để lý giải cho hiện tại.

Hình ảnh nhân vật Vương Giai Chi của Lý An có thể coi như hình mẫu người tình lý tưởng trong mắt nam giới: thuần khiết, xinh đẹp, gợi cảm, thông minh nhưng không cơ trí, sống chết vì tình yêu. Vương Giai Chi của Trương Ái Linh lại khó hiểu và có phần đỏng đảnh như chính một nửa còn lại của nhân loại, với những mâu thuẫn nội tâm gay gắt song xét cho cùng lại chẳng đâu vào đâu. Hình ảnh mật vụ họ Dị trong tác phẩm của Lý An dường như đã trở nên hấp dẫn hơn so với nguyên tác, là người hiểu thời cuộc song bị chi phối bởi thời cuộc, có cảm xúc song phải buộc lòng kìm nén cảm xúc. Trong khi đó, ngài Dị dưới ngòi bút Trương Ái Linh hoàn toàn khác: mưu mô, máu lạnh, thậm chí là không còn nhân tính.

Lý An thương cảm cho sự bất lực của con người, Trương Ái Linh giễu cợt sự ngây thơ của con người. Lý An tin vào tình yêu, cảm xúc, lương tri. Trương Ái Linh lại như muốn lật tẩy và phơi bày những góc tối tăm nhất của tâm hồn. Về phương diện này, có thể nói Sắc, giới của Lý An và Sắc, giới của Trương Ái Linh là hai thế giới khác hẳn nhau.

2.2. Ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ điện ảnh:

Ranh giới giữa văn học và điện ảnh không chỉ thể hiện qua yếu tố thời đại hay góc nhìn, quan trọng hơn, nó thể hiện qua những điều có thể và không thể phản ánh bằng ngôn ngữ văn học hay điện ảnh.

Hình ảnh sống động là ưu thế lớn của điện ảnh. Trong phần trên, chúng tôi đã giới thiệu sơ qua về những hình ảnh trực tiếp đập vào mắt người xem, khiến bộ phim không cần giải thích dài dòng cũng có thể đưa tới những thông điệp đặc biệt về cảm xúc hiện hữu của nhân vật. Tuy vậy, điện ảnh lại gặp thách thức lớn trong việc phản ánh những mâu thuẫn và xung đột tâm lý bên trong nhân vật. Cần rất nhiều tình huống và tình tiết để diễn giải vấn đề. Trong khi đó, thông qua bút pháp, văn học có thể cùng một lúc kết hợp cả tâm lý, cảm xúc, hồi ức lẫn sự bổ trợ tương tác của cảnh sắc hay khung cảnh xung quanh nhân vật để thể hiện sự giằng xé hay bứt phá nội tâm.

Một trong những chi tiết đắt giá nhất chỉ có thể diễn tả bằng ngôn ngữ, đó chính là những giây phút cuối cùng ngài Dị ở bên Vương Giai Chi: “Cái cười của ông ta lúc này không chút nhạo báng, chỉ là vương một nỗi buồn. Bóng ông nghiêng nghiêng trước ngọn đèn, ánh nhìn không đặt vào đâu, làn mi như cánh con ngài trắng ngà đang đậu xuống nghỉ ngơi trên khuôn mặt xương xương. Trong mắt nàng, đó là một vẻ dịu dàng đáng thương. Người đàn ông này yêu mình. Nàng chợt nghĩ. Trong tim chấn động, như mất đi cái gì.5 Vương Giai Chi, trong giờ phút quan trọng nhất, chợt nhận ra tình yêu (song đáng thương thay, đó cũng chỉ là sự tự huyễn hoặc mình của một con người lạc lõng giữa thời cuộc). Tính bất ngờ của câu chuyện cũng như giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết đã được được thể hiện rõ nét. Những xao động và xung đột tâm lý dễ dàng hiện ra trên trang giấy qua vài nét bút, nhưng lại là một việc cần nhiều công phu đối với điện ảnh. Để có thể diễn tả được tính hợp lý trong quyết định của Vương Giai Chi – thả mật vụ họ Dị chạy thoát, khiến tất cả bạn bè cùng chính nàng sa lưới, Lý An đã phải thêm thắt rất nhiều tình huống không có trong nguyên tác. Trong truyện, Vương Giai Chi chủ động đưa ngài Dị đến tiệm kim hoàn được chọn sẵn làm địa điểm mưu sát để sửa hoa tai, sau đó họ Dị mới đề nghị mua luôn một chiếc nhẫn kim cương tặng nàng làm kỷ niệm. Mọi việc diễn ra bình thường, vẫn là một màn kịch, cho đến phút quyết định không lường trước được của Vương Giai Chi. Trong phim, họ Dị đã tặng cho người tình một sự bất ngờ, khi bảo nàng đưa danh thiếp của mình đến tiệm kim hoàn, sau đó chủ tiệm kim hoàn mới giới thiệu món quà mà Dị tiên sinh muốn nàng nhận – một cách đầy kịch tính. Có thể thấy những biến đổi tình cảm phức tạp của Vương Giai Chi, từ lo lắng, sợ hãi đến bất ngờ và cảm động. Để có được trường đoạn này, bộ phim đã phải đệm thêm nhiều cảnh khác trước đó với mục đích lý giải mạch cảm xúc của nhân vật chính. Ba cảnh nóng của phim chính là để phục vụ cho mục đích này. Thông qua tư thế, xúc cảm của hai nhân vật trong những cảnh nóng, đạo diễn gửi gắm một thông điệp: mật vụ họ Dị đã dần dần cởi bỏ sự sợ hãi, căng thẳng, đề phòng của mình để mở cửa lòng cho Vương Giai Chi bước vào; ngược lại, Vương Giai Chi từ thế bị động đã dần trở nên chủ động trong quan hệ với kẻ thù, thậm chí ngay cả lúc có cơ hội, nàng cũng không giết hắn. Tuy vậy, yếu tố then chốt bộc lộ tình cảm thật của hai người không nằm ở những cảnh nóng, mà thể hiện trong cảnh Vương Giai Chi hát cho mật vụ họ Dị nghe. Lời hát Thiên nhai ca nữ vừa kết thúc cũng là lúc họ Dị ứa nước mắt và đưa tay nắm lấy tay nàng. Có thể thấy sau những cố gắng hòa hợp về mặt thể xác, cuối cùng hai nhân vật chính trong phim cũng đã đạt đến sự hòa hợp cả về tinh thần. Quyết định cuối cùng của Vương Giai Chi là kết quả của một quá trình dài suy nghĩ, đấu tranh và cuối cùng chấp nhận số phận. Tất cả diễn ra một cách hợp tình hợp lý.

Tiếc thay, những nỗ lực của đạo diễn khi lý giải bút pháp của nhà văn, cuối cùng lại đẩy bộ phim đi càng lúc càng xa ý đồ nghệ thuật ban đầu. Đó là vấn đề của hầu hết các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết, đặc biệt từ những tiểu thuyết mang giá trị văn học cao như Sắc, giới. Chung quy cũng do điện ảnh và văn học luôn được diễn đạt bởi thứ ngôn ngữ nghệ thuật khác hẳn nhau. Tinh hoa của bộ phim thường là những khoảnh khắc làm rung động lòng người. Tinh hoa của tiểu thuyết lại nằm trong những ngôn từ khắc họa tâm lý nhân vật tinh tế và sắc nét.

Cùng là Sắc, giới, nhưng Trương Ái Linh nhấn mạnh vào “Giới”, còn Lý An tập trung vào “Sắc”.

Giới” của Trương Ái Linh, không phải chỉ là thận trọng, đề phòng, mà còn có một nghĩa khác là “chiếc nhẫn”. Chiếc nhẫn xuyên suốt tác phẩm, là một lời hứa, là một giấc mơ, là một đạo cụ đắt tiền nhưng chỉ được sử dụng trong phút giây ngắn ngủi trên sàn diễn, là ánh hào quang trong thoáng chốc, như một minh chứng cho những cảm thức vinh hoa vô nghĩa trong đời người. “Giới” ở đây, nếu được hiểu như một động từ có nghĩa “đề phòng”, thì cũng không phải là đề phòng “sắc”, mà là đề phòng những dục vọng nói chung trong sâu thẳm lòng người.

Sắc” của Lý An là yếu tố xuyên suốt tác phẩm điện ảnh. Đó là nỗi khát khao, là những âm mưu, là sự giải thoát. Không thể phủ nhận yếu tố “Sắc” đã khiến cho sản phẩm mang tính thương mại cao hơn hẳn. Tuy vậy, sự diễn giải mang đậm tính chất cá nhân của đạo diễn đã biến Sắc, giới điện ảnh thành một sản phẩm có phần xa lạ với tiểu thuyết ban đầu.

Thiết nghĩ, lằn ranh giữa văn học và điện ảnh tuy mong manh, song lại khó vượt qua hơn cả trùng trùng thành lũy. Cuối cùng, cái đọng lại trong lòng người không phải là “sắc” hay “giới”, mà chính là những cảm xúc thăng hoa sau khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. Đó mới thực sự là điều quan trọng.

Tài liệu tham khảo:

  1. Ấn khắc văn học sinh hoạt chí, Đài Loan, tháng 8/2007.

  2. Tu Lan, Ván cờ của hồ ly, đăng trong tạp chí Vạn Tượng, Thượng Hải, tháng 11/1998.

  3. Trương Ái Linh, (Phan Thu Vân dịch), Sắc, giới, NXB Trẻ, Tp.HCM, tháng 1/2009.

  4. Sắc, giới (Lust, Caution), Haishang Films phát hành (liên kết với Focus Features và River Road Entertainment), 2007.

1 Trích trong “Sắc, giới”, NXB Trẻ, Tp. HCM, 2009.

2 Trích trong “Sắc, giới”, NXB Trẻ, Tp. HCM, 2009.

3 Trích trong “Ấn khắc văn học sinh hoạt chí”, Đài Loan, tháng 8/2007.

4 Trích trong “Ván cờ của hồ ly”, đăng trong tạp chí “Vạn Tượng”, Thượng Hải, tháng 11/1998.

5 Trích trong “Sắc, giới”, NXB Trẻ, Tp. HCM, 2009.

 

Phan Thu Vân, Nhìn lằn ranh giữa văn học và điện ảnh qua Sắc, giới, Hội thảo quốc tế “Những lằn ranh văn học”, NXB Đại học Sư Phạm TP.HCM, 23/12/2011.

Phan Thu Vân, Lằn ranh giữa văn học và điện ảnh qua Sắc, giới, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1 (491) tháng 1/2013, trang 116 – 125.

http://hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6769%3Anhin-ln-ranh-gia-vn-hc-va-in-nh-qua-sc-gii&catid=4130%3Avan-hoc-nuoc-ngoai&Itemid=7244&lang=zh&site=30

Ang Lee Film studies

Brokeback Mountain (2005)- Ang Lee

https://www.youtube.com/watch?v=TmsGPapzd_4

Brokeback Mountain

From Wikipedia, the free encyclopedia
This article is about the motion picture.
Brokeback Mountain
Brokeback mountain.jpg

Theatrical release poster
Directed by Ang Lee
Produced by Diana Ossana
James Schamus
Screenplay by Larry McMurtry
Diana Ossana
Based on Brokeback Mountain
by Annie Proulx
Starring Heath Ledger
Jake Gyllenhaal
Linda Cardellini
Anna Faris
Anne Hathaway
Michelle Williams
Randy Quaid
Music by Gustavo Santaolalla
Cinematography Rodrigo Prieto
Edited by Geraldine Peroni
Dylan Tichenor
Production
company
River Road Entertainment
Distributed by Focus Features
Release dates
  • September 2, 2005(Venice International Film Festival)
  • December 9, 2005(United States)
  • December 23, 2005 (Canada)
Running time
134 minutes
Country United States
Canada
Language English
Budget $14 million
Box office $178.1 million

Brokeback Mountain is a 2005 American romantic drama film directed by Ang Lee. Adapted from the 1997 short story of the same name by Annie Proulx, the screenplay was written by Diana Ossana and Larry McMurtry. The film stars Heath Ledger, Jake Gyllenhaal, Anne Hathaway, Michelle Williams, and Randy Quaid, and depicts the complex emotional and sexual relationship between two men in the American West from 1963 to 1983.

Brokeback Mountain was a commercial and critical success. It won the Golden Lion at the Venice Film Festival, Best Picture and Best Director at the British Academy Film Awards, Golden Globe Awards, Producers Guild of America Awards, Critics’ Choice Movie Awards, and Independent Spirit Awards among others. The film was nominated for eightAcademy Awards, the most nominations at the 78th Academy Awards, where it won three: Best Director, Best Adapted Screenplay, and Best Original Score, while controversially losing Best Picture.

Ang Lee Chen Kaige Film studies Hou Hsiao-Hsien Wong Kar Wai Zhang YiMou

10 bộ phim xuất sắc của điện ảnh Hoa ngữ

“Anh hùng”, “Vô gian đạo, “Ngọa hổ tàng long” đều nằm trong danh sách danh giá này.

 

10. Anh hùng (Hero – 2002)

Anh hùng được cho là bộ phim mở đường cho điện ảnh Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới. Được thực hiện theo quy trình sản xuất phim của Hollywood và đầu tư lên tới 30 triệu USD, đây là bộ phim đắt giá nhất của Trung Quốc vào thời điểm đó.

Bộ phim đã làm sống lại nền điện ảnh của Trung Quốc, kéo khán giả đến rạp chiếu và thu về hơn 30 triệu USD tiền vé nội địa. Đây cũng là bộ phim đầu tiên có được doanh thu “khủng” trong nhiều thập kỷ qua.

Không chỉ thành công ở Trung Quốc, Anh hùng còn được thế giới đón nhận. Ngay trong tuần đầu tiên công chiếu ở Mỹ, Anh hùng ngay lập tức có được vị trí số 1 về doanh thu. Tính ở thị trường nước ngoài, bộ phim thu về hơn 120 triệu USD.

Anh hùng cũng được coi là bộ phim tiên phong cho những bộ phim toàn sao và đầu tư khủng ở Trung Quốc sau này. Tuy nhiên, bộ phim này không được đánh giá cao về mặt nội dung.

 

9. Đại thoại tây du (A Chinese Odyssey Duology – 1994)

Đây là bộ phim của đạo diễn Lưu Trấn Vĩ với sự tham gia “vua hài” Châu Tinh Trì, Mạc Văn Úy và Ngô Mạnh Đạt.

Lưu Trấn Vĩ và Châu Tinh Trì đã sử dụng 4 thày trò Đường Tăng trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Tây du ký để tạo nên câu chuyện cho Đại thoại tây du. Phim có sự kết hợp của các yếu tố như tình cảm, kungfu và du hành thời gian.

Ra mắt năm 1995, Đại thoại tây du thất bại thảm hại. Không chỉ bị chê tơi bời, doanh thu của phim cũng quá thấp so với kỳ vọng. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, Đại thoại tây du bất ngờ trở thành chủ đề “hot” của giới trẻ. Một số người thậm chí còn gọi đây là “tác phẩm kinh điển của thời hậu hiện đại“. Vào thời điểm đó, Đại thoại tây du được nhắc đến nhiều hơn bất kỳ bộ phim nào và thậm chí rất nhiều câu thoại của phim trở thành tuyên ngôn của giới trẻ Trung Quốc.

Xem lại Đại thoại tây du vào lúc này, người ta có thể chê kỹ xảo thô sơ chứ khó thể phủ nhận tính hài hước và những khoảnh khắc vô cùng xúc động của phim.

 

8. Vô gian đạo (Infernal Affairs – 2002)

Bộ phim sản xuất năm 2002 của cặp đôi đạo diễn Mạch Triệu Huy và Lưu Vĩ Cường được đánh giá là bước đột phá cho dòng phim cảnh sát của Hong Kong. Cũng như Anh hùng, Vô gian đạo, tác phẩm điện ảnh này khơi lại tình yêu của khán giả và kéo họ đến với các rạp chiếu đang phủ bụi.

Vô gian đạo được ca ngợi ở nhiều điểm, đầu tiên là một cốt truyện hay, gay cấn với những nhân vật hấp dẫn, bất ngờ ở cả hai tuyến: tội phạm và cảnh sát. Hai diễn viên chính Lương Triều Vỹ và Lưu Đức Hoa đã hoàn thành xuất sắc vai diễn. Đặc biệt là Lưu Đức Hoa, chưa bao giờ người hâm mộ được thấy thiên vương Hong Kong tỏa sáng đến như thế. Nhạc phim cũng được liệt vào danh sách kinh điển.

Vô gian đạo còn ảnh hưởng tới cả Hollywood. Năm 2007, đạo diễn Martin Scorsese đã làm lại bộ phim này với cái tên The Departed. Phim đã đem về 2 giải Oscar quan trọng là Phim xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất.

 

7. Ngọa hổ tàng long (Crouching tiger, Hidden Dragon – 2000)

Bộ phim sản xuất năm 2000 của đạo diễn Lý An đã nhận được những phản ứng trái chiều ở Mỹ và Trung Quốc. Nếu ở thị trường Bắc Mỹ, Ngọa hổ tàng long thu về hơn 130 triệu USD tiền vé từ và đưa cái tên Chương Tử Di gia nhập hàng sao quốc tế thì ở Trung Quốc, bộ phim lại nhận được sự thờ ơ của khán giả.

Tuy nhiên, việc khán giả ở những nền văn hóa khác nhau phản ứng không đồng nhất trước một bộ phim không phải là điều khó hiểu. Với người Trung Quốc, việc thấy những diễn viên chính trong một bộ phim hành động có quá nhiều cảnh tình cảm vô nghĩa và bay qua bay lại như siêu nhân suốt thời lượng của phim không có gì hấp dẫn. Trong khi đó, với khán giả phương Tây, những rắc rối tình cảm lại là phần bổ sung hoàn hảo cho những cảnh chiến đấu trong phim.

Trên thực tế, các nhân vật trong phim dù xuất chúng nhưng vẫn rất đời thường, đủ để ai xem cũng có thể nhìn thấy bản thân mình trong đó. Bên cạnh đó, từ âm nhạc, phục trang cho đến quay phim củaNgọa hổ tàng long đều được đánh giá là xuất sắc. Những yếu tố này giúp bộ phim vượt trội hơn so với các tác phẩm đi trước.

 

6. A phi chính truyện (Days of being wild – 1990)

Bộ phim do chính Vương Gia Vệ viết kịch bản và đạo diễn này kể về câu chuyện tình của 6 người trẻ ở Hong Kong. Bên cạnh cái tên Vương Gia Vệ, phim còn có một dàn diễn viên “hoành tráng” gồm Trương Quốc Vinh, Trương Mạn Ngọc, Lưu Gia Linh, Trương Học Hữu và Lưu Đức Hoa.

A Phi chính truyện được coi là bộ phim mở đầu cho dòng phim nghệ thuật của Vương Gia Vệ. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên mà đạo diễn họ Vương hợp tác cùng nhà quay phim Christopher Doyle. Sau này, Vương Gia Vệ còn có thêm 7 bộ phim khác với nhà quay phim người Úc.

Sự xuất sắc của A Phi chính truyện được ghi nhận bằng hàng loạt giải thưởng lớn như Diễn viên chính xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Quay phim xuất sắc nhất tại giải Kim Tượng năm 1991. Phim cũng đứng thứ 3 trong danh sách 100 bộ phim Trung Quốc xuất sắc nhất từ trước tới nay do các nhà phê bình phim Hong Kong bình chọn năm 2005.

 

5. Bi tình thành thị (A city of sadness – 1989)

Được “nhào nặn” dưới bàn tay của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền, Bi tình thành thị là câu chuyện về một gia đình dưới thời Quốc dân đảng tiến hành Khủng bố trắng. Đây là bộ phim đầu tiên đề cập đến sự kiện ngày 28/2/1947 – một dấu tích khó phai trong lịch sử Đài Loan khi có hàng ngàn người bị giết hại.

Đạo diễn Hầu đã rất giỏi khi vẽ ra bức tranh toàn cảnh của xã hội Đài Loan vào thời điểm đó thông qua bi kịch của một gia đình. Bi tình thành thị phản ánh sự xung đột giữa người bản xứ với người nhập cư, giữa những người dân địa phương với Quốc dân đảng.

Bi tình thành thị là bộ phim đầu tiên trong serie phim về lịch sử của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền, sau này làThe Puppet Master (1993) và Good men, good women (1995). Phim đã giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice lần thứ 46 năm 1989 và là bộ phim tiếng Trung đầu tiên có được vinh dự này.

 

4. Nhất Nhất (Yi Yi: A One and a Two – 2000)

Bộ phim dài gần 3 tiếng đồng hồ của đạo diễn Dương Đức Xương là câu chuyện kể một gia đình trung lưu ở Đài Loan với 3 thế hệ sống bên nhau. Nhất Nhất có tiết tấu chậm và dường như thiếu cao trào nhưng lại là bức tranh chân thực về cuộc sống hàng ngày của những con người nơi đây.

Với Nhất Nhất, đạo diễn Dương đã giành được giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại liên hoan phim Cannes năm 2000. USA Today, New York Times, Newsweek và Hiệp hội Phê bình phim đồng loạt trao cho Nhất Nhất danh hiệu một trong những bộ phim hay nhất 2001. Năm 2002, tạp chí Sight and Sound của Hiệp hội điện ảnh Anh quốc còn bình chọn Nhất Nhất là một trong những bộ phim đáng xem nhất trong vòng 25 năm qua.

 

3. Bá vương biệt cơ (Farewell My Concubine – 1993)

Bá vương biệt cơ của đạo diễn Trần Khải Ca vẫn được nhắc đến như một đỉnh cao của nền điện ảnh Trung Quốc. Đây là bộ phim duy nhất của Trung Quốc cho đến thời điểm này giành được Cành cọ vàng danh giá của Liên hoan phim Cannes.

Được chuyển thể từ tiểu thuyết của Lý Bích Hoa, Bá vương biệt cơ có một dàn diễn viên đáng mơ ước với những cái tên như Trương Quốc Vinh, Củng Lợi, Cát Ưu. Phim là câu chuyện về cuộc đời sóng gió của 2 diễn viên Kinh Kịch trước những rối loạn của chính trường và xã hội Trung Quốc trong giai đoạn 1920 – 1970. Bá vương biệt cơ có nói tới cuộc cách mạng văn hóa (1966 – 1976) ở Trung Quốc. Đây cũng là sự kiện dẫn đến cái kết bi thảm của phim. Bên cạnh đó, Bá vương biệt cơ còn nhắc tới chủ đề đồng tính – một chủ đề vẫn còn hiếm hoi với điện ảnh Hoa ngữ cho đến thời điểm này.

 

2. Tiểu thành chi xuân (Spring in a small town – 1948)

Bộ phim về một chuyện tình tay ba này được xây dựng dựa trên vở kịch ngắn của Lý Thiên Tể, do Phí Mục đạo diễn và công ty Văn Hoa Thượng Hải sản xuất.

Không có một cốt truyện phức tạp nhưng Tiểu thành chi xuân lại hấp dẫn người xem ở cảm xúc của từng nhân vật. Đây cũng là bộ phim được coi là tiên phong trong việc vận dụng ngôn ngữ thơ vào điện ảnh.

Tiểu thành chi xuân được đánh giá cao ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Các nhà làm phim Trung Quốc đều nhất trí liệt bộ phim vào dạng kinh điển. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu cũng khẳng định đây là bộ phim Trung Quốc mà ông yêu thích nhất. Năm 2005, Hiệp hội giải thưởng điện ảnh Hong Kong tôn vinhTiểu thành chi xuân là bộ phim Trung Quốc xuất sắc nhất. Năm 2012, tờ Winnipeg Free Press của Canada cũng xếp bộ phim ở vị trí số 1 trong danh sách 10 phim Trung Quốc hay nhất.

 

1. Sông xuân nước chảy hướng về đông (A spring river flows east – 1947)

Bộ phim dài hơn 3 tiếng và được chia làm 2 phần của đạo diễn Sái Sở Sinh và Trịnh Quân Lý là một trong những cột mốc đáng nhớ của điện ảnh Trung Quốc.

Phim là câu chuyện xúc động về một gia đình Thượng Hải trong thời chiến tranh Trung – Nhật (1930s – 1940s) và cuộc biến đổi của nhân vật chính từ một người chàng thanh niên trẻ trung đầy hoài bão, có triển vọng thành một viên chức xảo trá và lóa mắt vì tiền.

Ngay khi ra đời năm 1947, bộ phim đã thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng Thượng Hải. Phim được chiếu rạp hơn 3 tháng và có hơn 700.000 khán giả. Con số này tương đương với 15% dân số Thượng Hải lúc bấy giờ. Sông xuân nước chảy hướng về đông vẫn được coi là bộ phim thành công nhất của điện ảnh Hoa ngữ trước khi nhà nước Trung Quốc được thành lập năm 1949.

Theo Infonet

http://thvl.vn/?p=222129#

Ang Lee Film studies

余光中人文講座-李安「我與電影」

李安、余光中對談 「我與電影」(大成報)
國立中山大學「余光中人文講座」第一場由國際知名導演李安擔任主講人,與詩人余光中進行「我與電影」對談,現場吸引近1500人到場,除了兩位大師精采對談,現場也開放提問,許多民眾爭相一睹大師風采,講座全程高潮迭起。

國立中山大學「余光中人文講座」為促進人文思考、創造人文環境、深化人文素養,將定期邀請世界級、大師級、重量級藝文界人士蒞校訪問或駐校,與國立中山大學榮譽教授余光中進行各種主題的對談。此次由余光中教授親筆信函邀請、歷經中山大學文學院院長黃心雅暨中山大學團隊長達三個多月之越洋聯繫,「余光中人文講座」首場敲定由國際大導演李安擔任主講人。

文壇與電影界的兩位大師,其實已在數十年前便有藝術生命上的交流。余光中教授四十四年前寫的長篇散文《焚鶴人》(1969),曾被時值學生的李安改拍成短片「星期六下午的懶散」(1976年拍攝,18分鐘超八厘米劇情黑白短片),並以此片申請到美國紐約大學電影系。中山大學表示,此次講座入場券在開放索票十分鐘內便被索取一空,還有人排隊排了三個小時,也有民眾大排長龍希望補位,為了擴大分享「余光中人文講座」的精彩內容,此次講座將全程記錄,未來將公開使社會大眾以閱聽形式貼近兩位大師的交流。

明年三月,第二場「余光中人文講座」將由現居香港的中央研究院院士、前香港中文大學校長、著名社會學家金耀基先生駐校講座、座談也將為其策畫主題書展,讓有興趣的學子及民眾有機會拜讀學者著述。五月份則邀請中國當代文學女作家王安憶女士,以「故事與主題」為題講座。王安憶是全球華文讀者心目中最重要的華文小說家之一,台灣旅美文學評論家王德威謂王安憶是繼張愛玲後,又一海派文學傳人,長篇小說《長恨歌》獲獎無數,作品被譯成英、德、荷、法、捷、日、韓、以色列等多國文字。明年五月王安憶作品書展與簽書會將配合講座舉行,台灣讀者將得以親見作家身影。

余光中指出媒體報導李安格局氣虛一說,李安則說報導篇幅有限,讓他到處解釋、道歉、冒冷汗,今天也謝謝余光中老師給他機會再申訴一下。李安解釋,格局不是說要拍歷史大片,而是體格健壯的意思,電影要小、要精準。這次看到的問題包括結構不夠完整兼顧,還有許多一廂情願地推演,推演的能力不夠紮實,以及內容不夠營養、關係經營不夠精采。李安說,情感的經營、關係的解構建構等不夠精采,或許因為文化教育造成怠惰,讓我們缺乏競爭力,「跟外面比的時候會吃虧」,李安也呼籲,不能老靠民族感情或一廂情願的熱情。

李安接著說,這次的結果值得警惕,電影反映社會文化,這次看很多臺灣片都有很想愛但拉不到票的痛苦。李安認為該學習西方的、該補強的,該保留的要好好經營茁壯,在結構、環境推演、邏輯性上要加強,這是面對世界競爭需要有的強健體魄。

2013/11/25/大成報/記者吉雄世/高雄報導

http://www.nsysu.edu.tw/files/14-1000-86496,r1232-1.php?Lang=zh-tw
Ang Lee Film studies

Vì sao Angelina Jolie “dám” gọi đạo diễn Lý An là người Đài Loan?

Dân Việt 

Bản tin văn nghệ thế giới tuần này, có một chi tiết rất thú vị. Đó là chuyện hàng ngàn dân mạng Trung Quốc đang nổi giận, chỉ trích nữ diễn viên điện ảnh Angelina Jolie vì đã “dám” gọi đạo diễn Lý An là một tài năng người Đài Loan.
Vì sao Angelina Jolie “dám” gọi đạo diễn Lý An là người Đài Loan?

Dĩ nhiên, các lời chỉ trích của dân mạng đang nói tới ở đây, phần lớn là của các phần tử chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đã không thể nào chịu nổi chuyện Angelina Jolie nhấn mạnh Lý An không là một người Trung Quốc.

Trang tin Shanghaiist.com cho biết Angelina Jolie tuyên bố trong buổi họp báo ra mắt phim Maleficent. Trong giờ phút có nhiều người lắng nghe nhất, đứng cùng với diễn viên Brad Pitt, người nữ diễn viên xinh đẹp này đã mỉm cười duyên dáng và nói rằng “đạo diễn mà cô yêu thích là Lý An, người Đài Loan” (Taiwanese, not Chinese – tạm dịch: Người Đài Loan không phải người Trung Quốc).

Trên mạng xã hội Weibo, Haohao report… đều có những tranh cãi dữ dội, cũng như những lời kết tội, thậm chí gọi người diễn viên lừng danh này là quá thiếu hiểu biết để nhận ra sự đúng đắn. Giới trẻ Đài Loan cũng bắt đầu nhảy vào cuộc tranh cãi để bảo vệ thần tượng của mình.

Ngay trên một vài bài dịch của báo điện tử Việt Nam, cũng có nhận định cho là Angelina Jolie đã “vô tình” khi gọi như vậy. Nhưng nếu bỏ ra ít phút để theo dõi cuộc đời của người nữ nghệ sĩ này, bất kỳ ai cũng có thể thấy rằng, đó là một thái độ, chứ không thể là “vô tình” hoặc “không hiểu biết”.

Từ nhiều năm nay, Angelina Jolie nằm trong danh sách đen của công an Trung Quốc vì là một trong những người luôn cất tiếng đòi bảo vệ văn hóa và con người Tây Tạng. Bên cạnh những thành công của cô về điện ảnh, Angelina Jolie còn là một đại sứ Thiện chí, hoạt động nhân đạo xuất sắc của Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) trong nhiều năm nay, với tầm hoạt động trải rộng từ châu Phi đến châu Á.

Thái độ là một giá trị chân chính của nghệ sĩ, dù đứng ở đâu, dù đang như thế nào. Hành động nhỏ của Angelina Jolie khiến cho những người lâu nay vẫn yêu mến cô không thất vọng về một tính cách mạnh mẽ và nhất quán với sự thật.

Thái độ là một bảng khắc tên danh dự cao quý, mà có thể trong đời một nghệ sĩ, có thể chỉ có một cơ hội duy nhất để bước vào. Câu chuyện của hôm nay, nhắc nhở rất nhiều điều khiến cho loài người tử tế đã nắm tay nhau, cùng chung niềm kiêu hãnh.

Steven Spielberg đã từ chối vai trò đạo diễn lễ khai mạc Olympic 2008 ở Bắc Kinh để phản đối việc đàn áp con người. Trong danh mục thành tích sự nghiệp vĩ đại của Steven Spielberg, có thể đã bỏ trống phần lớn nhất là đạo diễn cho Oplympic, nhưng ông có thể thanh thản, và rực sáng hơn nữa vì thái độ công chính của mình.

Cảnh trong phim Maleficent.

Việc đấu tranh bền bỉ, thậm chí lăn xả vào các sự kiện, nhằm giúp cho văn hóa và con người Tây Tạng của Richard Gere hay George Clooney cũng là một thái độ chọn lựa nhất định mà họ mong muốn, giữa lúc cuộc sống thành đạt của họ có đặc quyền hưởng thụ và không cần phải quan tâm điều gì khác ngoài sự nghiệp.

Không ai ép được Christian Bale đang đóng phim ở Trung Quốc, đã âm thầm mạo hiểm đi cả trăm cây số, ghé thăm và ủng hộ tinh thần luật sư dân quyền khiếm thị Trần Quang Thành vào năm 2011, sau đó cuộc rượt đuổi của công an Trung Quốc với Christian Bale trở thành câu chuyện nghẹt thở đến mức nhiều nhà sản xuất phim đề nghị được dựng thành phim.

Ở Việt Nam, lời dạy về thái độ cũng được ghi lại từ rất xưa. Năm 1957, bài thơ Lời mẹ dặn của Phùng Quán cũng từng khắc “Đi trọn đời trên con đường chân thật, yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét, dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói ghét thành yêu”.

“Tuổi tên tinh biểu nay còn lại

Bia đá ngàn năm cỏ mọc tràn”

Nguyễn Trãi, bậc đại trí giả của người Việt từng để lại ẩn dụ cho đời: mọi thứ sẽ đi qua, chỉ còn nhân cách ở lại. Không phải riêng Angelina Jolie, mà với bất kỳ ai, thái độ sống đúng và tử tế là một hành lang dẫn đến căn phòng vinh danh con người và chính mình, với mọi điều trân trọng.

Nguồn:

http://www.baomoi.com/Vi-sao-Angelina-Jolie-dam-goi-dao-dien-Ly-An-la-nguoi-Dai-Loan/c/14070259.epi

Ang Lee Film studies

Conversation with Ang Lee and Zhang Yimou FULL@NYU

https://www.youtube.com/watch?v=hMInYg1QOl4

http://www.asiancinevision.org/ang-lee-and-zhang-yimou-interview/

Ang Lee and Zhang Yimou Talk Movies

Ang Lee, the Oscar-winning American film director with Taiwan roots, and Zhang Yimou, the storied veteran of mainland Chinese moviemaking, joined together on March 27 at Cooper Union in New York in a discussion billed “Chinese Film, Chinese Confidence” by Zhang’s backer, LeVision Pictures.

Lee’s is a household name around the world among fans of his Hollywood blockbusterLife of Pi, an exploration of man’s relationship to faith. Zhang, on the other hand, might be more widely remembered these days for his design of the opening and closing ceremonies of the Beijing Olympics in 2008 than for any of his films. Sure, true world cineastes revere him for his groundbreaking works of the late 1980s and early 1990s (e.g., Red SorghumRaise the Red Lantern). But his last film, The Flowers of War, barely registered in North America, still the world’s largest movie marketplace in gross sales terms ($10.92 billion in 2013), despite a starring role for Oscar-winner Christian Bale.

With China’s box office up 27.5 percent in 2013 to $3.5 billion, according to the State Administration of Press, Publications, Radio, Film, and Television, and expected to overtake North America’s in five years, Zhang is at once trying to gain a footing in Hollywood as China’s most entrenched director and trying to avoid being left behind by his home audience. Now decades his junior, Chinese moviegoers helped crown the 2012 comedic road movie Lost in Thailand, by first-time director Xu Zheng, the most successful Chinese-language movie of all time.

At the same time as Zhang is coming West—as the most visible example of the central government’s call to use the media to promote China’s image to the world—the Hollywood studios are headed East, promoting the best calling cards the American Dream ever knew: blockbuster movies. The cast of Spiderman 2 was on a junket in China just this week. Hollywood is ramping up its efforts to engage the interest of younger, more affluent Chinese moviegoers, whose swelling ranks now spend more on movie tickets each year than any other audience in the world after North Americans.

And Zhang wants America’s attention. He is in talks to direct an English-language co-production in Hollywood about the Great Wall of China —an experiment in trying to please two markets at once. Zhang said he was looking to Lee for advice to spread his message in a tongue he does not speak.

“Ang Lee occupies both worlds, so I want to learn from him,” Zhang said. “We are proud to see him represent Chinese in Hollywood,” a place he acknowledged might have something to offer China.

“Hollywood came to me, I didn’t go to Hollywood. They’re interested in the Chinese market. This cooperation with Hollywood will be a good promotion for Chinese culture.”

The evening’s moderator, New York University film professor Christine Choy, asked Lee how he makes movies for the world and he was forthcoming with his answer.

“When America built the movie industry over one hundred years ago, they also built culture for the world. In America these days, filmmakers are playing to the audience, but in China you’ve still got to make sure you are pleasing the leaders, the boss. You have to work in a basic language so the people can understand you.”

With China’s new economic power and political confidence, Zhang predicted it wouldn’t be six years before China’s box office becomes number one worldwide. “The whole industry will lean toward China,” he said.

That day may come, but the mounting costs of the breakneck development of China’s movie industry infrastructure—its theaters and its studios, for instance—add increased real-time pressure on China’s few marquee directors like Zhang to turn a big profit now. Lee touted the wisdom of a long-term strategy.

“The Chinese market has to grow into maturity. If it’s pushed too hard, or looks only at money, it won’t be natural or good,” Lee said. One trap to avoid is paying Hollywood too much mind, he said. “China must learn its own way. I hope the leaders will be less restrictive and can trust the audience. On this score I am optimistic.”

Both Zhang and Lee said they put little time into the Hollywood practice of reworking scripts to try to achieve what market analysts say could result in the greatest commercial success at any given moment.

“I don’t like to plot too much,” said Zhang, saying he’s in a tough spot. Whereas he used to be able to turn to early 1980s books in a period of relative freedom in media in China, when the beginnings of a civil society emerged after the Cultural Revolution, today, he said, “There are many reasons, and authors won’t like me saying this, but I can’t use much in today’s novels.”

One young male student at NYU—where Zhang’s daughter also studied filmmaking—asked Lee and Zhang what role awards should play in a director’s life.

“I don’t think about it,” Lee said. “I just do it.” Zhang followed by saying that he never had expected an award but that it changed the game when he won his first big one—the Golden Bear at the Berlin International Film Festival in 1988 for Red Sorghum. “Awards mean media attention, which means investor interest, which is the start of the next film.”

The directors’ discussion was hosted by NYU and LeVision, the private Beijing-based company where Zhang was named Creative Director in 2013. A room of about one hundred mostly-Chinese and Asian American guests gathered in the Frederic Rose Theater in the basement of a late-model frosted glass and steel building on Cooper Square. Reporters not with the Chinese media were invited by LeVision on the condition that they not write about Coming Home, Zhang’s new film about the Cultural Revolution.

For the dozens of Chinese reporters in the room in both print and broadcast media, the directors were preceded to the stage by a montage of their best known Chinese-language films, titles such as Lee’s Crouching Tiger, Hidden Dragon, the highest-grossing foreign language film ever to screen in North America (box office total in 2000, $128 million), and Zhang’s Hero, the third-highest grossing ($53 million in 2002). Between the movie clips, word-pairings in Chinese characters and English translations—“Broad / Profound,” “Expansive/Majestic,” “Vigorous/Serene,” and “Tranquil/Dynamic”’—flashed across the screen. A LeVision representative said the trip was designed to get Coming Home press attention back in China in the run up to its premiere around the May 1 Labor Day national holiday, a peak moviegoing time.

The two casually-dressed directors, Zhang is his typical all-black, down to his sneakers, and Lee in khakis and a blazer, were seated in front of towering advertising posterboards for the drama about a woman writer’s experience during the tumultuous time of the 1960s and 1970s when the politics of paranoia ruined many lives. It is a period only just beginning to be readdressed in the popular conscience today.

Zhang’s Hero and Lee’s Crouching Tiger for years set the standard against which many Chinese language films were judged. Both films’ commercial success spawned countless imitators and over a decade of historical martial arts epics of which today’s audience has grown tired. Younger directors are serving up romantic comedies and contemporary action films, but there still are few films shot in Chinese and given official approval for theatrical release that deal with the country’s vision for its future.

“I won’t restrict myself to the past,” Zhang said. “I will make films about the future. Today, very few films in China are filled with fantasy and imagination.” Pinpointing one reason why that might be the case, one audience member asked when Zhang had made compromises in his work.

“All the time,” Zhang replied without hesitation. “Especially in China. From the very beginning one has to expect that the story won’t pass censorship. Even Ang Lee is no stranger to compromise. What we learn is that after compromises you can still recover your original intention.”

For his part, Lee said that the struggle of filmmaking was about “compromise and persistence.”

“If you’re too inflexible and strong, you’ll snap. If you’re too soft, you’ll give up. You have to be flexible. Directing is like delivering the mail. The movie directs us to the destination.”

Asked what advice they would offer filmmakers just starting out, Zhang expressed a bright forecast for China. “The next decade will be golden for new directors. Seize the day and train yourselves,” he said. “Take your hopes and dreams and let people know about them.”

Lee sized up the audience for Chinese directors as bigger than ever before since Chinese are everywhere in the world today. “Many young directors today see us [older directors] and say, ‘Get outta my way.’”

http://www.chinafile.com/Ang-Lee-Zhang-Yimou-Talk-Movies