Browsing Tag

Beatniks

Literature Văn học Mỹ

PHÁC THẢO VĂN HỌC MỸ – Chương 7: Thi ca phản truyền thống Hoa Kỳ từ 1945

Kathryn VanSpanckeren

Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 11/1998

Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, một sự thay đổi lớn thoát khỏi quan niệm cho rằng các hình thức, nội dung truyền thống và lịch sử có thể mang lại ý nghĩa và tính liên tục cho cuộc sống con người đã hình thành trong trí tưởng tượng văn học đương đại khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ. Những biến cố từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai đã sản sinh ra nhận thức về lịch sử như là một chuỗi không liên tục: mỗi hành động, cảm xúc, và khoảnh khắc đều được xem là độc nhất. Phong cách và hình thức giờ đây hình như chỉ là nhất thời, tạm bợ, tự phản chiếu quá trình sáng tạo và sự tự nhận thức của tác giả. Những loại hình diễn đạt quen thuộc trở nên đáng nghi ngờ, tính sáng tạo đang trở thành một truyền thống mới.

Không khó khăn gì trong việc tìm ra những nguyên nhân lịch sử cho những tính cách nhạy cảm bị phân hóa này ở Mỹ. Đó là Chiến tranh Thế giới Thứ hai, sự trỗi dậy của một đám đông vô danh và chủ nghĩa tiêu thụ trong một xã hội đô thị tập trung, những phong trào phản kháng vào thập niên 60, cuộc chiến tranh chống Việt Nam kéo dài cả thập kỷ, chiến tranh lạnh, những hiểm họa môi trường – bản liệt kê những cú sốc của nền văn hóa Mỹ còn dài và đa dạng. Tuy nhiên, chính các phương tiện truyền thông và nền văn hóa đại chúng đã thay đổi về căn bản xã hội Mỹ. Đầu tiên là đài phát thanh rồi phim ảnh và giờ đây là sự hiện diện toàn năng, đồng thời ở khắp nơi của vô tuyến truyền hình đã làm thay đổi cuộc sống người dân Mỹ tận gốc rễ. Từ một nền văn hóa trí tuệ, học vấn cao, mang dấu ấn cá nhân chỉ dựa vào sách vở, đôi mắt và việc đọc, Hoa Kỳ đã trở thành một nền văn hóa dựa vào những phương tiện truyền thông hòa theo cung giọng trên radio, theo dòng nhạc của đĩa compact và băng cassette, phim và hình ảnh trên màn hình tivi.

Thơ ca Mỹ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những nguồn thông tin đại chúng và kỹ thuật điện tử. Phim ảnh, băng video và băng cassette ghi âm những bài thơ và những cuộc phỏng vấn các nhà thơ đều có bán sẵn và những phương pháp in ấn sao chụp mới mẻ và rẻ tiền đã khuyến khích các nhà thơ trẻ tự ấn hành tác phẩm và các chủ bút trẻ cho ra mắt các tạp chí văn học – nay có khoảng hơn 2000 tờ. Từ khoảng cuối thập niên 50 đến nay người dân Mỹ ngày càng ý thức được rằng kỹ thuật vốn hết sức có ích vẫn bộc lộ những hiểm nguy qua một loạt hình ảnh gây ấn tượng lệch lạc. Đối với những người dân Mỹ ưa tìm kiếm những điều mới lạ, thơ ca có vẻ như gần gũi hơn trước đây: Nó mang lại cho con người cách diễn đạt đời sống chủ quan và nói lên ảnh hưởng của kỹ thuật và xã hội đại chúng lên mỗi cá nhân.

Kết quả là có rất nhiều phong cách ra đời. Một vài phong cách mang tính chất địa phương, vài phong cách kết hợp với các trường phái hay những nhà thơ nổi tiếng, ganh đua quyết liệt để thu hút sự chú ý. Thơ ca Mỹ đương đại được phân tán thành nhiều dòng, thay đổi thật phong phú, và không thể tổng kết được. Tuy nhiên, để tiện trao đổi bàn luận, nó có thể được xếp theo một hình quang phổ, tạo ra ba phần giao nhau – phần truyền thống ở một phía, phần đặc dị ở giữa, và phần thể nghiệm ở phía kia. Những nhà thơ truyền thống duy trì hay làm sống lại những truyền thống thi ca. Những nhà thơ đặc dị sử dụng cả những kỹ thuật truyền thống lẫn cách tân trong việc tạo ra những giọng nói riêng. Những nhà thơ thể nghiệm cố gắng đạt được những phong cách văn hóa mới.

TRÀO LƯU TRUYỀN THỐNG

Những nhà thơ truyền thống bao gồm các nhà thơ được công nhận bậc thầy trong cả thể loại và phong cách diễn đạt truyền thống. Họ làm thơ với một kỹ năng dễ nhận biết, thường sử dụng vần điệu hay một kiểu hiệp vần nhất định. Họ thường xuất thân từ bờ biển phía Đông hay phía Nam nước Mỹ và thường giảng dạy ở các trường đại học. Đó là Richard Eberhart và Richard Wilbur; những nhà thơ lão thành trong nhóm Fugitive như John Crowe Ranson, Allen Tate và Robert Penn Warren; những nhà thơ trẻ đầy tài năng như John Hollander, Richard Howard và Robert Lowell ở thời kỳ đầu là những gương mặt nổi bật. Họ đã được công nhận và tác phẩm của họ thường được chọn vào các tuyển tập thơ.

Chương trước ta đã nói đến sự trau chuốt, thái độ trân trọng thiên nhiên, và những giá trị trường tồn sâu sắc của những nhà thơ trong nhóm Fugitive. Những tính chất này đã làm tăng giá trị cho thơ ca hướng về truyền thống. Thơ của phái truyền thống thường chính xác, hiện thực và dí dỏm thông minh, chẳng hạn như Richard Wilbur (1921 -…), họ chịu ảnh hưởng bởi những tôn chỉ của các nhà thơ siêu hình Anh thế kỷ 15 và thế kỷ 16 đã được sự ủng hộ của T. S. Eliot.

Bài thơ nổi tiếng nhất của Wilbur, “A World Without Objects Is a Sensible Emptiness” (Một thế giới không vật thể là một khoảng trống nhạy cảm – 1950), tựa đề bài thơ lấy từ ý tưởng của Thomas Traherne, một nhà thơ siêu hình. Đoạn mở đầu sinh động của nó minh họa cho sự trong sáng mà một vài nhà thơ đã tìm được trong nhịp điệu và tính đều đặn hợp quy.

Những con lạc đà cao lớn của linh hồn
Ồn ào vượt qua lùm cây cuối cùng tiến vào sa mạc
Cùng với tiếng kêu của con châu chấu bay đến bọng mật
của mảnh đất khô cằn
Mặt trời. Chúng chậm chạp, tự hào.

Những nhà thơ truyền thống, không giống với nhiều nhà thơ theo trào lưu thể nghiệm, những người không tin cậy vào sự diễn đạt “quá nên thơ”, đã hoan nghênh những câu có âm hưởng đầy chất thơ. Robert Penn Warren (1905 – 1989) kết thúc một bài thơ bằng những từ “để yêu say đắm cái thế giới mà cuối cùng chúng ta có thể tin tưởng vào Thượng Đế”. Allen Tate (1899 – 1979) kết thúc một bài thơ như sau: “Người lính canh nghĩa địa tính đến cả chúng ta”. Những nhà thơ truyền thống đôi lúc cũng dùng lối diễn đạt có phần khoa trương đầy những từ cổ và kỳ lạ, dùng nhiều hình dung từ (ví dụ “con cú thảm sầu”) và đảo ngữ, trong đó trật tự của ngôn ngữ nói tự nhiên bị thay đổi một cách gượng ép. Đôi lúc cũng đạt đến sự tao nhã, như trong câu thơ trên của Warren, đôi lúc thơ có vẻ cứng ngắc với những giới hạn của cảm xúc giả tạo như trong câu của Tate: “Chạm một cách viển vông vào đường viền áo của người giáo sĩ”.

Một đôi khi, như trong thơ của Hollander, Howard và James Merrill (1926 -…) sự diễn đạt mang tính cách tự nhận thức kết hợp với sự hóm hỉnh, lối chơi chữ và những điển tích. Merrill thực sự đổi mới trong những đề tài về đô thị của mình, những câu thơ không theo vần, những đề tài riêng tư và một giọng thơ trò chuyện nhẹ nhàng, chia sẻ cách diễn đạt hóm hỉnh với những nhà thơ theo phong cách truyền thống như trong “The Broken Heart” (Trái tim tan vỡ – 1966), viết về một cuộc hôn nhân như thể nó chỉ là một ly cốc-tai:

Vẫn là câu chuyện xưa cũ ấy
Cha Thời Gian và mẹ Đất Lành
Cuộc hôn nhân có nguy cơ tan vỡ.

Sự lưu loát minh bạch và kỹ thuật phô trương bằng lời được một số nhà thơ sử dụng, như Merrill và John Ashbery, khiến cho họ thành công nhìn theo góc độ truyền thống, mặc dù thơ của họ đã định nghĩa lại thơ ca theo những cách đổi mới triệt để. Phong cách cao nhã duyên dáng làm cho một số nhà thơ có vẻ như mang âm hưởng truyền thống hơn trong thực tế, như trường hợp Randall Jarrell (1914 – 1965) và A. R. Ammons (1926 -…). Ammoms tạo nên những đối thoại đầy kịch tính giữa con người và thiên nhiên, còn Jarrell khai thác lĩnh vực nhận thức bị vướng mắc của những người bị tước đoạt quyền lợi: phụ nữ, trẻ con, những người lính thất vọng, như trong “The Death of the Ball Turret Gunner” (Cái chết của người lính pháo binh tháp Tròn – 1945):

Từ giấc ngủ của mẹ tôi, tôi rơi xuống tiểu bang
Và tôi cúi xuống cái dạ dày của nó cho đến khi bộ lông ướt của tôi đông giá
Thả mình từ giấc mơ của cuộc đời, tôi rơi từ độ cao 6 dặm
Tôi thức dậy do tiếng súng đen ngòm và những chiến binh ác mộng
Khi tôi chết người ta sẽ dùng vòi nước xịt tôi bắn ra khỏi tháp

Mặc dù nhiều nhà thơ truyền thống sử dụng vần điệu nhưng không phải tất cả thơ có vần điệu đều có chủ đề và giọng thơ truyền thống. Nhà thơ Gwindolyn Brooks (1917 -…) viết về những khó khăn khi sống trong những khu ổ chuột ở thành phố – chứ đừng nói đến chuyện viết lách. Bài thơ “Kichenette Building” (Nhà chung cư – 1945) của bà đặt câu hỏi:

Có thể chăng một giấc mơ bay lên qua làn khói mùi hành
Màu trắng và tím của nó chiến đấu với khoai chiên
Và rác thải ngày hôm qua đang chín ở hành lang…

Nhiều nhà thơ bao gồm Brooks, Adrienne Rich, Richard Wilbur, Robert Lowell và Robert Penn Waren bắt đầu viết theo phong cách truyền thống, sử dụng vận luật, nhưng đã từ bỏ tất cả điều này vào thập niên 60 dưới áp lực của những biến cố xã hội và một khuynh hướng tiến dần đến những hình thức cởi mở.

Robert Lowell
(1917 – 1977)

Là nhà thơ hiện đại có nhiều ảnh hưởng nhất, Robert Lowell khởi đầu sự nghiệp theo khuynh hướng truyền thống nhưng dần dần bị ảnh hưởng bởi trào lưu thể nghiệm. Bởi vì cuộc sống và sáng tác của ông là nhịp cầu nối thời gian giữa những bậc thầy trong trường phái hiện đại như Ezra Pound với những nhà thơ đương thời, nên sự nghiệp thi ca của ông hướng các nhà thơ theo khuynh hướng thể nghiệm sau này vào trong một khoảng trời rộng lớn hơn.

Lowell là khuôn mẫu điển hình của một nhà thơ kinh viện: người Da trắng, phái mạnh, theo đạo Tin lành từ thuở lọt lòng, học vấn cao, và có quan hệ mật thiết với giới hoạt động xã hội và chính trị. Ông là hậu duệ của một dòng họ thuộc giới được gọi là Brahmin trâm anh thế phiệt rất được trọng vọng ở Boston, đã góp cho đời nhà thơ nổi tiếng thế kỷ 19 – — James Russel Lowell – và một viện trưởng gần đây của đại học Harvard. Tuy nhiên, Robert Lowell tự khẳng định mình mà không dựa vào gia thế và những ưu thế trời cho. Ông không học Harvard mà học đại học Kenyon ở Ohio, nơi ông chối bỏ tổ tiên Thanh giáo của mình và theo Công giáo. Bị tù một năm vì phản đối Chiến tranh Thế giới Thứ hai với lương tri của một nhà thơ nhân đạo. Sau này, ông công khai phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam.

Những cuốn sách đầu tiên của Lowell: Land of Unlikeness (Vùng đất của những điều kỳ lạ – 1944) và Lord Weary’s Castle (Lâu đài của ngài Weary – 1946), đoạt giải thưởng Pulitzer, thể hiện khả năng nắm vững các hình thức và phong cách truyền thống, những cảm nhận mạnh mẽ và cái nhìn tiên tri về lịch sử dù mang đậm dấu ấn cá nhân.

Sức mạnh phê phán và sự chính xác của các tác phẩm đầu tay của ông đặc biệt mạnh mẽ trong những bài thơ như “Children of Light” (Trẻ em của ánh sáng – 1946) là lời lên án gay gắt những người Thanh giáo đã giết hại những người Da đỏ còn con cháu của họ thì đốt hết lương thực thừa thay vì chở đến cho người đói khổ. Lowell viết:

Cha ông chúng ta moi bánh mì từ gông cùm và đá tảng
Rồi rào vườn mình bằng xương người Da đỏ.

Cuốn sách kế tiếp của Lowell, The Mills of the Kavanaughs (Máy xay bột của gia đình Kavanaughs – 1951) chứa đựng những độc thoại cảm động đầy kịch tính trong đó thành viên của gia đình này bộc lộ sự nhẫn nại dịu dàng và điểm yếu của họ. Vẫn luôn luôn là như vậy, phong cách của ông hòa trộn những gì thuộc về con người với những điều lớn lao vĩ đại. Ông thường sử dụng âm vận truyền thống, nhưng phong cách phổ thông của ông ngụy trang điều đó cho đến khi nó có vẻ như một giai điệu nền. Tuy vậy, loại thơ thể nghiệm này đã tạo cho Lowell bước đột phá để có được một bút pháp riêng đầy sáng tạo.

Trong một chuyến đi đọc thơ vào giữa những năm 50, Lowell lần đầu tiên được nghe một số bài thơ thể nghiệm: Bài Howl (Tiếng hú) của Allen Ginsberg và Myths and Texts (Huyền thoại và văn bản) của Gary Snyder, lúc đó còn chưa xuất bản, được đọc và ngâm đôi lúc có đệm nhạc Jazz trong những quán café ở North Beach, một vùng ở San Francisco. Lowell cảm thấy đặt cạnh những bài thơ này, những bài thơ hoàn hảo của ông quá khô cứng, khoa trương và đóng khung trong ước lệ sáo mòn. Khi nghe lại âm hưởng của chúng bằng cách đọc to lên, ông có dịp sửa chữa để làm cho chúng có được vẻ lấp lánh đời thường. “Những bài thơ của tôi có vẻ giống như những con quái vật thời tiền sử bị kéo xuống vùng lầy và bị chết bởi một bộ áo giáp rỗng tuếch của nó”, sau này ông đã viết như vậy, “tôi đang ngâm nga những điều mà chính tôi cũng không cảm được nữa”.

Vào thời điểm này, Lowell cũng như nhiều nhà thơ khác sau ông, chấp nhận sự thách thức: học hỏi từ truyền thống cạnh tranh ở Mỹ -đó là môn phái của William Carlos Williams. Lowell viết vào năm 1962: “Dường như không một nhà thơ nào, ngoại trừ Williams, đã thật sự nhìn thấy nước Mỹ hay nghe được ngôn ngữ của nó”. Từ đó, Lowell thay đổi cách viết của mình một cách triệt để, sử dụng “những thay đổi đột ngột của giọng điệu, không khí và tốc độ” mà Lowell thán phục nhất trong thơ của Williams.

Lowell cắt bỏ những ám chỉ tối nghĩa; âm vận của ông trở nên nhất quán với nội dung của bài thơ thay vì áp đặt lên nó. Cấu trúc những khổ thơ cũng bị phá bỏ; những hình thức ứng tác mới nảy sinh. Trong Life Studies(Những khám phá về cuộc đời – 1959), ông khởi xướng một lối thơ tự bạch, một phương thức mới mẻ trong đó ông phơi bày những vấn đề riêng tư dằn vặt nhất với sự chân thật hết mình và cảm xúc mãnh liệt. Thực chất, ông không chỉ khám phá ra con người thực của mình mà còn ca tụng nó trong những khía cạnh riêng tư khó nói nhất của nó. Ông đã biến đổi chính mình thành một con người mới, cảm thấy thoải mái với bản ngã của mình, một mảnh nhỏ và một cái gì đó trong tiến trình của cuộc sống.

Sự biến đổi của Lowell là một bước ngoặt trong thơ ca sau chiến tranh, mở ra một con đường mới cho nhiều tác giả trẻ hơn. Trong For the Union Dead(Họ hy sinh tất cả cho nền cộng hòa[1] – 1964), Notebook (Sổ tay – 1967-1969) và những cuốn sách sau này, ông tiếp tục những khám phá mang tính chất tiểu sử tự thuật và những đổi mới kỹ thuật của mình, sử dụng thành tựu của phân tâm học. Thơ tự bạch của Lowell đã gây ảnh hưởng một cách đặc biệt. Ta không thể hình dung được những tác phẩm của John Berryman, Anne Sexton và Sylvia Plath (hai người sau là sinh viên của ông) – xin đơn cử một vài người – mà không có Lowell.

NHỮNG NHÀ THƠ ĐẶC DỊ

Những nhà thơ phát triển những phong cách độc đáo, sử dụng truyền thống nhưng mở rộng nó vào những địa hạt mới mẻ với phong vị hiện đại đậm nét, bên cạnh Plath và Sexton còn có John Berryman, Theodore Roethke, Richard Hugo, Philip Levine, James Dickey, Elizabeth Bishop và Adrienne Rich.

Sylvia Plath
(1932 -1963)

Sylvia Plath có một khởi đầu đáng ao ước: được học bổng theo học đại học Smith, tốt nghiệp thủ khoa, rồi được học bổng Fulbright học tại đại học Cambridge, Anh. Tại đây bà gặp người chồng tương lai có sức cuốn hút lạ lùng của mình, thi sĩ Ted Hughes. Bà có với ông hai đứa con và sống trong một căn nhà miền quê ở nước Anh. Bên dưới sự thành công cứ như trong cổ tích, nhức nhối những vấn đề tâm lý không có lối thoát được gợi lên trong cuốn tiểu thuyết được ưa thích của bà The Bell Jar (Nắp chụp hình chuông – 1963). Ngoài một vài vấn đề riêng tư của bà còn có những vấn đề khác nảy sinh từ những thái độ áp bức phụ nữ vào thập niên 50. Trong những vấn đề này có những quan niệm được hầu hết phụ nữ chia sẻ -rằng phụ nữ không nên bộc lộ sự giận dữ, hoặc có tham vọng hoặc theo đuổi sự nghiệp của bản thân, mà hãy hoàn thành thiên chức của mình trong việc chăm sóc chồng con. Những người phụ nữ thành công như Plath đã sống trong nghịch lý như vậy.

Cuộc sống đẹp như trong tiểu thuyết của Plath bị phá vỡ khi bà và Hughes chia tay nhau và bà một mình nuôi các con nhỏ dại trong một căn hộ ở London vào một mùa đông lạnh lẽo chưa từng thấy. Bệnh tật, cô đơn và tuyệt vọng, Plath làm việc không tiếc sức để sáng tác một loạt bài thơ tuyệt vời trước khi tự tử trong nhà bếp bằng khí đốt. Những bài thơ này được tập hợp trong tập Ariel (1965) hai năm sau cái chết của bà. Robert Lowell, người viết lời giới thiệu, đã ghi nhận sự tiến bộ vượt bực của thơ bà từ thời bà và Anne Sexton còn dự những lớp thơ của ông năm 1958. Thơ của Plath buổi đầu được gọt giũa công phu và mang tính truyền thống, những bài thơ giai đoạn sau của bà tỏ ra táo bạo liều lĩnh và là tiếng kêu thống thiết đầy nữ tính. Trong bài “The Applicant” (Kẻ thỉnh cầu – 1966), Plath phơi bày sự trống rỗng, vô nghĩa của vai trò người vợ hiện đại (người được giảm xuống làm một sự vật gọi là “nó”):

Một con búp bê sống, anh nhìn thấy mọi nơi
Biết may vá thêu thùa và cơm nước
Và nói, nói thật nhiều, nói mãi.

Nó làm việc, chẳng có gì sơ xuất
Nếu anh bị trầy da, nó là thuốc dán.
Anh biết nhìn thì nó là hình ảnh.
Bạn của tôi ơi, nó là nơi trú ẩn cuối cùng của anh.
Anh có lấy nó không, lấy không, lấy không?

Plath mạnh dạn sử dụng một loại ngôn ngữ có vần vè của những bài đồng dao trẻ con với một sự bộc trực bạo liệt. Bà có biệt tài dùng những hình ảnh táo bạo của văn hóa đại chúng. Về trẻ thơ, bà viết “Tình yêu làm bé đi như một cái đồng hồ vàng tròn trịa”. Trong bài “Daddy” (Cha yêu) bà tưởng tượng cha mình là quỷ Dracula trong phim: “Có một cái cọc trong trái tim đen tối của cha và những người dân làng chẳng bao giờ thích cha”.

Anne Sexton
(1928 -1974)

Cũng như Plath, Anne Sexton là người phụ nữ nồng nhiệt, say mê đã cố gắng trong vai trò một người vợ, một người mẹ và một nhà thơ vào cái buổi giao thời ngay trước phong trào phụ nữ ở Mỹ. Cũng như Plath, bà bị bệnh tâm thần và cuối cùng đã phải tự vẫn. Thơ tự bạch của Sexton mang tính chất tự truyện hơn thơ của Plath và sự thiếu trau chuốt của thơ Plath trong thời kỳ đầu. Tuy vậy, những bài thơ của Sexton khêu gợi xúc cảm một cách mạnh mẽ. Chúng lao đầu vào tận ngõ ngách những đề tài cấm kỵ như tình dục, tội lỗi, và tự tử. Những bài thơ này thường bạo dạn đưa ra những chủ đề rất phụ nữ như sinh nở, thân thể người phụ nữ, hoặc hôn nhân nhìn từ góc độ của nữ giới. Trong những bài thơ như “Her Kind” (Đàn bà – 1960), Sexton coi mình như mụ phù thủy bị trói vào cọc để thiêu sống:

Ta ngồi trên xe của ngươi, gã tài xế,
vẫy chào làng quê đi qua bằng cánh tay trần
được biết những con đường tươi sáng cuối cùng, ngươi sống sót
nơi những ngọn lửa của ngươi còn ngấu nghiến đùi ta
và xương sườn ta vỡ vụn dưới bánh xe ngươi.
Một người đàn bà như thế không có gì xấu hổ khi phải chết
Ta cũng như bà ấy.

Tựa đề những bài thơ của bà cho thấy mối quan tâm đến sự điên loạn và cái chết. Trong đó, có những bài To Bedlam and Part Way Back (Nơi náo loạn và quãng đường quay lại – 1960), Live or Die (Sống hay chết – 1966), và cuốn sách in sau khi mất The Awful Rowing Toward God (Cuộc bơi xuồng dễ sợ về với Chúa – 1975).

John Berryman
(1914 -1972)

Cuộc đời của John Berryman có vài nét tương đồng với cuộc đời của Robert Lowell. Sinh ở Oklahoma, ông được dạy dỗ ở vùng Đông Bắc trước khi đến trường và học đại học Columbia, sau đó chuyển sang học đại học Princeton. Có thiên hướng về những hình thức thơ ca và vận luật truyền thống, ông lấy cảm hứng từ lịch sử ban đầu của đất nước và sáng tác những bài thơ mang tính cách tự trào, tự bạch trong tuyển tập Dream Songs (Những bài ca trong mơ – 1969) của mình. Tập thơ khắc họa một nhân vật kỳ cục tự kể về mình tên là Henry và những suy tư về chính công việc giảng dạy đơn điệu, chứng nghiện rượu kinh niên và tham vọng của mình.

Cũng giống như tác gia cùng thời với mình là Theodore Roethke, Berryman phát triển một phong cách uyển chuyển, tinh nghịch nhưng sâu sắc; sống động hẳn lên nhờ những cách nói trong văn học dân gian, đồng dao, đặc ngữ, tiếng lóng. Berryman viết về Henry: “Anh ta nhìn chăm chăm vào đổ nát. Đổ nát nhìn chăm chăm lại anh ta”. Một chỗ khác, ông viết một cách sắc sảo: “Ố la la! Khi sự thờ ơ đến, tôi rên xiết và nói năng ầm ĩ”.

Theodore Roethke
(1908 -1963)

Là con của một ông chủ nhà kính, Theodore Roethke phát triển một vốn ngôn ngữ đặc biệt gợi lại “thế giới nhà kính” của những côn trùng bé nhỏ và những dây mơ rễ má không nhìn thấy được: “Này sâu bọ, hãy đến sống cùng ta/ Đây là lúc ta gặp khó khăn”. Những bài thơ tình của ông trong tậpWords for the Wind (Lời gửi gió – 1958) ca ngợi vẻ đẹp và nỗi khát khao với những đam mê thơ ngây. Một bài thơ mở đầu như thế này: “Tôi biết một phụ nữ, xinh đẹp đến tận xương, Khi con chim nhỏ buồn, nàng thở dài với chúng”. Đôi lúc thơ của ông có vẻ giống những trang tốc ký của thiên nhiên hoặc những câu đố cổ xưa:

“Ai tung bụi vào tiếng động
Hỏi chuột đi, nó biết!”

Richard Hugo
(1923 -1982)

Richard Hugo, người thành phố Seattle – bang Washington, thuộc thế hệ đàn em của Theodore Roethke. Ông lớn lên nghèo khổ trong những khu phố tồi tệ nhưng có biệt tài truyền đạt niềm hi vọng, nỗi sợ hãi và sự thất vọng của tầng lớp lao động trong bối cảnh của miền Tây Bắc Hoa Kỳ.

Hugo viết những bài thơ hoài niệm, tự bạch với thể thơ iambic tiết tấu mạnh về những thị trấn nhỏ tồi tàn, bị bỏ quên trong vùng ông sống. Ông viết về sự nhục nhã, thất bại và những khoảnh khắc hiếm hoi chấp nhận được trong quan hệ con người. Ông hướng độc giả chú tâm vào những chi tiết thoáng qua, có vẻ như không gây một hiệu quả gì để tạo nên những điều có ý nghĩa hơn. Bài thơ “What Thou Lovest Well, Remains American” (Điều bạn yêu nhất vẫn là của Mỹ – 1975) kết thúc bằng hình ảnh một người mang những kỷ niệm về thị trấn quê nhà ngày xưa như thể chúng là cơm ăn thức uống.

Nếu mắc kẹt trong một
thị trấn cổ xưa
hoang vắng
bạn cần những người
yêu khát khao
tình bạn
và cảm thấy cần
được tiếp đón trong quán rượu bên đường
chúng đang đến đấy!

Philip Levine
(1928 -)

Philip Levine, sinh ở Detrort bang Michigan viết một cách bộc trực về những thua thiệt kinh tế của người công nhân với lối quan sát sắc sảo, sự phẫn nộ và mỉa mai đau xót. Giống như Hugo, ông xuất thân từ tầng lớp dân nghèo thành thị. Ông là tiếng nói của những cá thể cô đơn – nạn nhân của nền công nghiệp Mỹ. Phần lớn thơ ông mang âm hưởng ảm đạm và phản ánh một khuynh hướng vô chính phủ trong cái nhận thức rằng những hệ thống nhà nước sẽ bền vững.

Trong một bài thơ, Levine ví mình với một con cáo sống sót trong một thế giới hiểm nguy đầy những tay thợ săn chỉ nhờ vào lòng can đảm và sự tinh khôn của nó. Xét về cách sử dụng nhịp điệu, ông đã đi suốt con đường từ những kiểu âm vận truyền thống trong những bài thơ đầu tiên của mình đến những câu thơ tự do hơn, cởi mở hơn giai đoạn thơ sau này khi ông diễn đạt sự phản kháng đơn độc của mình chống lại những xấu xa của thế giới đương thời.

James Dickey
(1923 -)

James Dickey là một tiểu thuyết gia, một nhà viết tiểu luận đồng thời cũng là một nhà thơ. Ông là người tiểu bang Georgia. Bằng những suy ngẫm của mình, ông tin rằng đề tài chính của các tác phẩm ông là sự tiếp nối đang hiện hữu – hoặc phải hiện hữu – giữa bản ngã và thế giới. Phần lớn những gì ông viết đều xuất phát từ thiên nhiên – sông và núi, thời tiết và những hiểm họa ẩn chứa bên trong.

Vào cuối thập niên 60, Dickey bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết tựa đềDeliverance (Giải thoát) nói về mặt trái của mối quan hệ của cánh đàn ông. Một cuốn sách sau khi xuất bản và về sau được dựng thành phim, làm cho ông thêm nổi tiếng. Những tuyển tập thơ gần đây của ông nói về những đề tài khác nhau như là phong cảnh miền Nam (Jericho: the South Beheld – Miền Nam trong mắt ai – 1974) và ảnh hưởng của Kinh thánh trong cuộc sống của ông God’s Images (Hình ảnh Chúa – 1977). Dickey thường quan tâm tới sự cố gắng:

Vượt qua, thật vô vọng
Vượt qua cái đòi hỏi.

Elizabeth Bishop
(1911 -1979)

Adrienne Rich
(1929 -)

Trong số các nhà thơ nữ của nhóm các nhà thơ đặc dị, Elizabeth Bishop và Adrienne Rich đã đạt được sự trân trọng nhiều nhất trong những năm gần đây. Trí thông minh mẫn tiệp, sự quan tâm đến những phong cảnh đẹp ở những vùng xa xôi và những ẩn dụ về những cuộc du hành của Bishop lôi cuốn độc giả bởi sự chính xác và tinh tế. Cũng giống như thầy của bà, Marianne Moore, Bishop không lấy chồng, đã viết những bài thơ đạt đến trình độ nghệ thuật cao bằng một phong cách mô tả, lạnh lùng chất chứa những chiều sâu triết lý thầm kín. Sự mô tả biển Bắc Đại Tây Dương lạnh như băng trong bài “At the Fishhouses” (Tại làng đánh cá) có thể áp dụng cho thơ của Bishop. “Nó giống những điều ta tưởng tượng về kiến thức của ta/ Tối tăm, mặn mà, sáng trong, cảm động và tự do hoàn toàn”.

Cùng với Moore, Bishop có thể được đặt vào truyền thống thơ phụ nữ “lạnh lùng” quay trở lại với Emily Dickinson, nếu so sánh với những bài thơ “nóng bỏng” của Plath, Sexton, và Adrienne Rich. Dầu Rich bắt đầu sự nghiệp thơ ca bằng cách viết những bài thơ gắn với thể tài và âm vận truyền thống; những thi phẩm của bà, đặc biệt những bài thơ viết sau khi bà trở thành một nhà hoạt động tích cực vì nữ quyền vào thập niên 60, chứa đựng những cảm xúc mãnh liệt. Tài năng đặc biệt của bà thể hiện ở những ẩn dụ, như trong bài thơ kiệt xuất của bà “Diving Into the Wreck” (Lặn xuống con tàu đắm – 1973), gợi nhắc cuộc tìm kiếm bản sắc của một phụ nữ qua việc lặn xuống một con tàu bị đắm. Sự đắm chìm của con tàu cũng giống như việc tự đánh mất mình của người phụ nữ này. Một thông điệp được gửi tới, phụ nữ phải tìm cho mình một con đường riêng trong cái lãnh địa mà đàn ông làm chủ. Một bài thơ khác của Rich “The Roofwalker” (Người thợ làm mái nhà – 1961), đề tặng nhà thơ Denise Levertov, cho rằng việc làm thơ đối với phụ nữ là một nghề nguy hiểm. Cũng như đàn ông xây một mái nhà, bà cảm thấy “phải phơi bày ra, rộng lớn hơn đời thường, và bởi vì cổ tôi dễ bị gãy như chơi”.

THƠ CA THỂ NGHIỆM

Sức mạnh đằng sau thành quả chắc chắn của Lowell và phần lớn thơ đương đại nằm trong sự thể nghiệm bắt đầu vào thập niên 50 với nhiều nhà thơ. Donald Allen, tác giả của cuốn The New American Poetry (Thơ mới ở Mỹ) tuyển tập đầu tiên đã đưa tác phẩm của những nhà thơ trước đây bị các nhà phê bình và các tổ chức hàn lâm bỏ qua, đã chia một cách khái quát nhóm nhà thơ này thành 5 trường phái.

Lấy cảm hứng từ nhạc Jazz và hội họa trừu tượng, hầu hết những tác gia thể nghiệm trẻ hơn Lowell một thế hệ. Họ có khuynh hướng trở thành những trí thức tự do, phóng túng, phản lại văn hóa chính thống, không tuân theo những quy ước chung, thoát ly khỏi các học viện và phê bình một cách thẳng thắn xã hội “trưởng giả” Mỹ. Thơ của họ có tính dấn thân, độc đáo và đôi lúc gây chấn động. Trong khi kiếm tìm những giá trị mới, dòng thơ này bày tỏ mối quan tâm đối với thế giới cổ xưa của thần thoại, truyền thuyết, cũng như nếp sinh hoạt xã hội bộ lạc của người Mỹ Da đỏ. Hình thức thơ khoáng đạt hơn, tự nhiên hơn, có hệ thống hơn; phát triển từ chủ đề và cảm nhận tươi mới của nhà thơ khi đang làm bài thơ và từ những chỗ ngừng nghỉ tự nhiên của ngôn ngữ nói. Như Allen Ginberg ghi nhận trong “Improvised Poetics” (Thơ ứng tác), rằng “ý nghĩ đầu tiên là ý nghĩ hay nhất”.

TRƯỜNG PHÁI BLACK MOUNTAIN

Trường phái Back Mountain tập trung xung quanh đại học Black Mountain, một đại học về các loại nghệ thuật thử nghiệm ở Asheville bang Bắc Carolina, nơi các thi sĩ Charles Olson, Robert Duncan và Robert Creeley giảng dạy vào đầu thập niên 50. Ed Dorn, Joel Oppenheimer và Jonathan Williams học tập ở đó, còn Paul Blackburn, Larry Eigner và Denise Levertov công bố tác phẩm trên tạp chí nhà trường, Origin và Black Mountain Review. Trường phái Black Mountain gắn liền với lý thuyết “thơ dự phóng” của Charles Olson, nhấn mạnh đến hình thức cởi mở dựa trên nhịp điệu tự nhiên của sự ngắt nghỉ, lấy hơi trong khi nói và hàng chữ đánh máy ở dạng viết.

Robert Creeley (1926 -) theo phương châm ý tại ngôn ngoại, rất kiệm lời, là một trong những nhà thơ quan trọng của trào lưu Black Mountain. Trong bài “The Warning” (Lời cảnh tỉnh – 1955), Creeley hình dung ra một lối liên tưởng vừa đáng yêu, vừa dữ dội:

Vì tình yêu – Anh sẽ
chẻ dọc đầu em ra và đặt
ngọn đèn cầy
đằng sau đôi mắt.
Tình trong ta đã chết
nếu ta quên
đức hạnh của chiếc bùa
và sự ngạc nhiên chóng vánh.

TRƯỜNG PHÁI SAN FRANCISCO

Sáng tác của trường phái San Francisco -bao gồm hầu hết thơ ở vùng Bờ Tây nói chung -chịu rất nhiều ảnh hưởng của triết học và tôn giáo phương Đông cũng như thơ Nhật Bản và Trung Quốc. Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì ảnh hưởng của phương Đông vẫn luôn mạnh mẽ ở vùng Bờ Tây nước Mỹ. Vùng đất quanh San Francisco -vùng núi Sierra Nevada và vùng bờ biển khúc khuỷu -luôn đáng yêu và hùng vĩ, và các nhà thơ ở vùng này có khuynh hướng có một cảm xúc sâu nặng với thiên nhiên. Nhiều bài thơ của họ có chất liệu từ phong cảnh rừng núi hay những chuyến ngao du sơn thủy. Thơ họ lấy thiên nhiên làm nguồn cảm hứng chủ đạo thay cho truyền thống văn học.

Các nhà thơ San Francisco gồm có Jack Spicer, Lawrence Ferlinghetti, Robert Duncan, Phil Whalen, Lew Welch, Gary Snyder, Kenneth Rexroth, Joanne Kyger và Diane diPrima. Nhiều người trong số các nhà thơ này gắn bó chặt chẽ và có mối đồng cảm với quần chúng lao động. Thơ họ thường đơn giản, dễ cảm thụ và lạc quan.

Ở giai đoạn cao trào, như có thể thấy trong tác phẩm của Gary Snyder (1930), thơ của trường phái San Francisco gợi lên được sự cân bằng tinh tế giữa cá nhân và vũ trụ. Trong bài “Above Pate Valley” (Trên thung lũng Pate – 1955) của Snyder, nhà thơ mô tả công việc của một nhóm làm đường trên núi cao và tìm ra những mảnh đầu mũi tên làm bằng đá nham thạch của những bộ lạc Da đỏ đã biến mất:

Trên một ngọn đồi tuyết phủ quanh năm trừ lúc hè
sang
Một vùng đất đầy nai mùa hạ béo vàng
Họ đến dựng lều. Trên những đường mòn của họ
Theo đường mòn của mình tôi lê bước tới đây
Nhặt lên đầu mũi tên này
Nhặt và bỏ vào trong giỏ
Những nham thạch
Mười ngàn năm về trước

CÁC NHÀ THƠ “BEAT”

Trường phái San Francisco hòa nhập thành một nhóm mới – các nhà thơ “Beat”, xuất hiện vào những năm 50. Hầu hết những nhà thơ quan trọng của nhóm Beat (Beatniks) từ Bờ Đông chuyển đến San Francisco. Chính ở California này họ đạt được thành công ban đầu trên cả nước ở California. Những thi sĩ chủ yếu của nhóm Beat gồm có Allen Ginsberg, Gregory Corso, Jack Kerouac, và William Burroughs. Thơ của nhóm Beat là để đọc, được lặp đi lặp lại và có hiệu quả rất lớn khi diễn đọc hay diễn ngâm, chủ yếu bởi vì nó được phát triển từ những buổi đọc thơ trong những câu lạc bộ ở tầng hầm. Nhiều người có lẽ nhận định đúng khi cho nó là ông tổ của loại nhạc Rap rất thịnh hành vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX.

Thơ của nhóm Beat là thể loại văn học chống lại văn học chính thống quyết liệt nhất ở Hoa Kỳ, nhưng thực chất bên dưới những ngôn từ gây chấn động của nó ấp ủ một tình yêu đất nước. Thơ của họ là tiếng kêu gào của khổ đau và cuồng nộ cho cái điều mà các nhà thơ coi như sự đánh mất đi nét thơ ngây của nước Mỹ và sự phung phí kinh khủng những nguồn tài nguyên nhân lực và vật lực của nó.

Những bài thơ như Howl (1956) của Allen Ginberg thực sự đã làm một cuộc cách mạng trong thơ ca:

Tôi chứng kiến những bộ óc siêu việt nhất
của thế hệ chúng tôi hủy hoại
bởi chứng khùng điên, đói khát cuồng dại trần truồng
lê tấm thân dọc phố Da đen
trong ánh bình minh
tìm liều thuốc cho cơn giận dữ
những kẻ biết mình như những thiên thần lao vào ngọn lửa
cho một thiên đường cổ xưa
liên kết các vì sao
năng lượng
trong bộ máy của đêm.

TRƯỜNG PHÁI NEW YORK

Khác với nhóm các nhà thơ Beat và những nhà thơ San Francisco, các nhà thơ của trường phái New York thể hiện sự bàng quan đối với những vấn đề đạo lý một cách công khai, và nói chung họ lẩn tránh chính trị. Họ có được một nền giáo dục chính thống hơn bất kỳ một nhóm thơ nào.

Những nhân vật cự phách của trường phái New York gồm: John Ashbery, Frank O’Hara, và Kenneth Koch -gặp nhau lúc họ còn chưa tốt nghiệp Đại học Harvard. Họ cực kỳ tân tiến, điềm đạm, không có tín ngưỡng, thông minh sắc sảo có pha chút khinh bạc và thời thượng một cách cao nhã. Thơ của họ có tiết tấu nhanh, nội dung xoay quanh cuộc sống đô thị, thiếu một sự hài hòa, hầu như có thể cảm nhận được ý nghĩa về niềm tin hết sức chông chênh của họ.

Thành phố New York là trung tâm mỹ thuật của nước Mỹ và là cái nôi của chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng, là nguồn cảm hứng chủ yếu cho dòng thơ này. Hầu hết những nhà thơ này đều là những nhà phê bình nghệ thuật hoặc những nhà quản lý các bảo tàng nghệ thuật, hoặc hợp tác với cánh họa sĩ. Có thể là do cảm nhận của họ với nghệ thuật trừu tượng, một trường phái nghệ thuật vốn không tin vào những hình thể chân thực và ý nghĩa rõ ràng, tác phẩm của các nhà thơ này thường khó hiểu, như trong những tác phẩm sau này của John Ashbery (1927 -…), có lẽ là thi sĩ đương đại có ảnh hưởng lớn nhất ngày nay.

Mạch thơ dào dạt của Ashbery ghi lại những suy nghĩ và niềm xúc cảm khi chúng tràn nhanh qua đầu óc khó có thể trực tiếp phát thành lời. Bài thơ dài, lắng sâu của ông Self-Portrait in a Convex Mirror (Chân dung tự họa trong một tấm gương lồi – 1975), đoạt 3 giải thưởng lớn; lướt đi như một cánh chim từ ý nghĩ này qua ý nghĩa khác, thường chiêm nghiệm lại chính nó:

Một con tàu
Treo những màu sắc không ai biết đã
đi vào cảng
Bạn đang để cho những chuyện không đâu
ngoài lề
phá vỡ một ngày của bạn…

CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC VÀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

Trong tuyển tập nhằm xác định những trường phái thi ca mới, Donald Allen đã đưa ra nhóm thứ năm ông không thể gọi tên được bởi vì nó không có một địa điểm địa lý rõ ràng. Nhóm thơ khó xác định này bao gồm các trào lưu và những thể nghiệm hiện đại.

Nổi bật trong số này là những nhà thơ siêu thực, diễn đạt vô thức qua những hình ảnh sống động như trong mơ và rất nhiều thơ do phụ nữ và những cộng đồng thiểu số sáng tác đã phát triển rực rỡ trong những năm gần đây. Mặc dầu có những nét khác biệt bề ngoài rất lớn, các nhà thơ siêu thực, các nhà thơ đấu tranh cho quyền phụ nữ và các nhà thơ thuộc cộng đồng thiểu số tỏ ra rằng họ cùng chia sẻ với nhau một ý thức thoát ly khỏi nền văn học “chính thống”, của người Da trắng và của người đàn ông.

Cho dù T. S. Eliot, Wallace Stevens và Ezra Pound đã cố công đưa những kỹ thuật của trào lưu tượng trưng vào thi ca Mỹ vào thập niên 20, chủ nghĩa siêu thực – dòng chảy chính trong thi ca và tư tưởng ở châu Âu trong và sau Thế chiến II, đã không bén rễ được ở Mỹ. Mãi cho đến những năm 60 chủ nghĩa siêu thực (cùng với chủ nghĩa hiện sinh) mới trở nên quen thuộc với người Mỹ dưới áp lực của cuộc chiến ở Việt Nam. Trong những năm 60, nhiều tác giả Mỹ như -W. S. Merwin, Robert Bly, Charles Simic, Charles Wright và Mark Strand cùng những người khác đã quay về với chủ nghĩa Siêu thực Pháp và đặc biệt là Tây Ban Nha để tìm lại những xúc cảm thuần khiết, những hình tượng lý tưởng, và những kiểu mẫu, bất an mang tính hiện sinh và phi lý của nó.

Những nhà thơ siêu thực như Merwin có khuynh hướng châm biếm sắc sảo như trong những câu thơ sau: “Thánh thần muốn thành người nhưng không được/ Nếu anh thấy mình chẳng còn tin nữa thì hãy mở rộng đền thờ”.

Chủ nghĩa siêu thực có khuynh hướng chính trị của Bly phê phán một cách gay gắt những giá trị Mỹ và chính sách đối ngoại của chính phủ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam như trong bài thơ “The Teeth Mother Naked at Last”:

Chỉ vì chúng ta có bao bì mới cho
sò hun khói
mà những hố bom hiện ra trên những
ruộng lúa.

Ảnh hưởng lan rộng của thơ ca siêu thực đã dịu đi và đầy suy tư hơn như Charles Wright mô tả trong “The New Poem” (Thơ mới – 1973):

Nó sẽ không tham dự vào nỗi buồn của chúng ta
Cũng chẳng an ủi
con cái chúng ta
Và sẽ không giúp gì cho ta cả.

Chủ nghĩa Siêu thực của Mark Strand, cũng như của Merwin, thường ảm đạm; nó nói đến một sự tước đoạt cực độ. Với ông, truyền thống, giá trị, niềm tin chả là gì cả, nhà thơ chẳng có gì ngoài tâm hồn tăm tối như hang động của mình:

Trong tay có chìa khóa
Tôi mở cửa bước vào
Tối tăm tôi bước vào
Thẳm đen tôi bước tiếp.

CÁC NHÀ THƠ NỮ VÀ CÁC NHÀ THƠ ĐA CHỦNG TỘC

Nền văn học của phái nữ, cũng như văn học của các cộng đồng thiểu số và chủ nghĩa siêu thực, lần đầu tiên nhận thức được vai trò của chính mình là một động lực trong đời sống nước nhà trong những năm cuối thập niên 60. Các dòng thơ này đã nở rộ trong phong trào nữ quyền cũng phát sinh trong thời kỳ đó.

Văn học ở Mỹ, cũng như ở hầu hết các quốc gia khác, từ lâu đặt cơ sở quá nhiều trên những tiêu chuẩn của phái nam đến độ thường bỏ qua sự đóng góp của phái nữ. Tuy vậy, có nhiều nhà thơ nữ nổi bật trong thi đàn Mỹ. Không phải họ đều là những người ủng hộ nữ quyền, cũng không phải những chủ đề của họ nhất loạt nói lên những mối quan tâm của phụ nữ. Chẳng qua, họ chỉ là những nhà thơ của nỗi buồn nhân thế. Những khác biệt về địa lý, chính trị và chủng tộc cũng góp phần hình thành nên tác phẩm của họ và đặt ra cho họ những vấn đề để suy nghĩ. Những nhà thơ nữ nổi bật gồm có Amy Clampitt, Rita Dove, Louise Glück, Jorie Graham, Carolyn Kizer, Maxine Kumin, Denise Levertov, Audre Lorde, Gjertrud Schnackenberg, May Swenson và Mona Van Duyn.

Nửa sau thế kỷ 20 đã chứng kiến sự hồi sinh của văn học đa chủng tộc. Khởi đầu vào thập niên 60, theo sự mở đường của người Mỹ Da đen, những tác giả thuộc các chủng tộc khác ở Mỹ bắt đầu tạo được sự chú ý của công chúng. Trong thập niên 70, những chương trình nghiên cứu nhân chủng học được triển khai. Trong những năm 80, một số tạp chí hàn lâm, các tổ chức chuyên ngành, và sách báo văn học dành cho những chủng tộc khác nhau được ra đời. Còn vào thập kỷ 90, các hội nghị nghiên cứu về văn học các sắc tộc riêng biệt đã bắt đầu và danh sách chính thức của các tác phẩm kinh điển đã được mở rộng để đưa thêm những tác gia thuộc các dân tộc ít người vào trong các tuyển tập và giáo trình. Những vấn đề quan trọng trong nền văn học này bao gồm chủng tộc chống lại sự xếp loại sắc tộc, chủ nghĩa vị chủng tộc chống lại chủ nghĩa đa chủng tộc, chủ nghĩa một ngôn ngữ chống lại đa ngôn ngữ, sự kết hợp chống lại sự loại bỏ. Sự phá bỏ kết cấu (giải cấu)([2]), áp dụng cho cả ngữ cảnh chính trị lẫn văn học, đã thường xuyên đặt nghi vấn với nguyên trạng (tình trạng hiện tại).

Thơ ca của cộng đồng thiểu số cũng chia sẻ với văn học của phụ nữ sự phong phú và đôi khi sự giận dữ của nó với xã hội. Nó nảy nở trong những năm gần đây giữa những người Mỹ gốc Tây Ban Nha như Gary Soto, Alberto Rios và Lorna Dee Carvantes; giữa những người Mỹ gốc Da đỏ như Leslie Marmon Silko, Simon Ortiz và Louise Erdrich; giữa những người Mỹ gốc Phi châu như Amiri Baraka (LeRoi Jones), Michael Harper, Rita Dove, Maya Angelou và Nikki Giovanni; và trong số những nhà thơ Mỹ gốc châu Á như Cathy Song, Lawson Inada và Janice Mirikitani.

THƠ CA CỦA NGƯỜI MỸ GỐC LATIN, TÂY BAN NHA VÀ MEXICO

Thơ ca ảnh hưởng Tây Ban Nha bao gồm tác phẩm của nhiều nhóm khác nhau. Trong số này có những người Mỹ – Mexico, từ thập niên 50 quen gọi là Chicano, đã sống qua nhiều thế hệ ở những tiểu bang Tây Nam mà Hoa Kỳ chiếm của Mexico trong cuộc chiến tranh Mỹ – Mexico kết thúc vào năm 1848. Trong số cư dân vùng Caribbean nói tiếng Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Cuba và người Puerto Rico vẫn duy trì và phát triển truyền thống văn học đầy sức sống và độc đáo của họ. Ví dụ, những người Mỹ gốc Cuba rất tài năng với thể loại hài kịch đã tự tách ra khỏi thể thơ trữ tình bi thương của những tác giả gốc Mexico như Rudolfo Ayana. Những nhà văn di cư gần đây từ Mexico; Trung, Nam Mỹ và Tây Ban Nha đến, liên tục bổ sung và làm lớn mạnh thêm dòng văn học này.

Thơ ca người Mỹ-Chicano hay gốc Mexico có một truyền thống truyền miệng phong phú bằng thể loại corrido hay ballad. Những tác phẩm gần đây nhấn mạnh sức mạnh truyền thống của cộng đồng Mexico và sự kỳ thị họ gặp phải với người gốc châu Âu. Đôi lúc, các nhà thơ pha trộn những từ tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha với nhau thành một sự pha trộn rất nên thơ, như trong thơ của Alurista và Gloria Anzaldúa. Thơ của họ chịu nhiều ảnh hưởng của truyền thống truyền khẩu và có âm hưởng rất mạnh mẽ khi đọc thành tiếng.

Nhiều nhà thơ viết chủ yếu bằng tiếng Tây Ban Nha theo một truyền thống bắt nguồn từ thiên sử thi đầu tiên được viết ra trong nước Mỹ hôm nay. Bài thơ Historia de la Nueva Mexico (Lịch sử Mexico mới) của Gaspar Pérez de Villagrá ca ngợi trận chiến năm 1598 giữa những kẻ xâm lược Tây Ban Nha và người Da đỏ ở Acoma bang New Mexico. Một tác phẩm quan trọng trong thơ ca người Mỹ gốc Mexico gần đây, tập thơ I Am Joaquin (Tôi là Joaquin) của Rodolfo Gonzales (1928 – ), than vãn về tình cảnh của người Mỹ gốc Mexico:

Lạc loài trong thế giới hỗn mang
Bị cuốn theo cơn xoáy lốc một xã hội ngoại bang
Những luật lệ rối rắm,
Những thái độ rẻ khinh
Và mánh khóe, dối lừa
Bị hủy hoại bởi cái được gọi là xã hội hiện đại.

Tuy nhiên, nhiều tác giả Mỹ gốc Mexico tìm thấy nguồn sống trong cội nguồn Mexico cổ xưa của mình. Nghĩ về thời xưa huy hoàng của Mexico, Lorna Dee Cervantes (1954-…) viết rằng “một corrido sử thi” đang ngân nga trong huyết quản của bà, còn Luis Omar Salinas (1937-…) cảm thấy mình là “một thiên thần Aztec”. Phần lớn thơ ca người Mỹ -Mexico rất người, nói lên những cảm xúc và quan hệ gia đình hay về những thành viên trong cộng đồng. Gary Soto (1952-…) dựa vào truyền thống cổ xưa ca tụng tổ tiên đã ra đi. Những lời thơ này, viết vào năm 1981, mô tả hiện trạng đa văn hóa của tất cả người Mỹ hôm nay:

Một ngọn nến thắp lên cho người đã khuất
Trước mặt ta hai thế giới đón chờ

Trong những năm gần đây, thơ ca của người Mỹ -Mexico đã tiến một bước rất xa và những tác phẩm của Cervantes, Soto và Alberto Rios đã được giới thiệu rộng rãi trong các tuyển tập.

THƠ CA CỦA NGƯỜI MỸ DA ĐỎ

Người Mỹ Da đỏ đã có một nền thi ca trau chuốt, có lẽ do truyền thống sáng tác những bài ca ngợi ca linh vật đóng một vai trò tối quan trọng trong di sản văn hóa của họ. Tác phẩm của họ vượt trội lên bởi sự khơi gợi đầy hình ảnh sống động về thế giới tự nhiên, mà đôi khi gây hiệu quả hầu như huyền bí. Các thi sĩ Da đỏ cũng lên tiếng về một cảm thức bi đát việc đánh mất di sản phong phú không gì bù đắp nổi của dân tộc mình.

Simon Ortiz (1914 -…), một cư dân tộc Acoma, viết nhiều bài thơ có sức tác động sâu xa dựa vào lịch sử khám phá những nghịch lý của việc là một người Mỹ Da đỏ trong nước Mỹ ngày nay. Thơ của ông thách thức các độc giả gốc Anglo -Saxon vì nó thường nhắc nhở họ về sự bất công và tàn bạo mà một thời cha ông họ đã dành cho người Mỹ Da đỏ. Những bài thơ của ông cũng là một tri kiến về sự hòa hợp chủng tộc dựa trên sự thông hiểu sâu sắc lẫn nhau.

Trong tập thơ Star Quilt (Tấm chăn dệt bằng các vì sao), Roberta Hill Whiteman (1947- ), một người bộ lạc Oneida, hình dung một tương lai đa văn hóa như là “một tấm chăn dệt bằng những vì sao trong ánh rạng đông”, còn Leslie Marmon Silko (1948 -…), có một phần gốc gác là bộ lạc Laguna, sử dụng ngôn ngữ nói và những câu chuyện truyền thống để sáng tác những bài thơ trữ tình, có sức ám ảnh khó quên. Trong bài “In Cold Storm Light” (Trong ánh sáng cơn bão tuyết – 1981), Silko tạo được hiệu quả như trong thơ haiku:

Những con nai tuyết
hiện ra trên trời tuyết băng dày đặc
phóng như bay
chạy nhanh
xoáy quanh những ngọn cây
Gió bão
bài ca màu trắng
lướt đi, lướt đi
trên những cành cây.

Louise Erdrich (1954-…) là một tiểu thuyết gia như Silko, sáng tạo những đoạn độc thoại mạnh mẽ giàu kịch tính có thể xem là những vở kịch được nén lại. Chúng mô tả một cách không khoan nhượng những gia đình phải đương đầu với tệ nghiện rượu, thất nghiệp và nghèo khổ trong “vùng bảo tồn” Chippewa.

Trong bài thơ “Family Reunion “ (Gia đình sum họp – 1984), một ông chú nghiện rượu, thô lỗ trở về sau nhiều năm sống ở thành phố. Vì ông bị đau tim, người cháu bị hành hạ và là người kể chuyện, nhớ lại cảnh ông chú đã giết một con rùa lớn cách đây nhiều năm bằng cách nhét pháo vào con rùa đó. Đoạn cuối bài thơ gắn chú Ray với con rùa nạn nhân của ông:

Rồi chúng ta tìm lại đường về
Chú Ray
hát bài ca xưa cho người
kéo chú
về nhà. Đôi tay ông đã thành
vây xám
ghì siết vào bảng đồng hồ.
Khuôn mặt ông
mang vẻ kiên nhẫn lạ kỳ, lặng lẽ của
một đứa trẻ luôn luôn
bỏ mặc những vết thương, hay của một
sinh vật đã sống
thời gian dài dưới nước. Và
những thiên thần bay đến
hạ thòng lọng và cáng xuống.

THƠ CA MỸ DA ĐEN

Người Mỹ Da đen đương đại đã sáng tác nhiều bài thơ tuyệt mỹ với nhiều chủ đề và giọng điệu phong phú. Đây là dòng thơ sắc tộc phát triển nhất ở Mỹ và cực kỳ đa dạng. Amiri Baraka (1934 -…) nhà thơ Mỹ Da đen nổi tiếng nhất, cũng viết nhiều vở kịch và đóng vai trò tích cực trong hoạt động chính trị. Những sáng tác của Maya Angelou bao quát nhiều thể loại, trong đó có nhiều vở kịch, một hồi ký nổi tiếng I know Why the Caged Bird Sings(Tôi biết vì sao chim hót trong lồng – 1970), và một tuyển tập thơ Just Give Me a Cool drink of Water ’fore I Diiie (Hãy cho tôi một hớp nước mát trước khi tôi chết – 1971). Angelou đã được mời sáng tác một bài thơ cho lễ nhậm chức của Tổng thống Bill Clinton vào năm 1993.

Một nhà thơ Mỹ Da đen khác được ca ngợi gần đây là Rita Dove (1952- ) người được phong tặng là nhà thơ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1993. Dove, một nhà văn viết tiểu thuyết và kịch, đoạt giải thưởng Pulitzer 1987 nhờ cuốn Thomas and Beulah (Thomas và Beulah), trong đó bà ca ngợi ông bà của mình qua một loạt bài thơ trữ tình. Bà nói rằng bà viết tác phẩm này để thể hiện cuộc sống nội tâm phong phú của quần chúng vô sản.

Micheal Harper (1938- ) đã viết những vần thơ tương tự phơi bày cuộc sống phức tạp của người Mỹ Da đen đối mặt với sự phân biệt chủng tộc và bạo lực. Những bài thơ cô đọng, bóng gió của ông thường tái hiện những khung cảnh đông đúc, đầy kịch tính của chiến tranh hay đời sống đô thị. Chúng sử dụng hình ảnh của ngành y với cố gắng chữa lành bệnh tật. Bài thơ “Clan Meeting: Births and Nation: A Blood Song” (Cuộc họp mặt bè đảng: Những con người ra đời và những quốc gia: Bài ca máu (1971) của ông, ví việc nấu nướng với phẫu thuật, “đan kết thịt cùng chất lỏng” mở đầu như sau: “Chúng ta tái tạo mạng sống trong khu chăm sóc đặc biệt, gắn kết vào nhau trong một quán ăn…”. Bài thơ kết thúc bằng cách xâu lại những hình ảnh về bệnh viện, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong bộ phim Mỹ thời kỳ đầu Birth of a Nation (Sự ra đời của một quốc gia) phong trào Ku Klux Klan[3], biên tập phim và kỹ thuật X-quang:

Chúng ta lại chất đầy óc như chiếc máy quay phim,
cuộn phim phơi bày quá độ
dưới tia X-quang,
khóa chặt với hai lớp cửa
nhịp phách nhẹ nhàng: chủng tộc và giới tính
cuộn vào và bao vây trong một trò tiêu khiển
chúng ta ôm khăn gói rồi về nhà.

Lịch sử, nhạc Jazz, và văn hóa đại chúng mang lại cảm hứng cho nhiều nhà văn Mỹ Da đen, từ Harper (giáo sư đại học) đến chủ nhà xuất bản kiêm nhà thơ ở Bờ Tây Ishmael Reed (1938 -), nổi tiếng do việc đi tiên phong trong nền văn học đa văn hóa qua tổ chức Before Columbus Foundation và một loạt tạp chí như YardbirdQuilt và Konch. Nhiều nhà thơ Mỹ Da đen như Audre Lorde (1934 – 1992) tìm thấy nguồn sáng tạo ở chủ nghĩa vị châu Phi, xem Phi châu là trung tâm của nền văn minh từ thời cổ đại. Trong những bài thơ đầy xúc cảm như “The Women of Dan Dance with Swords in Their Hands to Mark the Time When They Were Warriors (Những người phụ nữ của Dan nhảy múa với lưỡi kiếm trong tay đánh dấu cái thời họ là các chiến binh), bà nói như một người nữ chiến binh của Dahomey cổ đại, “làm ấm áp bất cứ cái gì ta chạm đến” và chỉ “tiêu hóa” “những gì đã chết”.

THƠ CA CỦA NGƯỜI MỸ GỐC CHÂU Á

Cũng như thơ ca của những tác giả Mỹ gốc Mexico và Tây Ban Nha, thơ ca của người Mỹ gốc Á cực kỳ đa dạng. Người Mỹ gốc Nhật, Trung Quốc, Philipines có lẽ đã sống đến bảy đời ở Mỹ, còn người Mỹ gốc Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam là những người di cư mới gần đây. Mỗi nhóm phát xuất từ một truyền thống văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ riêng. Những tiến bộ gần đây trong văn học Mỹ gốc Á châu bao gồm trong việc nhấn mạnh đến những công trình nghiên cứu Vành đai Thái Bình Dương và văn học phụ nữ. Các nhà văn Mỹ gốc châu Á nói chung chối bỏ mẫu mực chủng tộc có tính cách Đông phương hóa như một thiểu số “xa lạ” và “tốt đẹp”. Các nhà mỹ học đang bắt đầu so sánh các truyền thống văn học Á và Âu -chẳng hạn so sánh khái niệm đạo (tao) của phương Đông và luận lý (logos) của Hy Lạp cổ.

Các nhà thơ Mỹ gốc Á đã tiếp thu từ nhiều nguồn văn hóa, từ ca kịch của Trung Quốc đến Thiền. Những truyền thống văn học châu Á, đặc biệt là Thiền, tạo nguồn cảm hứng cho nhà thơ không phải gốc châu Á, như có thể thấy trong tuyển tập Beneath a Single Moon: Buddhism in Contemporary American Poetry (Dưới vầng trăng lẻ: Phật Giáo trong thi ca Mỹ đương đại – 1991). Những nhà thơ Mỹ gốc châu Á trải rộng như một quang phổ, từ vị thế tưởng như không tín ngưỡng như Frank Chin, đồng chủ biên cuốnAiiieeeee! (một tuyển tập đầu tiên của văn học Mỹ châu Á), cho đến các tác giả vận dụng truyền thống một cách rộng rãi như nhà văn Maxine Hong Kingston (1940- ). Janice Mirikitani – một sansei (người Mỹ gốc Nhật thế hệ thứ 3), làm sống dậy lịch sử Mỹ – Nhật và đã xuất bản nhiều tuyển tập nhưThird World Women (Phụ nữ thế giới thứ 3), Time to Greez (Thời gian đến Greez), và Ayumi: Four Generations of Japanese in American (Ayumi: Thế hệ người Nhật thứ 4 ở Mỹ).

Tuyển tập thơ trữ tình Picture Bride (Bức ảnh cô dâu – 1983) của Cathy Song người Mỹ gốc Hoa (1955- ) cũng kịch hóa lịch sử qua những cuộc đời trong gia đình bà. Nhiều nhà thơ Mỹ châu Á khám phá sự đa dạng văn hóa. Trong “The Vegetable Air” (Không gian rau quả – 1988) của Song, một thị trấn tồi tàn với đàn bò thả trên quảng trường, một quán ăn Tàu, một tấm bảng quảng cáo Coca-Cola treo lệch trở thành biểu tượng của cuộc sống đương đại đa văn hóa không cội rễ 238 239 chỉ có thể chịu đựng được nhờ nghệ thuật, trong trường hợp này là vở opera trong một băng cassette:

Rồi một bản aria quen thuộc
vươn lên như một vầng trăng,
nâng chính anh ra khỏi xác thân này
đưa anh đến một miền đất khác
nơi, trong phút giây, anh bay lượn nhẹ nhàng.

NHỮNG HƯỚNG ĐI MỚI

Những hướng mới trong thơ ca Mỹ bao gồm “những nhà thơ ngôn ngữ” được gán một cách dễ dàng với tạp chí Temblor. Họ gồm có Bruce Andrews, Lyn Hejinian, Douglas Messerli (chủ biên cuốn “Language” Poetries: An Anthology (Tuyển tập thơ ca “ngôn ngữ” – 1987), Bob Perelman và Barret Watten, tác giả cuốn Total Syntax (Cú pháp tổng thể – 1985), một tuyển tập tiểu luận. Họ kéo dãn ngôn ngữ để thể hiện tiềm năng của nó trong tính mơ hồ, sự phân đoạn và tự khẳng định bên trong những mớ bòng bong chua cay và hậu hiện đại; họ chối bỏ những lối văn “siêu kể chuyện” – những ý thức hệ, những giáo điều, những quy ước -và hoài nghi sự hiện hữu của thực thể siêu nhiên. Michael Palmer viết:

Đây chính là Thiên đường, một cuốn sách mốc meo bỏ quên quá lâu trong căn nhà

Bài “Chronic Meanings” ( Những nét nghĩa tồi tệ) của Bob Perelman mở đầu như thế này:

Mỗi dữ kiện riêng tư là một vấn đề
Chỉ năm từ để nói
Bầu trời đen trong đêm, hợp lý hoàn toàn
Chỉ có tôi phần dư thừa phi lý.

Xem phê bình văn học và nghệ thuật thực chất là mang tính cách ý thức hệ, họ chống lại những hình thức khép kín của chủ nghĩa hiện đại, những tôn ti trật tự, những ý tưởng về sự hiển thánh và sự siêu phàm, phạm trù của thể loại và những áng văn được chính thức thừa nhận (những tác phẩm văn học được chấp nhận). Thay vì thế, họ đề nghị những hình thức cởi mở và lối viết đa văn hóa. Họ đánh giá cao tính hình tượng trong văn học đại chúng, các phương tiện truyền thông, thiết kế và tái thiết kế chúng. Giống như thơ công diễn, những bài thơ ngôn ngữ thường phản đối sự giải thích và mời gọi một sự tham gia.

Thơ ca hướng tới công diễn (kết hợp với những cuộc trình diễn như những trường hợp của nhà soạn nhạc John Cage), ứng tác nhạc Jazz, tác phẩm đa phương tiện, và chủ nghĩa siêu thực châu Âu đã ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ Mỹ. Trong những tác gia nổi tiếng có Laurie Anderson, tác giả của bài thơ nổi tiếng thế giới United States (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1984), sử dụng phim, video, âm học, âm nhạc, vũ ballet và kỹ thuật kỷ nguyên không gian. Thơ ca âm thanh, nhấn mạnh tiếng nói và nhạc cụ, do các nhà thơ David Antin (nhà thơ trình diễn ứng khẩu) và các nhà thơ gốc New York như George Quasha (chủ nhà xuất bản Station Hill Press), Armand Schwerner và Jackson MacLow thực hiện. MacLow cũng trình làng một loại thơ giàu hình ảnh cụ thể và tạo ra lối nói đầy hình ảnh bằng cách sử dụng sự xếp đặt và sắp chữ. Thơ công diễn của các sắc tộc đi vào cùng dòng chảy với nhạc Rap, trong khi khắp nước Mỹ “hội thơ” – những cuộc thi đọc thơ mở rộng tổ chức xen kẽ trong những phòng tranh và hiệu sách -tạo cơ hội cho quần chúng tham gia giải trí có giá trị tinh thần cao, ít tốn kém.

Ở đầu kia của quang phổ mang tính chất lý thuyết là những nhà thơ tự phong là Tân hình thức chủ nghĩa, những 240 241 người chủ trương quay trở về hình thức, vần và vận luật. Tất cả mọi nhóm đều phản ứng lại cùng một vấn đề – một sự bằng lòng có tính trung dung với hiện trạng một giọng điệu cẩn thận và quá trau chuốt, thường là sản phẩm của những cuộc hội thảo thơ, và sự nhấn mạnh thái quá đến thi ca bộc lộ cá tính như là một cách chống lại động thái xã hội. Trường phái hình thức gắn liền với nhà xuất bản Story Line Press; Dana Gioia (một nhà thơ – thương gia); Philip Dacey và David Jauss, các nhà thơ và các chủ biên của cuốn Strong Measures: Contemporary American Poetry in Traditional Forms (Phân loại chuẩn mực: Những hình thức truyền thống trong thơ ca hiện đại Mỹ – 1986); Brad Leithauser; và Gjertrud Schnackenburg. Cuốn The Direction of Poetry: Rhymed and Metered Verse Written in English Since 1977 (Hướng đi của thi ca: thơ cách luật trong tiếng Anh từ năm 1977) của Robert Richman là một tuyển tập mới xuất hiện gần đây. Mặc dầu các nhà thơ này được xem là quay về với những đề tài thế kỷ 19, họ thường sử dụng những quan niệm và hình tượng đương đại, cùng với ngôn ngữ giàu nhạc tính và những hình thức truyền thống, khép kín.


[1] Bài thơ này lấy cảm hứng từ Robert Gould Shan (1837-1863), người lãnh đạo trung đoàn Da đen đầu tiên của miền Bắc trong cuộc nội chiến. Ông hy sinh trong một cuộc tiến công ở nam Caroline. Dưới một bức phù điêu bằng đồng do nhà điêu khắc Augustus Saint Gaudens thực hiện để tưởng niệm những người chết ở trụ sở tiểu bang Massachusetts có một dòng chữ Latin “Omnia Reliquit Servave Rem Publicam” có nghĩa là “Anh nằm xuống cho một nền cộng hòa” Lowell đã thay đổi một chút trong lời đề từ cho bài thơ thành “Họ đã hy sinh tất cả cho nền cộng hòa.” Chúng tôi lấy ý này để tạm dịch tựa đề bài thơ trên.

[2] Giải cấu trúc (Deconstruction): một phương pháp phân tích văn học ở Pháp giữa thế kỷ 20 dựa trên lý thuyết rằng không có văn bản nào có ý nghĩa cố định, do bản chất của ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ đó.

[3] Còn được gọi là 3K, một tổ chức khủng bố.
Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_amliterature_vii.html