Browsing Category

TUẦN 8 – 11: TƯ TƯỞNG ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Phật giáo Văn học & Điện ảnh Văn học Nhật Bản Văn học Trung Quốc

《敦煌》 Dun.Huang (1988)

https://youtu.be/75X4oGnuCRE
HANG MẠC CAO ĐÔN HOÀNG
Hang Mạc Cao Đôn Hoàng nằm ở miền tây bắc Trung Quốc, là kho tàng nghệ thuật Phật giáo to lớn nhất còn tồn tại, và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trên thế giới hiện nay. Năm 1987, Hang Mạc Cao Đôn Hoàng được đưa vào “Danh mục di sản thế giới”. Ủy ban di sản thế giới có sự đánh giá như sau: Hang Mạc Cao Đôn Hoàng nổi tiếng thế giới bởi các pho tượng điêu khắc và bích họa, đã thể hiện nghệ thuật Phật giáo liên tiếp trong suốt ngàn năm.Một ngọn núi nằm ở ngoại ô thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam túc miền tây bắc Trung Quốc có tên gọi là “Núi Minh Sa”. Trên vách phía đông núi Minh Sa, ở đoạn từ nam đến bắc dài gần 2 Km chia làm năm tầng, khai quật vô số hang động, những hang động này xếp thành cao thấp khác nhau, trông rât́ hoành tráng. Đây chính là hang Mạc Cao Đôn Hoàng nổi tiếng.

Hang Mạc cao Đôn Hoàng bắt đầu được khởi công vào năm 366 công nguyên. Trải qua các triều đại tạc tạo, số lượng của các hang không ngừng tăng lên, đến thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường, đã có tới hơn một nghìn hang động, bởi vậy hang Mạc cao còn được gọi là “Thiên Phật động”.

mogaoku

Khi khai quật hang động, vô số thợ thuộc các triều đại của các thế hệ đều điêu khắc rất nhiều tượng Phật, vẽ rất nhiều bích họa. Do hang Mạc Cao Đôn Hoàng nằm trên nút “con đường tơ lụa” tiếp nối phương đông và phương tây, cho nên nó cũng là nơi tập chung tôn giáo, văn hóa, kiến thức giữa phương đông và phương tây. Các loại hình nghệ thuật của nước ngoài và nghệ thuật dân tộc của Trung Quốc đã đan xen với nhau tại hang Mạc Cao, phong cách nghệ thuật đa dạng muôn màu đã khiến kho báu nghệ thuật này trở thành cảnh quan sáng ngời rực rỡ.

Sau khi trải qua sự biến thiên của lịch sử và phá hoại của con người, đến nay, hang Mạc Cao vẫn còn giữ lại gần 500 động, bảo tồn khoảng 5 vạn mét bích họa và hơn hai nghìn pho tượng. Các tượng của hang Mạc Cao muôn hình muôn vẻ, trang phục và sự biểu hiện của mỗi pho tượng đều khác nhau, phản ánh bản sắc khác nhau của các thời đại. Bích họa trong hang Mạc Cao cũng rất hoành tráng, nếu như nối những bức bích họa đó lại với nhau thành một dải, có thể tạo thành một hành lang bích họa dài 30 Km.

           mogaoku2
( Bích họa hang thứ 148 )

    Những bích họa ở đây phần lớn đều mang đề tài Phật giáo, ví dụ hình vẽ các loại Phật, Bồ Tát, Thiên Hoàng; những bức vẽ liên hoàn theo cốt chuyện trong Kinh Phật; những bức họa về sử tích Phật giáo v,v…kết hợp với những chuyện truyền thuyết và nhân vật lịch sử về Phật giáo ở Ấn độ, Trung Á và Trung Quốc. Ngoài ra, bích họa của các thời đại đã phản ánh đời sống xã hội, trang phục, đồ trang sức, tạo hình kiếc trúc cổ đại và âm nhạc, múa, xiếc v,v…của các tầng lớp và các dân tộc hồi bấy giờ. Bởi vậy, các học giả phương Tây coi bích họa Đôn Hoàng là “viện bảo tàng trên vách tường”.

  mogaoku3 mogaoku4
Bích họa hang thứ 172 Bích họa hang thứ 39

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng trải qua thảm họa văn vật bị thất thoát, đây là việc khiến mọi người cảm thấy đau sót nhất và nghiêm trọng nhất trong lịch sử Cận đại Trung Quốc.

Năm 1900, một mật thất tàng chứa rất nhiều sách tình cờ được phát hiện, về sau mọi người gọi mật thất này là “động tàng kinh”. Trong động nhỏ chiều rộng ba mét dài cũng ba mét này chứa hơn 500 nghìn văn vật bao gồm, sách Kinh, văn thư , đồ thêu, tranh , gấm thêu hình Phật v,v… niên đại của các văn vật trên từ công nguyên thứ 4 đến công nguyên thứ 11, các nội dung của chúng liên quan đến các lĩnh vực xã hội như, lịch sử, chính trị, dân tộc, quân sự, ngôn ngữ văn tự, văn học nghệ thuật, tôn giáo, y dược, khoa học kỹ thuật v,v… của Trung quốc, Trung Á, Nam Á và châu Âu, được gọi là “Bách khoa toàn thư thời cổ Trung Quốc”.

Sau khi Động tàng Kinh này được phát hiện, “nhà thám hiểm” của các nước trên thế giới ồ ạt đặt chân đến đây. Trong thời gian không đầy 20 năm, họ đã lần lượt cướp đi gần 40 nghìn cuốn sách Kinh và nhiều bích họa, vật điêu khắc, gây thảm họa to lớn cho Hang Mạc Cao. Hiện nay, trong viện bảo tàng của các nước Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hàn Quốc, Phần Lan, Mỹ v,v… còn trưng bày các văn vật của Đôn Hoàng, chiếm hai phần ba tổng số lượng văn vật trong động tàng Kinh.

Theo đà động Tàng Kinh được phát hiện, hàng loạt học giả Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu văn tự và kinh sách của Đôn Hoàng. Năm 1910, đợt sách nghiên cứu Đôn Hoàng đầu tiên ra mắt độc giả, từ đó, Đôn Hoàng học được coi là “Hiển học thế giới ” được thành lập. Mấy chục năm qua, học giả của các nước trên thế giới hết sức hứng thú đối với nghệ thuật Đôn Hoàng, không ngừng tiến hành nghiên cứu. Về mặt nghiên cứu Đông Hoàng Học thì các học giả Trung Quốc đã thu được thành quả nghiên cứu có ảnh hưởng quan trọng.

Là kho tàng văn hóa quý giá của Trung Quốc, hang Mạc Cao Đôn Hoàng luôn luôn được chính phủ Trung Quốc quan tâm bảo tồn bảo hộ. Do các du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm quan hang Mạc Cao ngày một đông, để bảo vệ tốt các văn vật, chính phủ Trung Quốc đã cho xây dựng trung tâm trưng bày nghệ thuật Đôn Hoàng dưới chân núi Tam Nguy đối diện với Đôn Hoàng, phục chế một phần hang động để dành cho du khách thăm quan.

Thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc còn đầu tư 200 triệu nhân dân tệ vào việc xây dựng “hang Mạc Cao ảo số”. Được biết, loại hang động ảo này có thể đưa khán giả đến với cảm giác như được thăm quan hang Mạc Cao thật vậy, đồng thời có thể thăm quan vòng quanh hang Mạc Cao, có thể xem tất cả các tác phảm nghệ thuật như kiến trúc, tượng màu và bích họa trong hang. Chuyên gia nêu rõ, việc xây dựng “hang Mạc Cao ảo”, không những có thể tránh khỏi bích họa bị hư hỏng, mà còn xúc tiến việc ghi lại và bảo tồn của cải văn hóa Đôn Hoàng, khiến các văn vật cũng như văn hóa Đôn Hoàng có thể kéo dài tuổi thọ.

http://vietnamese.cri.cn/chinaabc/chapter22/chapter220108.htm

Ấn Độ giáo Do Thái giáo Nho gia Pháp gia

Quá trình hình thành nhà nước-pháp luật

1/ Quá trình hình thành nhà nước-pháp luật. Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở phương Đông.
1. Quá trình hình thành Nhà nước
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước.
Theo thuyết Thần học, cho rằng nhà nươc là do thượng đế sinh ra để quản lý xã hội, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và vô tận nên việc phục tùng quyền lực ấy là cần thiết và tất yếu.
Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước là một sản phẩm của một bản hợp đồng(khế ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Khi đó, nhà nước phải phục tùng xã hội, phục vụ mọi thành viên của xã hội. Khi nhà nước không thực hiện được chức năng của nó, các thành viên trong xã hội sẽ huỷ bỏ khế ước cũ lập ra một khế ước mới, một nhà nước tiến bộ hơn sẽ ra đời.
Ngoài ra còn có thuyết gia trưởng, thuyết tâm lý, thuyết bạo lực…
Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời trên cơ sở của sự tan rã chế độ công xã nguyên thuỷ. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, đó là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (nguyên nhân kinh tế) và sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng trong xã hôị, mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hoà được nữa (nguyên nhân xã hội).
Chế độ công xã nguyên thuỷ, thị tộc, bộ lạc, bào tộc là cách thức tổ chức đầu tiên của loài người trong buổi bình minh. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, mọi người đều bình đẳng như nhau trong lao động và hưởng thụ, trong quyền lợi và nghĩa vụ. Khi lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động ngày càng tăng lên, đặc biệt khi có công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện cùng với những kinh nghiệm đã tích luỹ được đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong trồng trọt và nghề thủ công. Dẫn đến sự phân công lao động lần thứ nhất, trồng trọt tách khỏi chăn nuôi. Sau đó, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh tạo ra sự phân công lao động lầ thứ hai : thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sau hai lần phân công lao động, xã hội đã có sự phân tầng. Sự chuyên môn hoá của các ngành sản xuất đã làm cho nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các bộ phận dân cư ngày một tăng cao. Điều này dẫn đến sự phân công lao động lần thứ ba, giao lưu hàng hoá tăng nhanh và thương nghiệp xuất hiện. Sau lần phân công lao động thứ ba này, xã hội đã bị phân hoá một cách sâu sắc. Do sự phân công lao động nên các ngành kinh tế phát triển mạnh, làm cho sản phẩm lao động ngày càng nhiều lên dẫn đến dư thừa. Lúc này trong xã hội đã xuất hiện một số người có quyền lực công nhiên đi chiếm đoạt phần sản phẩm dư thừa đó và biến nó thành của riêng. Chế độ tư hữu về tài sản dần dần xuất hiện. Những người này dần dần trở thành những người chuyên đi bóc lột còn bộ phận đông dân cư trở thành những người bị bóc lột cả về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Chế độ tư hữu ngày càng được củng cố và phát triển tất yếu dẫn đến việc hình thành các tập đoàn người trong xã hội có địa vị kinh tế khác hẳnh nhau đó là tập đoàn những người giàu có (chủ nô), tập đoàn nông dân-thợ thủ công với chút ít tài sản (bình dân) và tập đoàn thứ ba là tù binh chiến tranh và nô lệ (nô lệ).
Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột ngày càng trở nên gay gắt, làm cho chế độ công xã nguyên thuỷ trước đây với thị tộc, bộ lạc không thể kiểm soát, quản lý xã hội được nữa, mà cần một tổ chuác mới ra đời, đó chính là nhà nước.Nhà nước ra đời, đó là sự thay đổi hẳn về lượng. Đó là một bộ máy bạo lức, gồm có quân đội, cảnh sát, nhà tù…để đàn áp những người lao động.
2. Quá trình hình thành pháp luật
Pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước, đó là một điều tất yếu khách quan. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước đề ra và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của mình, trở thành một công cụ có hiệu quả nhất để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, nó quản lý xã hội theo mục đích của nhà nước cũng tức là mục đích của giai cấp thống trị.
Trước khi pháp luật xuất hiện, tổ chức thị tộc, bộ lạc quản lý xã hội bằng những phong tục tập quán với bản chất của nó là nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Khi nhà nước xuất hiện cùng với việc các quan hệ trong xã hội phát triển vượt bậc cả về bề rộng và chiều sâu, các phong tục tập quán này không còn có thể điều chỉnh được nữa mà cần một loại quy phạm xã hội mới đó chính là pháp luật.
Pháp luật được hình thành bằng nhiều cách với những hình thức khác nhau.
• Con đường thứ nhất là “luật pháp hoá”, “nhà nước hoá”. Nhà nước thừa nhận và nâng lên những tập quán có lợi cho mình. Đó là “ tập quán pháp”. Có tập quán được nhà nước chính thức thừa nhận và đưa vào nội dung bột luật, nhưng cũng cõ những tập quán được nhà nước mặc niên thừa nhận. Như vậy có tập quán pháp thành văn và tập quán pháp không thành văn. Điển hình là ở các nước phương Đông như ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam…
• Con đường thứ hai là do nhà nước ban hành mới. Do nhu cầu điều chỉnh những quan hệ ngày càng phức tạp, phong phú, sâu và rộng mà tập quán pháp không thể điều chỉnh được hết. Pháp luật được tồn tại dưới dạng thành văn và bất thành văn. Pháp luật thành văn ra đời ngay từ khi xuất hiện chữ viết.VD như luật 12 bảng của La Mã cổ đại, bột luật Hammurabi của Lưỡng Hà cổ đại….
3. Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở phương Đông
ở phương Đông, các nhà nước thường được hình thành ở lưu vực những con sông lớn. Điều kiện tự nhiên đã chứa đựng trong đó cả ưu đãi và thử thách. Bất cứ một cộng đồng nào ở đây cũng phải tiến hành công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi. Mặc dù ở phương Đông chế độ tư hưu về ruộng đất gần như không có, xã hội bị phân hoá chậm chạp đồng thời tính giai cấp rất hạn chế và mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng phát triển chưa tới mức độ gay gắt, quyết liệt như ở phương Tây nhưng trong môi trường kinh tế xã hội mới như vậy nhà nước đã phải ra đời. Chính công cuộc trị thuỷ, thuỷ lợi không chỉ là yếu tố duy trì chế độ tư hữu về ruộng đất mà còn là yếu tố thúc đẩy nhà nước phải ra đời sớm. Trước đó tổ chức của công xã thị tộc, với quy mô tổ chức và hiệu lực của nó, không còn đủ khả năng tổ chức công cộng chống lũ và tưới tiêu. Đồng thời nhu cầu tự vệ cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước. Nhà nước ra đời sớm, cả về thời gian và không gian, do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc biệt của phương Đông.
Trong tất cả phạm vi các cộng đồng, tầng lớp quý tộc lúc ban đầu vốn thực hiện “chức năng xã hội” đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đồng, rồi chuyển sang “địa vị độc lập đối với xã hội” và cuối cùng “vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội”.
2/ Tiền đề kinh tế – xã hội dẫn đến sự tan rã xã hội cộng sản nguyên thủy và sự hình thành nhà nước và pháp luật
Có nhiều quan điểm về sự hình thành nhà nước
Theo thuyết thần học, nhà nước là do thượng đế sinh ra để quản lý xã hội
Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước là sản phẩm của 1 bản hợp đồng của những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Khi nn k thực hiện tốt chức năng của nó thì các thành viên ấy phá bỏ khế ước cũ và lập khế ước mới, nn mới ra đời.
Còn theo quan điểm của cn Mác-Leenin, nhà nước ra đời trên sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy:
Tiền đề kinh tế:
Khi lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động ngày càng tăng lên
Qua 3 lần phân công lao động – Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
-Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
-Thương nghiệp phát triển
Của cải dư thừa => các tiểu gia đình tách khỏi đại gia đình, muốn cuộc sống tốt hơn cho 1 số ít người, không phải làm vì cả cộng đồng nữa => xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất do một số người có quyền lực chiếm đoạt để tách ra thành gia đình riêng => trở thành những người chuyên đi bóc lột
Tiền đề xã hội:
Những người tư hữu về tư liệu sản xuất đó trở thành những người chuyên đi bóc lột. Từ đó hình thành nên các tầng lớp và giai cấp có địa vị kinh tế khác hẳn nhau :
Chủ nô (chiếm nhiều của cải + tư hữu tư liệu sản xuất)
Bình dân (chỉ có 1 ít của cải)
Nô lệ( tù binh chiến tranh và những nông dân phá sản)
Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột ngày càng tăng, đến mức đỉnh điểm không thể tự điều hòa được => Giai cấp mạnh hơn sẽ đứng lên cầm quyền, trấn áp các giai cấp khác và quản lý theo ý chí của họ. Họ thành lập 1 tổ chức là nhà nước để điều hòa mâu thuẫn ấy.
Pháp luật hình thành khi nhà nước ra đời, là công cụ của nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Trước khi hình thành nhà nước thì phong tục tập quán với bản chất là bình đẳng với các thành viên, nhưng khi xuất hiện giai cấp, xuất hiện nhà nước thì các phong tục này k điều chỉnh đc sự bình đẳng nữa, k phù hợp nữa => PL ra đời.
2 hình thức hình thành PL Thừa nhận, nâng lên những tập quán có lợi cho mình
Ban hành những quy tắc mới.
3/ Quy luật chung và những nét đặc thù về sự ra đời nhà nước ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại
Quy luật chung: Ra đời trên sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy
Ở phương Tây: do 2 nguyên nhân chính là -Tư hữu tư liệu sx(tiền đề kinh tế)
-Phân chia giai cấp(tiền đề xã hội)
=> mâu thuẫn k điều hòa đc => hình thành nn. PL là công cụ của nn để bảo vệ lợi ích cho mình và quản lý xh.
Ở phương Đông: do công cuộc trị thủy- làm thủy lợi và việc chống ngoại xâm, mở rộng lãnh thổ => thúc đẩy quá trình hình thành nn. (cần người tổ chức,ng đứng đầu: Vua)
PL là do vua ban, cùng với 1 số “tập quán pháp” đã có từ trước
4/ Đặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật phương Đông cổ đại
Nêu sơ qua về quá trình hình thành nhà nước phương Đông.
Nhà nước phương Đông cổ đại có 4 trung tâm văn minh là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
+) Tổ chức bộ máy nhà nước
Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
Cơ cấu tổ chức đơn giản và sơ khai.
Ở trung ương có: vua , quan đầu triều và quan lại giúp việc
Vua là ng nắm toàn bộ đất đai, chủ sở hữu tối cao, là người tổ chức bộ máy nhà nước, bổ nhiệm quan lại, gây chiến tranh hay hòa bình do vua quyết định.
Quan đầu triều:là 1 vị quan hay hội đồng thân tín của nhà vua, nắm giữ các công việc quan trọng.
Quan giúp việc: hệ thống các quan lại cao cấp. Tùy từng nơi, từng thời kì mà có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn.
Về quân đội: Do thường xuyên xảy ra chiến tranh nên phát triển quân đội rất mạnh. Chỉ huy tối cao là nhà vua. Lực lượng quân đội đông và đa dạng.
Ở địa phương tổ chức bộ máy là thu nhỏ của trung ương, sao chép đơn giản.
Kết luận: Bộ máy nhà nước là bộ máy bạo lực lớn, được thần thánh hóa nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị một cách triệt để.
+)Pháp luật phương Đông
Vì nhà nước và PL có mối quan hệ chặt chẽ nên khi nhà nước ra đời thì giai cấp cầm quyền cũng đồng thời ban hành PL.
2 bộ luật lớn ở phương Đông thời cổ đại là bộ luật Hamurapi(Lưỡng Hà) và bộ luật Manu(Ấn Độ). Đặc điểm cơ bản của pháp luật Phương Đông cổ đại là:
– Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trong xã hội. Bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp thống trị.
– Thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình giữa vợ và chồng, giữa các con với nhau do ảnh hưởng của chế độ gia trưởng.
– Ranh giới giữa hình sự và dân sự mờ nhạt, các hình phạt hà khắc và nặng nề về cả mặt tâm lý và thân thể.
– Bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, lễ giáo và tư tưởng thống trị.
– Về hình thức, từ ngữ cụ thể, có tính hệ thống.
5/ Điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước và pháp luật phương Đông và phương Tây cổ đại
a/Nhà nước:
Phương Đông Phương Tây
-Các nhà nước ra đời sớm ở lưu vực các con sông lớn. -Nhà nước ra đời muộn,hình thành trên các bán đảo.
-Thuận lợi pt nông nghiệp. – K thuận lợi pt nông nghiệp mà thuận lợi pt thủ công nghiệp, thương nghiệp.
-Kinh tế hàng hóa chậm pt nên ko có trung tâm kinh tế lớn. -Pt thương nghiệp nên xh thành thị, trung tâm lớn.
-Ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước. -Ruộng đất chủ yếu thuộc về tư nhân
-Hình thức quân chủ chuyên chế tập quyền -Hình thức đa dạng.Dân chủ chủ nô, cộng hòa quý tộc, quân chủ chuyên chế
-HÌnh thức cấu trúc là các nước đơn nhất. -Hình thức cấu trúc: Có xuất hiện nhà nước thành bang
-Kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ ko điển hình, mang nặng tính gia trưởng -Kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ điển hình.
-Cả thần quyền và thực quyền tập trung vào tay vua -Vua nắm 1 phần quyền lực, các hội đồng hay tổ chức khác nắm 1 phần quyền lực.
b/ Pháp luật:
Pháp luật dân sự ở Phương Đông kém phát triển hơn Phương Tây. Ở Phương Đông, lĩnh vực pháp luật hình sự với các qui định về tội phạm và hình phạt được qui định nhiều hơn hơn pháp luật dân sự.
6/ Trình bày cơ sở kinh tế – xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước phương Đông cổ đại
Nhà nước phương Đông cổ đại ra đời trên sự thúc đẩy của việc trị thủy-làm thủy lợi và nhu cầu tự vệ. Cơ sở kinh tế vẫn là việc tư hữu về tư liệu sản xuất, cơ sở xã hội là sự phân chia giai cấp, nhưng mâu thuẫn giữa những giai cấp không thật sự sâu sắc. Tuy vậy, yếu tố chính làm xuất hiện nhà nước là sự phân hóa giai cấp, còn yếu tố quản lý và vai trò của người thủ lĩnh trong công cuộc trị thủy và chiến tranh là yếu tố thúc đẩy sự ra đời của nhà nước sớm hơn.
Nhà nước phương Đông cổ đại tồn tại và phát triển trên nền tảng lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo. Do hình thành ở lưu vực các con sông lớn nên nông nghiệp phát triển mạnh.
7/ Nhà nước Trung Quốc cổ đại
1. Quá trình hình thành nhà nước
Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại, cũng như Ai Cạp, Lưỡng Hà, ấn Độ, ở đây cũng có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Hoàng Hà ở phía Bắc và sông Trường Giang ở phía Nam. Lịch sử của Trung Quốc cổ đại kéo dài gần 2000 năm. từ khoảng TK 21 TCN đến năm 221 TCN. Trong thời gian đó, lãnh thổ của Trung Quốc từ lưu vực sông Hoàng Hà không ngừng được mở rộng nhưng nhìn chung, nếu so với ngày nay thì còn rất hạn chế.
Vào khoảng TK 3 TCN, cư dân lưu vực sông Hoàng mới chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ. Theo truyền thuyết, ở đây có nhiều bộ lạc nổi tiếng như Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ…Qua quá trình đấu tranh và liên hiệp giữa các bộ lạc, cuối cùng hình thành một liên minh bộ lạc lớn mạnh do Đường Ngiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ lần lượt được bầu làm thủ lĩnh.
Trong thời kỳ này, kinh tế phát triển rõ rệt, nghề nông đã phát triển hơn trước nhiều do các công trình thuỷ lợi được xây dựng lại thêm đất đai màu mỡ. Do vậy, trong xã hội đã xuất hiện sự phân hoá tài sản và sự phân hoá xã hội diễn ra mạnh hơn. Tầng lớp quý tộc thị tộc ngày càng chiếm nhiều ruộng đất của công xã.Dần dần tầng lớp quý tộc thị tộc hình thành một giai cấp-quý tộc chủ nô. Đến thời Hạ, số lượng nô lệ ngày càng nhiều lên với nguồn chính là tù binh chiến tranh. Nông dân công xã vẫn là lực lượng xã hội đông đảo thời bấy giờ.
Khi Hạ Vũ chết, các quý tộc thân cận nhà Hạ trong liên minh bộ lạc đã ủng hộ con của Vũ là Khải lên thay. Việc bầu thủ lĩnh đến đây là chấm dứt, việc cha truyền con nối được coi là đương nhiên. Khi trở thành vua, Khải trở thành ông vua có quyền hành rất lớn. Sự kiện này đánh dấu sự hình thành nhà nước ở Trung Quốc.
2. Sơ lược lịch sử các triều đại
• Nhà Hạ (TK 21-16 TCN)
Nối chức thủ lĩnh của cha, Khải trở thành ông vua đầu tiên của Trung Quốc, phải đương đầu với nhiều cuọc chống chọi. Trải qua mấy thế kỷ, Kiệt nổi lên là một bạo chúa, áp bức bóc lột dân chúng thậm tệ, mâu thuẫn xã hội đã tới mức gay gắt. Nhân đó, nhà Thương được thành lập, tấn công nhà Hạ, nhà Hạ diệt vong.
• Nhà Thương (TK 16-TK12 TCN)
Sau khi nhà Hạ sụp đổ, nhà Thương chính thức được thành lập, đóng đô ở phía Nam sông Hoàng Hà. Đến TK 14 thì dời đô sang đất Ân ở phía Bắc sông Hoàng. Cũng từ đó, nhà Thương phồn thịnh trong một thời gian dài, về mọi mặt đều phát triển hơn so với thời nhà Hạ, công cụ và đồ dùng bằng đồng thau tương đối phổ biến. Việc trao đổi, mua bán cũng khá phát triển. Quan hệ nô lệ đã phát triển, nhưng công việc chủ yếu vẫn chỉ là làm việc trong gia đình chủ mà thôi.
Trụ là ông vua cuối cùng của nhà Thương nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc, dùng nhiều hình phạt để đàn áp nhân dân, gây chiến tranh với các bộ lạc xung quanh…Nhân đó nhà Chu ở phía Tây (vốn là nước chư hầu của nhà Thương) đã đem quân tấn công, nhà Thương diệt vong.
• Triều đại Tây Chu ( TK 12-771 TCN)
Sau khi đem quân tiêu diệt nhà Thương, nhà Chu đóng đô ở Cảo Kinh (phía Tây Tây An) nên gọi là Tây Chu.
Chính sách nổi bật trong triều đại này là chế độ phong hầu. Tất cả đất đai đều thuộc sở hữu của vua Chu. Vua cắt đất, phân cho con cháu, thân thuộc, khi phong đất kèm theo phong tước. Đến các chư hầu cũng phong cấp cho bề tôi của mình. Chế độ phân phong đã tạo nên một hệ thống chính trị dựa trên đẳng cấp quý tộc huyết thống, sử dụng hệ thống các nước chư hầu để cai trị trong nước và bành trướng ra bên ngoài.
• Triều đại Đông Chu (771-221 TCN)-thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc
Năm 770 TCN, nhà Chu dời đô về Lạc Dương, phía Đông Trung Quốc nên gọi là Đông Chu. Thời Đông Chu được chia thành hai thời kỳ là Xuân Thu (770-475 TCN) và Chiến Quốc ( 475-221 TCN). Thời kỳ này, nhà Chu ngày càng suy yếu còn các nước chư hầu ngày càng lớn mạnh và diễn ra các cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ. Cuối TK 6 TCN, có 5 nước lớn là Tề, Tấn, Sở, Ngô, Việt (“Ngũ bá”). Sang thời Chiến Quốc có 7 nước tranh bá là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triều, Ngụy, Tần (“Thất hùng”). Đây là thời kỳ chiến tranh liên miên, quy mô rộng lớn và vô cùng ác liệt.
Một hiện tượng nổi bật là cải cách về mọi mặt, trong đó, nhà Tần năm 359 TCN là cuộc cải cách nổi tiếng nhất và mang lại hiệu quả nhất. Qua các cuộc cải cách ở nước Tần và các nước khác, cơ sở kinh tế và đặc quyền của tầng lớp quý tộc bị phá vỡ, tầng lớp địa chủ mới ngày càng chiếm ưu thế. Đồng thời, qua cuộc cải cách, nước Tần mạnh hẳn lên, đánh bại được 6 nước thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Từ đây, Trung Quốc bước sang thời kỳ phong kiến.
3. Tổ chức bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nươc Trung Quốc được xác lập và hoàn thiện từng bước. Thời Hạ-Thương : bộ máy nhà nước còn đơn giản, mang đậm tàn dư của thị tộc. Thời Tây Chu, bộ máy nhà nước được hoàn thiện về quy mô và cơ cấu tổ chức, tàn dư công xã thị tộc phai nhạt dần. Sang thời Xuân Thu-Chiến Quốc, tổ chức bộ máy nhà nước của các nước đã kế thừa và phát triển tổ chức của nhà Tây Chu..
Tổ chức bộ máy nhà nước :
– Đứng đầu nhà nước là Vua (còn gọi là Đế, Vương, Thiên Tử) : có quyền hành rất lớn về mọi mặt, có quyền lực vô tận, quyết định các công việc trọng đại của đất nước. Ý chí và lời nói của Vua đều gọi là pháp luật, Vua còn tự thần thánh hoá bản thân.
– Bộ máy quan lại ở TƯ :
• Hạ-Thương : mới chỉ có một số chức vụ quản lý các công việc như quản lý chăn nuôi, quản lý xe,..dưới Vua có chức quan Vu có quyền hành lớn nhất, giúp vua quản lý công việc triều đình,
• Tây Chu : bộ máy quan lại triều đình đi vào quy củ. vua thiết lập Tam Công gồm ba chức quan lớn theo thứ tự cao thấp : Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Về sau, bỏ Tam công và lập ra 6 chức quan cao cấp (lục khanh) là Thái Tể, Tư Đồ, Tòng Bá, Tư Mã, Tư Khấu, Tư Không. Song song có thái sử liêu gồm: Tả sử, Hữu sử
• Chiến Quốc : xuất hiện chức quan cao cấp nhất trong bộ máy quan lại, tuỳ nước có các tên gọi khác nhau như Lệnh doãn, Tướng quốc, Thừa tướng..Sau này nhà Tần gọi Thừa tướng là Tể tướng.
– Bộ máy quan lại địa phương:
• Cấp hành chính : thời Hạ-Thương, viên quan đứng đầu thường là tù trưởng bộ lạc trứoc đó hay con cháu của của họ. Thời Tây Chu, do chính sách phân phong nên thêm một cấp địa phương là các nước chư hầu. Thời Xuân Thu-Chiến Quốc, do chiến tranh liên miên nên các nước chư hầu trở thành quốc gia độc lập với nhà Chu vì thế bộ máy chính quyền địa phương chủ hầu trở thành bộ máy chính quyền TƯ của một nước.
• Cấp cơ sở : Thời Hạ-Thương, đơn vị hành chính cấp cơ sở là công xã nông thôn do tộc trưởng đứng đầu, do công xã bầu ra. Thời Tây Chu, thôn trưởng vẫn do công xã bầu ra nhưng phải được chính quyền cấp trên phê duyệt. Thời Xuân Thu-Chiến Quốc : có những thay đổi quan trọng tuỳ từng nước.
• Quân đội : rất chú trọng xây dựng. Ngoài quân đội của TƯ, địa phương, các nước chư hầu cũng có lực lượng vũ trang riêng.
Tuy TQ cổ đại bị chia thành nhiều nước nhưng các nhà nước đó đều là nhà nước quân chủ chuyên chế dựa trên cơ sở kinh tế, chính trị-xã hội:
• Kinh tế : hầu hết ruộng đất đều thuộc sở hữu của nhà vua, công xã nông thôn tồn tại bền vững và được quyền sở hữu thực tế ruộng đất của vua.
• Chính trị-xã hội : hệ thống quan lại được hình thành, củng cố theo chế độ tông pháp và chế độ cha truyền con nối. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do họ hàng nhà Vua nắm giữ, phẩm tước cao hay thấp phụ thuộc quan hệ gần hay xa. Do đó, đây là chế độ quan chue chuyên chế quý tộc (chủ nô).
8/ Pháp luật Lưỡng Hà cổ đại
Nền kinh tế hàng hoá ở Lưỡng Hà xuất hiện sớm và phát triển bậc nhất ở phương Đông cổ đại nên pháp luật Lưỡng Hà cũng phát triển nổi trội hơn so với các nước khác. Trong đó bộ luật Hammurabi là bộ luật có giá trị lớn nhất. Bộ luật gồm có ba phần : phẩn mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu đã tuyên bố các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị. Phần kết luận khẳng định lại công đức và uy quyền của nhà vua Hammurabi. Phần nội dung là phần chủ yếu của bộ luật, kế thừa những bộ luật trước đó, những phong tục tập quán của ng¬êi Xume vµ c¶ nh÷ng quy ®Þnh cña nhµ vua vµ toµ ¸n nhµ vua. Bộ luật gồm 282 điều khoản cụ thể điều chỉnh hầu hết những quan hệ xã hội lúc bấy giờ, từ các chế định về hợp đồng, hôn nhân và gia đình, thừa kế đến các chế định về hình sự, tố tụng.
• Chế định hợp đồng: 3 nội dung cơ bản : hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn, hợp đồng cho thuê ruộng đất.
– Hợp đồng mua bán : phải có 3 điều kiện : tài sản mua bán phải đảm bảo đúng giá trị sử dụng, người bán phải là người chủ sở hữu thực sự của tài sản, khi tiến hành hợp đồng phải có người thứ ba làm chứng. Chế tài hợp đồng : tất cả các điều khoản trong hợp đồng đều áp dụng luật hình sự. Điều 7 quy định : nếu vật bán thuộc sở hữu của người khác thì sẽ bị xử tử hình.
– Hợp đồng vay mượn : 89-101 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và người vay. 115-119 : biện pháp đảm bảo cho hợp đồng vay mượn nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ.
– Hợp đồng cho thuê ruộng đất : có 2 hình thức sở hữu là ruộng đát nhà nước vả ruộng đất tư nhân. Được quy định từ điều 42-48 nêu lên quyền và nghĩa vụ của các chủ tư nhân, từ điều 48-50 là các điều khoản quy định chế tài hợp đồng.
• Chế định hôn nhân và gia đình : pháp luật luôn củng cố và bảo vệ chế độ hôn nhân bất bình đẳng, bảo vệ địa vị của người đàn ông trong gia đình. Người chồng có quyền ly hôn, quyền của người phụ nữ không được pháp luật bảo vệ.Hôn nhân hợp pháp phải có giấy tờ.
Điều 128 ghi rõ : nếu người vợ bị mắc bệnh hiểm nghèo thì người chồng có quyền lấy người phụ nữ khác nhưng phải chăm sóc chị ta suốt đời.
Điều 218 quy định : nếu dân tự do lấy vợ mà không có giấy tờ thì người vợ đó không phải là vợ của y.
• Chế định thừa kế : 167-170. Quyền để lại tài sản thừa kế bị pháp luật hạn chế ở một số trường hợp nhất định. Điều 169 quy định : tất cả các con đều được chia tài sản thừa kế như nhau.
• Chế định hình sự : Hình phạt mang tính chất hà khắc, dã man đặc biệt áp dụng quy tắc trả thù ngang bằng. Hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử bằng hình phạt để đảm bảo đặc quyền của gia cấp thống trị, và những hành vi xâm hại đến tài sản của giai cấp thống trị đều bị xử tử hình. Hình thức chuộc lỗi bằng tiền được áp dụng khá phổ biến nhưng mức phạt tiền lại phụ thuộc vào địa vị của người bị hại. Hình thức xử tử có khoảng 30 hình thức khác nhau nhưng đều rất dã man. Điều 196 quy định : nếu dân tự do làm hỏng con mắt của bất kỳ người nào thì phải làm hỏng con mắt của y
• Chế định tố tụng : nội dung chủ yếu là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị chủ nô. Đó là quy định những kẻ tàng trữ nô lệ hay giúp đỡ nô lệ chạy trốn đều bị xử tử. Hay những quy định khắt khe của những kẻ cho vay nặng lãi đối với con nợ. Bộ luật còn cho pháp chủ nợ có quyền tịch thu tài sản của con nợ thậm chí bắt các thành viên trong gia đình con nợ làm nô lệ.
Bộ luật Hammurabi là bộ luật có giá trị vào bậc nhất ở phương Đông và thế giới cổ đại, là tấm gương phản chiếu rõ nét bản chất giai cấp của nhà nước.
9/ Nội dung và giá trị cơ bản của bộ luật Hammurabi:
* Nội dung bộ luật: Bộ luật Hammurabi là bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời lỳ cổ đại, gồm 282 điều (hiện chỉ đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luật. Đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu là điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan tới lợi ích của giai cấp thống trị.
– Phần mở đầu Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ.
– Phần nội dung là phần chủ yếu của bộ luật. Nội dung của bội luật bắt nguồn từ sự kế thừa từ những bộ luật trước đó, cụ thể là những pháp điển của người Xume,ngoài ra chứa đựng những sắc lệnh của vua Hammurabi và nhiều quyết định của tòa án cao cấp bấy h.Trong đó, điều đầu tiên là bộ luật quy định thủ tục kiện cáo, cách xét xử tức tục tố tụng. Tiếp đó là những quy định về hình phạt của tội trộm cắp, bắt cóc nô lệ, về quyền và nghĩa vụ của binh lính, quyền lợi của người lính canh ruộng đất. Tội sử dụng bừa bãi nguồn nước, tội để súc vật tàn phá hoa mầu. Các hình thức cho vay lãi, nô lệ vì nợ cũng được quy định rất cụ thể. Sau đó bộ luật dành nhiều khoản về việc gả bán con gái, về gia đình, về các hình thức trị tội khi làm tổn hại tới thân thể người khác, hình phạt đối với tội thủ tiêu dấu trên mặt nô lệ, trách nhiệm và tiền công của những người làm thuê trong xây dựng, nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp. Và cuối cùng, những điều khoản quy đinh về mua bán nô lệ.
– Phần kết luận của bộ luật: khẳng định lại công đức và uy quyền của Hammurabi. Nhà vua trừng trị thẳng tay những kẻ nào hủy hoại bộ luật.
• Giá trị cơ bản:
– Vượt ra khỏi hạn chế lịch sử, giá trị xã hội của Bộ luật được thể hiện rõ ngay từ mục đích của Bộ luật, thể hiện ở phần mở đầu của Bộ luật: “Vì hạnh phúc của loài người thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm-Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samat sai xuống dân đen, tỏa sáng khắp muôn dân.
– Về kỹ thuật lập pháp, tuy không phân chia thành các ngành luật nhưng bộ luật cũng đc chia thành nhóm các điều khoản có nội dung khác nhau. Phạm vi điều chỉnh là quan hệ xã hội như hôn nhân gia đình, ruộng đất, thừa kế tài sản, hợp đồng dân sự, hình sự, tố tụng..
– Về mặt hình thức pháp lý: đây là bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các quy phạm Pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài.
– Về mức độ điều chỉnh: Bộ luật về cơ bản áp dụng mức độ điều chỉnh cụ thể, chi tiết.
Vượt khỏi hạn chế về tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong nhiều quy phạm của Bộ luật dù ở dạng thức sơ khai nhất, cổ xưa nhất vẫn chứa đậm nét những giá trị tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là về kỹ thuật lập pháp trong các qui định từ hôn nhân gia đình tới kế thừa, qui định hợp đồng. Bộ Luật vẫn chứa đựng nhiều giá trị đương đại đáng kế thừa và phát triển.
10/ Trình bày nét tương đồng và khác biệt giữa bộ luật Hammurapi và Manu.
Trả lời:
So sánh Bộ Luật Hammurabi và Bộ Luật Manu
– Bộ Luật Hammurapi là bộ luật thành văn sớm nhất được xây dựng trên cơ sở lấy từ những tiền lệ pháp của người Xume, những quy định của tòa án và cá phán quyết của tòa án ca lúc bây giờ, và mệnh lệnh chiếu chỉ của nhà vua bởi vậy mà Bộ Luật chú trọng tập trung điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội lúc bấy giờ. Tuy rằng Bộ Luật Manu cùng được xây dựng từ những luật lệ, những tập quán của giai cấp thống trị nhưng nó lại được các giáo sĩ Bà La Môn tập hợp dưới dạng trường ca, được trình bày dưới dạng câu trường ca, tuy có điều chỉnh quan hệ pháp luật nhưng nó còn bao gồm rất nhiều vấn đề như chính trị, tôn giáo, quan niệm về thế giới và vũ trụ, bởi vậy Bộ Luật bao gồm 2685 điều trong khi đó Hammurapi chỉ có 282 điều. Tuy nhiên, bộ Luật Hammurapi lại điều chỉnh các quan hệ xã hội tiến bộ hơn rất nhiều so với Manu.
– Nội dung:
o Chế độ hợp đồng: hai bộ luật điều có phần điều kiện có hiệu lực hợp đồng, Bộ Luật Manu chủ yếu đề cập tới vấn đề hợp đồng vay mượn, BL Hammurapi còn nói đến vấn đề hợp đồng lĩnh canh ruộng đất, hợp đồng gửi giữ, cả hai bộ Luật đều dung chính bản thân con người làm vật bảo đảm, tuy nhiên BL Hammurapi có những quy định cũng như chế tài rõ ràng hơn so với Manu, BL Manu có tính phân biệt rõ ràng đối với đẳng cấp cao đó là Bà La Môn.
o Chế định hôn nhân: BL Manu có sự bất bình đẳng rõ rệt giữa vợ và chồng, hôn nhân mang tính chất mua bán, người vợ được người chồng mua về, trong khi đó bên BL Hammurapi có thủ tục kết hôn, tuy cũng có sự bất bình đẳng nhưng BL vẫn có điều khoản bảo vệ người phụ nữ.
o Chế độ thừa kế: về cơ bản 2 BL đều có 2 hình thức thừa kế là: theo luật pháp và theo di chúc, đều thừa kế theo tài sản người cha. Bên BL Hammurapi có them phần Điều kiện tước quyền thừa kế.
o Chế độ hình sự: BL Manu có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng: khoan dung cho người đẳng cấp trên và trừng trị thẳng tay đối với kẻ đẳng cấp dưới có hành vi xâm phạm tới đẳng cấp trên, bên BL Hammurapi có quan niệm hình sự là trừng trị tội lỗi, mang tính chất trả thù ngang nhau tuy nhiên chỉ là tương đối. Các hình thức xử phạt của hai bộ Luật đều rất dã man.
o Chế độ tố tụng: Bộ Luật Manu thì coi trọng chứng cứ nhưng chứng cứ lại phụ thuộc vào giới tính và đẳng cấp, chứng cứ của đẳng caapscao có tính quyết định. BL Hammurapi cũng coi trọng chứng cứ nhưng ko phân biệt đăng cấp và điều quan trọng là được xét xử công khai rất tiến bộ.
Bộ luật Manu mang tính phân biệt đẳng cấp rất rõ rệt, mọi điều khoản đều ủng hộ đẳng cấp trên. Bộ Luật Hammurapi tuy cũng có sự phân biệt nhưng cùng với đó cũng có tính dân chủ nhất định, cũng có sự bảo vệ với người dân.`
11/ Trình bày cơ sở kinh tế – xã hội cho sự ra đời của Nhà nước Phương Tây cổ đại.
Trả lời:
– Kinh tế phát triển mạnh, do các quốc gia cổ đại phương tây chủ yếu là ven biển,đất đai lại không phù hợp với nông nghiệp do vậy xu hướng buôn bán thương nghiệp rất phát triển, cùng với đó là thủ công nghiệp cũng phát triển rực rỡ làm cho chế độ tư hữu diễn ra nhanh chóng, tư hữu về ruộng đất làm cho phân hóa xã hội diễn ra mạnh mẽ:
+ Những gia đình có thế lực trong xã hội thi tộc trước kia như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự chiếm nhiều ruộng đất và tư hữu tư liệu sản xuất, ngày càng trở lên giàu có trở thành giai cấp quý tộc thị tộc (hay còn gọi là quý tộc chủ nô ruộng đất)
+ Thương nhân, thợ thủ công, bình dân trong qua trình tìm vùng đất thực dân… ngày càng trở lên giàu có. Khi chế độ tư hữu ruộng đất xuất hiện, họ tậu được nhiều ruộng đất, nô lệ.. trở thành tầng lớp quý tộc chủ nô công thương nghiệp hay còn gọi là quý tộc mới.
+ Cùng với sự giàu có của quý tộc chủ nô là sự bần cùng hóa của nông dân, họ giải quyết sự bần cùng hóa của mình bằng 3 cách sau: Lĩnh canh ruộng đất của chủ nô để cày cấy hoặc đi làm thuê và trở thành tầng lớp bình dân; Một số quá nghèo bán mình làm nô lệ; Một số rời bỏ quê hương tìm vùng đất mới, dần dần họ biến nơi đó thành thuộc địa, những người đó càng trở lên giàu có và gia nhập vào tầng lớp quý tộc chủ nô công thương nghiệp.
– Do sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ nên mâu thuẫn giai cấp trở lên gay gắt. Trong đó, giai cấp chủ nô bóc lột sức lao động của nô lệ là chủ yếu. Quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Giai cấp nô lệ phản kháng lại sự áp bức bóc lột bằng nhiều cuộc nổi dậy, để dập tắt những cuộc đấu tranh đó, giai cấp chủ nô thiết lập ra nhà nước để quản lý và đàn áp giai cấp bị trị.
12/ Nhà nước Hy Lạp – La Mã thời cổ đại
1. Địa lý – kinh tế-xã hội
1.1 Địa lý – kinh tế : nền kinh tế sớm có nhiều thành phần
– Nằm trên bán đảo Ban-can ở phía Nam châu Âu, thuận lợi cho việc thương mại, buôn bán, họ có thể vượt qua Địa Trung Hải tới Cận Đông là Bắc Phi, phía Bắc là Bắc Âu, phía Tây là Tây Âu và Đại Tây Dương, có nhiều thuận lợi cho giao lưu hàng hoá, thương nghiệp, nhiều hải cảng tốt
– Sản phẩm : lúa mì, lúa đại mạch, nho(nấu rượu), ôliu (lấy dầu); nghề thủ công, chế tạo vũ khí, công cụ sản xuất cũng rất phát triển
– Công thương nghiệp : chưa có máy móc nhưng nền kinh tế vận hành theo cơ chế hàng hoá thị trường, có chủ nô có trong tay hàng ngàn nô lệ, nền kinh tế thị trường La Mã rất phát triển (tương đối giống CNTB thời kỳ cận đại) khác hoàn toàn châu á
1.2 Xã hội
– TK 8 TCN, Hy Lạp bước vào thời kỳ XH có giai cấp tan rã một cách triệt để, tư hữu phát riển mạnh, nó quyết định cách thức phát triển của xã hội
– XH có 3 giai cấp : chủ nô, nông dân-thị dân, nô lệ
2. Lịch sử Hy Lạp – La Mã
2.1 Lịch sử cổ đại Hy Lạp
Vào TK 8 TCN, nhiều thành bang, có 2 hình thúc nhà nước tồn tại là nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô Spac và cộng hoà dân chủ chủ nô Aten.
Kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển rất rực rỡ nhất là vào khoảng TK 5 TCN.
Đến TK 2 TCN : Hy Lạp bị sụp đổ dưới sự xâm lược của đế quốc La Mã.
2.2 Lịch sử cổ đại La Mã
TK 6 TCN, trên bán đảo Italia, hình thành nhiều QG của nhiều tộc người khác nhau.
Người Latin (bao gồm La Mã) đã dựng nước ở miền trung nước Italia, TK 6 TCN, người Latin xây dựng thành Rome ở bên bờ sông Typơrơ.
Sự phát triển của đế quốc La Mã gắn liền với những cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ, xây dựng một đế quốc La Mã rộng lớn nhất thời kỳ cổ đại. Đế quốc La Mã chinh phục toàn bộ bán đảo Italia, Nam Âu, xâm lược toàn bộ Bắc Âu, Tây Âu (tức là toàn bộ nước Anh bây giờ), qua Địa Trung Hải xâm lược toàn bộ Lưỡng Hà, toàn bộ Bắc Phi, TK 2 TCN là thời kỳ hưng thịnh của đế quốc La Mã, biên giới phía Nam kéo dài xuống tận sa mạc Sahara.
TK 5 SCN, đế quốc La Mã sụp đổ, chế độ nô lệ La Mã kết thúc cũng tức là kết thúc thời kỳ cổ đại.
3. Nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô Spác
3.1 Sự ra đời của nhà nước
Quá trình ra đời NN Spac đồng hành cùng quá trình xâm lược và thiết lập ách thông trị của người Đô-riêng ở Spac.
Vào TK 12-11 TCN, người Đô-riêng tràn vào xâm lược vùng đất của ngươid Akêăng. Cả hai tộc người này đều đang ở trạng thái công xã nguyên thuỷ đang tan rã, Vào TK 9 TCN, người Đô-riêng xây dựng thành Spac. Trong quá trình xâm chiếm, ở thành Spac dần dần hình thành mầm mống của XH có giai cấp và NN. Đến TK 8-7 TCN, người Đô-riêng tiếp tục xâm lược vùng đất bên cạnh của người Ilốt biến cư dân ở đây thành nô lệ tập thể. Sau cuộc xâm chiếm đó, quan hệ nô lệ được xuất hiện trọn vẹn. Sự phân chia giai cấp được xác lập vững chắc với việc phân chia cư dân thành ba giai cấp khác nhau là người Spac (thống trị), người Ilốt (nô lệ) và người Piriecơ (thợ thủ công).
Ngăn chặn không cho tầng lớp công thương nghiệp (người Pirieccơ) giàu lên, phát triển thế lực, NN Spac đã thi hành chính sách hạn chế công thương nghiệp. Thành bang Spac là quốc gia nông nghiệp.
3.2 Tổ chức bộ máy nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô Spac
– Đứng đầu là Hai Vua (tàn dư của chế độ công xã thị tộc-đứng đầu là hai thủ lĩnh), là thành viên trong hội đồng trưởng lão, vừa là thủ lĩnh QS, vừa là tăng lữ tối cao, vừa là người xử án. Tuy nhiêm, khác với những ông vua chuyên chính của phương Đông, quyền lực Hai vua không lớn lắm.
– Hội đồng trưởng lão gồm 28 vị trưởng lão và hai vua. Trưởng lão là người có đọ tuổi từ 60 tuổi trở lên được chọn từ đội ngũ những quý tộc danh vọng, có vai trò quan trọng trong bộ máy NN, có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước.
– Hội nghị công dân, về hình thúc là CQ quyền lực cao nhất, mọi người Spac trên 30 tuổi đều có thể tham gia hội nghị công dân. Mọi người thông qua hay phản đối những vấn đề trong hội nghị bằng những tiếng thét chứ không được thảo luạn gì. Khi biểu quyết những vấn đề quan trọng những người dự hội nghị chia thành hai hàng, qua đó biết được tỷ lệ số người đồng ý hay phản đối. Tuy nhiên, hội nghị công dân thường chỉ mang tính hình thức vì dễ xảy ra tiêu cực lại không được họp thường xuyên mà phải tuỳ theo quyết định của Hai Vua.
– Về sau, do mâu thuẫn giữa hội đồng trưởng lão và hội nghị công dân ngày một gay gắt nên một CQ có quyền hạn rất lớn được thành lập đó là Hội đồng 5 quan giám sát-là đại biểu của tập đoàn quý tộc bảo thủ nhất, có quyền hành rất lớn như giám sát vua, giám sát hội đòng trưởng lão…Thực chất, nó là CQ lãnh đạo tối cao xủa NN nhằm tập trung quyền lực vào tay tầng lớp quý tộc chủ nô.
– NN Spac đặc biệt chú trọng quân đôị. Lục quân Spac là đội quân thiện chiến. Mọi ngưòi trong toàn đất nước đều chú ý phát triển quân đội, các bé trai được huấn luyện từ năm 7 tuổi để trở thành chiến sĩ dũng cảm, nhanh nhẹn..đến năm 20 tuổi được mặc quân phục và đến năm 60 tuổi mới được cởi bỏ bộ quần áo lính.
Trong quá trình phát triển của lịch sử Hy Lạp cổ đại, NN Spac là dinh luỹ của thế lực chủ nô phản động nhất, chống lại những thành bang theo chính thể CH dân chủ chủ nô. Quyền lực NN tập trung tối đa vào tay tập đoành quý tộc chủ nô và quyền dân chủ của những người tự do bị hạn chế tới mức tối thiểu. Bởi vậy, NN Spac là NN CH quý tộc chủ nô điển hình nhất.
4. Nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten
4.1 Quá trình Aten chuyển sang chính thể cộng hoà
Cũng như nhiều vùng khác ở Hy Lạp, đến khoảng TK 8 – TK 6 TCN, Aten bắt đầu bước vào xã hội có giai cấp và có nhà nước.
ở Aten, công thương nghiệp phát triển rất sớm với tốc độ rất nhanh, bên cạnh tầng lớp quý tộc chủ nô, tầng lớp chủ nô mới (chủ nô công thương) xuất hiện rất sớm, tăng nhanh về số lượng và mạnh về kinh tế, họ giữ vai trò quan trọng trong quá trinhg hình thành và phát triển chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô Aten sau này.
Quá trình chuyển biến sang chính thể cộng hoà được chuyển biến và đấu tranh bằng nhiều hình thức như bạo lực, cải cách giữa một bên là chủ nô nông nghiệp (chủ nô cũ) và một bên là chủ nô công thương (chủ nô mới) để thiết lập nền cộng hoà, chủ yếu chuyển biến bằng cải cách với những cuộc cải cách lớn như cải cách Xôlông, cải cách Clixten, cải cách Pêriclet. Các cuộc cải cách đều theo hướng có lợi cho chủ nô công thương, hạn chế quyền lực chính trị của chủ nô nông nghiệp và tăng cường thế lực kinh tế, chính trị của chủ nô công thương và bình dân.
Qua các cuộc cải cách đã hình thành các đặc trưng cơ bản của nhà nước :
– chia dân cư theo khu vực hành chính để cai trị.
– cơ quan quyền lực công cộng : Đại hội công dân, hội đồng 500
Chủ nô công thương và bình dân thắng triệt để hình thành chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô Aten.
4.2. Cấu trúc bộ máy nhà nước
Biểu hiện
5. Nhà nước La Mã
5.1. Quá trình hình thành và phát triển nhà nước La Mã
Bán đảo Italia vươn ra Địa Trung Hải có nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ, lag nơi gặp gỡ của những luông văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải. Trước khi La Mã chiếm toàn bộ Italia, ở đây coa 3 tộc người sinh sông, người Hy Lạp ở phía Nam, người Êtơrutxcơ ở phía Bắc và người Latin ở phía trung. Người Latinn cho xây dựng thành La Mã nên họ được gọi là người La Mã.
Quá trình hình thành NN La Mã là kết quả của cảc hai yếu tố : sự phân hoá XH, phân hoá giai cấp ở tộc người Latin và tộc người Êtơrutxcơ và cuộc đấu tranh của người Latin chống lại sự xâm lược của người Êtơrutxcơ. Xã hội người La Mã thời kỳ này vẫn là chế độ quân sự bộ lạc, sau đó, XH dần bị phân hoá thành quý tộc chủ nô, nô lệ, bình dân.
XH từng bước chuyển sang XH có giai cấp và nhà nước xuất hiện.
5.2 Tổ chức bộ máy NN La Mã (chính thể CH quý tộc sau đó chuyển sang chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô)

Ấn Độ giáo Văn học Ấn Độ Việt Nam học

GS Phan Huy Lê phản đề “Những phát hiện chấn động lịch sử”

Xung quanh những vấn đề Báo Thanh niên nêu ra trong thời gian vừa qua, cho rằng đó là những phát hiện lịch sử của Thiền sư Lê Mạnh Thát và cần viết lại lịch sử dân tộc, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Phan Huy Lê (ảnh) – Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam.

Từ băn khoăn đến kinh ngạc

Với tư cách là một nhà sử học, Giáo sư nhìn nhận như thế nào những vấn đề mà Báo Thanh niên đưa ra trong thời gian qua?


Loạt bài 7 kỳ của Báo Thanh niên với đầu đề “Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động” rất gây sự chú ý của người đọc. Về một mặt nào đó, loạt bài đã gây chấn động trong dư luận xã hội. Tôi đã nhận được rất nhiều thư và điện thoại của bạn đọc, bạn đồng nghiệp và nhiều người yêu lịch sử dân tộc, hỏi về những vấn đề liên quan, ngay khi loạt bài khởi đăng.

Đọc kỹ những bài báo đó, ấn tượng đầu tiên của tôi là rất băn khoăn. Không rõ nhà báo Hoàng Hải Vân có phản ánh đúng thực sự thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát về những vấn đề đã đặt ra đó hay không?

Thiền sư Lê Mạnh Thát thì tôi đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc trong cuộc hội thảo khoa học về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử tổ chức tại Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và sau đó cùng đi thăm các chùa tháp tại Yên Tử. Đó là cuộc tiếp xúc rất cởi mở và để lại trong tôi ấn tượng tốt đẹp về Thiền sư với tư cách là một thiền sư và là một học giả nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo Việt Nam. Chính vì vậy, tôi rất kinh ngạc về thái độ của Thiền sư thể hiện trên Báo Thanh niên.

Ví dụ như khi nói về Lê Quý Đôn, nói là “ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá”. Mà điều đó chỉ dựa trên một đoạn ngắn trong “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn viết về Thiền sư Hương Hải, mà trong đó Lê Quý Đôn đã dẫn rất rõ là theo cuốn sách “Hương Hải thiền sư ngự lục” do các học trò của Thiền sư Hương Hải sưu tầm và biên soạn.

Dĩ nhiên theo kết quả thẩm định công phu của Thiền sư Lê Mạnh Thát thì những người sưu tầm đã nhầm lẫn, đưa vào tác phẩm một số bài thơ không phải của Thiền sư Hương Hải. Nhưng không ai có thể phủ nhận Lê Quý Đôn là một nhà bác học lớn của dân tộc, có nhiều tác phẩm biên khảo có giá trị, để lại một di sản đồ sộ với nhiều cống hiến cực kỳ có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc.

Cũng như bất kỳ nhà khoa học nào, nhất là về khoa học xã hội, suốt cả cuộc đời làm việc, trong toàn bộ những tác phẩm để lại, tránh sao được một số sơ suất. Hay thái độ đối với Ngô Sỹ Liên, một nhà sử học lớn, người đã biên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” thời Lê sơ.

Thực ra, bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” cũng có một số sơ suất mà chúng tôi đã phát hiện và đính chính. Và chính Lê Quý Đôn cũng đã bổ chính một số nhầm lẫn cho bộ sách này. Tuy nhiên chỉ với lời bình luận về nhân vật Sỹ Nhiếp viết trên tinh thần Nho giáo mà Thiền sư lại đưa ra những lời bình luận là “nhắm mắt nói càn” và “thật khốn nạn hết chỗ nói”… Tôi hết sức kinh ngạc những điều lời lẽ đó.

Tôi không tin rằng đây là lời và thái độ của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nhưng dù sao, qua ngòi bút của tác giả Hoàng Hải Vân, thì tất cả người đọc đều cho rằng đó là phát biểu của Thiền sư. Ông là một nhà tu hành và là một học giả, nên tôi vẫn băn khoăn và trong lòng vẫn nghĩ rằng, dù bực bội đến đâu, cũng không thể thốt ra những lời “bất kính” như vậy đối với các bậc học giả tiền bối của dân tộc.

Từ băn khoăn đó, Giáo sư đã tìm hiểu vấn đề này như thế nào?

Cái tôi quan tâm là những nội dung vấn đề được đề cập đến. Tôi không muốn nghiên cứu qua những bài báo nói trên, mà muốn xem xét từ trong các công trình mà Thiền sư đã công bố. Tôi đã đọc những công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và trong tay tôi trước đó có 2 công trình liên quan đến những vấn đề nói trên từ khi mới phát hành.

Đó là “Lịch sử Phật giáo Việt Nam ” – tập 1 (từ khởi thủy đến thời Lý Nam Đế); “Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam ” – tập 1. Riêng cuốn “Lục độ Tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta” (cuốn được xem là cơ sở trích dẫn nhiều nhất trên Báo Thanh niên), vì không có trong tay, mà theo tôi biết thì chỉ in với số lượng nhỏ, phát hành ở TPHCM, nên tôi đã cấp tốc nhờ bạn bè tìm hộ.

Hiện tôi có đủ 2 bản: bản xuất bản năm 1972 ở Sài Gòn của Tu thư Đại học Vạn Hạnh và bản thứ hai mới tái bản năm 2005 của NXB Tổng hợp TPHCM. Nội dung 2 bản này hoàn toàn giống nhau.

Không có An Dương Vương thì giải thích như thế nào về thành Cổ Loa?

Khi đã có những cuốn sách này trong tay và nghiên cứu những vấn đề liên quan, Giáo sư có ý kiến như thế nào về những cái gọi là “phát hiện lịch sự chấn động” ở trên Báo Thanh niên?

Tôi thấy loạt bài của nhà báo Hoàng Hải Vân chỉ mới đưa ra một phần nhỏ trong các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Nói chung thì báo đã phản ánh đúng nội dung sách, nhưng các tư liệu và lập luận đưa ra chưa đầy đủ. Điều đó dễ hiểu, vì đây là một tờ báo ra hàng ngày, chứ không phải là một tạp chí chuyên ngành.

Thiền sư Lê Mạnh Thát là người mà đã gần như dành toàn bộ thời gian và công sức để đi sâu vào việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam và theo tôi đó là một việc làm rất có ý nghĩa. Với những công trình nghiên cứu về các bộ kinh Phật, về lịch sử và văn học Phật giáo Việt Nam, Thiền sư là một người chuyên sâu nhất về lĩnh vực này và rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên từ nghiên cứu Phật giáo chuyển sang nghiên cứu lịch sử dân tộc, thì có nhiều vấn đề cần phải bàn thêm. Đây là hai đối tượng nghiên cứu quan hệ rất mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Phật giáo đã sớm gắn bó với dân tộc và đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài lịch sử gần hai ngàn năm, và Phật giáo đã có những cống hiến rất lớn cho lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên văn hóa Phật giáo là một dòng, một bộ phận của văn hóa dân tộc, chứ không thể coi là toàn bộ văn hóa dân tộc. Từ lĩnh vực nghiên cứu Phật giáo chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu lịch sử dân tộc, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã đặt ra những vấn đề rất lớn về lịch sử cổ đại Việt Nam , mà điều quan trọng là về mặt khoa học đã giải quyết như thế nào?

Tôi xin nói về mấy vấn đề lớn mà Báo Thanh niên đã nêu ra: khẳng định thời kỳ An Dương Vương là không có, không có cuộc xâm lược của Triệu Đà cũng như không có thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất kể từ cuộc xâm lược của Triệu Đà cho đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và vì thế cuộc khởi nghĩa này được coi là một cuộc kháng chiến… Như thế nước Văn Lang của các vua Hùng kéo dài cho đến năm 43 sau Công nguyên!?

Theo nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát, thời An Dương Vương và nước Âu Lạc hoàn toàn là “một phiên bản”, “một hư cấu” dựa theo sử thi Mahabharata của Ấn Độ, và các sử gia Việt Nam đã sai lầm trong quá trình chép sử, từ “Đại Việt sử lược” cho đến các công trình sau này.

Khẳng định không có Thục Phán, không có thời kỳ An Dương Vương, thì Thiền sư giải thích như thế nào về sự ghi chép tương đối thống nhất về sự tồn tại của An Dương Vương trong thư tịch Trung Quốc và Việt Nam? Tất nhiên, xung quanh vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc có những vấn đề cần nghiên cứu và xác minh thêm như nguồn gốc của Thục Phán, niên đại của nước Âu Lạc…

Thiền sư phủ nhận tất cả những tư liệu trên mà không chứng minh được những bộ sử đó chép sai như thế nào. Đặc biệt luận điểm đó khó đứng vững trước một nguồn tư liệu mà theo tôi giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu cổ sử, đó là khảo cổ học. Tôi có cảm giác, Thiền sư đã bỏ qua, không khai thác và không cập nhật nguồn tư liệu khảo cổ học, nhất là những kết quả khai quật và nghiên cứu gần đây.

Xin Giáo sư nói rõ hơn về những vấn đề khảo cổ học liên quan đến triều đại An Dương Vương?

Trong mấy chục năm vừa qua, khảo cổ học Việt Nam đã có những kết quả rất quý giá, nhất là những di tích trong lòng đất, góp phần làm sáng rõ thêm tiến trình lịch sử dân tộc, nhất là thời tiền sử, sơ sử và cổ đại. Những di tích, những hiện vật khảo cổ học được xem là những bộ phận, là những mảnh của lịch sử còn lưu giữ được cho đến ngày hôm nay. Nó rất khách quan và rất trung thực.

Bằng những phương pháp khoa học, từ kết quả khai quật, các nhà khảo cổ học có thể xác định được niên đại tương đối và tuyệt đối của các di tích với những sai số chấp nhận được, có thể góp phần phục dựng trên một số phương diện nào đó diện mạo của nền văn hóa, cuộc sống của cư dân và một số công trình xây dựng đã sụp đổ…

Phủ nhận nước Âu Lạc và An Dương Vương thì tác giả giải thích như thế nào về thành Cổ Loa? Thiền sư cho rằng đó chỉ là tòa “Kiển thành” do Mã Viện xây mà trước đây đã từng có người đề xuất, nhưng những kết quả khảo cổ học gần đây đã cho phép xác định tòa thành này được xây dựng trước hết từ thời An Dương Vương rồi sau đó, được tiếp tục sử dụng và có thể có những bồi trúc nhất định.

Hơn nữa chúng ta còn tìm ra được ở Cổ Loa hàng vạn mũi tên đồng ba ngạnh được coi là “mũi tên đồng Cổ Loa”, rồi tìm thấy trống đồng, gần 100 lưỡi cày đồng cùng hàng loạt di vật của nền văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học còn cắt một đoạn thành để nghiên cứu và khai quật một số hố trong khu Thành Nội gần đền thờ An Dương Vương. Tại đây đã phát hiện một hệ thống những lò nung và khuôn đúc mũi tên đồng gồm ba mang bằng đá rất khớp với “mũi tên đồng Cổ Loa”, khuôn đúc mũi giáo…

Đáng lưu ý nhất là An Dương Vương đã dùng một phần Thành Nội để sản xuất vũ khí, chứng tỏ đây là loại vũ khí cực kỳ quan trọng cần được bảo vệ chặt chẽ. Phát hiện khảo cổ học này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết dân gian coi là “nỏ thần” mà thư tịch cổ Trung Quốc cũng ghi chép là loại vũ khí lợi hại, một lần bắn diệt được hàng trăm, hàng vạn người mà chính Thiền sư cũng đã dẫn trong công trình nghiên cứu của mình.

Thiền sư giải thích như thế nào về một thành lũy đang tồn tại trên mặt đất và cả những di tích, di vật như vậy trong lòng đất. Rồi giải thích như thế nào về những đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, ở Nghệ An… gắn liền với những truyền thuyết, những lễ hội dân gian nhằm tôn vinh người có công với dân, với nước.

Dĩ nhiên những kiến trúc đó xây dựng về sau nhưng không thể chỉ là sự bịa đặt, hư cấu mà phải xuất phát từ một cốt lõi lịch sử có thật của cuộc sống, của lịch sử dân tộc, có thể từ rất xa xưa!

Quá vội vàng khi đòi viết lại lịch sử dân tộc

Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không? Với quan điểm của mình thì Thiền sư Lê Mạnh Thát không cho rằng đó là một cuộc khởi nghĩa. Cần phải giải thích như thế nào về vấn đề này, thưa Giáo sư?

Về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, theo Thiền sư là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của một nước độc lập, chứ không phải là cuộc khởi nghĩa của một nước bị đô hộ. Trong khi đó, cả sử nước ta và sử Trung Quốc đều chép đó là cuộc “nổi dậy”, là cuộc “làm phản” chống chính quyền cai trị của nhà Hán. Chính Thiền sư Lê Mạnh Thát đã dẫn ra khá đủ những tư liệu này nhưng rồi phủ nhận tất cả và đi đến kết luận như trên.

Đứng về phương diện khoa học, các nhà khoa học có quyền đưa ra những giả thuyết trong nghiên cứu khoa học. Những giả thuyết đó có những cấp độ khác nhau: có thể chỉ là mới các ý tưởng đặt ra để nghiên cứu và cũng có thể là những giả thuyết đã có một số cứ liệu nhất định, nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận. Tuy nhiên, những vấn đề mà Thiền sư Lê Mạnh Thát đưa ra, không còn là giả thuyết nữa mà những kết luận đã khẳng định.

Từ đó đưa ra những yêu cầu phải loại bỏ thời kỳ này ra khỏi lịch sử dân tộc, thậm chí là phải viết lại lịch sử dân tộc thì thật quá vội vàng. Trong khoa học, mọi phát hiện có cơ sở khoa học đều phải được chấp nhận nếu những phát hiện đó là đúng, được chứng minh một cách vững chắc và bảo vệ được quan điểm đó trước các chất vấn, phản biện khoa học.

Trên tinh thần khoa học, dù phát hiện đó có đảo lộn quá trình lịch sử dân tộc như thế nào đi nữa, thì về mặt khách quan, chúng ta vẫn phải chấp nhận. Tuy nhiên, rất tiếc cái gọi là “những phát hiện lịch sử chấn động” mà Báo Thanh niên nêu ra, trên thực tế chỉ mới dừng lại ở mức giả thuyết và đề xuất mà thôi. Không có đủ cơ sở khoa học để chứng minh được những vấn đề đó.

Từ vài dẫn chứng trên, tôi nghĩ rằng, một số kết luận của Thiền sư Lê Mạnh Thát là chưa đủ chứng cứ khoa học, chưa đủ sức thuyết phục. Ở đây, có vấn đề khai thác và sử dụng tư liệu, có vấn đề phương pháp luận sử học chưa được sử dụng một cách nghiêm túc.

Trong loạt bài trên Báo Thanh niên, Thiền sư Lê Mạnh Thát đã nói nhiều về nền văn minh Hùng Vương với tư cách là một thể chế nhà nước đầy đủ có chữ viết, một bộ luật… Đó là một sự đề cao tinh thần dân tộc rất lớn, thưa Giáo sư.

Đọc các công trình nghiên cứu của Thiền sư Lê Mạnh Thát và qua những bài báo đó, chúng ta thấy Thiền sư có một tinh thần dân tộc rất cao. Thiền sư muốn đề cao tính dân tộc và văn hóa Việt Nam , nhất là thời kỳ Hùng Vương. Đó là thiện chí của Thiền sư mà chúng ta cần trân trọng. Nhưng đối với khoa học không thể dừng lại ở thiện chí, mà mọi kết luận cần phải chứng minh một cách khách quan trên cơ sở những nguồn sử liệu được khai thác toàn diện và so sánh, đối chiếu nghiêm túc.

Thiền sư khẳng định là từ thời Hùng Vương ta đã có chữ viết phát triển đến trình độ cao, khá hoàn chỉnh, có thể biên soạn luật thành văn, có thể viết bộ “Lục độ Tập kinh”… Rất tiếc là những khẳng định đó lại dựa trên những căn cứ chưa đủ sức thuyết phục.

Ví dụ lời tâu của Mã Viện nói luật Việt có 10 điều khác luật Hán, nhưng chưa có gì chắc chắn để coi đó là luật thành văn hay chỉ là luật tục. Bản chữ Hán “Lục độ tập kinh” do Khương Tăng Hội dịch trong thời gian ở Kiến Nghiệp còn đó và một số từ mang cấu trúc ngữ pháp Việt, không phải Hán là một phát hiện lý thú của Thiền sư nhưng từ đó khẳng định là phải dịch trên một văn bản chữ Việt thì còn quá vội.

Vấn đề chữ viết của người Việt thời Hùng Vương là một đề tài đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và có người đã dành nhiều công sức tìm kiếm nhưng cho đến hôm nay vẫn còn là vấn đề chưa có đủ cơ sở để kết luận. Có người dựa theo một gợi ý của tác giả sách “Thanh Hóa quan phong” chép rằng chữ Việt cổ gần như chữ Thái ở miền núi xứ Thanh, đi tìm những hình khắc tương tự trên một số đồ đồng Đông Sơn.

Có người sưu tầm những hình khắc trên đồ đồng Đông Sơn ở nước ta và cả vùng Nam Trung Quốc trên địa bàn Bách Việt xưa, đã phát hiện một số hình khắc có thể là ký hiệu chữ viết…Nhưng chỉ mới là những tìm tòi ban đầu, chưa tập hợp đủ những chứng cứ để đưa ra hệ thống ký tự của chữ viết, chưa nói đến việc giải mã hệ thống đó.

Những phát hiện của Thiền sư có thể đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu chữ viết của người Việt cổ, chưa thể coi là kết luận khoa học, tuy rằng trong thâm tâm ai cũng mong đợi điều đó sớm trở thành hiện thực.

Xin cảm ơn Giáo sư.

(Theo SGGP)

Ấn Độ giáo Văn học Ấn Độ Việt Nam học

Không thể phủ nhận sự tồn tại của triều đại An Dương Vương

PGS.TS Phạm Minh Huyền:

Trong loạt bài trên báo Thanh Niên, trong khi phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của triều đại An Dương Vương, Thiền sư Lê Mạnh Thát không đề cập chút nào đến những kết quả khảo cổ học từ trước đến nay về triều đại này. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Phạm Minh Huyền (ảnh), một chuyên gia khảo cổ về thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trực tiếp là thành Cổ Loa. An Dương Vương là sự tiếp nối liên tục và đạt trình độ cao hơn thời kỳ Hùng Vương.

Là một chuyên gia khảo cổ về thời kỳ văn hóa Đông Sơn nói chung và triều đại An Dương Vương nói riêng, Phó Giáo sư đánh giá như thế nào về sự ra đời của triều đại An Dương Vương?
 

PGS.TS Phạm Minh Huyền: Về phân kỳ khảo cổ học, cả thời Hùng Vương và An Dương Vương đều nằm trong thời kỳ của văn hóa Đông Sơn và đó là một sự chuyển tiếp thống nhất trên một phạm vi rất lớn. Toàn bộ vùng sông Hồng, sông Mã, sông Cả cho đến vùng Quảng Bình. Đây là sự chuyển tiếp để ra đời của một nhà nước sớm, một nhà nước sơ khai mà ta có thể gọi là nước Âu Lạc của triều đại An Dương Vương.

Đứng về mặt khảo cổ học, với những bằng chứng vật chất, sự chuyển tiếp giữa thời Hùng Vương và thời kỳ An Dương Vương là một sự xuyên suốt, không có đứt quãng. Không phải là An Dương Vương lên thì văn hóa Hùng Vương mất đi, hay Triệu Đà đánh xong An Dương Vương thì văn hóa Đông Sơn mất đi.

Trong văn hóa Đông Sơn, chúng tôi phân thành 3 kỳ: văn hóa Đông Sơn hình thành; văn hóa Đông Sơn phát triển và văn hóa Đông Sơn muộn. Thời kỳ An Dương Vương thuộc về thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn phát triển sang đầu thời kỳ muộn. Sau An Dương Vương, văn hóa Đông Sơn của người Việt tiếp tục phát triển…

Theo Phó giáo sư, triều đại An Dương Vương là sự tiếp nối của thời kỳ Hùng Vương và đưa văn hóa Đông Sơn của người Việt lên một tầm cao hơn so với thời kỳ Hùng Vương?

Đúng thế! Chúng ta không thể nói là ông Hùng Vương như thế nào, ông An Dương Vương như thế nào một cách cụ thể. Nhưng giới sử học, mà cụ thể là những người làm khảo cổ như chúng tôi cho rằng, đó là những người tù trưởng, tộc trưởng và họ là những người đứng đầu của những bộ lạc.

Trong rất nhiều bộ lạc, ở những khu vực khác nhau thì người nào khỏe nhất, bộ lạc nào hùng mạnh nhất sẽ có quyền lực lớn nhất! Ai có cơ sở vật chất giàu nhất thì sẽ có quyền lực lớn nhất! Hiện nay có một số nhà nghiên cứu với một số hướng khác nhau, đang đi tìm nguồn gốc của Thục Phán, nơi xuất phát của triều đại An Dương Vương.

Vấn đề nguồn gốc ở nước Tây Thục nhà Hán đã bị loại bỏ, hiện nay có 2 hướng chính về nguồn gốc của Thục Phán: một số nhà nghiên cứu cho là ở vùng Cao Bằng; hướng thứ 2 là cho là ở vùng Lào Cai, Yên Bái. Nhưng một điều ai cũng khẳng định, vào thời điểm đó, Thục Phán là một thủ lĩnh rất mạnh và giàu có về vật chất.

Những kết quả khảo cổ học cho thấy, ở vùng Cổ Loa từ thời kỳ đó đã tập trung khá nhiều di tích biểu hiện sự giàu có. Năm 1982, đã phát hiện giữa vòng thành Nội và vòng thành Trung, một trống đồng lớn, hiện nay đó là một trong những chiếc trống đồng đẹp nhất của văn hóa Đông Sơn. Trong cái trống đó, phát hiện hơn 100 cái lưỡi cày và rất nhiều đồ đồng khác. Người sở hữu cái trống đồng đó theo quan điểm chúng tôi là một người rất giàu có và có quyền lực lúc bây giờ. Vào thời điểm đó, những người nắm kỹ thuật đúc đồng luôn có một vị trí rất cao trong xã hội.

Ngoài ra, trong khu vực Cổ Loa, chúng tôi cũng tìm được những chiếc trống đồng khác và những mảnh trống đồng vỡ khá lớn. Điều đó chứng tỏ ở vùng Cổ Loa thời điểm đó tồn tại những nhân vật rất giàu có và có nhiều quyền lực. Theo tôi, lúc bấy giờ vai trò của nhân vật An Dương Vương là có thật và đó là một người tù trưởng rất giàu có và đã thâu tóm được một quyền lực rất lớn!

Trong mấy năm vừa rồi, chúng tôi đã tiến hành khai quật ở Cổ Loa, ngay tại khu vực đền Thượng, nơi thờ An Dương Vương. Đền này nằm ở góc Tây Nam của thành Nội. Tại đó năm 2005, chúng tôi đã phát hiện hệ thống lò đúc mũi tên đồng, với hàng trăm khuôn đúc, đúng với những “mũi tên đồng Cổ Loa” 3 cạnh mà chúng ta đã phát hiện ra trước đó.

Vào năm 1959 chúng ta lần đầu tiên phát hiện ra một kho mũi tên đồng 3 cạnh ở khu vực thành Cổ Loa. Trước đây, chúng ta chưa biết những mũi tên đồng đó được đúc ở đâu. Với việc phát hiện hệ thống lò đúc ở khu vực đền Thượng, chúng ta đã có câu trả lời cho điều đó.

Lúc mới phát hiện được mũi tên đồng, chúng ta đã phần nào tin tưởng được vào truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương, khi phát hiện ra hệ thống lò đúc, giả thuyết đó càng được củng cố với những hạt nhân hợp lý! Điều không thể chối cãi được là ngay ở thành Cổ Loa đã sản xuất được mũi tên đồng vào thời điểm đó.

Với số lượng hàng vạn mũi tên đồng, hàng trăm khuôn đúc được phát hiện, chứng minh rằng, có một đội quân lớn thường trực ở đây. Rõ ràng, Cổ Loa lúc bấy giờ là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế lớn và vai trò của An Dương Vương rất lớn, chứ không như thời kỳ Hùng Vương. Nói chính xác là An Dương Vương đã thành công trong việc xây dựng một mô hình nhà nước sơ khai trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn có từ thời kỳ Hùng Vương.

Thành Cổ Loa chắc chắn được xây dựng vào thế kỷ 2 trước Công nguyên

Những mũi tên đồng, những khuôn đúc được phát hiện ở Cổ Loa, đến thời điểm này đã xác định được niên đại chưa, thưa Phó giáo sư?

Năm 2005, khi khai quật đền Thượng, tại một đoạn thành Nội hỏng, chúng tôi đã tiến hành cắt đoạn thành đó để nghiên cứu. Tại đây, chúng tôi thấy có 3 lớp đất, tất cả đều được đắp vào một thời, nhưng chúng tôi không tìm thấy những vật như ngói, gạch, đá… nào cả. Tuy nhiên, cách chân thành Nội phía bên trong mấy chục mét, chúng tôi đào một hố và kết quả là thấy có tính chất của thành. Tức là có rất nhiều đá, nhiều ngói và gạch được chèn vào. Cùng với những mũi tên đồng, thì những gạch ngói đó là hiện vật rất quan trọng để khẳng định niên đại.

Trước đây, nhiều nhà sử học Việt Nam cho rằng đó là ngói và gạch thời Đông Hán, tức là sau Công nguyên và do Mã Viện đắp lên vòng thành Nội. Tuy nhiên, với nghiên cứu của chúng tôi, đặc biệt là sự so sánh với gạch ngói thời kỳ nước Nam Việt của Triệu Đà ở Quảng Đông (tức là thời Tây Hán), thì những gạch ngói có nhiều điểm tương đồng, giống nhau về hoa văn và hình dáng. Chúng tôi cho rằng, những gạch ngói đó không phải của văn hóa Đông Sơn, nhưng những sản phẩm đó cũng không phải là sản xuất ở nước Nam Việt đưa sang, mà ở đây chính là sự du nhập kỹ thuật từ Trung Quốc vào. Nghĩa là số gạch ngói đó được sản xuất ngay tại đây, có thể là tại khu vực Cổ Loa và nó mang một số yếu tố bản địa như dấu vết của các trang trí hoa văn của văn hóa Đông Sơn, mà gạch ngói vùng Nam Việt không có.

Bản thân văn hóa Đông Sơn không có kỹ thuật làm gạch ngói, mà kỹ thuật đó được du nhập vào từ Trung Quốc. Điều này chứng minh vào thời điểm đó, ở Cổ Loa có một nhân vật rất giàu có, nhiều quyền lực mới đủ điều kiện để cho du nhập kỹ thuật làm ngói và xây dựng thành quách.

Mặt khác, nó cũng chứng minh là vào thời điểm đó, có một mối quan hệ thông thương khá lớn giữa nước ta và Trung Quốc, mà cụ thể ở đây là triều đại An Dương Vương và nước Nam Việt. Tôi khẳng định rằng, những hiện vật gạch ngói đó có niên đại muộn nhất là đời Tây Hán và có thể sớm hơn là vào thời nhà Tần!

Về những mũi tên đồng Cổ Loa, trước đây chúng ta mới chỉ tìm thấy những khuôn đúc 2 mang. Nhưng việc phát hiện ra những khuôn đúc 3 mang đã tạo ra một bước ngoặt lớn. Theo nghiên cứu của chúng tôi, kỹ thuật làm khuôn 3 mang hoàn toàn là của văn hóa Đông Sơn.

Trống đồng cũng được đúc bằng khuôn 3 mang: 1 mang khuôn cho mặt trống và 2 mang còn lại cho thân trống. Để xác định niên đại của chúng, tôi đã gửi đi phân tích niên đại 2 mẫu: 1 mẫu của lò đúc phát hiện được 2005 và kết quả cho niên đại là 159±35BC, tức là vào khoảng 159 trước Công nguyên với sai số 35 năm; mẫu thứ 2 là của những hố rác thải của lò đúc (bao gồm những tro lửa, lò đúc hỏng, sản phẩm hỏng…) ở gần những lò đúc, niên đại của mẫu vật này là 190±35BC, tức là cũng vào đầu thế kỷ 2 trước Công nguyên. Trước đây, “Đại việt sử ký toàn thư” của Ngô Sỹ Liên chép là triều đại An Dương Vương tồn tại từ 257 đến 208 trước Công nguyên.

Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà sử học của chúng ta đã chứng minh được điều đó không đúng. Điều này trùng với ý kiến của Thiền sư Lê Mạnh Thát. Triều đại An Dương Vương tồn tại từ cuối thế kỷ 3 đến giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên. Niên đại nói trên của khuôn đúc mũi tên đồng và rác thải lò đúc ở Cổ Loa hoàn toàn đúng với thời kỳ An Dương Vương đã xây dựng nước Âu Lạc và đánh nhau với quân Triệu Đà.

Cũng như gạch ngói, những thứ để đúc ra hàng loạt mũi tên đồng Cổ Loa đều thuộc vào thời kỳ trước Công nguyên, thời kỳ Tây Hán. Ở Cổ Loa cũng có rất nhiều hiện vật thời Đông Hán, nhưng với những kết quả nghiên cứu nói trên, chứng tỏ thành Cổ Loa, đặc biệt là khu thành Nội được xây dựng và phát triển ở trình độ khá cao từ sớm; chứ không phải như ý kiến của một số người, cũng như Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng được xây dựng thời Đông Hán và do Mã Viện xây nên!

Triều đại An Dương Vương và mối liên hệ với Trung Quốc thời bấy giờ là không thể phủ nhận

Nhưng Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng không có cuộc xâm lược của Triệu Đà, và gần như không có sự quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc lúc bấy giờ…?

Tôi không đồng ý với quan điểm của Thiền sư Lê Mạnh Thát cho rằng không có cuộc xâm lược của Triệu Đà và nước Nam Việt chưa bao giờ có mối quan hệ với chúng ta. Tôi đã sang tham quan mộ của Triệu Văn Vương, tức là cháu của Triệu Đà và thấy ở đó có rất nhiều đồ đồng của văn hóa Đông Sơn chúng ta. Đặc biệt có 2 cái thạp đồng rất đẹp mà các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng thừa nhận là của văn hóa Đông Sơn chúng ta, chứ không phải là sản phẩm của người Trung Quốc thời kỳ đó.

Điều đó, chứng tỏ mối quan hệ giữa Nam Việt và Âu Lạc lúc đó là rất rõ ràng, có thể mối quan hệ giao thương 2 chiều, có thể là triều cống, hoặc có thể là Nam Việt cướp bóc của Âu Lạc! Dù hình thức nào đi nữa, thì không thể phủ nhận mối quan hệ này!

Ở Cổ Loa, chúng tôi phát hiện được những đồng tiền của thời Tây Hán và thời Tần. Ngay trên trống đồng Cổ Loa, mặt trong cũng có khắc chữ Hán, tức là được khắc vào sau khi đúc hoặc đã sử dụng một thời gian.

Đặc biệt trên một trong những khuôn đúc mũi tên đồng, đã phát hiện được 2 chữ theo lối chữ Hán. Một chữ đã đọc được là chữ “Thần” với nghĩa là “thần dân”, còn một chữ không đọc được. Tôi đã mang bản dập 2 chữ này sang Bắc Kinh hỏi thì được các chuyên gia Trung Quốc cho biết là 2 chữ này có niên đại sớm nhất là thời Chiến Quốc và muộn nhất là thời Tây Hán, tức là đều trước Công nguyên cả!

Tôi cho rằng, sau khi đánh xong An Dương Vương, Triệu Đà rút quân về Phiên Ngung (kinh đô nước Nam Việt lúc bấy giờ) và chỉ thực hiện cai quản từ xa, vẫn cho nước Âu Lạc tồn tại nhưng dưới hình thức là chư hầu và phải triều cống hàng năm. Tức là ở Cổ Loa vẫn tiếp tục là của người Việt với văn hóa Đông Sơn tiếp tục phát triển do những người tù trưởng, tộc trưởng Việt lãnh đạo.

Họ vẫn tiếp tục xây thành, thực hiện kỹ thuật đúc đồng mà An Dương Vương để lại… Tuy nhiên về sau, khi nhà Hán thôn tính nước Nam Việt thì sự cai trị của nhà Hán đối với chúng ta càng rõ nét hơn và tác động của văn hóa Hán tới văn hóa Đông Sơn mạnh hơn. Cho đến năm 43 sau Công nguyên, thì Hai Bà Trưng nổi dậy chống sự đô hộ của nhà Hán với tư cách là những tù trưởng, tộc trưởng…

Theo dõi loạt bài trên báo Thanh Niên, Phó Giáo sư suy nghĩ như thế nào khi mà Thiền sư Lê Mạnh Thát không hề đề cập đến những kết quả khảo cổ học nói về thời kỳ An Dương Vương như trên, mà cho rằng toàn bộ câu chuyện An Dương Vương là do người Việt mình tự bịa ra trên cơ sở chuyện từ sử thi Mahabharata?

Chưa có dịp tiếp xúc, nhưng tôi rất kính phục sự hiểu biết sâu rộng của Thiền sư cũng như khả năng xử lý các tài liệu, đặc biệt là văn bản cổ từ các ngôn ngữ khác nhau. Những luận điểm của Thiền sư đưa ra chúng ta cũng cần phải suy nghĩ. Như trường hợp Thiền sư đặt lại vấn đề Triệu Đà đánh nước Âu Lạc! Mặc đù đây là vấn đề không phải mới, trước đây nhiều nhà khảo cổ học đã tranh luận về vấn đề này! Tuy nhiên những luận điểm của của Thiền sư mới chỉ là dựa vào văn bản.

Còn với những kết quả khảo cổ học của chúng tôi, mặc dù có nhiều điều cần phải làm rõ hơn nữa; nhưng sự tồn tại và phát triển của triều đại An Dương Vương là có thực, không thể phủ nhận. Đó là sự tiếp nối của thời kỳ Hùng Vương, đưa văn hóa Đông Sơn của người Việt lên một tầm cao mới với sự hình thành của một nhà nước sơ khai.

Từ trước đến nay, trong giới khảo cổ học nói riêng và giới sử học nói chung đã có ý kiến nào phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của triều đại An Dương Vương như Thiền sư Lê Mạnh Thát không?

Sự tranh cãi về việc xây thành Cổ Loa đã có từ lâu, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào một vấn đề là: vòng thành Nội do An Dương Vương xây dựng hay do Mã Viện sau này xây dựng nên. Với những kết quả nói trên, tôi khẳng định là do An Dương Vương xây dựng, sau này Mã Viện hay các thời kỳ khác chỉ sử dụng và tu bổ thêm.

Còn vòng thành Trung và vòng thành Ngoại thì tất cả các nhà khảo cổ đều thống nhất là được xây dựng từ thời An Dương Vương. Từ trước đến nay, nghiên cứu tranh luận về triều đại An Dương Vương có nhiều, nhưng không một ai trong giới sử học Việt Nam nói chung và giới khảo cổ học nói riêng phủ nhận triều đại An Dương Vương như Thiền sư Lê Mạnh Thát cả! Với những kết quả khảo cổ mà chúng ta đã có trong mấy chục năm qua, việc tồn tại của triều đại An Dương Vương là điều không thể phủ nhận được.

Xin cảm ơn Phó Giáo sư!

(Theo SGGP)

Ấn Độ giáo

Achuta không được là người

Mang thân phận ô uế ngay từ khi mới ra đời, 1/6 dân số Ấn Độ đang phải sống cuộc sống xa lạ với đồng loại. Tại Ấn Độ, những người dưới đáy xã hội vẫn bị tẩy chay, bị sỉ nhục, bị cấm đi vào đền thờ và nhà của những người tầng lớp cao. Họ bị hiếp, bị đốt, thậm chí bị bắn chết vì những lý do không chấp nhận được.

Girdharrilal Maurya đang phất lên nhờ nghề thuộc da thì gặp họa, cái họa do chính tổ tiên anh gây ra. Tất cả chỉ vì anh sinh ra là một người Achuta, một thứ cặn bã dưới con mắt của đạo Hindu. Cái tội của Maurya là đã không cam chịu phận đã định như ông cha mình, dám dùng chung giếng làng – xưa nay vốn chỉ dành cho những người đẳng cấp trên.

Một đêm, trong khi Maurya đi vắng, nhà anh bị tấn công. Một nhóm người đã phá hàng rào, lấy đi máy kéo, đánh đập vợ và con gái anh rồi đốt rụi căn nhà. Thông điệp của họ rất rõ ràng: Hãy trở lại nơi thuộc về mày.

Những vết sẹo do bị tạt acid trên mặt Ramprasad và trên người Ramlakhan ở làng Uttar Pradesh là cái giá họ phải trả vì đã dám câu cá ở cái ao không phải dành cho những người Achuta.

Ở Ấn Độ, sinh ra là một tín đồ của đạo Hindu thì buộc phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo về đẳng cấp xã hội của đạo này. Đạo Hindu chia xã hội thành những đẳng cấp khác nhau theo quan điểm đã tồn tại hơn 1.500 năm qua: mọi người sinh ra không phải ai cũng có quyền bình đẳng. Theo đó, như một cơ thể người, ở đẳng cấp cao nhất (từ miệng trở lên) là các Brahman: những thày tu và giáo sĩ; từ miệng xuống tay là Kshatrya: những người lãnh đạo và binh lính; từ tay xuống đùi là Vaisya: tầng lớp buôn bán; từ đùi đến chân là Sudra: người lao động. Những người như Maurya thì không được tính đến. Họ bị xếp vào dạng Achuta, nghĩa là những người dưới đáy xã hội. Họ bị khinh rẻ, ruồng bỏ và là một khái niệm đồng nghĩa với sự ô uế, không đáng được gọi là người.

“Luật Manu của đạo Hindu quy định rất rõ ràng, tầng lớp nào thì được ăn gì, vệ sinh ra sao, khi nào thì chiến đấu và kẻ nào thì phải tránh”, Umashaka Tripathy, một thày tu thuộc tầng lớp Brahman (Bà la môn), cho biết. Tổ tiên của Tripathy chính là những người đã lập ra luật Manu và bây giờ, đến lượt anh duy trì nó. Ngồi bắt chéo chân trong một ngôi đền ở Varanasi bên bờ sông Hằng, Tripathy vừa khua đôi bàn tay trắng mềm vừa nói về việc anh phải giữ thể xác và linh hồn mình trong sạch, không một tỳ vết như chiếc áo thụng dhoti truyền thống mà anh khoác trên người.

“Tôi kiêng thịt, rượu, không ăn gừng hay hành vì chúng trồng trên đất”. Câu chuyện của Tripathy chứa đầy sự tự kiêu của một người thuộc đẳng cấp cao nhất trong xã hội. Một người Brahman như Tripathy không được chạm vào chân của Gandhi, vì dù được tôn sùng như một vị thánh ở Ấn Độ, Gandhi vẫn thuộc về Vaisya – đẳng cấp thấp hơn anh những hai bậc. Và đương nhiên, Tripathy chẳng bao giờ bận tâm đến số phận của những người Maurya. Những câu chuyện về người Achuta bị tạt acid, hoặc vợ anh ta bị hiếp trước mặt chồng, vẫn xảy ra hằng ngày ở đâu đó trên đất Ấn Độ, không lấy nổi của Tripathy một cái nhíu mày.

Trong ký ức sống của ngày trước, người Achuta sẽ bị đánh nếu trót để bóng mình phủ lên một người ở đẳng cấp cao hơn vô tình đi qua đường. Họ phải mang chuông để người khác biết mà tránh. Họ phải mang ống nhổ theo mình để không được khạc nhổ làm ô uế mặt đất. Và đương nhiên là họ không bao giờ được phép ngồi gần ai ngoài những người cùng đẳng cấp với mình. Ngày nay, tuy những luật lệ này đã phần nào được nới lỏng, nhưng tình thân ngược đãi của nó với tầng lớp Achuta vẫn không khác trước là bao. Hiện có khoảng 160 triệu người Achuta ở Ấn Độ. Những người dưới đáy xã hội này vẫn bị tẩy chay, bị sỉ nhục, bị cấm đi vào đền thờ và nhà của những người ở tầng lớp cao hơn. Họ bị buộc phải ăn uống trong những cốc, bát riêng ở nơi công cộng. Họ bị hiếp, bị đốt, bị đánh thậm chí bị bắn chết vì những lý do phân biệt đẳng cấp không thể chấp nhận được.

Mặc dù luật pháp Ấn Độ nghiêm cấm những hành vi phân biệt đẳng cấp, nhưng ở một đất nước mà 80% dân số theo đạo Hindu thì thường là lệ (của chính giáo) vẫn lớn hơn luật (của quốc gia). Thế nên tất cả những nỗ lực của chính quyền để đổi đời cho người Achuta vẫn chỉ nằm chủ yếu trên giấy tờ. Không có cách nào để họ hòa nhập vào xã hội. Rào cản lớn nhất chính là nghề nghiệp của họ, những nghề luôn bị định kiến của đạo Hindu quay lưng.

Tôn giáo này quy định những công việc bẩn thỉu, phải tiếp xúc với rác, máu hay các chất thải của cơ thể, là để dành riêng cho người Achuta. Nghĩa là dù thông minh, tài giỏi tới đâu thì nghề của họ vẫn không nằm ngoài những việc như mai táng người chết, dọn nhà xí, cắt rốn trẻ con, thu lượm xác xúc vật trên phố, thuộc da, thông cống… may lắm mới được làm thuê việc đồng áng cho các địa chủ. Những công việc này thuộc dạng cha truyền con nối qua hàng bao thế hệ người Achuta.

Sinh thời, Mahatma Gandhi đã dũng cảm đối đầu với những điều luật mấy nghìn năm của đạo Hindu để lấy lại công bằng cho người Achuta. Ông nhận con gái của một gia đình Achuta làm con nuôi, khẩn cầu Ấn Độ thôi khinh mạt những người con cùng màu da, cùng sinh ra và lớn lên bên sông Hằng. Thậm chí ông còn đổi tên Achuta thành Harijan (Những đứa con của thượng đế). Ông cũng mở toang tất cả các cánh cửa đền cho họ vào hương khói và đi khắp Ấn Độ để nói về một xã hội mới không còn cái nhìn khinh rẻ đối với họ.

Tuy nhiên, Gandhi chỉ kêu gọi xóa bỏ Achuta mà không dám đánh đổ chế độ phân định đẳng cấp xã hội – đặc sản đáng buồn của Ấn Độ. Kết quả, cái ông mơ ước và cái ông nhìn thấy còn quá xa nhau. Người Achuta vẫn không được tôn trọng hơn. Tuy đã bớt bị khinh rẻ nhưng họ phải mang thêm những cái nhìn thương hại. Dù sao những gì Gandhi làm cũng mở đường cho Bhimrao Ramji Ambedkar lập ra đảng chính trị đầu tiên của người Achuta, thậm chí chiếm được ghế cho họ trong bộ máy lập pháp. Ambedkar mạnh tay hơn Gandhi và đáng tiếc là chính điều này đã đẩy họ sang hai chiến tuyến. Gandhi sợ rằng những gì Ambedkar làm sẽ phá tan đạo Hindu và ông đã đẩy người hùng đích thực của dân Achuta vào phía cuối của một con đường hầm không có ánh sáng. Thất bại, chán nản, Ambedkar cuối cùng đã cải giáo sang đạo Phật.

Gần 50 năm trôi qua kể từ khi Ambedkar trút hơi thở cuối cùng. Cũng từ đó, không còn lương tâm nào dằn vặt vì thân phận của người Achuta nữa. Và những người sống dưới đáy xã hội lại phải tiếp tục vác gánh nặng nghiệp chướng của quá khứ vào tương lai – tương lai không dành cho họ. Trong những năm gần đây, số vụ hành hung, ngược đãi người Achuta đã tăng lên tới 30% tại các bang họ tập trung như Bihar, Tamil Nadu. Xã hội làm ngơ và cảnh sát hãn hữu lắm mới tiến hành điều tra tội phạm. Trong kho tư liệu của phóng viên ảnh Krishnar Kishan ở thành phố Patna, thủ phủ Birha, tràn ngập hình xác người Achuta. “Mỗi tuần lại có vài người thiệt mạng. Nhưng chừng đó là quá ít để có thể đưa tin. Tòa soạn chỉ cử tôi đi chụp khi có những cuộc thảm sát Achuta lớn”.

Ở Ấn Độ, quốc gia luôn tự coi mình là điển hình cho một hình mẫu phát triển, nền dân chủ đông dân nhất thế giới, quyền lực mới trong công nghiệp phần mềm, một kẻ thách thức trong lĩnh vực liên lạc vệ tinh, một cường quốc tiềm năng với những nhà máy sản xuất năng lượng hạt nhân và bom nguyên tử – vẫn còn nguyên câu hỏi: Tại sao những người Achuta phải chết?

(Theo Sành Điệu)

Ấn Độ giáo

Why Julia Roberts Became a Hindu

 - Getty Images
Julia Roberts in India.

Academy Award winning Hollywood actor Julia Roberts, who recently converted to Hinduism, reconfirmed her faith in Hinduism while commenting that her “opting for Hinduism is not a religious gimmick”.

In an interview to The Hindu, “India’s National Newspaper” dated November 13, 2010, Roberts said: “It is similar to Patsy of Razor’s Edge by Somerset Maugham. We share a common aspect of finding peace and tranquility of mind in Hinduism, one of the oldest and respected religions of civilization”.

Clarifying that actual spiritual satisfaction was the real reason behind her converting to Hinduism, Julia Roberts said: “I have no intention of demeaning any other religion simply because of my fondness for Hinduism. I don’t believe in comparing religions or human beings. A comparison is a very mean thing to do. I have received real spiritual satisfaction through Hinduism.”

Roberts, who grew up with a Catholic mother and Baptist father, reportedly became interested in Hinduism after seeing a picture of the deity Hanuman and the Hindu guru Neem Karoli Baba, who died in 1973 and whom she never met.

She revealed in the past that the entire Roberts-Moder family went to temple together to “chant and pray and celebrate.” She then announced, “I’m definitely a practicing Hindu.”

According to reports, Roberts has been interested in yoga for quite some time. She was in the northern Indian state of Haryana (India) in September 2009 to shoot Eat, Pray, Love in an ‘ashram’ or hermitage. In January 2009, she was seen sporting a ‘bindi’ on her forehead during her trip to India.

Her film production company is called ‘Red Om Films,’ named after the Hindu symbol ‘Om’ which is considered the mystical syllable containing the universe. There were reports that she was trying to adopt a child from India and her kids shaved their heads during her last visit to India.

Hindu statesman Rajan Zed, who is President of Universal Society of Hinduism, interpreting wisdom of ancient Hindu scriptures, suggested Roberts to realize the Self or pure consciousness through meditation. Hindus believe that real happiness comes from within, and God can be found within one’s heart through meditation.

Quoting Shvetashvatara Upanishad, Zed pointed out to Roberts to be always aware that “worldly life is the river of God, flowing from him and flowing back to him.” Stressing the importance of meditation, he quoted Brihadaranyaka Upanishad, and pointed out that if one meditates upon the Self, and realizes it, they can come to understand the meaning of life.

Rajan Zed further said that seeing Roberts’ devotion, he would pray to lead her to the ‘eternal joy.’ If she needed any assistance in deeper Hinduism exploration, he or other Hindu scholars would be glad to help, Zed added.

This Diwali, Julia Roberts was in the news for her comment that ‘Diwali should be celebrated unanimously throughout the world as a gesture of goodwill’. Roberts equated Christmas with Diwali and said that both “are festivals of lights, good spirits and death of evil”. She further pointed out that Diwali “not only belongs to Hinduism but is universal in nature and in its essence too. Diwali ignites the values of self confidence, love for humanity, peace, prosperity and above all eternity which goes beyond all mortal factors… When I think of Diwali, I can never imagine a world broken into fragments by narrow feelings of communalism and religion which does not care for human benevolence.”Julia Roberts said: “Ever since I developed my liking and fondness for Hinduism, I have been attracted and deeply fascinated by many facets of the multi-dimensional Hinduism… spirituality in it transcends many barriers of mere religion”. Talking of India, she promised “to return to this sacred land again and again for the best of creativity.”

http://hinduism.about.com/od/artculture/a/Why-Julia-Roberts-Became-A-Hindu.htm

Ấn Độ giáo

Gandhi: the mortal demi-god

Người ta tôn sùng Gandhi như một vị thánh, tuy nhiên con người đa diện của ông chưa được biến đến rộng rãi. Tất cả được mô tả trong cuốn tiểu sử gây tranh cãi gần đây về Gandhi của Joseph Lelyveld, tác giả từng đoạt giải Pulitzer

Joseph Lelyveld đã viết một cuốn sách đáng ngưỡng mộ về Mohandas Gandhi, người được công nhận đã dẫn dắt Ấn Độ đến độc lập từ Anh năm 1947. Nó cũng đem đến độc giả đầy đủ thông tin để nhận thức rằng ông là một người lập dị tính dục, không có năng lực chính trị, và có những sở thích cuồng nhiệt kỳ cục (vì thế ông thường xuyên thẳng thừng nghiệt ngã với những người xung quanh).

Trong phong trào Swaraj (Tự trị) mà Gandhi thực hiện suốt đời, Ấn Độ có thể đã độc lập sớm hơn nhiều năm nếu ông không liên tiếp từ bỏ chiến dịch bất tuân lệnh dân sự ngay khi nó bắt đầu thành công. Với 300 triệu dân bị nhúm nhỏ người Anh (0,1% số đó) cai trị, tiểu lục địa đã có thể kết thúc ách đô hộ với chỉ một cái nhún vai nếu đạt được sự thống nhất chính trị. Tuy nhiên, việc không ngại ngần chọc tức và làm nhà lãnh đạo 90 triệu dân Hồi giáo Ấn Độ Muhammad Ali Jinnah (người ông gọi là “gàn dở”) thất vọng – đã phá nát bất cứ hy vọng sớm giành độc lập nào. Ông xa lánh B. R. Ambedkar, người đại diện cho 55 triệu dân thuộc tầng lớp thấp nhất ở Ấn Độ (Candala – tiếng Anh gọi là Untouchables, tiện dân, họ bị xã hội khinh rẻ và không được chạm vào bốn đẳng cấp trên, kể cả cái bóng của bốn đẳng cấp trên cũng không được giẫm đạp lên). Ambedkar gọi Gandhi là “thủ đoạn và bất tín”. Từ 1900 đến 1922, Gandhi chấm dứt những nỗ lực của ông không ít hơn ba lần, bỏ rơi hơn 15.000 người ủng hộ, những người vì đại nghĩa đã bị giam cầm.

Là một người không ngừng tự khuếch trương bản thân, Gandhi đưa ra bộ tiểu sử thần thánh đầy đủ đầu tiên về mình để gửi tới mọi người và đảm bảo sẽ tái bản. Chúng ta chưa thể rõ liệu ông có thực sự tạo ra mọi chi tiết về mình hay không, vì theo Lelyveld, Gandhi khăng khăng rằng đám nhà báo sắp xếp “những từ ngữ không phải từ miệng ông mà là bản ông cho phép in sau khi chỉnh sửa rất nhiều”.

Chúng ta đều biết chắc rằng ông khuyên người Séc và Do Thái lựa chọn bất bạo động với phát xít Đức, ông nói “một người Do Thái đứng lên và từ chối tuân theo các sắc lệnh của Hitler” là đủ để “làm trái tim hắn tan chảy”. (Bất bạo động, theo quan điểm của Gandhi, cũng có thể có tác dụng trong trường hợp người Trung Quốc chống phát xít Nhật). Mở đầu bức thư gửi Adolf Hitler với lời chào “Anh bạn của tôi”, Gandhi tự cao hỏi: “Anh có lắng nghe lời kêu gọi của một người dứt khoát tránh xa chiến tranh mà không phải là không có thành công đáng kể?” Ông khuyên người Do Thái ở Palestine “dựa vào thiện chí của người Ả rập” và chờ đợi một nhà nước Do Thái “đến khi ý kiến người Ả rập chín muồi”.

Tháng 8.1942, khi phát xít Nhật đang ở cửa ngõ Ấn Độ và đã chiếm gần hết Miến Điện, Gandhi phát động một phong trào nhằm cản trở nỗ lực chiến tranh và bắt người Anh “rời Ấn Độ”. Nếu chế độ diệt chủng Nhật Bản nắm được đông bắc Ấn Độ, và chắc chắn làm được nếu không có quân Anh ngăn chặn, hậu quả đối với nhân dân Ấn Độ đã rất thảm khốc. Không dưới 17% dân số Philippines thiệt mạng dưới ách đô hộ Nhật Bản, và không có lý do gì để nói Ấn Độ sẽ rơi vào tình trạng tốt hơn. May mắn là thống chế Lord Wavell đã giam giữ Gandhi và 60.000 người ủng hộ và tiếp tục chiến tranh với Nhật.

Dù chủ nghĩa bất bạo động của Gandhi khiến ông trở thành biểu tượng cho phong trào dân quyền Hoa Kỳ, Lelyveld cho thấy ông kiên quyết phân biệt chủng tộc với người da đen ở Nam Phi. “Chúng tôi bị dẫn tới một nhà tù được dành cho người da đen” (nguyên văn: Kaffir – một từ mang tính phân biệt chủng tộc nặng nề với người da đen Nam Phi), Gandhi phàn nàn trong một trong những chiến dịch vận động cho quyền lợi của người Ấn Độ sinh sống ở đó. “Có thể hiểu được khi không được xếp chung với người da trắng, nhưng bị đặt ngang hàng với người da đen thì thật là quá quắt. Họ (Kaffir) là chủng tộc chưa được khai hóa – những người tù thậm chí còn tệ hơn thế nhiều. Họ thật rắc rối, bẩn thỉu và sống như động vật.”

Trong một bức thư ngỏ gửi đến cơ quan lập pháp tỉnh Natal ở Nam Phi, Gandhi viết về cách “người Ấn Độ bị dìm xuống đẳng cấp của người da đen mọi rợ”, sau đó ông nói về một người da đen nào đó “với nghề nghiệp là săn bắn, khát vọng duy nhất là thu lượm một vài gia súc để mua một cô vợ, và sống cuộc đời biếng nhác và trần truồng”. Về người da trắng Nam Phi và người Ấn Độ, ông viết: “Chúng tôi tin vào sự thuần khiết của những giống nòi này như họ vốn vậy”. Đó cũng có thể là lý do ông không cho phép con trai Manilal lấy cô gái Hồi giáo Fatima Gool, mặc dù chính ông cổ súy sự thống nhất Hồi giáo – Hindu.

Quan niệm xấu về sự trần truồng của Gandhi thật mỉa mai thay, khi ông ở độ tuổi bảy mươi và sắp dẫn dắt Ấn Độ đến độc lập, lại khuyến khích cô chắt họ mười bảy tuổi Manu lõa thể “âu yếm hàng đêm” với ông. Sau khi sa thải vài thành viên trung thành lâu năm trong đội tùy tùng 100 người, những người có thể bất đồng với hành vi tâm linh trên, ông bắt đầu ngủ lõa thể với Manu và những phụ nữ trẻ khác. Một lần ông nói với một phụ nữ: “Bất chấp mọi nỗ lực, bộ phận của tôi vẫn bị kích thích. Thật kỳ lạ và đáng xấu hổ.”

Nhưng ông cũng có thể tàn nhẫn với Manu, một lần ông bắt cô đi qua một khu rừng rậm hay xảy ra hiếp dâm để lấy lại một viên đá bọt mà ông hay dùng để cọ chân. Khi cô trở lại trong nước mắt, Gandhi phá lên cười và nói: “ Nếu có tên côn đồ nào đó mang cháu đi và cháu dũng cảm đối mặt với cái chết, thì con tim ta sẽ nhảy nhót vì sung sướng.”

Giống như Lelyveld đã làm quá rõ, bộ phận của Gandhi có thể chỉ hiếm khi bị kích thích vì những cô gái trẻ trần truồng, vì tình yêu của đời ông là kiến trúc sư kiêm lực sỹ Đức gốc Do Thái, Hermann Kallenbach, người khiến ông bỏ vợ năm 1908. Ông viết cho Kallenbach: “ông đã hoàn toàn chiếm giữ thân thể tôi, đây là kiếp nô lệ với một sự báo thù”. Gandhi gọi mình là “Nhà trên” và Kallenbach là “Nhà dưới”, và ông hứa với “Nhà dưới” sẽ không “nhìn bất cứ phụ nữ nào với ánh mắt thèm khát”. Cà hai đều hứa “yêu nhiều, và nhiều hơn nữa… tình yêu mà họ hy vọng thế giới chưa từng có”.

Họ chia tay khi Gandhi trở về Ấn Độ năm 1914, vì kiến trúc sư người Đức không được phép đến Ấn Độ trong thời chiến – dù vậy Gandhi không bao giờ từ bỏ giấc mơ gặp lại ông ta, Gandhi viết “ông luôn luôn trong tâm trí tôi”. Về sau, ở trong tu viện, Gandhi nói: “Tôi không thể hình dung ra một thứ xấu xí như giao phối giữa nam và nữ”.

Trong tiểu luận Hind Swaraj (Độc lập của Ấn Độ), Gandhi kịch liệt phản đối luật sư, đường sắt, và chính trị nghị trường, mặc dù ông đã là một luật sư chuyên nghiệp thường xuyên di chuyển bằng tàu hỏa để đến các cuộc họp tranh luận cho chính phủ riêng của Ấn Độ. Sau khi thề không dùng sữa vì nó chứa các thành phần kích dục, ông mắc bệnh trĩ, vì thế ông cho rằng ông chỉ thề bỏ sữa bò, chứ không phải sữa dê (Gandhi về cuối đời bắt đầu uống sữa dê theo lời khuyên của bác sỹ). Sự chống đối hoàn toàn của ông với kiểm soát sinh đẻ trừ kiêng khem tình dục, ở một đất nước ngày nay có ngày càng nhiều người sống với dưới 1,25 đô la một ngày so với thời của ông, còn nguy hiểm hơn.

Ông nói về những người Hồi giáo chịu trách nhiệm trước những cuộc thảm sát hàng ngàn người Hindu ở Đông Bengal năm 1946 rằng Hồi giáo “là một tôn giáo hòa bình”. Với một người Hindu hỏi ông rằng làm sao những người đồng đạo lại có thể trở về những ngôi làng mà ở đó tôn giáo của họ đã bị quét sạch, Gandhi vô tư đáp: “Tôi không thấy phiền nếu một gia đình hay tất cả 500 gia đình trong khu vực của ông bị giết”. Điều có ý nghĩa với ông là phương châm bất bạo động. Dù sao, như ông nói với một tín đồ Bà La Môn chính giáo, ông tin vào hồi sinh.

Sự ủng hộ của Gandhi với chính quyền Hồi giáo (Caliphate) trong những năm 1920 (vì nó mà ông nói “sẵn sàng hy sinh vợ, con gái, và bạn bè”) – theo như Lelyveld cho thấy, chỉ là một cuộc vận động định kỳ để giữ chân Liên đoàn Hồi giáo trong liên minh của ông càng lâu càng tốt. Khi chiến dịch vì sự thống nhất thất bại, ông đổ lỗi cho thế lực tối cao, năm 1927: “Tôi quần quật vì nó, tôi hành xác cho nó, nhưng ông trời không hài lòng. Ông trời không muốn tôi có được thành quả nào từ công việc.”

Gandhi sẵn lòng đứng lên vì tầng lớp tiện dân Candala, nhưng không phải ở khoảnh khắc sống còn khi họ đòi quyền cầu nguyện trong đền thờ năm 1924-1925. Ông e ngại sẽ làm các tầng lớp Hindu cao cấp xa lánh. “Liệu bạn có dạy Kinh phúc âm cho một con bò?”, “Ồ, vài Candala còn tệ hơn cả bò theo cách hiểu của họ.”

Mùa Ăn Chay Lớn đầu tiên của Gandhi – được thực hiện năm 1932 bất chấp niềm tin của ông rằng nạn đói là “hình thức áp bức tệ hại nhất, điều cản trở những nguyên tắc cơ bản của bất bạo động” – nhằm ngăn cản những người Candala không có ghế trong bất kỳ chính phủ Ấn Độ tương lai nào. Ông nói đó là “tôn giáo, không phải một câu hỏi chính trị”, và không chấp nhận tranh luận về vấn đề này. Ông cũng khẳng định ở đâu đó rằng “sự thủ tiêu tình trạng phân biệt với đẳng cấp Candala không bao gồm việc các đẳng cấp cao Hindu phải dùng chung bữa với những người từng thuộc Candala”. Trong những cuộc mít tinh lớn chống lại tình trạng phân biệt trong những năm 1930, với hàng chục ngàn người tham dự, bản thân những người Candala bị giữ ở những bãi rào kín cách xa các tầng lớp Hindu.

Đương nhiên, bất cứ phong trào liên minh nào cũng dính líu ở một mức độ nhất định về tính thỏa hiệp và đạo đức giả. Nhưng hình ảnh thần thánh của Gandhi, cái chết của ông vì tay một kẻ cuồng tín theo đạo Hindu năm 1948, và sự lựa chọn hình ảnh Gandhi của Martin Luther King Jr. làm hình mẫu cho phong trào dân quyền Hoa Kỳ đã bảo vệ ông khỏi những soi xét chỉ trích. Nhà văn Pháp Romain Rolland gọi Gandhi là “một á thần không bất tử” năm 1924 trong một “tiểu sử các vị thánh”, tóm lược tinh thần của tất cả các bài viết về ông. Người ta thường lấy những hạt cát bám vào chân của Gandhi như thánh tích, và các nhà tiểu sử học hiện đại cũng có vẻ tôn kính ông như thế. Lelyveld không là ngoại lệ, ông bào chữa cầu kỳ cho Gandhi qua từng giai đoạn của cuốn sách được nghiên cứu kỹ và diễn giải rất tốt này.

Bốn chiến dịch lớn của đời Gandhi: thống nhất Hồi giáo – Hindu, chống nhập khẩu vải sợi Anh, chấm dứt phân biệt đẳng cấp Candala, và đuổi người Anh khỏi tiểu lục địa – chỉ có điều cuối cùng thành công, đơn giản chỉ vì Đế chế Anh đã gần sụp đổ – lúc đó lãnh đạo bởi Clement Attlee, người vốn chống chủ nghĩa thực dân – và dù sao đi nữa cũng thực sự muốn rời bỏ Ấn Độ sau Thế chiến mệt mỏi.

Không phải là một kỷ lục cho ai đó, người được dành cho “quyền quyết định duy nhất” ở Đảng Quốc Đại Ấn Độ từ tháng 12.1921, nhưng không như các chính trị gia khác, Gandhi không thể bị đánh giá bởi kết quả thực tế, vì ông là “Linh hồn Vĩ đại” (Mahatma tiếng Hindi nghĩa là Linh hồn Vĩ đại, cái tên do nhà thơ R. Tagore đặt cho ông).

https://hoangduongnt.wordpress.com/2011/04/28/gandhi-the-mortal-demi-god/

Phật giáo Thinking Việt Nam học

Tạp chí Heritage của Vietnam Airlines có “làm nhục trái tim người Myanmar”?

Tà áo dài trên bìa Tạp chí Heritage của Vietnam Airlines gây tranh luận.
Tà áo dài trên bìa Tạp chí Heritage của Vietnam Airlines gây tranh luận.

Sự việc diễn ra từ ngày 18-11, một nickname có tên Venerable Nayaka đăng tải trên trang facebook cá nhân của mình sự bức xúc về trang bìa tạp chí tạp chí Heritage.

“Gửi các hãng hàng không Việt Nam, các nhà thiết kế và những người mẫu. Người Myanmar chúng tôi thực sự rất khó chịu về bức ảnh này. Shwedagon là nơi tôn giáo linh thiêng của chúng tôi và các phật tử, và có những di tích cần được tôn trọng.

Các bạn làm ơn chấm dứt ngay việc cư xử thiếu tôn trọng xúc phạm tới văn hóa và tín ngưỡng của người khác. Làm ơn đừng dùng bức ảnh về Shwedagon để in lên áo dài cho  phụ nữ mặc. Các bạn thực sự làm nhục trái tim người Miến Điện.

Các bạn có thể nhìn cách chúng tôi tôn trọng tôn giáo ở mọi nơi. Chúng tôi không thể cho phép mọi người, những người mặc quần áo ngắn để lên chùa, thậm chí là người địa phương hay du khách.

Còn bây giờ, những cô gái Việt Nam các bạn lại mặc trang phục áo dài truyền thống có hình chùa Vàng. Thật là lố lăng. Những người Miến Điện chúng tôi luôn tôn trọng mọi người Việt Nam khi chúng tôi gặp ở mọi nơi nhưng các bạn thì lại không.

Làm kinh doanh hay thương mại thì phải rất nhạy cảm để thu hút sự chú ý của mọi người. Bởi vậy, nhân danh người Miến Điện, tôi thực sự rất khó chịu và sẽ báo cáo với đại sứ Việt Nam tại Yangon cũng như báo cáo lãnh sự quán của chúng tôi tại Việt Nam và các đại lý của hãng hàng không của Vietnam Airlines ở Yangon.

Làm ơn hãy hành động ngay để chấm dứt việc này. Thực sự thấy xấu hổ cho việc tiếp thị của hãng. Tôi không thể nói lên lời nào nữa”.

Cùng với những lời chỉ trích trên, Venerable Nayaka đăng kèm 9 hình ảnh bìa tạp chí Heritage Fashion và một số trang bên trong có hình người mẫu Việt Nam mặc áo dài có hình chùa Vàng.

Theo thông tin ghi trên tạp chí, thì bộ trang phục trên, do người mẫu Hồng Quế mặc, được thiết kế bởi Thái Tuấn, chụp tại Mù Cang Chải, Yên Bái. Tạp chí được phát hành tháng 11-2015.

Cộng đồng mạng chia sẻ thông tin này. Đến ngày 20-11, có gần 2.200 lượt chia sẻ thông tin của Venerable Nayaka.

Như Tuổi Trẻ đã đưa tin, ngày 20-11, Ban biên tập tạp chí Heritage đã có thư ngỏ gửi các cơ quan truyền thông, giải thích về sự việc, thừa nhận “việc chọn lựa hình ảnh chùa tháp trên áo dài truyền thống đã làm cho một bộ phận độc giả không hài lòng và có những phản ứng trái chiều không tích cực trên trang facebook của một số cá nhân”.

Đồng thời Ban biên tập Heritage cũng “nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc sử dụng các hình ảnh mang tính biểu tượng tôn giáo”.

Chùa Shwedagon ở Yangon (Myanmar) có lịch sử 2.500 năm, được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar. Tại đây còn lưu giữ những báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo.

V.V.TUÂN

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20151120/tap-chi-heritage-cua-vietnam-airlines-co-lam-nhuc-trai-tim-nguoi-myanmar/1006372.html
Dear Vietnamese Airlines ,
designers and models.
We Myanmar people really got upset for this photo.
Shwedagon is Holy place of a religion and Buddha hair ,robes,and other relics were enshrined ..
Plz avoid the disrespectful behavior which insult other people’s culture and beliefs..
Plz don’t use the pictures of Shwedagon
Pagoda for women wearing.
is that your inflight magazine?????
You guys really fuck to all our burmese people heart.
U can see how we respect on religious in everywhere
We can’t allow everyone who wears short skirts and pants to climb up to the pagoda even u r local or tourist
Now your vietnamese girl wear pagoda as your traditional dress.
it’s very ridiculous
We burmese respect each and everyone of vietnamese when we meet everywhere but you guys are not.
Doing business or marketing is very sensitive to attract people.
So I really upset on behalf of Burmese and will report to your vietnam embassy in Yangon as well as report our embassy in Vietnam more over your airline office in Yangon.
please do some action in urgent for this matter.
Really shameful for your company marketing
Speechless
Venerable Nayaka

Đại diện Ban biên tập tạp chí Heritage cho biết bộ sưu tập áo dài mang tên gọi “Nét đẹp Á Đông” được đăng trang bìa và trong nội dung trên số Heritage Fashion tháng 11-2015 là do Lụa Thái Tuấn thiết kế, với tình cảm trân trọng tà áo dài Việt Nam cũng như trân trọng những danh lam thắng cảnh của châu Á nói chung.

Hình ảnh chùa tháp trên áo dài truyền thống cũng là cách giới thiệu đặc trưng tín ngưỡng văn hóa Phật Giáo của các vùng đất Châu Á.

Ý thức được sự khác biệt trong văn hoá thể hiện qua những góp ý này, ban biên tập tạp chí thu hồi tất cả ấn bản Heritage Fashion số tháng 11-2015, đồng thời gửi thông điệp xin lỗi tới các độc giả đã quan tâm góp ý.

Theo đó, Ban biên tập Tạp chí Heritage nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc sử dụng các hình ảnh mang tính biểu tượng tôn giáo. Tạp chí Heritage khẳng định “luôn đặt sự kính ngưỡng và tôn trọng tất cả thánh tích thờ tự của các tôn giáo cũng như những tín ngưỡng tâm linh và văn hóa của mỗi quốc gia trên thế giới trong tôn chỉ hoạt động”.

Trong khi đó, việc các nhà thiết kế trang phục (không riêng gì áo dài) lấy cảm hứng và đưa hình ảnh các công kiến trúc nổi tiếng, di sản văn hóa thế giới lên mẫu thiết kế của mình không phải là chuyện lạ.

http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20151120/in-hinh-ao-dai-phan-cam-vietnam-airlines-thu-hoi-tap-chi-heritage/1006330.html

Lịch sử tư tưởng phương Đông Phật giáo

NIẾT BÀN

Nguyễn Chính Kết, Việt Nam

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Sáu cảnh giới trên hay lục đạo là những cảnh giới có sướng có khổ, có vui có buồn, có cảnh sướng nhiều khổ ít, có cảnh vui ít buồn nhiều. Ðó là vòng luẩn quẩn như một mê cung hết sức phức tạp, làm cho các chúng sinh trong đó muôn đời hết leo lên lại lộn xuống, hết lộn xuống lại leo lên, từ kiếp này sang kiếp khác. Cho tới một kiếp nào đó, do tu tập trí tuệ trước đó nhiều kiếp, có chúng sinh giác ngộ được mình đang sống trong cái vòng đảo điên ấy và muốn tìm đường thoát khỏi. Những chúng sinh đã thoát khỏi vòng đảo điên ấy là các vị Phật. Và tình trạng hay cảnh giới mà các vị Phật ấy đang sống là Niết Bàn. Vậy Niết Bàn là gì?

Trước hết, Niết Bàn là một “trạng thái”, tạm gọi như thế, có thực, không phải là trạng thái hư vô (néant). Vì là một thực tại chỉ có những người đắc đạo mới chứng ngộ được, và không có một kinh nghiệm nào tương đương với những kinh nghiệm của người thường, nên Ðức Phật chỉ có thể diễn tả thực tại nay bằng những phủ định: nó không phải là cái này hay cái kia, chứ không thể xác định nó là cái gì. Do đó, những người chưa hiểu nhiều về Ðạo Phật thường quan niệm Niết Bàn là một cái gì tiêu cực, thậm chí đồng hóa nó với hư vô nữa. Ta thử minh họa điều đó bằng một thí dụ. Ðối với ai có mắt sáng như chúng ta, thì mầu sắc là một thực tại hết sức thiết thực, hoàn toàn tích cực. Nhưng nếu ta lạc vào một xứ gồm toàn những người mù từ lúc bẩm sinh, mù từ thời tổ tiên bao đời trước. Vì thế, không ai có một kinh nghiệm gì về màu sắc cả. Nếu ta phải diễn tả cho họ về màu sắc thì ta phải nói màu sắc là gì? cái gì tương đối tích cực để diễn tả về màu sắc thì đều vượt khỏi tất cả những kinh nghiệm họ có được. Và họ sẽ có khuynh hướng nghĩ màu sắc là cái này cái nọ mà họ có thể quan niệm được theo kinh nghiệm họ đã có. Như vậy chắc chắn họ sẽ quan niệm sai về màu sắc, khiến ta phải phủ nhận rắng màu sắc không hề là những thứ đó, ta không thể làm khác hơn. Thế là họ bắt đầu nghĩ rằng màu sắc là hư vô, là một cái gì hết sức tiêu cực. Rất nhiều “nhà Phật học” Tây Phương khi thấy Phật Tổ diễn tả Niết Bàn bằng cách phủ nhận tất cả, liền có thái độ tương tự như những người mù trên.

Vậy Niết Bàn là một thực tại có thực, rất tích cực, nhưng siêu thế, siêu nghiệm, không thuộc bình diện hiện tượng, nên bất biến, vĩnh cửu, bất khả tư nghị. Ðức Phật đã mô tả Niết Bàn bằng các từ ngữ như: Vô Tận, Bất Tùy Thế, Vô Song, Tối Cao, Tối Thượng, Bỉ Ngạn (đến bờ bên kia), Chỗ Nương Tựa Tối Thượng, Chu Toàn, Ðảm Bảo, Hạnh Phúc, Duy Nhất, Phi Nhân, Bất Khả Diệt, Tuyệt Ðối Thanh Tịnh, Siêu Thế, Vĩnh Cửu, Giải Thoát, Vắng Lặng, v.v… Nếu đem so sánh những thuộc tính mà Ðức Phật dùng để diễn tả Niết Bàn với những thuộc tính mà người Kitô hữu dùng để diễn tả Thiên Chúa, ta thấy có sự trùng hợp rõ rệt. Ðương nhiên ta đừng vội đồng hóa hai Thực tại đó, vì cũng có những thuộc tính khác biệt. Nếu ta cho rằng Thiên Chúa là tích cực, thậm chí tích cực hơn tất cả những gì tích cực nhất, thì rõ ràng một thực tại có những đặc tính tương tự như thế không thể là tiêu cực được.

Niết Bàn là mục tiêu cứu cánh của Ðạo Phật, cũng là cứu cánh của tất cả mọi chúng sinh. Niết Bàn khác với Thiên Ðàng của Kitô Giáo ở chỗ: Mọi chúng sinh, dù hiện tại có độc ác hay thấp kém tới đâu, thì cuối cùng cũng đạt tới Niết Bàn, sau khi đã được tôi luyện qua hằng hà sa số kiếp trong lục đạo. Thật vậy, Phật Tổ đã định nghĩa: “Chúng sinh là Phật sẽ thành”, nghĩa là chúng sinh đều sẽ là thành viên của Niết Bàn. Còn Thiên Ðàng của Kitô Giáo chỉ dành cho những người sống tốt lành xứng đáng là Con Cái Chúa ở trong kiếp sống duy nhất này, hoặc vào giây phút cuối cùng của đời sống đã trở nên như thế. Quan niệm xưa của Giáo Hội còn hạn chế số người vào Thiên Ðàng hơn nữa: “Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ”. Số phận của những ai không được vào Thiên Ðàng thì thật là tuyệt vọng. Còn những ai chưa đạt được Niết Bàn thì không chỉ hy vọng mà còn chắc chắn sẽ có ngày đạt được như một điều tất yếu xảy ra. Cho dù mức độ trọn hảo phải có để đạt được Niết Bàn cũng rất cao, cao đến độ không có chúng sinh nào chỉ tu luyện trong một vài kiếp sống mà đạt được. Thiên Ðàng là một phần thưởng do Thiên Chúa ban do lòng nhân lành và đại độ của Ngài. Còn Niết Bàn không do ai ban thưởng và cũng không tùy thuộc ơn huệ của ai cả, mà là do định luật tất yếu của tự nhiên, tương tự như hễ ăn thì no, không ăn thì không no: no là kết quả tất yếu của việc ăn chứ không do ai ban cả.

Bản chất Niết Bàn thế nào không được Phật Tổ định rõ vì ngôn ngữ của loài người không đủ ý niệm để diễn tả, chỉ biết đó là một thực tại tốt đẹp vô song, là mục tiêu tối thượng của Phật Giáo. Tuy nhiên, nguyên nghĩa của tiếng Niết Bàn mang hình thức phủ định, do tiếng Bắc Phạn là NIR-VANA. NIR là không (phủ định), VANA là ái dục, là sợi dây nối liền hai đời sống. Nirvana hay Niết Bàn là sự dứt bỏ, tách rời (NIR) ra khỏi ái dục (VANA), sự thèm khát nhục dục. Ngày nào chúng sinh còn bị ái dục hay luyến ái trói buộc, làm động lực cho mọi hành động của mình, ngày đó chúng sinh còn tạo thêm nghiệp mới, và nghiệp này tất yếu phải trổ sinh quả, khiến cho chúng sinh phải tiếp tục sinh tử tử sinh để có điều kiện cho quả ấy trổ sinh. Theo giáo lý Phật Giáo, ái dục chính là đầu mối, là yếu tố quan trọng nhất khiến cho hành động của họ trở thành nghiệp, nghiệp tốt cũng như nghiệp xấu. Cả hai loại nghiệp đều làm cho vòng sinh tử tiếp tục mãi. Chỉ khi nào không còn ái dục nữa thì hành vi của chúng sinh không còn tạo nghiệp, không còn tiếp tục được nữa, tức ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, lúc đó ta thành đạt đạo quả Niết Bàn. Như vậy, nguyên nghĩa của từ NIẾT BÀN hay NIRVANA không nói lên bản chất của Niết Bàn, chỉ nói phương thế để đi đến Niết Bàn là diệt trừ ái dục.

Theo Phật Giáo, ái dục hay lòng ham muốn là nguồn phát sinh ra mọi đau khổ trên trần gian. Ham muốn đòi hỏi phải được thỏa mãn. Nếu không được thỏa mãn thì đau khổ. Nếu được thỏa mãn thì cảm thấy hạnh phúc, nhưng hạnh phúc này không kéo dài, vì ham muốn không dừng lại ở một chỗ. Tâm lý con người cũng như mọi chúng sinh là “được voi thì đòi tiên”, “lòng tham không đáy”. Không ai được thỏa mãn ham muốn rồi mà hạnh phúc lâu dài cả, vì họ lại mong muốn một cái khác và nghĩ rằng mình chỉ được hạnh phúc khi được thỏa mãn điều đó. Cứ như vậy mãi. Vả lại, khi đã đạt được điều mong muốn nào thì phải lo bảo vệ và giữ nó, đó cũng là một điều khổ. Giữ không được mà phải để cho mất lại còn đau khổ hơn nữa. Chính vì vậy mà các nhà hiền triết đông cũng như tây đều khuyên con người nên giảm bớt ham muốn thì cuộc sống sẽ dễ có hạnh phúc hơn. Về vấn đề giảm bớt lòng ham muốn, Phật Giáo còn triệt để hơn nữa. Không phải chỉ là giảm bớt mà là tiêu diệt mọi ham muốn, thậm chí cả lòng ham muốn vào Niết Bàn nữa. Vì ham muốn này đòi hỏi được tiếp nối bởi một ham muốn khác, nên chúng tạo nên một nghiệp lực lôi kéo chúng sinh tái sinh hết kiếp này sang kiếp khác để những ham muốn đó được thỏa mãn. Chúng ta có thể cảm nghiệm lực đó khi ta ham muốn điều gì. Rõ ràng lòng ham muốn đó có năng lực thúc đẩy ta chịu khó, và cố gắng tạo mọi điều kiện để được thỏa mãn. Ta không bao giờ muốn chết khi đang ham muốn và khi ham muốn chưa được thỏa mãn. Phải sống để được thỏa mãn đã. Do đó, ham muốn khiến chúng sinh cứ luẩn quẩn mãi trong vòng sinh tử luân hồi. Vì thế, muốn thoát khỏi vòng đó, phải diệt trừ ham muốn.

Nhưng muốn đi đến Niết Bàn, tức muốn giải thoát, thì chúng sinh phải mong muốn điều đó cách mãnh liệt. Phải ham muốn thật mãnh liệt sự giải thoát đó, người ta mới có động lực để dẹp đi mọi ham muốn khác, và thực hiện con đường tu tập. Nếu không có lòng ham muốn mãnh liệt đó, người ta sẽ không bao giờ dẹp được các ham muốn khác. Nhưng cuối cùng ham muốn đó cũng phải bị tiêu diệt mới có thể giải thoát được. Ham muốn Giải Thoát hay Niết Bàn là hình thức cao đẹp nhất của Ái Dục, và ái dục này vẫn tác động như bất kỳ một ái dục nào khác. Nhưng nhờ ham muốn Niết Bàn, ta mới trừ khử được tất cả mọi ái dục đến mức chỉ còn có một. Do đó mong muốn Niết Bàn là mong muốn cuối cùng, cao thượng nhất. Khi chỉ còn một mong muốn duy nhất này, trí huệ ta sẽ phát triển tới mức độ rất cao do tâm trí không còn bị những ham muốn tầm thường chi phối. Lúc đó ta sẽ giác ngộ và từ bỏ ham muốn cuối cùng đó. Và khi đã được Niết Bàn rồi thì lòng ham muốn đó cũng như mọi ham muốn khác không thể hồi sinh.

Chúng sinh sở dĩ luẩn quẩn mãi trong vòng luân hồi đảo điên là vì chúng sinh đã để tâm trí mình trụ vào những sự vật vô thường, chóng qua, có sinh có tử. Ðó là những thực tại trong thế giới hiện tượng mà người ta cảm nghiệm được, thấy được nên cho rằng có. Và người ta sống và ham muốn với những thực tại đó. Vì những thực tại này hay thay đổi, nay này mai khác, khi thì phù hợp với những ước muốn của chúng sinh, khi thì ngược lại, nên chúng sinh cũng bị thay đổi đảo điên theo: khi vui khi buồn, khi sướng khi khổ rất thất thường, tâm trí không được ổn định an lạc, tất cả mọi niềm vui đều chóng qua, sớm nhường chỗ cho những buồn phiền đau khổ. Còn chạy theo những thực tại vô thường bằng những ham muốn của mình, chúng sinh còn phải ngụp lặn trong vô thường, sẽ trôi lăn mãi trong lục đạo. Muốn hiện hữu của mình an định, không còn trôi lăn trong những cái vô thường, tâm trí chúng sinh phải an trụ nơi Thực Tại Thường Hằng Bất Biến, trong chính bản thân mình cũng như trong thế giới vạn vật, đồng thời hiệp nhất, trở nên một Thực Tại đó. Càng hiệp nhất với Thực Tại Vô Sinh Bất Diệt ấy, chúng sinh càng ít bị những thực tại vô thường chi phối, ảnh hưởng. Càng sống với Thực Tại Duy Nhất ấy, càng hiệp nhất với Thực Tại ấy, chúng sinh càng nhận ra rằng nơi bản thân mình, chỉ còn có một Thực tại ấy duy nhất sống động, hiểu biết, hành động, còn “cái tôi” mà từ trước đến giờ mình vẫn tự nhận là mình thì chưa từng hiện hữu bao giờ. Ðó là “vọng ngã” (cái tôi giả). Nơi bản thân, cái thực sự hiện hữu từ xưa đến giờ chỉ là Chân Ngã (Cái Tôi đích thực). Cái “vọng ngã” và Chân Ngã chỉ là một, chưa bao giờ là hai. Nhưng sự thật đó chỉ mới được giác ngộ sau một thời gian tu tập trí tuệ, và sống hết mình với Thực Tại Bất Biến Thường Hằng ấy. Giác ngộ như thế gọi là “kiến tánh”, là thấy được bản tánh đích thực của mình, tức “bản lai diện mục” của mình. Phải trải qua một quá trình như thế, chúng sinh mới có thể ra khỏi vòng luân hồi luẩn quẩn và đi vào cảnh giới Niết Bàn, cảnh giới vô sinh bất diệt.

Lịch sử tư tưởng phương Đông Phật giáo

Ý nghĩa của “niết bàn” theo quan điểm Phật giáo

Đến Niết-bàn bằng thiền hát

Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ.
Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si.
Quá trình sinh tử này tiếp tục vô tận cho đến khi chuyển hóa thành cảnh giới Niết bàn: cứu cánh của các Phật tử.
Danh từ Niết bàn trong Pàli hợp thành do Ni và bàna. Ni là một yếu tố phủ định và bàna nghĩa là dục vọng hay khát ái. Chính vì ly khai khỏi khát ái, hay bàna, dục vọng nên nó được gọi là Niết bàn. Niết bàn theo nghĩa đen là không trói buộc.
Nó cũng có thể được định nghĩa như là sự đoạn tận tham, sân và si. Đức Phật từng nói: “Toàn thế giới đang bốc cháy. Do ngọn lửa gì thế giới bị đốt lên? Do ngọn lửa tham, sân, si, do ngọn lửa sinh, lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não mà thế giới đốt lên”.

Ảnh minh họa.

Không nên vì tri thức trần tục của chúng ta không thể hiểu được mà cho rằng Niết bàn là trạng thái hư vô, hủy diệt. Người ta không thể nói không có ánh sáng chỉ vì người mù không thấy. Cũng như trong câu chuyện rất phổ biến về cuộc tranh luận giữa con cá và bạn nó là con rùa, và cá đã kết luận đắc thắng rằng không có đất liền.
Niết Bàn của các Phật tử không phải chỉ là hư vô hay trạng thái hủy diệt, nhưng đó là cái mà không ngôn từ nào có thể diễn tả xác đáng. Niết Bàn là một pháp “không sinh, không phát khởi, không tạo thành, không do duyên sinh”. Do đó, nó là vĩnh cửu (Dhuva), khả ái (Subha) và an lạc (Sukha).
Trong Niết bàn không có cái gì “vĩnh cửu hóa”, cũng không có cái gì “bị diệt vong”, mà ở ngoài đau khổ.
Theo những kinh sách, Niết bàn được đề cập như là Hữu dư y (Sopàdisesa) và Vô dư y (Anupàdisesa). Thực ra, đây không phải là hai loại Niết bàn, mà chỉ là một, nhưng tùy theo cách gọi trước và sau khi chết.
Niết bàn không có vị trí ở bất cứ nơi nào, nó cũng không phải là một loại thiên đường dành cho một tự ngã siêu nhiên cư trú. Nó là một trạng thái lệ thuộc vào chính cái thân này. Nó là một pháp (Dhamma) ở trong tầm vươn tới của tất cả mọi người. Niết bàn là một trạng thái siêu thế gian, có thể đạt được ngay trong cuộc đời này. Phật giáo không tuyên bố mục đích tối hậu này chỉ có thể đạt được trong một đời sống bên kia thế giới. Đây là điểm khác biệt chính yếu giữa quan niệm Niết bàn của đạo Phật và quan niệm về một thiên đường vĩnh cửu của ngoại đạo, chỉ có thể đạt được sau khi chết, hoặc là hợp nhất với Thượng đế, hoặc là hợp nhất với bản thể thần linh trong một kiếp sau. Khi chứng đắc Niết bàn nhưng còn cái thân này, đó gọi là cảnh giới Hữu dư y Niết bàn (Sopàdisesa Nibbàna dhàtu). Một vị A La Hán đạt đến Niết bàn viên mãn (Parinibbàna), sau khi thân hoại, không còn lưu lại bất cứ một chút thể chất nào nữa thì đó gọi là cảnh giới Vô dư y Niết bàn (Anupàdisesa Nibbàna dhàtu).
Theo lời của Huân tước Edwin Arnold (1832-1904):[1]
“Nếu ai dạy Niết bàn là diệt tận,
Hãy nói là họ dối trá.
Nếu ai bảo Niết bàn là còn sống,
Hãy nói là họ sai lầm.”
Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ. Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si.
Bậc A-la-hán còn hay không còn sau khi chết? Đức Phật trả lời: “Bậc A-la-hán đã giải thoát khỏi 5 uẩn thật sâu thẳm, khó lường như đại dương. Bảo rằng Ngài có tái sinh sẽ không thích hợp cho trường hợp này. Bảo rằng Ngài không tái sinh, cũng không phải không tái sinh đều không thích hợp cho trường hợp này.”
Không thể nói rằng một bậc A-la-hán còn tái sinh, vì tất cả những dục vọng tạo điều kiện tái sinh đều được đoạn trừ, cũng không thể nói rằng bậc A-la-hán bị hủy diệt, vì không có cái gì để hủy diệt cả.
Nhà khoa học Robert Oppenheimer (1904-1967)[2] viết:
“Ví dụ, nếu chúng ta hỏi, phải chăng vị trí của điện tử vẫn giữ nguyên? Chúng ta phải nói là không; nếu chúng ta hỏi, phải chăng vị trí của điện tử thay đổi theo thời gian? Chúng ta phải nói là không; nếu chúng ta hỏi, phải chăng nó đang chuyển động? Chúng ta phải nói là không.”
Đức Phật đã trả lời tương tự như thế khi Ngài được hỏi về những điều kiện của tự ngã con người sau khi chết; nhưng đó không phải là những câu trả lời thông thường theo truyền thống khoa học vào thế kỷ XVII và XVIII.
Chú thích:
[1]. Edwin Arnold (1832-1904): Thi sĩ, học giả, ký giả của nước Anh. 
[2]. Robert Oppenheimer (1904-1967): Nhà bác học Mỹ rất nổi tiếng. Người chế ra bom nguyên tử đầu tiên, được giải thưởng Enrieo Fermi. 
TT Thích Phước Sơn
Theo Người Đưa Tin