Browsing Category

Văn học Tây Ban Nha

Văn học Pháp Văn học Tây Ban Nha

Don Juan – La comédie musicale

 

Vào thế kỷ 16 và 17, Tirso de Molina, một nhà soạn kịch Tây Ban Nha viết vở El burlador de Sevila y el cambido de pierra. Trải qua nhiều thay đổi, xuất hiện dưới dạng hài kịch ứng tác, Don Juan được Molière viết lại vào năm 1665. Tiếp đến Don Juan được Mozart viết trong vở opera Don Giovanni và Baudelaire viết trong thơ của mình. Rồi Mérimée, Byron, Dumas cùng rất nhiều tác giả, nhà soạn nhạc và nhà làm phim lấy cảm hứng từ nhân vật gian dối này, kẻ dám thách thức những quy tắc đạo đức và xã hội.

Don Juan trong văn học

Molière

Năm 1665, Molière viết vở kịch rất nổi tiếng Dom Juan kể lại câu chuyện về anh chàng hào hoa. Dom Juan kết hôn với Done Elvire rồi ruồng bỏ cô ta trốn đi với tên hầu Sganarelle (đóng bởi Molière trong những buổi diễn của ông). Trong cảnh 1 hồi 1, Sganarelle nói chuyện với Gusman, tên hầu của Done Elvire và tiết lộ con người thật của Don Juan, kẻ sau đó tiếp tục kết hôn nhiều lần rồi bỏ rơi những cô gái bị hắn ta chinh phục.

Các nhà văn khác

  • 1677: Le Festin de Pierre, của Thomas Corneille
  • 1730: Don Juan, của Carlo Goldoni
  • 1821: Don Juan, của Lord Byron
  • 1831: Don Juan de Marana, của Alexandre Dumas
  • 1844: Don Juan, kịch của Nikolaus Lenau
  • 1903: Man and Superman, của George Bernard Shaw
  • 1991: La Nuit de Valognes, của Eric-Emmanuel Schmitt

Don Juan trong âm nhạc

  • 1787: Wolfgang Amadeus Mozart viết vởi opera Don Giovanni
  • 1841: Franz Liszt sáng tác Réminiscences de Don Juan dựa trên đề tài vở opéra của Mozart.
  • 1889: Richard Strauss viết giao hưởng thơ Don Juan, lấy cảm hứng từ bài thơ của Lenau.
  • 2013: Lương Bằng Quang tác giả vở nhạc kịch “Tên Sở Khanh” với hình tượng lấy từ Don Juan trên sân khấu Paris By Night 109 Bằng Kiều cùng với Minh Tuyết và Kỳ Phương Uyên.

Don Juan với điện ảnh

Johnny Depp, người đóng vai Don Juan trong Don Juan De Marco

  • 1948: Những cuộc phiêu lưu của Don Juan, phim Mỹ của Vincent Sherman với Errol Flynn trong vai Don Juan.
  • 1956: Don Juan, phim Pháp của Julien Duvivier với Fernandel trong vai Sganarelle.
  • 1995: Don Juan DeMarco, phim của Jeremy Leven với Johnny Depp trong vai Don Juan và sự tham gia của Marlon Brando
  • 1998: Don Juan, phim của Jacques Weber từ kịch bản của Molière.

Cùng rất nhiều phim khác. Theo thống kê của Internet Movie Database có khoảng gần 100 bộ phim về đề tài này.

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Literature Văn học Tây Ban Nha

Văn hào Cervantes bất tử cùng Don Quixote

Miguel de Cervantes là tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch Tây Ban Nha nổi tiếng. Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết hai tập “Don Quixote – nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha”.

Đây không chỉ là tác phẩm quan trọng nhất của đời ông mà còn là tác phẩm vĩ đại nhất của ngôn ngữ Tây Ban Nha. Thậm chí, trong một cuộc khảo sát do Viện Nobel Na Uy tiến hành, tác phẩm này còn được bình chọn là bộ tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại…

Miguel de Cervantes.

Miguel de Cervantes sinh ngày 29/9/1547 tại Alcala de Henares, gần thành phố Madrid ở Tây Ban Nha, trong một gia đình quý tộc sa sút. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ông chỉ học đến Trung học, nhưng là người có tinh thần tự học rất cao và đặc biệt là rất chăm chỉ đọc sách.

Hơn 22 tuổi, Cervantes đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ. Đây là cơ hội lớn cho ông tiếp tục niềm đam mê của mình là đọc sách và học tập.

Cũng tại nước Ý, cùng với người anh Rodrigo, Cervantes tham gia quân đội Tây Ban Nha và tham dự trận thủy chiến danh tiếng Lepanto diễn ra vào tháng 10/1571, chống lại hạm đội của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Cervantes còn tham gia vào nhiều trận chiến khác tại Tunis, Sardinia, Naples, Sicily và Genoa.

Năm 1574, khi trên đường về xứ Tây Ban Nha bằng tàu biển, Cervantes cùng với người anh đã bị hải tặc bắt cóc và bán làm nô lệ tại xứ Algiers. Các cuộc vượt ngục không thành đã khiến cho Cervantes bị hành hạ tàn nhẫn. Mãi đến năm 1580, Cervantes mới được chuộc ra.

Trở về Tây Ban Nha với cơ thể không còn lành lặn, Cervantes quyết định lập gia đình và để đảm bảo mưu sinh, ông bắt đầu quay sang viết, tuy nhiên thơ và một số kịch bản của ông không được đón nhận.

Cervantes quay sang viết truyện, đây là một hình thức văn chương không được giới trí thức lúc bấy giờ quan tâm. Cuốn tiểu thuyết đồng quê đầu tiên của Cervantes có tên là “La Galatea”, được xuất bản vào năm 1585.

Cũng trong khoảng thời gian này, Cervantes phải làm nhiều công việc, kể cả việc làm nhân viên thu mua thực phẩm cho hạm đội Armada, và cũng nhờ tiếp xúc với giới nhà nông mà ông đã hiểu rõ tâm lý và các nỗi cơ cực của họ để sau này hình thành tính cách nhân vật cho cặp nhân vật Don Quixote và Sancho Panza.

Mặc cho túng thiếu và nghịch cảnh, cuốn tiểu thuyết lừng danh “Don Quixote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” đã ra đời vào tháng 1/1604.

Ngay khi vừa xuất bản, nó đã trở thành một tác phẩm bán chạy nhất thời điểm đó, với 6 lần tái bản trong 1 năm. Do cuốn truyện được nhiều người tìm đọc, một tác giả giả mạo khác đã viết ra phần tiếp của cuốn tiểu thuyết này. Sự việc gian trá ấy đã khiến cho Cervantes vội vã viết ra phần cuối của cuốn truyện, xuất bản vào năm 1615.

Hình tượng hiệp sĩ Don Quixote và giám mã Sancho Panza.

“Don Quixote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục hưng và là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của châu Âu. Qua hình tượng Don Quixote, tác giả phản ánh được tính đa diện của con người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại, yêu quý tự do và ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và biết trọng đạo lý.

Qua tác phẩm, Cervantes chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng, biểu lộ khát khao hướng đến một xã hội hậu phong kiến công bằng và nhân đạo hơn.

“Don Quixote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” đã chinh phục người đọc trong nước cũng như ngoài nước và được dịch ra rất nhiều tiếng trên thế giới.

Lý giải tại sao bộ tiểu thuyết “Don Quixote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” lại có sức chinh phục rộng lớn như vậy, đến độ trở thành cuốn sách “hay nhất của mọi thời đại”, một nhà văn đã cho rằng, nếu nói về sự hấp dẫn thì nhiều cuốn sách khác trên thế giới còn hấp dẫn hơn.

Vấn đề là Don Quixote đã đánh thức trong mỗi con người chúng ta bản chất hướng thiện mà hiện thời, nó dễ bị phủ lấp bởi sự hoành hành thống trị của cuộc sống nặng về hưởng thụ, cá nhân vị kỷ, ít quan tâm đến người khác. Và đấy chính là giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm…

Trải qua gần 400 năm, vượt ra khỏi sự đào thải của thời gian, “Don Quixote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” vẫn dành được sự hâm mộ rộng khắp và được công nhận là một trong những tác phẩm văn học lớn nhất của nhân loại.

Không chỉ có ảnh hưởng lớn trong khuôn khổ văn học, “Don Quixote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” vẫn là đề tài của sân khấu, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, màn ảnh. Từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, các nhà phê bình, triết học, các nhà văn, nhà thơ, những người làm công tác văn nghệ, không ai không xác nhận giá trị tư tưởng và nghệ thuật của cuốn truyện này.

Không chỉ có sức sống mãnh liệt về mặt học thuật, “Don Quixote – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” còn thật sự đi sâu vào cuộc sống thường ngày. Trong các ngày hội, những cuộc vui hóa trang ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng như ở nhiều nước châu Âu khác, người ta thường thấy xuất hiện hiệp sĩ Don Quixote và giám mã Sancho Panza “hệt như tả trong truyện”.

Tại nhiều cuộc bình chọn văn học cho đến nay, bộ tiểu thuyết “Don Quixote của Miguel de Cervantes vẫn được chọn là “tiểu thuyết số một thế giới”. Nó cũng là một trong những cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất và được tái bản nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, chỉ sau Kinh thánh.

Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

http://baotintuc.vn/dau-an-su-kien/van-hao-cervantes-bat-tu-cung-don-quixote-20140928172751003.htm

 

Lời nói đầu

Độc giả nhàn hạ, chẳng cần thề thốt, tôi chắc rằng các bạn cũng phải tin rằng tôi muốn cuốn sách này – con đẻ của trí tuệ – phải là cuốn sách hay nhất, tốt nhất, hoàn hảo nhất mà người đời có thể hình dung được. Nhưng tôi không thể làm trái quy luật tạo hóa là loài nào sinh ra giống nấy. Thành thử, với khối óc khô cằn và thô thiển của mình, tôi chỉ có thể tạo nên một câu chuyện khô khan, ngô nghê, vô lý, đầy rẫy những ý tưởng tản mạn không ai nghĩ tới bao giờ. Vả chăng, tôi đã thai nghén nó ở trong một nhà tù(1), nơi trú ngụ của mọi bất tiện và mọi âm thanh buồn thảm. Cảnh vật yên tĩnh, thôn xóm thanh bình, đồng quê êm ả, bầu trời trong sáng, tiếng suối róc rách, tâm trí thảnh thơi, nhưng cái đó một phần lớn khiến cho những thi hứng cằn cỗi nhất cũng trở nên phong phú và nảy nở những án văn chương khiến người ta phải thích thú và thán phục. Một người cha có một đứa con xấu xí, không được một vẻ gì, nhưng tình thương che mắt ông ta khiến ông ta nhìn những cái dở, cái xấu của con mình lại thấy nó hay, nó đẹp, và ông ta đi khoe khắp với bà con, bạn hữu. Nhưng tôi không phải là bố đẻ của Đôn Kihôtê như người ta tưởng, mà chỉ là bố dượng thôi. Cho nên, tôi không muốn làm như mọi người, khóc lóc van xin bạn đọc yêu quý rộng lượng bỏ qua những sai sót trong quyển sách này. Bạn không phải là người thân kẻ thuộc của nó, bạn có suy xét riêng và có quyền phê phán nó với tất cả sự sáng suốt của mình. Bạn lại ở ngay trong nhà bạn, nơi mà bạn có toàn quyền như nhà vua có toàn quyền trong việc thu thuế vậy. Phương ngôn có câu: “Một khi không sợ bị tội, con người có thể giết cả vua”. Hoàn toàn không có cái gì bó buộc bạn và bạn cứ nghĩ sao nói vậy, khen chê đều vô thưởng vô phạt, không có gì đáng e ngại cả. Tôi muốn cuốn sách này tới tay bạn một cách mộc mạc tự nhiên, không tô điểm bằng những lời tựa hoặc bằng vô số những bài thơ ca và những lời tán tụng, như người ta vẫn mở đầu các cuốn sách. Bởi vì, xin thú thật, đối với tôi công việc biên soạn cả cuốn sách này có vất vả, song cũng không vất vả bằng việc viết lời mở đầu. Đã bao lần tôi cầm bút lên rồi lại đặt bút xuống, chẳng biết viết gì. Một hôm, giữa lúc tôi đang phân vân, tờ giấy trước mặt, quản bút gài tai, khuỷu tay chống lên bàn, tay ôm má, bỗng đâu có một anh bạn bước vào. Anh này là một người học rộng tài cao. Thấy tôi ngồi trầm ngâm, anh hỏi tại sao. Không giấu giếm, tôi trả lời là tôi đang suy nghĩ về lời mở đầu phải viết cho truyện Đôn Kihôtê, là tôi rất nản, không muốn làm và cũng chẳng muốn giới thiệu với thiên hạ những chiến công của trang hiệp sĩ tài ba như vậy. Anh bạn ạ, tôi nói, tôi chẳng khỏi hổ thẹn trước những lời phê phán của người giám định nghệ thuật già đời là trước công chúng mỗi khi thấy tôi, sau bao năm im hơi lặng tiếng, giờ đây đã ngần này tuổi đầu, đưa ra một câu chuyện khô như ngói, không chút sáng tạo, bút pháp ngớ ngẩn, ý tứ nghèo nàn, học vấn thô thiển, thiếu dẫn giải ghi ở lề trang hay phụ chú ghi ở trang cuối cùng như những cuốn sách khác; và tuy những quyển này thật là hoang đường và phàm tục những lại được độc giả khâm phục do chứa đầy những câu châm ngôn của Arixtôtêlêx, Platôn và nhiều triết gia khác. Tác giả những cuốn sách đó được coi là những bậc tài giỏi, uyên bác, hùng biện; nhất là khi họ lại trích những lời trong Thánh kinh thì tưởng đâu họ là những thánh sống và những thuyết gia giáo lý đại tài. Câu trên họ tả một anh chàng si tình đồi bại, câu dưới họ dẫn ra một bài giáo thuyết nhỏ, khiến người đọc cảm thấy vui tai, mát mắt. Sách của tôi thiếu tất cả những cái đó vì tôi không biết ghi gì ở ngoài lề trang cũng như ở phần cuối; hơn nữa, tôi cũng chẳng biết những lời tôi trích dẫn ra do ai viết để còn ghi tên họ lên đầu cuốn sách theo thứ tự A, B, C… như người ta thường làm. Cuốn sách của tôi thiếu cả những bài thơ đề tựa của các vị công tước, hầu tước, bá tước, các vị giám mục, các mệnh phụ và văn hào nổi danh, mặc dù nếu tôi ngỏ ý với một vài người bạn quen, họ sẽ tặng cho những bài thơ còn hay hơn tất cả những tác phẩm của những thi sĩ tiếng tăm nhất trên đất Tây Ban Nha này. Cuối cùng, anh bạn ạ, tôi nói tiếp, tôi quyết định vùi sâu chôn chặt anh chàng Đôn Kihôtê trong đống văn thư lưu trữ của xứ Mantra cho tới khi Trời giúp cho một người có tài tô son vẽ phấn cho chàng ta. Riêng tôi thấy bất lực do thiếu học vấn và do bản chất nhút nhát, lười biếng, không chịu đi tìm kiếm những người nói lên điều mà tôi cũng có thể nói được nếu không có họ. Đó, chính vì vậy mà anh thấy tôi ngồi đắn đo, suy nghĩ. Bây giờ, sau khi nghe tôi trình bày, chắc anh đã hiểu rõ nguyên nhân. Anh bạn vỗ trán, cười phá lên rồi nói: – Lạy Chúa, té ra bây giờ tôi mới biết là tôi đã nhầm,anh bạn ạ. Từ lâu nay kết bạn với nhau, tôi cứ tưởng anh là con người khôn ngoan và thận trọng. Giờ đây, tôi thấy giữa anh và con người đó có một khoảng cách khá xa, cũng như trái đất cách xa mặt trời vậy. Làm sao những việc con con dễ giải quyết như thế lại có thể chi phối được một trí tuệ già dặn như anh, sẵn sàng đạp bằng những trở ngại còn lớn hơn nhiều! Thật ra, điều đó không phải phát sinh từ sự thiếu tài năng mà là từ sự lười biếng quá mức và sự thiếu suy nghĩ. Muốn biết tôi nói có đúng hay không, xin hãy lắng nghe và chỉ trong khoảnh khắc, anh sẽ thấy tôi gạt bằng mọi trở ngại và khắc phục hết những thiếu sót mà anh vừa nêu ra, nó đã khiến anh phải do dự, lùi bước, không dám cho ra mắt độc giả chuyện chàng Đôn Kihôtê trứ danh của anh, ánh sáng và tấm gương hiệp sĩ giang hồ. Nghe anh bạn nói, tôi bèn hỏi lại: – Thế theo ý anh thì làm thế nào gạt bỏ được nỗi lo lắng vph những ý nghĩ mơ hồ của tôi? Anh bạn đáp: – Trước hết là những bài thơ ca hay những lời tán dương do những nhân vật có chức có quyền đề tựa. Để giải quyết vấn đề này, bản thân anh phải chịu khó làm, rồi sau đó ký một cái tên nào đó, tỉ dụ vua Huan xứ Ấn Độ hay hoàng đế xứ Trapixônđa là những nhà thơ nổi tiếng xưa kia, theo chỗ tôi biết. Và dù họ không có tiếng tăm gì chăng nữa, dù kẻ thông thái dởm hoặc ngứa mồm nào đó chê bai và tỏ vẻ hoài nghi sau lưng anh, anh cũng chớ quan tâm; cho rằng họ phát hiện ra điều dối giả thì cũng chẳng chặt được bàn tay cầm bút của anh. Về việc ghi ở lề trang tên tác giả và sách trong đó anh trích ra những câu châm ngôn, ngạn ngữ, chỉ cần làm thế nào đưa đúng lúc đúng chỗ mấy câu La Tinh mà anh đã thuộc lòng hoặc nếu không, chỉ cần bỏ chút ít công sức ra tìm. Ví dụ, khi người ta nói đến sự tự do hoặc sự giam cầm, hãy đưa câu La Tinh này vào: “Ngàn vàng không mua nổi tự do”, rồi ghi ở lề trang tên của Ôraxiô(2) hay tên người nào đã nói câu ấy. Bàn về sức mạnh của sự chết, đã có câu: “Cái chết đến với cả kẻ sang người hèn”. Nếu nói về tình bạn và tình yêu, hãy lấy ngay câu của Chúa trong Thánh kinh: “Ta khuyên các ngươi hãy yêu mến kẻ thù của mình”. Và về những ý nghĩ xấu xa, sách Phúc Âm nói rằng: “Nhưng ý nghĩ xấu xa xuất phát từ trái tim”. Về sự tráo trở của con người có câu của Catôn: “Giàu sang nhiều bạn lắm bè, đến khi hoạn nạn chẳng hề có ai”. Với những câu La tinh đó hoặc những câu tương tự, anh sẽ được coi là một nhà thông thái, mà trên đời này, điều đó mang lại cho ta vinh dự và quyền lợi không nhỏ. Còn về phần phụ chú ở cuối cuốn sách, chắc chắn có thể làm được theo cách sau đây: nếu anh định nêu tên một gã khổng lồ nào đó thì phải là Gôliáx, vì anh không mất gì mà lại có sẵn một lời phụ chú dài: “Trong cuốn sách của các đế vương có một chương nói về Gôliáx hay Gôliát, một kẻ ngoại đạo; y đã bị anh chàng chăn cừu Đavít dùng ná bắn đá giết chết ở thung lũng Têrêbintô”. Và để tỏ ra mình là một người học rộng, am hiểu vũ trụ, hãy tìm cách đưa con sông Tahô vào cuốn truyện của anh, thế là lại được một lời ghi chú nữa rất hay: “Một ông vua Tây Ban Nha đã đặt tên cho con sông đó là sông Tahô. Nó bắt nguồn từ một nơi nào đó, chảy qua thành Lixboa nổi tiếng rồi đổ ra biển, theo lời đồn, cát ở đây có vàng…”. Nếu muốn tả bọn kẻ cắp, tôi sẽ kể cho nghe chuyện Cacô mà tôi thuộc lòng, tả gái giang hồ, có chuyện Lamia, Laiđa và Phlôra của giám mục Mônđôgnêđô với rất nhiều ghi chú: tả những kẻ hung bạo, có nhân vật Mêlêđa của Ôviđiô(3); tả bọn phù thủy có Calipxô của Ôraxiô và Xirxê của Virhiliô(3); tả những viên tướng dũng cảm có Hồi ký của Huliô Xêdar(4) và tác phẩm của Plutarcô(5). Nói về tình yêu, chỉ cần biết dăm ba chữ Ý là tìm được vô số tài liệu trong sách của Lêôn Êbrêđô; còn nếu không muốn dùng sách nước ngoài thì ngay trong nước ta cũng có cuốn Tình yêu của Chúa do Phônxêca viết, trong đó có tất cả những điều mà anh và những người khó tính nhất yêu cầu. Tóm lại, chỉ cần anh ghi tên những chuyện đó vào cuốn sách của anh, còn phần chú giải và phụ chú đã có tôi; tôi xin cam đoan ghi đầy lề trang và cả bốn trang cuối cuốn sách. Bây giờ đến việc ghi tên tác giả những cuốn sách tham khảo như người ta vẫn thường làm. Việc này rất dễ vì chỉ cần kiếm một cuốn sách nào đã ghi sẵn tất cả những cái tên đó từ A đến Z như anh nói, rồi bê nguyên văn vào sách của anh. Nếu sau đây có ai phát hiện ra vì thấy những sách đó cũng chẳng giúp ích gì nhiều cho anh thì điều đó không có gì quan trọng. Tuy nhiên, có thể có những đầu óc đơn giản nghĩ rằng anh đã đưa tất cả những câu chuyện rối rắm ấy vào trong quyển truyện giản dị và dễ đọc của anh. Dù thế nào đi chăng nữa, cả cái bảng tên tác giả dài dằng dặc ấy cũng đủ làm tăng giá trị cuốn sách. Vả lại, ai mất công đi kiểm tra lại xem anh có dựa vào những tác giả đó hay không. Hơn nữa, nếu tôi không nhầm, quyển truyện của anh không cần đến cái mà anh tưởng là thiếu, vì nó là một bản cáo trạng lên án những loại sách kiếm hiệp, khác hẳn với những sách của Arixtôtêlêx, thánh Baxiliô hay Xixêrô. Nhưng chuyện hoang đường kể trong đó không lệ thuộc vào những yêu cầu chính xác của sự thật, những nhận xét của ngành thiên văn học, những luật lệ về hình học hay tu từ học. Anh cũng không phải làm những bài thuyết giáo trong đó lẫn lộn cả những chuyện thánh thần và chuyện phàm tục, khiến cho không một người Kitô giáo nào nghe có thể lọt tai. Có điều phải học tập cách viết, học tập càng tốt, văn càng hay. Vả chăng tác phẩm của anh chỉ nhằm đánh đổ uy tín của những sách kiếm hiệp trong đám độc giả tầm thường nên nó cũng chẳng cần tới những câu châm ngôn của triết gia, những lời dạy trong Thánh kinh, những bài thơ ca, những diễn văn hoa mĩ hay những câu chuyện phi thường. Tuy nhiên anh viết phải đều tay, dùng những chữ dễ hiểu, sáng sủa, đặt đúng chỗ, sao cho câu văn đọc lên nghe êm tai, nhịp nhàng; phải nói lên được tất cả ý đồ và quan điểm của mình một cách rõ ràng, minh bạch. Làm sao khi đọc sách của anh, người buồn chán phải bật cười, người vui thấy vui thêm, người kém cỏi không chán, người tài giỏi phải khâm phục, người khó tính không chê, người khôn ngoan phải khen ngợi. Và nhất là phải luôn luôn đả kích các loại sách kiếm hiệp rẻ tiền tuy có bị nhiều người phê phán nhưng lại được một số đông hơn tán thưởng. Nếu anh đạt được mục đích đó tức là thành công đấy. Tôi ngồi yên nghe bạn tôi nói. Lý lẽ của anh quả đúng không thể bẻ được. Tôi chỉ còn biết tán thành và ghi vào đây làm lời mở đầu qua đó độc giả sẽ thấy rõ tài năng của anh bạn tôi cũng như sự may mắn của tôi đã gặp đúng lúc một quân sư tài giỏi như vậy. Và thế là bạn cũng có dịp đọc câu chuyện thật về chàng Đôn Kihôtê nổi tiếng của xứ Mantra được mọi người ở huyện Môntiel coi như một tình nhân chung thủy nhất, một hiệp sĩ dũng cảm nhất, đã bao năm mới lại thấy xuất hiện trong vùng. Tôi không dám kể công về việc đã giới thiệu với bạn một trang hiệp sĩ cao quý và đáng khâm phục như vậy, nhưng tôi mong bạn sẽ cảm ơn tôi vì được làm quen với bác Xantrô Panhưnga trứ danh, người giám mã của Đôn Kihôtê. Theo tôi, đó là sự tập trung cao độ nhất cả những nét đáng yêu của một người giám mã, rải rác trong cả mớ sách viết về các hiệp sĩ giang hồ. Tới đây, cầu trời phù hộ cho bạn, và cho cả tôi nữa. Chào bạn.

 

Chú thích:

1. Xervantex bắt đầu viết quyển này trong nhà tù ở Xêviia.

2. Nhà thơ La tinh nổi tiếng (65 – 8 trước Công Nguyên).

3. Những bài thơ La tinh nổi tiếng.

4. Nhà độc tài La Mã đồng thời là 1 viên tướng tài (101 – 44 trước Công Nguyên).

5. Nhà sử học luân lý học Hy Lạp, tác giả cuốn “Cuộc đời của những danh nhân Hy Lạp và La Mã” (Thế kỷ thứ nhất – thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên). 

 

Xem thêm: http://diendanlequydon.com/viewtopic.php?f=172&t=297099

Film studies Văn học & Điện ảnh Văn học Tây Ban Nha

Don Quixote (1957) – Grigori Kozintsev

Don Quixote (1957) pt. 1

Don Quixote (1957) pt. 2

Don Quixote (1957 film)

From Wikipedia, the free encyclopedia
Don Quixote
Don Quixote 1957 poster.jpg

1957 film poster by Vladimir Kononov
Directed by Grigori Kozintsev
Written by Miguel de Cervantes
Yevgeni Shvarts
Starring Nikolai Cherkasov
Music by Gara Garayev
Cinematography Apollinari Dudko
Andrei Moskvin
Edited by Ye. Makhankova
Distributed by Lenfilm
Release dates
  • 15 October 1957
Running time
110 minutes
Country Soviet Union
Language Russian

Don Quixote (Russian: Дон Кихот, translit. Don Kikhot) is a 1957 Soviet drama film directed by Grigori Kozintsev. It is based on Evgeny Shvartz’s stage adaptation of Miguel de Cervantes’s novel of the same name. It was entered into the 1957 Cannes Film Festival.It opened in the United States in 1961, beginning its U.S. run on January 20.

The film was exhibited in the mid-1960s by Australian University film clubs receiving the productions of Sovexportfilm. It was the first film version of Don Quixote to be filmed in both widescreen and color.