I. KHÁI QUÁT
II. BÁCH GIA CHƯ TỬ
III. TƯ TƯỞNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
IV. SƠ LƯỢC VỀ TRANG TỬ NAM HOA KINH
I. KHÁI QUÁT
II. BÁCH GIA CHƯ TỬ
III. TƯ TƯỞNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
IV. SƠ LƯỢC VỀ TRANG TỬ NAM HOA KINH
Sau khi xử lý xong những đối tượng gây cản trở cho việc nắm quyền của mình thì ông Tập Cận Bình sẽ đưa Trung Quốc đi về hướng nào, vẫn tiếp tục “thoát Trung” hay quay trở về với nguồn cội gốc rễ, đó là vấn đề quốc tế đang quan tâm.
Cuối năm 2015 vừa qua, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tổ chức lớp học chung, ông Tập Cận Bình đã cho mời một học giả Nho giáo đến thuyết giảng. Quan niệm về trị nước của Nho giáo là thế nào? Có thích hợp với hệ chính trị chuyên chính một đảng không? Bài viết sẽ phân tích vấn đề này.
Ngày 30/12/2015, Giáo sư Trần Lai, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc học Thanh Hoa đã được mời đến Trung Nam Hải thuyết giảng. Truyền thông Trung Quốc Đại Lục không đưa tin nhiều. Báo mạng Nhân dân đưa một vài thông tin về ông Trần Lai sau sự kiện này. Những vấn đề thuyết giảng của ông Trần Lai bao gồm: khởi nguồn, hình thành, phát triển, nội dung và đặc điểm của “tinh thần chủ nghĩa yêu nước dân tộc Trung Hoa”.
Theo thông tin, ông Trần Lai đã nhắc lại những câu cách ngôn thời cổ đại có nội dung về chủ nghĩa yêu nước, đồng thời nhấn mạnh câu “Cẩu lợi quốc gia sinh tử dĩ, khởi nhân họa phúc tị xu chi” (làm lợi cho quốc gia không màng chuyện sinh tử, không trốn tránh vì sợ tai họa), câu danh ngôn mà học giả Lâm Tắc Từ từng nhiều lần nhắc này có nguồn gốc từ «Tả truyện».
Ông Trần Lai còn cho rằng, chủ nghĩa yêu nước biểu hiện cụ thể như yêu quê, luyến đất, kính tổ tiên, giữ văn hóa Trung Hoa, bảo vệ thống nhất quốc gia, lo cho dân cho nước, chống lại ngoại bang, vì lý tưởng dân giàu nước mạnh. Nhưng điểm nổi bật trong chủ nghĩa yêu nước của người Trung Quốc nhấn mạnh hòa bình, và giao lưu hội nhập.
Hết khoảng một giờ diễn thuyết còn có thêm 20 phút trả lời câu hỏi. Sau buổi diễn thuyết, ông Tập Cận Bình khen ngợi ông Trần Lai “giảng giải vấn đề rất hay”. Ông Tập nhấn mạnh, nêu cao tinh thần chủ nghĩa yêu nước cần tôn trọng và quảng bá nền văn hóa – lịch sử của người Trung Hoa.
Ông Trần Lai là người có thâm niên nghiên cứu văn hóa truyền thống Trung Quốc. Hiện giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc học Thanh Hoa. “Tứ đại quốc học đạo sư” nổi danh của Viện Quốc học Thanh Hoa trước thập niên 80 thế kỷ trước lần lượt là: Vương Quốc Duy, Lương Khải Siêu, Triệu Nguyên Nhậm, Trần Diễn Cách.
Học giả Ngô Tộ Lai, một cán bộ cũ của Viện Nghệ thuật Trung Quốc đã chia sẻ:
“Họ muốn dựa vào văn hóa truyền thống để quản trị xã hội hiện đại, đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong nhân dân, vì đây là đại nạn của xã hội Trung Quốc ngày nay.”
Ông Ngô Tộ Lai cho rằng, xã hội Trung Quốc ngày nay không còn pháp luật, không còn chính nghĩa, không còn đạo đức, chính phủ hủ bại, tham quan khắp nơi, tư pháp mục nát, mua quan bán chức, tất cả đều xuất phát từ nội bộ ĐCSTQ.
“Nếu không có tam quyền phân lập, không có xã hội công dân, không có Nghị viên theo đúng nghĩa, không có đa đảng cạnh tranh, không có những yếu tố cơ bản cần có của văn minh hiện đại, chỉ nói đạo đức thì không giải quyết được gì”.
Cũng theo chia sẻ của ông Ngô Tộ Lai, ĐCSTQ là chính quyền kiểu ngoại lai, nó hy vọng Trung Quốc hóa chính mình để thích ứng với tình cảm của người Trung Quốc, vì trên thế giới chủ nghĩa Marx hiện đã phá sản.
“Hình thái ý thức hệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tan rã, phương pháp duy nhất của họ hiện nay là giương bài thuốc văn hóa truyền thống để rao giảng đạo đức, cách làm này không có triển vọng gì”.
Trong buổi diễn thuyết của ông Trần Lai tại Hoài Nhân Đường có bàn đến quan niệm trị quốc trong Nho giáo không? Báo Nhân dân không nói rõ. Vào ngày 31/7 năm ngoái, trang mạng của Ủy ban Kỷ luật Trung ương (UBKLTƯ) phỏng vấn ông Trần Lai liên quan đến cục diện chống tham nhũng hiện nay. Nội dung phỏng vấn nhắc đến nhiều vấn đề nhạy cảm, được nhiều báo chí đăng lại dùng tựa đề “Đảng đẩy mạnh Trung Quốc hóa, phát huy văn minh Trung Hoa truyền thống”.
Khi người phỏng vấn hỏi, nội dung chính trong tư tưởng trị quốc của Nho gia là thế nào? Có giúp gì trong tình hình hiện nay không? Ông Trần Lai trả lời, đặc điểm nổi bật của văn hóa truyền thống Trung Hoa là “lấy Đức trị làm gốc”, tư tưởng này trái với tư tưởng “lấy hình pháp làm gốc” đương thời. Khổng tử cho rằng, “Làm chính trị thiên dùng hình luật, dân sợ mà không biết liêm sỉ” (Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ), đây không phải phương pháp trị quốc lý tưởng; chỉ có “Chính trị thiên dùng đạo đức, lễ nghĩa, dân mới phát triển nhân cách” (Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thư cách), đây mới là con đường lý tưởng.
Ông Trần Lai cho biết, trong thực tiễn Nho gia nhấn mạnh sự phối hợp của cả Đức trị, Lễ trị và Pháp trị.
Trang mạng của UBKLTƯ còn dẫn ra nhiều quan điểm của Nho gia không cùng hướng với thể chế chuyên chính của ĐCSTQ hiện nay. Ví dụ:
– Kẻ làm chính trị không phải là hàng ngày nghĩ ngợi làm thế nào sửa người khác, mà phải nghĩ đến sửa mình trước.
– Nhiều vấn nạn hiện nay, trong đó quan trọng nhất là sự suy thoái đạo đức cán bộ là do xem nhẹ phát huy văn hóa truyền thống.
– Trong văn hóa truyền thống chúng ta có hệ thống giám sát, có sự chế ước quyền lực, giám sát quan chức.
– Trong lịch sử chế độ quan lại các nước trên thế giới thì hệ thống của Trung Quốc có từ lâu đời nhất, nên tổng kết chọn lọc những điều tốt để áp dụng cho thời đại hiện nay.
Bàn về đạo đức và pháp trị trong xã hội truyền thống, học giả Ngô Tộ Lai chia sẻ: “Xã hội Trung Quốc cổ đại có 3 nhà tham gia quá trình quản trị, bao gồm Hoàng gia, Nho gia, và Gia đình, đây là kết cấu rất vững chắc.”
“Văn minh truyền thống là văn minh của xã hội nông dân, trên cùng là Hoàng đế, còn Nho gia là tư tưởng dẫn dắt, mọi người phải học theo và qua con đường thi cử mới trở thành người tham gia vào quản lý đất nước”, ông Ngô Tộ Lai nói, “Tầng thấp nhất là tự trị. Nhưng điều này không áp dụng trong hệ thống quản trị của ĐCSTQ, không có cơ chế chọn người ưu tú, vì chỉ phụ thuộc Ban Tổ chức bổ nhiệm nên dễ hình thành tệ nạn mua quan bán chức. Cách làm kiểu khoa cử thời xưa rất khó làm bậy, nên chọn được nhiều người ưu tú, có đạo đức tham gia vào bộ máy quản trị quốc gia, nó là chế độ rất tiến bộ. Chế độ của ĐCSTQ ngày nay là chế độ hỗn loạn”.
Có thể thấy nội dung quan trọng trong tư tưởng trị quốc của Nho gia là“nền chính trị nhân từ bằng Đức trị”, nó hoàn toàn khác với hệ thống chuyên chính của ĐCSTQ.
Những nội dung ông Giáo sư Trần Lai giảng công khai ở Đại Lục cho thấy, văn hóa truyền thống Trung Quốc hoàn toàn không phù hợp với mô hình cai trị hiện nay của ĐCSTQ. Khi nhắc đến quan hệ giữa Nho giáo và xã hội Trung Quốc đương đại, ông Trần Lai nhắc đến 10 câu, trong đó ít nhất có 4 câu phê phán sự chuyên chính, chủ nghĩa duy vật, triết học đấu tranh, và lý luận giai cấp của ĐCSTQ:
1- Đạo đức quan trọng hơn pháp luật;
2- Tinh thần quan trọng hơn vật chất;
3- Hòa hợp có giá trị hơn đấu tranh;
4- Gia đình có giá trị hơn giai cấp.
Từ “Hòa hợp” ĐCSTQ cũng thường sử dụng, từ này trong Nho gia gọi là “hòa vi quý”, không cổ súy “đấu tranh”. ĐCSTQ bàn về duy vật luận, trong đó vật chất giữ vị trí đứng đầu, thậm chí là duy nhất; tinh thần là thứ yếu, thậm chí còn bị phủ nhận.
«9 bình luận về Đảng Cộng sản» chỉ rõ: “Triết học” của Đảng Cộng sản có thể nói là đi ngược lại với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Văn hóa truyền thống Trung Quốc kính sợ Thiên mệnh, là văn hóa thần luận, Khổng tử cho rằng “Sinh tử có mệnh, phú quý tại trời”, còn Đảng Cộng sản thì không những tin “vô thần luận” mà còn “vô pháp vô thiên”; Nho gia xem trọng gia đình, còn «Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản» thì cho rằng phải “hủy bỏ gia đình”; văn hóa Nho gia xem trọng “nhân giả ái nhân” (người nhân yêu người), còn Đảng Cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp; Nho gia chủ trương “trung quân ái quốc”, còn «Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản» thì chủ trương “vô tổ quốc”.
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã thể hiện thái độ “kiên quyết không bỏ rơi văn hóa truyền thống ưu tú của dân tộc Trung Hoa”. Ngày 9/9/2014, khi tham dự ngày Nhà giáo ở Đại học Sư phạm Bắc Kinh, ông Tập đã phát biểu nhấn mạnh không tán thành việc loại bỏ thơ ca kinh điển và tản văn cổ đại Trung Quốc ra khỏi sách giáo khoa, ông cho rằng “thoát Trung” là rất đáng buồn.
Hai ngày sau, Nhân dân Nhật báo có bài lấy chủ đề “thoát Trung”, phê bình Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, và “Đài Loan độc lập” bỏ Hán văn để “thoát Trung”. Thực ra “thoát Trung” triệt để nhất chính là bản thân Trung Quốc.
Vào tháng 5/2004, trên tạp chí Hoàn Hoa Cương (HuangHuaGang) có bài viết phân tích cho rằng, con đường của ĐCSTQ đi trong hơn nửa thế kỷ qua là “thoát Trung”. Họ quay lưng với văn hóa truyền thống Trung Quốc, phá hủy di sản, sửa lại văn tự, giết hại người Trung Quốc… Vì muốn “thoát Trung” nên họ cho rằng “người công nhân không có tổ quốc”, lấy quốc hiệu của Xô-Viết làm của mình, phá hoại đạo đức luân lý truyền thống Trung Quốc; quay lưng với phẩm chất ôn hòa, khiêm tốn mà văn hóa truyền thống quý trọng.
Vì tôn thờ Chủ nghĩa Mác, nên họ thường nói sau khi chết thì gặp Mác, họ không nói gặp “liệt tổ liệt tông”.
Đại Cách mạng Văn hóa là phong tráo “thoát Trung” hừng hực khí thế, chưa từng có tiền lệ lịch sử, hủy diệt đến tận cùng các di sản văn hóa truyền thống.
Vào năm 2013, Giáo sư Trần Lai chi sẻ về không khí học thuật trên Tuần báo Thời đại: “Chiến tranh thời kỳ quân phiệt (1916 – 1928), rồi các cuộc chiến giữa quân Quốc dân Đảng và Cộng sản, cuộc chiến kháng Nhật, đều ảnh hưởng với những mức độ khác nhau đối với tình hình học thuật. Nhưng Cách mạng Văn hóa không phải chiến tranh mà hủy hoại nặng nề nhất”.
Hơn 30 năm sau Cách mạng Văn hóa, trên trang mạng của UBKLTƯ cho đăng bài viết hô hào “Đảng cầm quyền muốn trở về với Trung Quốc, kế thừa văn minh truyền thống Trung Hoa”. Học giả Ngô Tộ Lai cho rằng, đây là vấn đề chính trị quan trọng mà Trung Quốc đương đại phải đối diện, vấn đề này cùng với phát biểu về tính hợp pháp trong nắm quyền của ĐCSTQ mà ông Vương Kỳ Sơn đưa ra đều rất đáng phải cân nhắc.
Theo ông Ngô Tộ Lai, thứ nhất là cho thấy chính quyền ĐCSTQ đã tự “thoát Trung”; thứ hai là vấn đề khiến mọi người phải suy nghĩ chính quyền ĐCSTQ sẽ “trở về với Trung Quốc” như thế nào? Nếu muốn thực hiện điều này thì họ phải bỏ tư tưởng chủ nghĩa Marx làm chủ và thay bằng tư tưởng Nho gia, vậy thì không còn cái gọi là Đảng Cộng sản nữa.
Về kết cục của Đảng Cộng sản, ông Mao Trạch Đông cũng có dự kiến trước. Trên mạng từng có bài viết được nhiều người chia sẻ, nhan đề“Mao Trạch Đông bàn về lịch sử: nếu quay lại với Khổng tử thì Đảng Cộng sản sẽ nhanh chóng suy sụp”. Bài viết này dựa theo đối thoại với người con Mao Trạch Đông là Mao Viễn Tân, được chỉnh lý hoàn thành, chưa rõ thật giả thế nào, nhưng cho thấy sự xung khắc giữa tư tưởng Đảng Cộng sản và Khổng tử.
Ông Mao Trạch Đông cho rằng, trong lịch sử Trung Quốc, các cuộc khởi nghĩa nông dân và tạo phản đều nhắm vào việc phê bình Khổng Tử, vì đây là cái cớ để tạo phản, tuy nhiên sau khi giành được quyền thống trị thì họ lại bê Khổng Tử về, dùng lý luận của ông để quản trị quốc gia.
“ĐCSTQ khởi nghiệp bằng cách phê Khổng, nhưng chúng ta không thể đi theo con đường trước đây, đã phê rồi lại tôn lên”, Mao Trạch Đông nói, “nếu Đảng Cộng sản không thể tự theo con đường của mình, phải quay lại với Khổng tử thì có thể nói nó cũng sẽ mau chóng biến mất”.
Nhà bình luận thời sự Lý Lâm cũng cho rằng, văn hóa Trung Hoa truyền thống và Chủ nghĩa Cộng sản là như nước với lửa, không thể cùng tồn tại.
Là người nắm quyền ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình phải ý thức được điều này, phải biết con đường mình muốn đi là như thế nào?
Theo ông Ngô Tộ Lai, tư tưởng ông Tập Cận Bình chưa rõ ràng, cả người cha cùng gia đình ông ấy là đối tượng bị bức hại trong Cách mạng Văn hóa. “Lý tưởng của chế độ này hiện không còn sức sống, đó là con đường tà đạo, có vứt bỏ được không phải xem trí tuệ của ông ta như thế nào”.
Liệu ông Tập Cận Bình có từ bỏ thể chế chuyên chế không?
“Nếu ông ta tiếp tục theo con đường này, có nghĩa sẽ trở thành nhà chính trị thất bại”, ông Ngô Tộ Lai nói, “nếu như dám làm cuộc cách mạng thay đổi thể chế, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành vĩ nhân lưu danh sử sách. Hiện nay ông Tập đang đối diện cuộc chiến trong nội bộ nên chưa thay đổi được hệ thống Tư pháp hủ bại, cục diện kinh tế thì khó khăn. Trong tình cảnh rối loạn này chúng ta chưa thể biết được ông ta muốn đi như thế nào. Chỉ khi loại bỏ được đối thủ trong hệ thống xong, lúc đó chúng ta mới có thể biết ông ấy muốn quay về xã hội truyền thống hay thực hiện chế độ văn minh hiện đại”.
Ông Ngô Tộ Lai không chỉ tán dương văn minh Trung Hoa mà còn ca ngợi Hiến pháp dân chủ của Đài Loan. Ông nói: “Văn minh Trung Hoa là nền văn minh hàng ngàn năm, dù sao cũng vĩ đại hơn nhiều so với chủ nghĩa Marx. Nếu biết vận dụng hợp lý với lịch sử thời đại thì có thể đưa Trung Quốc vào thế giới văn minh”.
“Đài Loan nhờ có Hiến pháp dân chủ cộng thêm sự kế thừa văn minh Trung Hoa nên đã hòa nhập vào thế giới, đây là con đường cần phải đi, kế thừa văn hóa đa dạng của văn minh Trung Hoa nhưng kết cấu chính trị phải theo chuẩn mực của văn minh thế giới”.
Liệu con đường dân chủ hóa ở Đài Loan có đi vào Trung Quốc Đại Lục được không?
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ biên dịch
1/ Quá trình hình thành nhà nước-pháp luật. Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở phương Đông.
1. Quá trình hình thành Nhà nước
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước.
Theo thuyết Thần học, cho rằng nhà nươc là do thượng đế sinh ra để quản lý xã hội, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu và vô tận nên việc phục tùng quyền lực ấy là cần thiết và tất yếu.
Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước là một sản phẩm của một bản hợp đồng(khế ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Khi đó, nhà nước phải phục tùng xã hội, phục vụ mọi thành viên của xã hội. Khi nhà nước không thực hiện được chức năng của nó, các thành viên trong xã hội sẽ huỷ bỏ khế ước cũ lập ra một khế ước mới, một nhà nước tiến bộ hơn sẽ ra đời.
Ngoài ra còn có thuyết gia trưởng, thuyết tâm lý, thuyết bạo lực…
Theo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước ra đời trên cơ sở của sự tan rã chế độ công xã nguyên thuỷ. Có hai nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, đó là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (nguyên nhân kinh tế) và sự mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng trong xã hôị, mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hoà được nữa (nguyên nhân xã hội).
Chế độ công xã nguyên thuỷ, thị tộc, bộ lạc, bào tộc là cách thức tổ chức đầu tiên của loài người trong buổi bình minh. Trong chế độ công xã nguyên thuỷ, mọi người đều bình đẳng như nhau trong lao động và hưởng thụ, trong quyền lợi và nghĩa vụ. Khi lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động ngày càng tăng lên, đặc biệt khi có công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện cùng với những kinh nghiệm đã tích luỹ được đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt trong trồng trọt và nghề thủ công. Dẫn đến sự phân công lao động lần thứ nhất, trồng trọt tách khỏi chăn nuôi. Sau đó, các nghề thủ công cũng phát triển mạnh tạo ra sự phân công lao động lầ thứ hai : thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sau hai lần phân công lao động, xã hội đã có sự phân tầng. Sự chuyên môn hoá của các ngành sản xuất đã làm cho nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các bộ phận dân cư ngày một tăng cao. Điều này dẫn đến sự phân công lao động lần thứ ba, giao lưu hàng hoá tăng nhanh và thương nghiệp xuất hiện. Sau lần phân công lao động thứ ba này, xã hội đã bị phân hoá một cách sâu sắc. Do sự phân công lao động nên các ngành kinh tế phát triển mạnh, làm cho sản phẩm lao động ngày càng nhiều lên dẫn đến dư thừa. Lúc này trong xã hội đã xuất hiện một số người có quyền lực công nhiên đi chiếm đoạt phần sản phẩm dư thừa đó và biến nó thành của riêng. Chế độ tư hữu về tài sản dần dần xuất hiện. Những người này dần dần trở thành những người chuyên đi bóc lột còn bộ phận đông dân cư trở thành những người bị bóc lột cả về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Chế độ tư hữu ngày càng được củng cố và phát triển tất yếu dẫn đến việc hình thành các tập đoàn người trong xã hội có địa vị kinh tế khác hẳnh nhau đó là tập đoàn những người giàu có (chủ nô), tập đoàn nông dân-thợ thủ công với chút ít tài sản (bình dân) và tập đoàn thứ ba là tù binh chiến tranh và nô lệ (nô lệ).
Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột ngày càng trở nên gay gắt, làm cho chế độ công xã nguyên thuỷ trước đây với thị tộc, bộ lạc không thể kiểm soát, quản lý xã hội được nữa, mà cần một tổ chuác mới ra đời, đó chính là nhà nước.Nhà nước ra đời, đó là sự thay đổi hẳn về lượng. Đó là một bộ máy bạo lức, gồm có quân đội, cảnh sát, nhà tù…để đàn áp những người lao động.
2. Quá trình hình thành pháp luật
Pháp luật ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước, đó là một điều tất yếu khách quan. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước đề ra và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của mình, trở thành một công cụ có hiệu quả nhất để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, nó quản lý xã hội theo mục đích của nhà nước cũng tức là mục đích của giai cấp thống trị.
Trước khi pháp luật xuất hiện, tổ chức thị tộc, bộ lạc quản lý xã hội bằng những phong tục tập quán với bản chất của nó là nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Khi nhà nước xuất hiện cùng với việc các quan hệ trong xã hội phát triển vượt bậc cả về bề rộng và chiều sâu, các phong tục tập quán này không còn có thể điều chỉnh được nữa mà cần một loại quy phạm xã hội mới đó chính là pháp luật.
Pháp luật được hình thành bằng nhiều cách với những hình thức khác nhau.
• Con đường thứ nhất là “luật pháp hoá”, “nhà nước hoá”. Nhà nước thừa nhận và nâng lên những tập quán có lợi cho mình. Đó là “ tập quán pháp”. Có tập quán được nhà nước chính thức thừa nhận và đưa vào nội dung bột luật, nhưng cũng cõ những tập quán được nhà nước mặc niên thừa nhận. Như vậy có tập quán pháp thành văn và tập quán pháp không thành văn. Điển hình là ở các nước phương Đông như ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam…
• Con đường thứ hai là do nhà nước ban hành mới. Do nhu cầu điều chỉnh những quan hệ ngày càng phức tạp, phong phú, sâu và rộng mà tập quán pháp không thể điều chỉnh được hết. Pháp luật được tồn tại dưới dạng thành văn và bất thành văn. Pháp luật thành văn ra đời ngay từ khi xuất hiện chữ viết.VD như luật 12 bảng của La Mã cổ đại, bột luật Hammurabi của Lưỡng Hà cổ đại….
3. Đặc điểm con đường hình thành nhà nước ở phương Đông
ở phương Đông, các nhà nước thường được hình thành ở lưu vực những con sông lớn. Điều kiện tự nhiên đã chứa đựng trong đó cả ưu đãi và thử thách. Bất cứ một cộng đồng nào ở đây cũng phải tiến hành công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi. Mặc dù ở phương Đông chế độ tư hưu về ruộng đất gần như không có, xã hội bị phân hoá chậm chạp đồng thời tính giai cấp rất hạn chế và mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng phát triển chưa tới mức độ gay gắt, quyết liệt như ở phương Tây nhưng trong môi trường kinh tế xã hội mới như vậy nhà nước đã phải ra đời. Chính công cuộc trị thuỷ, thuỷ lợi không chỉ là yếu tố duy trì chế độ tư hữu về ruộng đất mà còn là yếu tố thúc đẩy nhà nước phải ra đời sớm. Trước đó tổ chức của công xã thị tộc, với quy mô tổ chức và hiệu lực của nó, không còn đủ khả năng tổ chức công cộng chống lũ và tưới tiêu. Đồng thời nhu cầu tự vệ cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước. Nhà nước ra đời sớm, cả về thời gian và không gian, do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc biệt của phương Đông.
Trong tất cả phạm vi các cộng đồng, tầng lớp quý tộc lúc ban đầu vốn thực hiện “chức năng xã hội” đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đồng, rồi chuyển sang “địa vị độc lập đối với xã hội” và cuối cùng “vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội”.
2/ Tiền đề kinh tế – xã hội dẫn đến sự tan rã xã hội cộng sản nguyên thủy và sự hình thành nhà nước và pháp luật
Có nhiều quan điểm về sự hình thành nhà nước
Theo thuyết thần học, nhà nước là do thượng đế sinh ra để quản lý xã hội
Theo thuyết khế ước xã hội, nhà nước là sản phẩm của 1 bản hợp đồng của những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Khi nn k thực hiện tốt chức năng của nó thì các thành viên ấy phá bỏ khế ước cũ và lập khế ước mới, nn mới ra đời.
Còn theo quan điểm của cn Mác-Leenin, nhà nước ra đời trên sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy:
Tiền đề kinh tế:
Khi lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động ngày càng tăng lên
Qua 3 lần phân công lao động – Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
-Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
-Thương nghiệp phát triển
Của cải dư thừa => các tiểu gia đình tách khỏi đại gia đình, muốn cuộc sống tốt hơn cho 1 số ít người, không phải làm vì cả cộng đồng nữa => xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất do một số người có quyền lực chiếm đoạt để tách ra thành gia đình riêng => trở thành những người chuyên đi bóc lột
Tiền đề xã hội:
Những người tư hữu về tư liệu sản xuất đó trở thành những người chuyên đi bóc lột. Từ đó hình thành nên các tầng lớp và giai cấp có địa vị kinh tế khác hẳn nhau :
Chủ nô (chiếm nhiều của cải + tư hữu tư liệu sản xuất)
Bình dân (chỉ có 1 ít của cải)
Nô lệ( tù binh chiến tranh và những nông dân phá sản)
Mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và bị bóc lột ngày càng tăng, đến mức đỉnh điểm không thể tự điều hòa được => Giai cấp mạnh hơn sẽ đứng lên cầm quyền, trấn áp các giai cấp khác và quản lý theo ý chí của họ. Họ thành lập 1 tổ chức là nhà nước để điều hòa mâu thuẫn ấy.
Pháp luật hình thành khi nhà nước ra đời, là công cụ của nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Trước khi hình thành nhà nước thì phong tục tập quán với bản chất là bình đẳng với các thành viên, nhưng khi xuất hiện giai cấp, xuất hiện nhà nước thì các phong tục này k điều chỉnh đc sự bình đẳng nữa, k phù hợp nữa => PL ra đời.
2 hình thức hình thành PL Thừa nhận, nâng lên những tập quán có lợi cho mình
Ban hành những quy tắc mới.
3/ Quy luật chung và những nét đặc thù về sự ra đời nhà nước ở phương Đông và phương Tây thời cổ đại
Quy luật chung: Ra đời trên sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy
Ở phương Tây: do 2 nguyên nhân chính là -Tư hữu tư liệu sx(tiền đề kinh tế)
-Phân chia giai cấp(tiền đề xã hội)
=> mâu thuẫn k điều hòa đc => hình thành nn. PL là công cụ của nn để bảo vệ lợi ích cho mình và quản lý xh.
Ở phương Đông: do công cuộc trị thủy- làm thủy lợi và việc chống ngoại xâm, mở rộng lãnh thổ => thúc đẩy quá trình hình thành nn. (cần người tổ chức,ng đứng đầu: Vua)
PL là do vua ban, cùng với 1 số “tập quán pháp” đã có từ trước
4/ Đặc trưng cơ bản của nhà nước và pháp luật phương Đông cổ đại
Nêu sơ qua về quá trình hình thành nhà nước phương Đông.
Nhà nước phương Đông cổ đại có 4 trung tâm văn minh là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
+) Tổ chức bộ máy nhà nước
Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
Cơ cấu tổ chức đơn giản và sơ khai.
Ở trung ương có: vua , quan đầu triều và quan lại giúp việc
Vua là ng nắm toàn bộ đất đai, chủ sở hữu tối cao, là người tổ chức bộ máy nhà nước, bổ nhiệm quan lại, gây chiến tranh hay hòa bình do vua quyết định.
Quan đầu triều:là 1 vị quan hay hội đồng thân tín của nhà vua, nắm giữ các công việc quan trọng.
Quan giúp việc: hệ thống các quan lại cao cấp. Tùy từng nơi, từng thời kì mà có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn.
Về quân đội: Do thường xuyên xảy ra chiến tranh nên phát triển quân đội rất mạnh. Chỉ huy tối cao là nhà vua. Lực lượng quân đội đông và đa dạng.
Ở địa phương tổ chức bộ máy là thu nhỏ của trung ương, sao chép đơn giản.
Kết luận: Bộ máy nhà nước là bộ máy bạo lực lớn, được thần thánh hóa nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị một cách triệt để.
+)Pháp luật phương Đông
Vì nhà nước và PL có mối quan hệ chặt chẽ nên khi nhà nước ra đời thì giai cấp cầm quyền cũng đồng thời ban hành PL.
2 bộ luật lớn ở phương Đông thời cổ đại là bộ luật Hamurapi(Lưỡng Hà) và bộ luật Manu(Ấn Độ). Đặc điểm cơ bản của pháp luật Phương Đông cổ đại là:
– Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trong xã hội. Bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp thống trị.
– Thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình giữa vợ và chồng, giữa các con với nhau do ảnh hưởng của chế độ gia trưởng.
– Ranh giới giữa hình sự và dân sự mờ nhạt, các hình phạt hà khắc và nặng nề về cả mặt tâm lý và thân thể.
– Bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, lễ giáo và tư tưởng thống trị.
– Về hình thức, từ ngữ cụ thể, có tính hệ thống.
5/ Điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước và pháp luật phương Đông và phương Tây cổ đại
a/Nhà nước:
Phương Đông Phương Tây
-Các nhà nước ra đời sớm ở lưu vực các con sông lớn. -Nhà nước ra đời muộn,hình thành trên các bán đảo.
-Thuận lợi pt nông nghiệp. – K thuận lợi pt nông nghiệp mà thuận lợi pt thủ công nghiệp, thương nghiệp.
-Kinh tế hàng hóa chậm pt nên ko có trung tâm kinh tế lớn. -Pt thương nghiệp nên xh thành thị, trung tâm lớn.
-Ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước. -Ruộng đất chủ yếu thuộc về tư nhân
-Hình thức quân chủ chuyên chế tập quyền -Hình thức đa dạng.Dân chủ chủ nô, cộng hòa quý tộc, quân chủ chuyên chế
-HÌnh thức cấu trúc là các nước đơn nhất. -Hình thức cấu trúc: Có xuất hiện nhà nước thành bang
-Kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ ko điển hình, mang nặng tính gia trưởng -Kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ điển hình.
-Cả thần quyền và thực quyền tập trung vào tay vua -Vua nắm 1 phần quyền lực, các hội đồng hay tổ chức khác nắm 1 phần quyền lực.
b/ Pháp luật:
Pháp luật dân sự ở Phương Đông kém phát triển hơn Phương Tây. Ở Phương Đông, lĩnh vực pháp luật hình sự với các qui định về tội phạm và hình phạt được qui định nhiều hơn hơn pháp luật dân sự.
6/ Trình bày cơ sở kinh tế – xã hội của sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước phương Đông cổ đại
Nhà nước phương Đông cổ đại ra đời trên sự thúc đẩy của việc trị thủy-làm thủy lợi và nhu cầu tự vệ. Cơ sở kinh tế vẫn là việc tư hữu về tư liệu sản xuất, cơ sở xã hội là sự phân chia giai cấp, nhưng mâu thuẫn giữa những giai cấp không thật sự sâu sắc. Tuy vậy, yếu tố chính làm xuất hiện nhà nước là sự phân hóa giai cấp, còn yếu tố quản lý và vai trò của người thủ lĩnh trong công cuộc trị thủy và chiến tranh là yếu tố thúc đẩy sự ra đời của nhà nước sớm hơn.
Nhà nước phương Đông cổ đại tồn tại và phát triển trên nền tảng lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo. Do hình thành ở lưu vực các con sông lớn nên nông nghiệp phát triển mạnh.
7/ Nhà nước Trung Quốc cổ đại
1. Quá trình hình thành nhà nước
Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại, cũng như Ai Cạp, Lưỡng Hà, ấn Độ, ở đây cũng có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Hoàng Hà ở phía Bắc và sông Trường Giang ở phía Nam. Lịch sử của Trung Quốc cổ đại kéo dài gần 2000 năm. từ khoảng TK 21 TCN đến năm 221 TCN. Trong thời gian đó, lãnh thổ của Trung Quốc từ lưu vực sông Hoàng Hà không ngừng được mở rộng nhưng nhìn chung, nếu so với ngày nay thì còn rất hạn chế.
Vào khoảng TK 3 TCN, cư dân lưu vực sông Hoàng mới chuyển sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ. Theo truyền thuyết, ở đây có nhiều bộ lạc nổi tiếng như Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ…Qua quá trình đấu tranh và liên hiệp giữa các bộ lạc, cuối cùng hình thành một liên minh bộ lạc lớn mạnh do Đường Ngiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ lần lượt được bầu làm thủ lĩnh.
Trong thời kỳ này, kinh tế phát triển rõ rệt, nghề nông đã phát triển hơn trước nhiều do các công trình thuỷ lợi được xây dựng lại thêm đất đai màu mỡ. Do vậy, trong xã hội đã xuất hiện sự phân hoá tài sản và sự phân hoá xã hội diễn ra mạnh hơn. Tầng lớp quý tộc thị tộc ngày càng chiếm nhiều ruộng đất của công xã.Dần dần tầng lớp quý tộc thị tộc hình thành một giai cấp-quý tộc chủ nô. Đến thời Hạ, số lượng nô lệ ngày càng nhiều lên với nguồn chính là tù binh chiến tranh. Nông dân công xã vẫn là lực lượng xã hội đông đảo thời bấy giờ.
Khi Hạ Vũ chết, các quý tộc thân cận nhà Hạ trong liên minh bộ lạc đã ủng hộ con của Vũ là Khải lên thay. Việc bầu thủ lĩnh đến đây là chấm dứt, việc cha truyền con nối được coi là đương nhiên. Khi trở thành vua, Khải trở thành ông vua có quyền hành rất lớn. Sự kiện này đánh dấu sự hình thành nhà nước ở Trung Quốc.
2. Sơ lược lịch sử các triều đại
• Nhà Hạ (TK 21-16 TCN)
Nối chức thủ lĩnh của cha, Khải trở thành ông vua đầu tiên của Trung Quốc, phải đương đầu với nhiều cuọc chống chọi. Trải qua mấy thế kỷ, Kiệt nổi lên là một bạo chúa, áp bức bóc lột dân chúng thậm tệ, mâu thuẫn xã hội đã tới mức gay gắt. Nhân đó, nhà Thương được thành lập, tấn công nhà Hạ, nhà Hạ diệt vong.
• Nhà Thương (TK 16-TK12 TCN)
Sau khi nhà Hạ sụp đổ, nhà Thương chính thức được thành lập, đóng đô ở phía Nam sông Hoàng Hà. Đến TK 14 thì dời đô sang đất Ân ở phía Bắc sông Hoàng. Cũng từ đó, nhà Thương phồn thịnh trong một thời gian dài, về mọi mặt đều phát triển hơn so với thời nhà Hạ, công cụ và đồ dùng bằng đồng thau tương đối phổ biến. Việc trao đổi, mua bán cũng khá phát triển. Quan hệ nô lệ đã phát triển, nhưng công việc chủ yếu vẫn chỉ là làm việc trong gia đình chủ mà thôi.
Trụ là ông vua cuối cùng của nhà Thương nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc, dùng nhiều hình phạt để đàn áp nhân dân, gây chiến tranh với các bộ lạc xung quanh…Nhân đó nhà Chu ở phía Tây (vốn là nước chư hầu của nhà Thương) đã đem quân tấn công, nhà Thương diệt vong.
• Triều đại Tây Chu ( TK 12-771 TCN)
Sau khi đem quân tiêu diệt nhà Thương, nhà Chu đóng đô ở Cảo Kinh (phía Tây Tây An) nên gọi là Tây Chu.
Chính sách nổi bật trong triều đại này là chế độ phong hầu. Tất cả đất đai đều thuộc sở hữu của vua Chu. Vua cắt đất, phân cho con cháu, thân thuộc, khi phong đất kèm theo phong tước. Đến các chư hầu cũng phong cấp cho bề tôi của mình. Chế độ phân phong đã tạo nên một hệ thống chính trị dựa trên đẳng cấp quý tộc huyết thống, sử dụng hệ thống các nước chư hầu để cai trị trong nước và bành trướng ra bên ngoài.
• Triều đại Đông Chu (771-221 TCN)-thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc
Năm 770 TCN, nhà Chu dời đô về Lạc Dương, phía Đông Trung Quốc nên gọi là Đông Chu. Thời Đông Chu được chia thành hai thời kỳ là Xuân Thu (770-475 TCN) và Chiến Quốc ( 475-221 TCN). Thời kỳ này, nhà Chu ngày càng suy yếu còn các nước chư hầu ngày càng lớn mạnh và diễn ra các cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ. Cuối TK 6 TCN, có 5 nước lớn là Tề, Tấn, Sở, Ngô, Việt (“Ngũ bá”). Sang thời Chiến Quốc có 7 nước tranh bá là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triều, Ngụy, Tần (“Thất hùng”). Đây là thời kỳ chiến tranh liên miên, quy mô rộng lớn và vô cùng ác liệt.
Một hiện tượng nổi bật là cải cách về mọi mặt, trong đó, nhà Tần năm 359 TCN là cuộc cải cách nổi tiếng nhất và mang lại hiệu quả nhất. Qua các cuộc cải cách ở nước Tần và các nước khác, cơ sở kinh tế và đặc quyền của tầng lớp quý tộc bị phá vỡ, tầng lớp địa chủ mới ngày càng chiếm ưu thế. Đồng thời, qua cuộc cải cách, nước Tần mạnh hẳn lên, đánh bại được 6 nước thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Từ đây, Trung Quốc bước sang thời kỳ phong kiến.
3. Tổ chức bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nươc Trung Quốc được xác lập và hoàn thiện từng bước. Thời Hạ-Thương : bộ máy nhà nước còn đơn giản, mang đậm tàn dư của thị tộc. Thời Tây Chu, bộ máy nhà nước được hoàn thiện về quy mô và cơ cấu tổ chức, tàn dư công xã thị tộc phai nhạt dần. Sang thời Xuân Thu-Chiến Quốc, tổ chức bộ máy nhà nước của các nước đã kế thừa và phát triển tổ chức của nhà Tây Chu..
Tổ chức bộ máy nhà nước :
– Đứng đầu nhà nước là Vua (còn gọi là Đế, Vương, Thiên Tử) : có quyền hành rất lớn về mọi mặt, có quyền lực vô tận, quyết định các công việc trọng đại của đất nước. Ý chí và lời nói của Vua đều gọi là pháp luật, Vua còn tự thần thánh hoá bản thân.
– Bộ máy quan lại ở TƯ :
• Hạ-Thương : mới chỉ có một số chức vụ quản lý các công việc như quản lý chăn nuôi, quản lý xe,..dưới Vua có chức quan Vu có quyền hành lớn nhất, giúp vua quản lý công việc triều đình,
• Tây Chu : bộ máy quan lại triều đình đi vào quy củ. vua thiết lập Tam Công gồm ba chức quan lớn theo thứ tự cao thấp : Thái sư, Thái phó, Thái bảo. Về sau, bỏ Tam công và lập ra 6 chức quan cao cấp (lục khanh) là Thái Tể, Tư Đồ, Tòng Bá, Tư Mã, Tư Khấu, Tư Không. Song song có thái sử liêu gồm: Tả sử, Hữu sử
• Chiến Quốc : xuất hiện chức quan cao cấp nhất trong bộ máy quan lại, tuỳ nước có các tên gọi khác nhau như Lệnh doãn, Tướng quốc, Thừa tướng..Sau này nhà Tần gọi Thừa tướng là Tể tướng.
– Bộ máy quan lại địa phương:
• Cấp hành chính : thời Hạ-Thương, viên quan đứng đầu thường là tù trưởng bộ lạc trứoc đó hay con cháu của của họ. Thời Tây Chu, do chính sách phân phong nên thêm một cấp địa phương là các nước chư hầu. Thời Xuân Thu-Chiến Quốc, do chiến tranh liên miên nên các nước chư hầu trở thành quốc gia độc lập với nhà Chu vì thế bộ máy chính quyền địa phương chủ hầu trở thành bộ máy chính quyền TƯ của một nước.
• Cấp cơ sở : Thời Hạ-Thương, đơn vị hành chính cấp cơ sở là công xã nông thôn do tộc trưởng đứng đầu, do công xã bầu ra. Thời Tây Chu, thôn trưởng vẫn do công xã bầu ra nhưng phải được chính quyền cấp trên phê duyệt. Thời Xuân Thu-Chiến Quốc : có những thay đổi quan trọng tuỳ từng nước.
• Quân đội : rất chú trọng xây dựng. Ngoài quân đội của TƯ, địa phương, các nước chư hầu cũng có lực lượng vũ trang riêng.
Tuy TQ cổ đại bị chia thành nhiều nước nhưng các nhà nước đó đều là nhà nước quân chủ chuyên chế dựa trên cơ sở kinh tế, chính trị-xã hội:
• Kinh tế : hầu hết ruộng đất đều thuộc sở hữu của nhà vua, công xã nông thôn tồn tại bền vững và được quyền sở hữu thực tế ruộng đất của vua.
• Chính trị-xã hội : hệ thống quan lại được hình thành, củng cố theo chế độ tông pháp và chế độ cha truyền con nối. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do họ hàng nhà Vua nắm giữ, phẩm tước cao hay thấp phụ thuộc quan hệ gần hay xa. Do đó, đây là chế độ quan chue chuyên chế quý tộc (chủ nô).
8/ Pháp luật Lưỡng Hà cổ đại
Nền kinh tế hàng hoá ở Lưỡng Hà xuất hiện sớm và phát triển bậc nhất ở phương Đông cổ đại nên pháp luật Lưỡng Hà cũng phát triển nổi trội hơn so với các nước khác. Trong đó bộ luật Hammurabi là bộ luật có giá trị lớn nhất. Bộ luật gồm có ba phần : phẩn mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu đã tuyên bố các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị. Phần kết luận khẳng định lại công đức và uy quyền của nhà vua Hammurabi. Phần nội dung là phần chủ yếu của bộ luật, kế thừa những bộ luật trước đó, những phong tục tập quán của ng¬êi Xume vµ c¶ nh÷ng quy ®Þnh cña nhµ vua vµ toµ ¸n nhµ vua. Bộ luật gồm 282 điều khoản cụ thể điều chỉnh hầu hết những quan hệ xã hội lúc bấy giờ, từ các chế định về hợp đồng, hôn nhân và gia đình, thừa kế đến các chế định về hình sự, tố tụng.
• Chế định hợp đồng: 3 nội dung cơ bản : hợp đồng mua bán, hợp đồng vay mượn, hợp đồng cho thuê ruộng đất.
– Hợp đồng mua bán : phải có 3 điều kiện : tài sản mua bán phải đảm bảo đúng giá trị sử dụng, người bán phải là người chủ sở hữu thực sự của tài sản, khi tiến hành hợp đồng phải có người thứ ba làm chứng. Chế tài hợp đồng : tất cả các điều khoản trong hợp đồng đều áp dụng luật hình sự. Điều 7 quy định : nếu vật bán thuộc sở hữu của người khác thì sẽ bị xử tử hình.
– Hợp đồng vay mượn : 89-101 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và người vay. 115-119 : biện pháp đảm bảo cho hợp đồng vay mượn nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ.
– Hợp đồng cho thuê ruộng đất : có 2 hình thức sở hữu là ruộng đát nhà nước vả ruộng đất tư nhân. Được quy định từ điều 42-48 nêu lên quyền và nghĩa vụ của các chủ tư nhân, từ điều 48-50 là các điều khoản quy định chế tài hợp đồng.
• Chế định hôn nhân và gia đình : pháp luật luôn củng cố và bảo vệ chế độ hôn nhân bất bình đẳng, bảo vệ địa vị của người đàn ông trong gia đình. Người chồng có quyền ly hôn, quyền của người phụ nữ không được pháp luật bảo vệ.Hôn nhân hợp pháp phải có giấy tờ.
Điều 128 ghi rõ : nếu người vợ bị mắc bệnh hiểm nghèo thì người chồng có quyền lấy người phụ nữ khác nhưng phải chăm sóc chị ta suốt đời.
Điều 218 quy định : nếu dân tự do lấy vợ mà không có giấy tờ thì người vợ đó không phải là vợ của y.
• Chế định thừa kế : 167-170. Quyền để lại tài sản thừa kế bị pháp luật hạn chế ở một số trường hợp nhất định. Điều 169 quy định : tất cả các con đều được chia tài sản thừa kế như nhau.
• Chế định hình sự : Hình phạt mang tính chất hà khắc, dã man đặc biệt áp dụng quy tắc trả thù ngang bằng. Hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử bằng hình phạt để đảm bảo đặc quyền của gia cấp thống trị, và những hành vi xâm hại đến tài sản của giai cấp thống trị đều bị xử tử hình. Hình thức chuộc lỗi bằng tiền được áp dụng khá phổ biến nhưng mức phạt tiền lại phụ thuộc vào địa vị của người bị hại. Hình thức xử tử có khoảng 30 hình thức khác nhau nhưng đều rất dã man. Điều 196 quy định : nếu dân tự do làm hỏng con mắt của bất kỳ người nào thì phải làm hỏng con mắt của y
• Chế định tố tụng : nội dung chủ yếu là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị chủ nô. Đó là quy định những kẻ tàng trữ nô lệ hay giúp đỡ nô lệ chạy trốn đều bị xử tử. Hay những quy định khắt khe của những kẻ cho vay nặng lãi đối với con nợ. Bộ luật còn cho pháp chủ nợ có quyền tịch thu tài sản của con nợ thậm chí bắt các thành viên trong gia đình con nợ làm nô lệ.
Bộ luật Hammurabi là bộ luật có giá trị vào bậc nhất ở phương Đông và thế giới cổ đại, là tấm gương phản chiếu rõ nét bản chất giai cấp của nhà nước.
9/ Nội dung và giá trị cơ bản của bộ luật Hammurabi:
* Nội dung bộ luật: Bộ luật Hammurabi là bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời lỳ cổ đại, gồm 282 điều (hiện chỉ đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luật. Đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu là điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan tới lợi ích của giai cấp thống trị.
– Phần mở đầu Vua Hammurabi tuyên bố rằng các vị thần đã trao đất nước cho nhà vua thống trị để làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ.
– Phần nội dung là phần chủ yếu của bộ luật. Nội dung của bội luật bắt nguồn từ sự kế thừa từ những bộ luật trước đó, cụ thể là những pháp điển của người Xume,ngoài ra chứa đựng những sắc lệnh của vua Hammurabi và nhiều quyết định của tòa án cao cấp bấy h.Trong đó, điều đầu tiên là bộ luật quy định thủ tục kiện cáo, cách xét xử tức tục tố tụng. Tiếp đó là những quy định về hình phạt của tội trộm cắp, bắt cóc nô lệ, về quyền và nghĩa vụ của binh lính, quyền lợi của người lính canh ruộng đất. Tội sử dụng bừa bãi nguồn nước, tội để súc vật tàn phá hoa mầu. Các hình thức cho vay lãi, nô lệ vì nợ cũng được quy định rất cụ thể. Sau đó bộ luật dành nhiều khoản về việc gả bán con gái, về gia đình, về các hình thức trị tội khi làm tổn hại tới thân thể người khác, hình phạt đối với tội thủ tiêu dấu trên mặt nô lệ, trách nhiệm và tiền công của những người làm thuê trong xây dựng, nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp. Và cuối cùng, những điều khoản quy đinh về mua bán nô lệ.
– Phần kết luận của bộ luật: khẳng định lại công đức và uy quyền của Hammurabi. Nhà vua trừng trị thẳng tay những kẻ nào hủy hoại bộ luật.
• Giá trị cơ bản:
– Vượt ra khỏi hạn chế lịch sử, giá trị xã hội của Bộ luật được thể hiện rõ ngay từ mục đích của Bộ luật, thể hiện ở phần mở đầu của Bộ luật: “Vì hạnh phúc của loài người thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm-Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samat sai xuống dân đen, tỏa sáng khắp muôn dân.
– Về kỹ thuật lập pháp, tuy không phân chia thành các ngành luật nhưng bộ luật cũng đc chia thành nhóm các điều khoản có nội dung khác nhau. Phạm vi điều chỉnh là quan hệ xã hội như hôn nhân gia đình, ruộng đất, thừa kế tài sản, hợp đồng dân sự, hình sự, tố tụng..
– Về mặt hình thức pháp lý: đây là bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các quy phạm Pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài.
– Về mức độ điều chỉnh: Bộ luật về cơ bản áp dụng mức độ điều chỉnh cụ thể, chi tiết.
Vượt khỏi hạn chế về tính giai cấp, có thể thấy chứa đựng trong nhiều quy phạm của Bộ luật dù ở dạng thức sơ khai nhất, cổ xưa nhất vẫn chứa đậm nét những giá trị tiến bộ, nhân văn, đặc biệt là về kỹ thuật lập pháp trong các qui định từ hôn nhân gia đình tới kế thừa, qui định hợp đồng. Bộ Luật vẫn chứa đựng nhiều giá trị đương đại đáng kế thừa và phát triển.
10/ Trình bày nét tương đồng và khác biệt giữa bộ luật Hammurapi và Manu.
Trả lời:
So sánh Bộ Luật Hammurabi và Bộ Luật Manu
– Bộ Luật Hammurapi là bộ luật thành văn sớm nhất được xây dựng trên cơ sở lấy từ những tiền lệ pháp của người Xume, những quy định của tòa án và cá phán quyết của tòa án ca lúc bây giờ, và mệnh lệnh chiếu chỉ của nhà vua bởi vậy mà Bộ Luật chú trọng tập trung điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội lúc bấy giờ. Tuy rằng Bộ Luật Manu cùng được xây dựng từ những luật lệ, những tập quán của giai cấp thống trị nhưng nó lại được các giáo sĩ Bà La Môn tập hợp dưới dạng trường ca, được trình bày dưới dạng câu trường ca, tuy có điều chỉnh quan hệ pháp luật nhưng nó còn bao gồm rất nhiều vấn đề như chính trị, tôn giáo, quan niệm về thế giới và vũ trụ, bởi vậy Bộ Luật bao gồm 2685 điều trong khi đó Hammurapi chỉ có 282 điều. Tuy nhiên, bộ Luật Hammurapi lại điều chỉnh các quan hệ xã hội tiến bộ hơn rất nhiều so với Manu.
– Nội dung:
o Chế độ hợp đồng: hai bộ luật điều có phần điều kiện có hiệu lực hợp đồng, Bộ Luật Manu chủ yếu đề cập tới vấn đề hợp đồng vay mượn, BL Hammurapi còn nói đến vấn đề hợp đồng lĩnh canh ruộng đất, hợp đồng gửi giữ, cả hai bộ Luật đều dung chính bản thân con người làm vật bảo đảm, tuy nhiên BL Hammurapi có những quy định cũng như chế tài rõ ràng hơn so với Manu, BL Manu có tính phân biệt rõ ràng đối với đẳng cấp cao đó là Bà La Môn.
o Chế định hôn nhân: BL Manu có sự bất bình đẳng rõ rệt giữa vợ và chồng, hôn nhân mang tính chất mua bán, người vợ được người chồng mua về, trong khi đó bên BL Hammurapi có thủ tục kết hôn, tuy cũng có sự bất bình đẳng nhưng BL vẫn có điều khoản bảo vệ người phụ nữ.
o Chế độ thừa kế: về cơ bản 2 BL đều có 2 hình thức thừa kế là: theo luật pháp và theo di chúc, đều thừa kế theo tài sản người cha. Bên BL Hammurapi có them phần Điều kiện tước quyền thừa kế.
o Chế độ hình sự: BL Manu có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng: khoan dung cho người đẳng cấp trên và trừng trị thẳng tay đối với kẻ đẳng cấp dưới có hành vi xâm phạm tới đẳng cấp trên, bên BL Hammurapi có quan niệm hình sự là trừng trị tội lỗi, mang tính chất trả thù ngang nhau tuy nhiên chỉ là tương đối. Các hình thức xử phạt của hai bộ Luật đều rất dã man.
o Chế độ tố tụng: Bộ Luật Manu thì coi trọng chứng cứ nhưng chứng cứ lại phụ thuộc vào giới tính và đẳng cấp, chứng cứ của đẳng caapscao có tính quyết định. BL Hammurapi cũng coi trọng chứng cứ nhưng ko phân biệt đăng cấp và điều quan trọng là được xét xử công khai rất tiến bộ.
Bộ luật Manu mang tính phân biệt đẳng cấp rất rõ rệt, mọi điều khoản đều ủng hộ đẳng cấp trên. Bộ Luật Hammurapi tuy cũng có sự phân biệt nhưng cùng với đó cũng có tính dân chủ nhất định, cũng có sự bảo vệ với người dân.`
11/ Trình bày cơ sở kinh tế – xã hội cho sự ra đời của Nhà nước Phương Tây cổ đại.
Trả lời:
– Kinh tế phát triển mạnh, do các quốc gia cổ đại phương tây chủ yếu là ven biển,đất đai lại không phù hợp với nông nghiệp do vậy xu hướng buôn bán thương nghiệp rất phát triển, cùng với đó là thủ công nghiệp cũng phát triển rực rỡ làm cho chế độ tư hữu diễn ra nhanh chóng, tư hữu về ruộng đất làm cho phân hóa xã hội diễn ra mạnh mẽ:
+ Những gia đình có thế lực trong xã hội thi tộc trước kia như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự chiếm nhiều ruộng đất và tư hữu tư liệu sản xuất, ngày càng trở lên giàu có trở thành giai cấp quý tộc thị tộc (hay còn gọi là quý tộc chủ nô ruộng đất)
+ Thương nhân, thợ thủ công, bình dân trong qua trình tìm vùng đất thực dân… ngày càng trở lên giàu có. Khi chế độ tư hữu ruộng đất xuất hiện, họ tậu được nhiều ruộng đất, nô lệ.. trở thành tầng lớp quý tộc chủ nô công thương nghiệp hay còn gọi là quý tộc mới.
+ Cùng với sự giàu có của quý tộc chủ nô là sự bần cùng hóa của nông dân, họ giải quyết sự bần cùng hóa của mình bằng 3 cách sau: Lĩnh canh ruộng đất của chủ nô để cày cấy hoặc đi làm thuê và trở thành tầng lớp bình dân; Một số quá nghèo bán mình làm nô lệ; Một số rời bỏ quê hương tìm vùng đất mới, dần dần họ biến nơi đó thành thuộc địa, những người đó càng trở lên giàu có và gia nhập vào tầng lớp quý tộc chủ nô công thương nghiệp.
– Do sự phân hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ nên mâu thuẫn giai cấp trở lên gay gắt. Trong đó, giai cấp chủ nô bóc lột sức lao động của nô lệ là chủ yếu. Quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Giai cấp nô lệ phản kháng lại sự áp bức bóc lột bằng nhiều cuộc nổi dậy, để dập tắt những cuộc đấu tranh đó, giai cấp chủ nô thiết lập ra nhà nước để quản lý và đàn áp giai cấp bị trị.
12/ Nhà nước Hy Lạp – La Mã thời cổ đại
1. Địa lý – kinh tế-xã hội
1.1 Địa lý – kinh tế : nền kinh tế sớm có nhiều thành phần
– Nằm trên bán đảo Ban-can ở phía Nam châu Âu, thuận lợi cho việc thương mại, buôn bán, họ có thể vượt qua Địa Trung Hải tới Cận Đông là Bắc Phi, phía Bắc là Bắc Âu, phía Tây là Tây Âu và Đại Tây Dương, có nhiều thuận lợi cho giao lưu hàng hoá, thương nghiệp, nhiều hải cảng tốt
– Sản phẩm : lúa mì, lúa đại mạch, nho(nấu rượu), ôliu (lấy dầu); nghề thủ công, chế tạo vũ khí, công cụ sản xuất cũng rất phát triển
– Công thương nghiệp : chưa có máy móc nhưng nền kinh tế vận hành theo cơ chế hàng hoá thị trường, có chủ nô có trong tay hàng ngàn nô lệ, nền kinh tế thị trường La Mã rất phát triển (tương đối giống CNTB thời kỳ cận đại) khác hoàn toàn châu á
1.2 Xã hội
– TK 8 TCN, Hy Lạp bước vào thời kỳ XH có giai cấp tan rã một cách triệt để, tư hữu phát riển mạnh, nó quyết định cách thức phát triển của xã hội
– XH có 3 giai cấp : chủ nô, nông dân-thị dân, nô lệ
2. Lịch sử Hy Lạp – La Mã
2.1 Lịch sử cổ đại Hy Lạp
Vào TK 8 TCN, nhiều thành bang, có 2 hình thúc nhà nước tồn tại là nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô Spac và cộng hoà dân chủ chủ nô Aten.
Kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển rất rực rỡ nhất là vào khoảng TK 5 TCN.
Đến TK 2 TCN : Hy Lạp bị sụp đổ dưới sự xâm lược của đế quốc La Mã.
2.2 Lịch sử cổ đại La Mã
TK 6 TCN, trên bán đảo Italia, hình thành nhiều QG của nhiều tộc người khác nhau.
Người Latin (bao gồm La Mã) đã dựng nước ở miền trung nước Italia, TK 6 TCN, người Latin xây dựng thành Rome ở bên bờ sông Typơrơ.
Sự phát triển của đế quốc La Mã gắn liền với những cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ, xây dựng một đế quốc La Mã rộng lớn nhất thời kỳ cổ đại. Đế quốc La Mã chinh phục toàn bộ bán đảo Italia, Nam Âu, xâm lược toàn bộ Bắc Âu, Tây Âu (tức là toàn bộ nước Anh bây giờ), qua Địa Trung Hải xâm lược toàn bộ Lưỡng Hà, toàn bộ Bắc Phi, TK 2 TCN là thời kỳ hưng thịnh của đế quốc La Mã, biên giới phía Nam kéo dài xuống tận sa mạc Sahara.
TK 5 SCN, đế quốc La Mã sụp đổ, chế độ nô lệ La Mã kết thúc cũng tức là kết thúc thời kỳ cổ đại.
3. Nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô Spác
3.1 Sự ra đời của nhà nước
Quá trình ra đời NN Spac đồng hành cùng quá trình xâm lược và thiết lập ách thông trị của người Đô-riêng ở Spac.
Vào TK 12-11 TCN, người Đô-riêng tràn vào xâm lược vùng đất của ngươid Akêăng. Cả hai tộc người này đều đang ở trạng thái công xã nguyên thuỷ đang tan rã, Vào TK 9 TCN, người Đô-riêng xây dựng thành Spac. Trong quá trình xâm chiếm, ở thành Spac dần dần hình thành mầm mống của XH có giai cấp và NN. Đến TK 8-7 TCN, người Đô-riêng tiếp tục xâm lược vùng đất bên cạnh của người Ilốt biến cư dân ở đây thành nô lệ tập thể. Sau cuộc xâm chiếm đó, quan hệ nô lệ được xuất hiện trọn vẹn. Sự phân chia giai cấp được xác lập vững chắc với việc phân chia cư dân thành ba giai cấp khác nhau là người Spac (thống trị), người Ilốt (nô lệ) và người Piriecơ (thợ thủ công).
Ngăn chặn không cho tầng lớp công thương nghiệp (người Pirieccơ) giàu lên, phát triển thế lực, NN Spac đã thi hành chính sách hạn chế công thương nghiệp. Thành bang Spac là quốc gia nông nghiệp.
3.2 Tổ chức bộ máy nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô Spac
– Đứng đầu là Hai Vua (tàn dư của chế độ công xã thị tộc-đứng đầu là hai thủ lĩnh), là thành viên trong hội đồng trưởng lão, vừa là thủ lĩnh QS, vừa là tăng lữ tối cao, vừa là người xử án. Tuy nhiêm, khác với những ông vua chuyên chính của phương Đông, quyền lực Hai vua không lớn lắm.
– Hội đồng trưởng lão gồm 28 vị trưởng lão và hai vua. Trưởng lão là người có đọ tuổi từ 60 tuổi trở lên được chọn từ đội ngũ những quý tộc danh vọng, có vai trò quan trọng trong bộ máy NN, có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước.
– Hội nghị công dân, về hình thúc là CQ quyền lực cao nhất, mọi người Spac trên 30 tuổi đều có thể tham gia hội nghị công dân. Mọi người thông qua hay phản đối những vấn đề trong hội nghị bằng những tiếng thét chứ không được thảo luạn gì. Khi biểu quyết những vấn đề quan trọng những người dự hội nghị chia thành hai hàng, qua đó biết được tỷ lệ số người đồng ý hay phản đối. Tuy nhiên, hội nghị công dân thường chỉ mang tính hình thức vì dễ xảy ra tiêu cực lại không được họp thường xuyên mà phải tuỳ theo quyết định của Hai Vua.
– Về sau, do mâu thuẫn giữa hội đồng trưởng lão và hội nghị công dân ngày một gay gắt nên một CQ có quyền hạn rất lớn được thành lập đó là Hội đồng 5 quan giám sát-là đại biểu của tập đoàn quý tộc bảo thủ nhất, có quyền hành rất lớn như giám sát vua, giám sát hội đòng trưởng lão…Thực chất, nó là CQ lãnh đạo tối cao xủa NN nhằm tập trung quyền lực vào tay tầng lớp quý tộc chủ nô.
– NN Spac đặc biệt chú trọng quân đôị. Lục quân Spac là đội quân thiện chiến. Mọi ngưòi trong toàn đất nước đều chú ý phát triển quân đội, các bé trai được huấn luyện từ năm 7 tuổi để trở thành chiến sĩ dũng cảm, nhanh nhẹn..đến năm 20 tuổi được mặc quân phục và đến năm 60 tuổi mới được cởi bỏ bộ quần áo lính.
Trong quá trình phát triển của lịch sử Hy Lạp cổ đại, NN Spac là dinh luỹ của thế lực chủ nô phản động nhất, chống lại những thành bang theo chính thể CH dân chủ chủ nô. Quyền lực NN tập trung tối đa vào tay tập đoành quý tộc chủ nô và quyền dân chủ của những người tự do bị hạn chế tới mức tối thiểu. Bởi vậy, NN Spac là NN CH quý tộc chủ nô điển hình nhất.
4. Nhà nước cộng hoà dân chủ chủ nô Aten
4.1 Quá trình Aten chuyển sang chính thể cộng hoà
Cũng như nhiều vùng khác ở Hy Lạp, đến khoảng TK 8 – TK 6 TCN, Aten bắt đầu bước vào xã hội có giai cấp và có nhà nước.
ở Aten, công thương nghiệp phát triển rất sớm với tốc độ rất nhanh, bên cạnh tầng lớp quý tộc chủ nô, tầng lớp chủ nô mới (chủ nô công thương) xuất hiện rất sớm, tăng nhanh về số lượng và mạnh về kinh tế, họ giữ vai trò quan trọng trong quá trinhg hình thành và phát triển chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô Aten sau này.
Quá trình chuyển biến sang chính thể cộng hoà được chuyển biến và đấu tranh bằng nhiều hình thức như bạo lực, cải cách giữa một bên là chủ nô nông nghiệp (chủ nô cũ) và một bên là chủ nô công thương (chủ nô mới) để thiết lập nền cộng hoà, chủ yếu chuyển biến bằng cải cách với những cuộc cải cách lớn như cải cách Xôlông, cải cách Clixten, cải cách Pêriclet. Các cuộc cải cách đều theo hướng có lợi cho chủ nô công thương, hạn chế quyền lực chính trị của chủ nô nông nghiệp và tăng cường thế lực kinh tế, chính trị của chủ nô công thương và bình dân.
Qua các cuộc cải cách đã hình thành các đặc trưng cơ bản của nhà nước :
– chia dân cư theo khu vực hành chính để cai trị.
– cơ quan quyền lực công cộng : Đại hội công dân, hội đồng 500
Chủ nô công thương và bình dân thắng triệt để hình thành chính thể cộng hoà dân chủ chủ nô Aten.
4.2. Cấu trúc bộ máy nhà nước
Biểu hiện
5. Nhà nước La Mã
5.1. Quá trình hình thành và phát triển nhà nước La Mã
Bán đảo Italia vươn ra Địa Trung Hải có nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ, lag nơi gặp gỡ của những luông văn minh Đông và Tây Địa Trung Hải. Trước khi La Mã chiếm toàn bộ Italia, ở đây coa 3 tộc người sinh sông, người Hy Lạp ở phía Nam, người Êtơrutxcơ ở phía Bắc và người Latin ở phía trung. Người Latinn cho xây dựng thành La Mã nên họ được gọi là người La Mã.
Quá trình hình thành NN La Mã là kết quả của cảc hai yếu tố : sự phân hoá XH, phân hoá giai cấp ở tộc người Latin và tộc người Êtơrutxcơ và cuộc đấu tranh của người Latin chống lại sự xâm lược của người Êtơrutxcơ. Xã hội người La Mã thời kỳ này vẫn là chế độ quân sự bộ lạc, sau đó, XH dần bị phân hoá thành quý tộc chủ nô, nô lệ, bình dân.
XH từng bước chuyển sang XH có giai cấp và nhà nước xuất hiện.
5.2 Tổ chức bộ máy NN La Mã (chính thể CH quý tộc sau đó chuyển sang chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô)
[Luận vận mệnh] Đoán tính cách và xác định ngũ hành của bạn bằng phương pháp mệnh quái (căn cứ vào năm sinh của bạn), là cách xác định ngũ hành được người xưa áp dụng để tính toán cho việc bổ cứu phong thủy hoặc mệnh lý mà không dùng hệ thống ngũ hành nạp âm mà mọi người thường hay nói đến như Sa Trung Kim, Đại Hải Thủy, …. Sau khi đọc xong các bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên vì trước đến nay bạn vẫn thường nghĩ mình là mệnh …kim, hoặc …thủy, hoặc ….mộc, hoặc …hỏa, hoặc ….thổ, bạn đừng lo lắng nhé!
Bài nên tham khảo:
Mệnh quái là phương pháp xác định mệnh của Nam và Nữ theo năm sinh tây lịch (dương lịch), căn cứ quan trọng các bạn cần lưu ý đó là mốc ngày Lập Xuân hàng năm tức ngày 04/02/năm:
Trong bài viết này chúng tôi đã tính sẵn và phân loại phía dưới cho mệnh Nam và Nữ từ 1920 – 2014. Còn việc của bạn là xác định xem bạn sinh trước hay sau ngày 04-02-năm nào đó, để xác định năm tuổi (mệnh quái) cho chính xác. Bạn sẽ nhận thấy điều thú vị mà mình chưa hề biết tại đây. Các bạn có thể xem thêm bài viết: Đoán tính cách và phương vị qua mệnh quái
Tính cách và ngũ hành của bạn.
Người hành Thuỷ (Quái Khảm 1):
Những người sinh các năm thuộc Quẻ Khảm (hành thủy) là:
Thuộc quái Khảm, hành Thuỷ dễ tính, dễ thích ứng. Mặc dù bề ngoài người hành Thuỷ có vẻ trầm lặng và bình tĩnh, nhưng thực ra bên trong họ thường bất an. Giống như dòng sông đưa con thuyền từ nơi này đến nơi khác, người hành Thuỷ thích du hành, chu du đây đó. Họ kết bạn và giao tiếp tốt, điều này giúp họ trở thành nhà ngoại giao và lãnh đạo sắc sảo. Dù trong gia đình hay công việc, người hành Thuỷ đều có khả năng dàn xếp tuyệt vời. Họ có thể vượt qua những thác nước trắng xoá và dòng nước mạnh. Tất nhiên, những chuyến đi sóng yên biển lặng luôn hay hơn! Nói chung, người hành Thuỷ hấp dẫn, dũng cảm, kiên trì, tự tin và không hẹp hòi. Giống như độ sâu của đại dương, người hành Thuỷ là nhà tư tưởng sâu sắc. Nhưng lặn quá sâu có thể gây buồn rầu, chán nản.
Người hành Thổ (Quái Khôn 2):
Những người sinh các năm thuộc Quẻ Khôn (hành Thổ):
Thuộc quái Khôn, hành Thổ nói chung là người theo chủ nghĩa truyền thống. Họ thường bình tĩnh, bảo thủ và suy tính kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Người hành Thổ là người trung thành nhất trong số các hành. Họ luôn quên mình và đặt nhu cầu của người khác lên trước bản thân. Có hai kiểu người thuộc hành Thổ: “đất mềm” chẳng hạn như đất trồng trọt, và “đất cứng” chẳng hạn như núi đá. Người có quái Khôn thuộc nhóm “đất cứng” kiên định và tin vào thành ngữ: “Khi tôi muốn có ý kiến của bạn, tôi sẽ đưa nó cho bạn.”. Giống như ngọn núi, không thể lay chuyển họ. Tính ương ngạnh là nhược điểm lớn nhất của họ. Người thuộc nhóm “đất cứng” cần hiểu rõ rằng, phương pháp của họ không phải là phương pháp duy nhất hay tốt nhất. Người thuộc nhóm “đất cứng” có thể là người bạn tốt nhất hoặc là kẻ thù lớn nhất của bạn.
Người hành Mộc (Quái Chấn 3):
Những người sinh các năm thuộc Quẻ Chấn (hành Mộc):
Thuộc quái Chấn, hành Mộc là “gỗ cứng” kiên quyết, can đảm và kiên trì. Một thế hệ mới được sinh ra trong quái Chấn, kiểu đầu tiên trong hai kiểu người hành Mộc. Người thuộc quái Chấn mạnh mẽ và kiên quyết. Cởi mở và tự tin, họ sống thoải mái, hoàn toàn theo ý thích. Giống như tiếng sấm báo hiệu mùa xuân đến, người quái Chấn thích người khác biết rằng mình là người có thế lực phải đến hỏi ý kiến và lắng nghe. Giống như cây sồi (gỗ cứng), họ vượt hẳn những người khác. Tuy một số người cảm thấy bị họ áp đảo, nhưng những người khác lại cảm thấy được che chở. Và giống như cành cây, người quái Chấn có nhiều sở thích và bạn bè. Họ dễ buồn chán, điều này khiến họ thay đổi nhiều nghề trong cuộc đời. Nói chung, người quái Chấn bốc đồng và ương ngạnh. Nhưng học rất có khiếu hài hước.
Người hành Mộc (Quái Tốn 4):
Những người sinh các năm thuộc Quẻ Tốn (hành Mộc):
Thuộc quái Tốn, hành Mộc, linh hoạt hơn nhiều so với người hành Mộc quái Chấn. Trong khi người thuộc “gỗ cứng” giống như cây sồi, thì người quái Tốn thuộc nhóm “gỗ mềm” giống như loại cây thân thảo. Mảnh mai và mềm mại, cây uốn cong, xào xạc trong gió. Người thuộc nhóm “gỗ cứng” sôi nổi và bốc đồng, nhưng ngược lại người thuộc nhóm “gỗ mềm” thờ ơ và do dự hơn. Theo bản năng, người thuộc nhóm “gỗ mềm” biết khi nào nên tiến và khi nào nên thoái. Họ lạc quan một cách thận trọng và rất cẩn thận trong cách thể hiện mình. Lãng mạn và dễ gần, người quái Tốn giao tiếp tốt, họ ham thích học thuật và luôn cố gắng học hỏi những điều mới. Giống như người thuộc nhóm “gỗ cứng”, người thuộc nhóm “gỗ mềm” có sở thích phong phú và nhiều nhóm bạn khác nhau. Họ thích tự lập và vì thế, có thể trở thành doanh nhân giỏi. Về mặt bất lợi, người quái Tốn dễ xúc động và tính khí thất thường. Do tính linh hoạt của họ, người quái Tốn thường thay đổi các qui tắc để thích hợp với nhu cầu của mình.
Người hành Kim (Quái Càn 6):
Những người sinh các năm thuộc Quẻ Càn (hành Kim):
Thuộc quái Càn, hành Kim có vẻ cứng rắn như sắt, nhưng rất bình tĩnh. Giống như vị tổng tư lệnh quân đội, người có quái Càn sẽ chỉ huy chứ không nghe lệnh. Đơn giản là không thể tranh cãi với họ. Ương ngạnh và bướng bỉnh, người thuộc nhóm “kim loại cứng” nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật. Họ đề ra các nguyên tắc và tôn trọng chúng. Giống như những người thuộc nhóm “đất cứng – quái Khôn” và “gỗ cứng – quái Chấn”, người có quái Càn cứng rắn và vì thế, khó có thể hoà hợp. Họ cầu toàn trong việc đạt mục tiêu, cực kỳ tập trung. Người có quái Càn rất tự trọng, họ sẽ không vạch áo cho người xem lưng, hay làm điều gì gây tổn thương thanh danh của họ. Đáng tiếc là tính cứng rắn dễ khiến họ bị cô đơn và phiền muộn. Người quái Càn cần học cách không nhìn nhận mọi việc quá khắt khe.
Người hành Kim (Quái Đoài 7):
Những người sinh các năm thuộc Quẻ Đoài (hành Kim):
Thuộc quái Đoài, hành Kim, bề ngoài người quái Đoài có vẻ mềm mỏng giống như vàng và bạc nhưng cách cư xử của họ lại khác. Thực ra bên trong họ khá cứng rắn. Tuy nhiên, họ lại có tính sôi nổi dễ lây lan, họ cũng ưa nhìn. Đáng tiếc là vẻ đẹp bên ngoài của họ khiến họ hơi tự cao tự đại và hợm mình. Người quái Đoài giỏi hùng biện và diễn giải vấn đề rất hiệu quả, họ cũng rất hay lý sự. Tuy nhiên, lời lẽ của họ giống như con dao hai lưỡi, họ có thể vừa đánh vừa xoa. Khó mà biết được bạn vừa được khen hay bị chê! Người quái Đoài hết sức khéo léo, khó mà hiểu được họ. Trên thực tế, họ rất kín đáo, họ giữ danh thiếp của mình và chỉ đưa ra khi “cần biết” thông tin. Cuộc sống của họ thường nhiều thách thức.
Người hành Thổ (Quái Cấn 8):
Những người sinh các năm thuộc Quẻ Cấn (hành Thổ):
Thuộc quái Cấn, hành thổ “mềm mỏng” hơn nhiều so với người thuộc nhóm “đất cứng” quái Khôn. Trong khi người có quái Khôn giống như núi đá, thì người có quái Cấn lại giống như đất trồng trọt hay đất đồi thấp. Người quái Cấn thường là người giáo dưỡng. họ nhạy cảm, có đầu óc thực tế và rất đáng tin. Hay giúp đỡ và tốt bụng, người có Quái Cấn hợp với hầu hết mọi người, họ là người hành động hơn là nhà tư tưởng. Họ cũng tự tin, có niềm tin không lay chuyển và khá uyên bác. Vì không quá kiêu ngạo, nên họ có thể là nhà lãnh đạo hay người đi theo phong trào. Họ cũng quản lý tiền giỏi. Vì thổ là Mẹ của kim (tiền), nên người quái Cấn có thể tích luỹ tiền tốt hơn người có quái khác. Mặt bất lợi của người quái Cấn là nhạy cảm quá mức và tiếp thu mọi điều. Họ phải học cách thể hiện cảm xúc.
Người hành Hoả (Quái Ly 9):
Những người sinh các năm thuộc Quẻ Ly (hành Hỏa):
Thuộc quái Ly, hành Hoả, nhiệt tâm, tràn đầy sinh lực và sống có tình. Họ rất vui vẻ và sống có nhiệt huyết. Tự phát là cách làm việc của họ, một người sôi nổi. So với tất cả những người quái khác, họ mộ đạo và có tinh thần tôn giáo cao nhất. Trên thực tế, khao khát cháy bỏng tìm ra chân lý và ý nghĩa cuộc sống của họ thôi thúc người khác làm giống họ. Giống như ngọn đuốc, ánh sáng chói rực của họ giúp cho họ có thể nhìn rõ tất cả các lựa chọn. Họ tư duy nhanh và dễ dàng nắm bắt các khái niệm khó. Người quái Ly rất thông minh và có khả năng kiên nhẫn với những người không đạt tới trình độ của họ. Họ cũng theo đuổi danh vọng và sự kính trọng, điều này có thể khiến họ trở nên kiêu ngạo. Mặt bất lợi của người hành Hoả là nóng nảy, giống như ngọn lửa, họ cần học cách kiềm chế cảm xúc trước khi mất kiểm soát.
Trong Triết Học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ 5 nguyên tố cơ bản và phải luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Năm trạng thái này gọi là Ngũ hành. Ngũ hành chính là sự tương tác và quan hệ của vạn vật. Tồn tại trong Ngũ hành có hai nguyên lý cơ bản: Tương Sinh và Tương Khắc
Ngũ hành tương sinh:
Mộc sinh Hỏa sinh Thổ sinh Kim sinh Thủy sinh Mộc
Tương Sinh là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: cái sinh ra nó và cái nó sinh ra.
Ngũ hành tương khắc:
Mộc khắc Thổ khắc Thủy khắc Hỏa khắc Kim khắc Mộc
Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc đã có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh đã có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
Năm |
Năm âm lịch |
Ngũ hành |
Giải nghĩa |
Mệnh nam |
Mệnh nữ |
1905 |
Ất Tỵ | Phú Đăng Hỏa | Lửa đèn to | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1906 |
Bính Ngọ | Thiên Hà Thủy | Nước trên trời | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1907 |
Đinh Mùi | Thiên Hà Thủy | Nước trên trời | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1908 |
Mậu Thân | Đại Trạch Thổ | Đất nền nhà | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1909 |
Kỷ Dậu | Đại Trạch Thổ | Đất nền nhà | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
1910 |
Canh Tuất | Thoa Xuyến Kim | Vàng trang sức | Ly Hoả | Càn Kim |
1911 |
Tân Hợi | Thoa Xuyến Kim | Vàng trang sức | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1912 |
Nhâm Tý | Tang Đố Mộc | Gỗ cây dâu | Đoài Kim | Cấn Thổ |
1913 |
Quý Sửu | Tang Đố Mộc | Gỗ cây dâu | Càn Kim | Ly Hoả |
1914 |
Giáp Dần | Đại Khe Thủy | Nước khe lớn | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1915 |
Ất Mão | Đại Khe Thủy | Nước khe lớn | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1916 |
Bính Thìn | Sa Trung Thổ | Đất pha cát | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1917 |
Đinh Tỵ | Sa Trung Thổ | Đất pha cát | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1918 |
Mậu Ngọ | Thiên Thượng Hỏa | Lửa trên trời | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
1919 |
Kỷ Mùi | Thiên Thượng Hỏa | Lửa trên trời | Ly Hoả | Càn Kim |
1920 |
Canh Thân | Thạch Lựu Mộc | Gỗ cây lựu | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1921 |
Tân Dậu | Thạch Lựu Mộc | Gỗ cây lựu | Đoài Kim | Cấn Thổ |
1922 |
Nhâm Tuất | Đại Hải Thủy | Nước biển lớn | Càn Kim | Ly Hoả |
1923 |
Quý Hợi | Đại Hải Thủy | Nước biển lớn | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1924 |
Giáp Tý | Hải Trung Kim | Vàng trong biển | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1925 |
Ất Sửu | Hải Trung Kim | Vàng trong biển | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1926 |
Bính Dần | Lư Trung Hỏa | Lửa trong lò | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1927 |
Đinh Mão | Lư Trung Hỏa | Lửa trong lò | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
1928 |
Mậu Thìn | Đại Lâm Mộc | Gỗ rừng già | Ly Hoả | Càn Kim |
1929 |
Kỷ Tỵ | Đại Lâm Mộc | Gỗ rừng già | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1930 |
Canh Ngọ | Lộ Bàng Thổ | Đất đường đi | Đoài Kim | Cấn Thổ |
1931 |
Tân Mùi | Lộ Bàng Thổ | Đất đường đi | Càn Kim | Ly Hoả |
1932 |
Nhâm Thân | Kiếm Phong Kim | Vàng mũi kiếm | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1933 |
Quý Dậu | Kiếm Phong Kim | Vàng mũi kiếm | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1934 |
Giáp Tuất | Sơn Đầu Hỏa | Lửa trên núi | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1935 |
Ất Hợi | Sơn Đầu Hỏa | Lửa trên núi | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1936 |
Bính Tý | Giảm Hạ Thủy | Nước cuối khe | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
1937 |
Đinh Sửu | Giảm Hạ Thủy | Nước cuối khe | Ly Hoả | Càn Kim |
1938 |
Mậu Dần | Thành Đầu Thổ | Đất trên thành | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1939 |
Kỷ Mão | Thành Đầu Thổ | Đất trên thành | Đoài Kim | Cấn Thổ |
1940 |
Canh Thìn | Bạch Lạp Kim | Vàng chân đèn | Càn Kim | Ly Hoả |
1941 |
Tân Tỵ | Bạch Lạp Kim | Vàng chân đèn | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1942 |
Nhâm Ngọ | Dương Liễu Mộc | Gỗ cây dương | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1943 |
Quý Mùi | Dương Liễu Mộc | Gỗ cây dương | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1944 |
Giáp Thân | Tuyền Trung Thủy | Nước trong suối | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1945 |
Ất Dậu | Tuyền Trung Thủy | Nước trong suối | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
1946 |
Bính Tuất | Ốc Thượng Thổ | Đất nóc nhà | Ly Hoả | Càn Kim |
1947 |
Đinh Hợi | Ốc Thượng Thổ | Đất nóc nhà | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1948 |
Mậu Tý | Thích Lịch Hỏa | Lửa sấm sét | Đoài Kim | Cấn Thổ |
1949 |
Kỷ Sửu | Thích Lịch Hỏa | Lửa sấm sét | Càn Kim | Ly Hoả |
1950 |
Canh Dần | Tùng Bách Mộc | Gỗ tùng bách | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1951 |
Tân Mão | Tùng Bách Mộc | Gỗ tùng bách | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1952 |
Nhâm Thìn | Trường Lưu Thủy | Nước chảy mạnh | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1953 |
Quý Tỵ | Trường Lưu Thủy | Nước chảy mạnh | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1954 |
Giáp Ngọ | Sa Trung Kim | Vàng trong cát | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
1955 |
Ất Mùi | Sa Trung Kim | Vàng trong cát | Ly Hoả | Càn Kim |
1956 |
Bính Thân | Sơn Hạ Hỏa | Lửa trên núi | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1957 |
Đinh Dậu | Sơn Hạ Hỏa | Lửa trên núi | Đoài Kim | Cấn Thổ |
1958 |
Mậu Tuất | Bình Địa Mộc | Gỗ đồng bằng | Càn Kim | Ly Hoả |
1959 |
Kỷ Hợi | Bình Địa Mộc | Gỗ đồng bằng | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1960 |
Canh Tý | Bích Thượng Thổ | Đất tò vò | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1961 |
Tân Sửu | Bích Thượng Thổ | Đất tò vò | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1962 |
Nhâm Dần | Kim Bạch Kim | Vàng pha bạc | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1963 |
Quý Mão | Kim Bạch Kim | Vàng pha bạc | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
1964 |
Giáp Thìn | Phú Đăng Hỏa | Lửa đèn to | Ly Hoả | Càn Kim |
1965 |
Ất Tỵ | Phú Đăng Hỏa | Lửa đèn to | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1966 |
Bính Ngọ | Thiên Hà Thủy | Nước trên trời | Đoài Kim | Cấn Thổ |
1967 |
Đinh Mùi | Thiên Hà Thủy | Nước trên trời | Càn Kim | Ly Hoả |
1968 |
Mậu Thân | Đại Trạch Thổ | Đất nền nhà | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1969 |
Kỷ Dậu | Đại Trạch Thổ | Đất nền nhà | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1970 |
Canh Tuất | Thoa Xuyến Kim | Vàng trang sức | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1971 |
Tân Hợi | Thoa Xuyến Kim | Vàng trang sức | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1972 |
Nhâm Tý | Tang Đố Mộc | Gỗ cây dâu | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
1973 |
Quý Sửu | Tang Đố Mộc | Gỗ cây dâu | Ly Hoả | Càn Kim |
1974 |
Giáp Dần | Đại Khe Thủy | Nước khe lớn | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1975 |
Ất Mão | Đại Khe Thủy | Nước khe lớn | Đoài Kim | Cấn Thổ |
1976 |
Bính Thìn | Sa Trung Thổ | Đất pha cát | Càn Kim | Ly Hoả |
1977 |
Đinh Tỵ | Sa Trung Thổ | Đất pha cát | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1978 |
Mậu Ngọ | Thiên Thượng Hỏa | Lửa trên trời | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1979 |
Kỷ Mùi | Thiên Thượng Hỏa | Lửa trên trời | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1980 |
Canh Thân | Thạch Lựu Mộc | Gỗ cây lựu | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1981 |
Tân Dậu | Thạch Lựu Mộc | Gỗ cây lựu | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
1982 |
Nhâm Tuất | Đại Hải Thủy | Nước biển lớn | Ly Hoả | Càn Kim |
1983 |
Quý Hợi | Đại Hải Thủy | Nước biển lớn | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1984 |
Giáp Tý | Hải Trung Kim | Vàng trong biển | Đoài Kim | Cấn Thổ |
1985 |
Ất Sửu | Hải Trung Kim | Vàng trong biển | Càn Kim | Ly Hoả |
1986 |
Bính Dần | Lư Trung Hỏa | Lửa trong lò | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1987 |
Đinh Mão | Lư Trung Hỏa | Lửa trong lò | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1988 |
Mậu Thìn | Đại Lâm Mộc | Gỗ rừng già | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1989 |
Kỷ Tỵ | Đại Lâm Mộc | Gỗ rừng già | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1990 |
Canh Ngọ | Lộ Bàng Thổ | Đất đường đi | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
1991 |
Tân Mùi | Lộ Bàng Thổ | Đất đường đi | Ly Hoả | Càn Kim |
1992 |
Nhâm Thân | Kiếm Phong Kim | Vàng mũi kiếm | Cấn Thổ | Đoài Kim |
1993 |
Quý Dậu | Kiếm Phong Kim | Vàng mũi kiếm | Đoài Kim | Cấn Thổ |
1994 |
Giáp Tuất | Sơn Đầu Hỏa | Lửa trên núi | Càn Kim | Ly Hoả |
1995 |
Ất Hợi | Sơn Đầu Hỏa | Lửa trên núi | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
1996 |
Bính Tý | Giảm Hạ Thủy | Nước cuối khe | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
1997 |
Đinh Sửu | Giảm Hạ Thủy | Nước cuối khe | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
1998 |
Mậu Dần | Thành Đầu Thổ | Đất trên thành | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
1999 |
Kỷ Mão | Thành Đầu Thổ | Đất trên thành | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
2000 |
Canh Thìn | Bạch Lạp Kim | Vàng chân đèn | Ly Hoả | Càn Kim |
2001 |
Tân Tỵ | Bạch Lạp Kim | Vàng chân đèn | Cấn Thổ | Đoài Kim |
2002 |
Nhâm Ngọ | Dương Liễu Mộc | Gỗ cây dương | Đoài Kim | Cấn Thổ |
2003 |
Quý Mùi | Dương Liễu Mộc | Gỗ cây dương | Càn Kim | Ly Hoả |
2004 |
Giáp Thân | Tuyền Trung Thủy | Nước trong suối | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
2005 |
Ất Dậu | Tuyền Trung Thủy | Nước trong suối | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2006 |
Bính Tuất | Ốc Thượng Thổ | Đất nóc nhà | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2007 |
Đinh Hợi | Ốc Thượng Thổ | Đất nóc nhà | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2008 |
Mậu Tý | Thích Lịch Hỏa | Lửa sấm sét | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
2009 |
Kỷ Sửu | Thích Lịch Hỏa | Lửa sấm sét | Ly Hoả | Càn Kim |
2010 |
Canh Dần | Tùng Bách Mộc | Gỗ tùng bách | Cấn Thổ | Đoài Kim |
2011 |
Tân Mão | Tùng Bách Mộc | Gỗ tùng bách | Đoài Kim | Cấn Thổ |
2012 |
Nhâm Thìn | Trường Lưu Thủy | Nước chảy mạnh | Càn Kim | Ly Hoả |
2013 |
Quý Tỵ | Trường Lưu Thủy | Nước chảy mạnh | Khôn Thổ | Khảm Thuỷ |
2014 |
Giáp Ngọ | Sa Trung Kim | Vàng trong cát | Tốn Mộc | Khôn Thổ |
2015 |
Ất Mùi | Sa Trung Kim | Vàng trong cát | Chấn Mộc | Chấn Mộc |
2016 |
Bính Thân | Sơn Hạ Hỏa | Lửa trên núi | Khôn Thổ | Tốn Mộc |
2017 |
Đinh Dậu | Sơn Hạ Hỏa | Lửa trên núi | Khảm Thuỷ | Khôn Thổ |
2018 |
Mậu Tuất | Bình Địa Mộc | Gỗ đồng bằng | Ly Hoả | Càn Kim |
Phương pháp tính mệnh nhanh:
Cách tính Mệnh theo tuổi .
1948, 1949, 2008, 2009: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
1950, 1951, 2010, 2011: Tùng bách mộc (Cây tùng bách)
1952, 1953, 2012, 2013: Trường lưu thủy (Giòng nước lớn)
1954, 1955, 2014, 2015: Sa trung kim (Vàng trong cát)
1956, 1957, 2016, 2017: Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi)
1958, 1959, 2018, 2019: Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng)
1960, 1961, 2020, 2021: Bích thượng thổ (Đất trên vách)
1962, 1963, 2022, 2023: Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim)
1964, 1965, 2024, 2025: Hú đăng hỏa (Lửa ngọn đèn)
1966, 1967, 2026, 2027: Thiên hà thủy (Nước trên trời)
1968, 1969, 2028, 2029: Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn)
1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến kim (Vàng trang sức)
1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố mộc (Gỗ cây dâu)
1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn)
1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát)
1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời)
1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu)
1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải thủy (Nước đại dương)
1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung kim (Vàng dưới biển)
1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung hỏa (Lửa trong lò)
1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn)
1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng thổ (Đất giữa đường)
1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm)
1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi)
1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ thủy (Nước dưới khe)
1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu thổ (Đất trên thành)
2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn)
2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943: Dương liễu mộc (Cây dương liễu)
2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945: Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối)
2006, 2007, 2066, 2067, 1946, 1947: Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà )
Cách tính tuổi gồm 12 giáp và 10 can, nên cứ 60 năm thì quay vòng về 1 lần (vì người xưa cho rằng đời người có 60 tuổi, bài hát “60 nam cuộc đời” có lẽ cũng có lý của nó), hết 1 thế hệ
mỗi mạng chứa 2 năm tuổi tức là 6 giáp 5 can, cho nên cứ sẽ có 30 lượt mạng chia đều cho 60 tuổi
cách tính thì chỉ là bảng tra mà thôi gồm 3 bảng
giáp – can – lục thập hoa giáp
các giáp can có thứ tự, còn lục thập hoa giáp cũng có thứ tự nhưng do quá nhiều, nên người ta mới có 1 bài thơ như thế này để dễ nhớ
Hải Lư Lâm Lộ Kiếm
Đầu Giang Thành Lạp Dương
Tuyền Ốc Thích Bá Trường
Sa Sơn Bình Bích Bạc
Phúc Hà Trạch Xuyến Tang
Khê Trung Thiên Lựu Hải
Lục Thập Giáp an tường
chỉ lấy 6 câu đầu mỗi chữ ứng với mệnh như sau:
Hải là Hải Trung Kim , Lư là Lư Trung Hỏa , Lâm là Đại Lâm Mộc , Lộ là Lộ Bàng Thổ , Kiếm là Kiếm Phong Kim.
Đầu là Sơn Đầu Hỏa , Giang là Giang Hà Thủy , Thành là Thành Đầu Thổ , Lạp là Bạch Lạp Kim , Dương là Dương Liễu Mộc
Tuyền là Tuyền Trung Thủy , Ốc là Ốc Thượng Thổ , Thích là Thích Lịch Hoả , Bá là Tòng Bá Mộc , Trường là Trường Lưu Thủy
Sa là Sa Trung Kim , Sơn là Sơn Hạ Hỏa , Bình là Bình Địa Mộc , Bích là Bích Thượng Thổ , Bạc là Kim Bạc Kim
Phúc là Phúc Đăng Hỏa , Hà là Thiên Hà Thủy , Trạch là Đại Trạch Thổ , Xuyến là Thoa Xuyến Kim , Tang là Tang Đố Mộc
Khê là Đại Khê Thủy , Trung là Sa Trung Thổ , Thiên là Thiên Thượng Hỏa , Lựu là Thạch Lựu Mộc , Hải là Đại Hải Thủy.
Đây là cách tính.
giáp :
can:
giáp là hàng ngang, can là hàng dọc : sinh 1983 tức là quý hợi
quý thuộc hàng 10 nên sẽ là cột số 5, hợi thuộc 12 nên sẽ là hàng 6
vậy trích ra tức là chữ Hải cuối cùng : Đại hải Thủy
—
A- GHI NHỚ:
Bước 1:
Đặt CAN
– Giáp, Ất = 1
– Bính, Đinh = 2
– Mậu, Kỷ = 3
– Canh, Tân = 4
– Nhâm, Quý = 5
Bước 2:
Đặt: CHI
– Tý, Sửu, Ngọ, Mùi = 0
– Dần, Mão, Thân, Dậu = 1
– Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi = 2
Bước 3:
Đặt: MỆNH:
– Kim = 1
– Thủy =2
– Hỏa = 3
– Thổ = 4
– Mộc =5
B- CÁCH TÍNH:
CAN + CHI = MỆNH (Nếu MỆNH có kết quả > 5 thì trừ đi 5)
Ví dụ:
Tính mệnh của tuổi
1. Giáp Tý => 1 + 0 = 1 (<5) => Mệnh Kim
2. Nhâm Dần => 5 + 1 = 6 (>5) – 5 = 1 => Mệnh Kim
Nắm vững danh mục ngành nghề theo Ngũ hành để THÀNH CÔNG!
Làm thế nào để xác định chính xác các yếu tố Phong thủy cho doanh nghiệp của mình? Bằng việc xác định chất liệu và cách thức hoạt động của doanh nghiệp, bạn có thể biết được nghề bạn đanh làm thuộc hành nào trong ngũ hành, từ đó, bạn sẽ hiểu được vì sao bạn hợp hoặc không thích hợp với ngành nghề của mình.
Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn phân loại ngũ hành của từng ngành nghề để bạn có cơ hội chọn lựa và làm việc với ngành nghề phù hợp với bạn nhất.
Khi đã xác định được ngũ hành của nghề, bạn có thể kích hoạt nó để công việc ngày càng tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn và ngày càng thành công trong kinh doanh.
Bảng dưới đây cung cấp cho bạn một số hiểu biết cơ bản về cách các doanh nghiệp được phân loại theo yếu tố phong thủy theo năng lượng chính của nó.
– Mệnh Hỏa: Nhà hàng, quán cà phê, quầy bán lẻ, sản xuất đồ nhựa, sản xuất hoặc buôn bàn vũ khí, thuốc lá, thiết bị điện, Kỹ thuật điện, điện tử, máy tính, laser, công ty xăng dầu, khí, dầu, bắn pháo hoa, hàn xì, luyện kim, sản xuất than và khí đốt, sứ hoặc thủy tinh làm, đầu bếp, nhà hàng, chế biến thực phẩm, chiếu sáng, nhiếp ảnh, sản xuất phim, thợ trang điểm, diễn viên, công an, bộ đội, các ngành nghề có liên quan đến Thể thao, các studio mang tính sáng tạo: chụp ảnh, thu âm, vv
– Mệnh Thổ: Công trình dân dụng, khách sạn, xây dựng và phát triển bất động sản, kiến trúc sư, chiêm tinh học, Phong thủy, sản xuất gốm sứ, điêu khắc, địa ốc, vật liệu xây dựng, các ngành nghề có liên quan đến Nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, các ngành khai thác mỏ khoáng sản, nghề xây dựng, dịch vụ tang lễ, nhà máy tái chế, vv
– Mệnh Kim: Ngân hàng, tài chính, kế toán, kinh doanh chứng khoán, Kỹ thuật cơ khí, kinh doanh vật liệu kim khí, máy móc. Làm giám sát, quản lý, ngành võ, cửa hàng kim hoàn vàng bạc, khai thác lâm sản, nghề cơ khí, cơ điện, Công nghệ, sản xuất phần cứng máy tính, sản xuất thiết bị chăm sóc sức khỏe, dụng cụ âm nhạc, trò chơi điện tử, bác sỹ phẫu thuật, thiết bị quân sự, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Kiến trúc sư, vv
– Mệnh Thủy: Dịch vụ làm sạch, quảng cáo, văn phòng tư vấn và giới thiệu việc làm, cung ứng nguồn nhân lực, cơ sở chữa bệnh, spa Thẩm mỹ, kinh doanh nước giải khát, hóa chất kỹ thuật, giao thông vận tải, du lịch, y tế, Thủy lợi, hải sản, đánh bắt cá, nghề biển, viễn thông truyền thông, thông tin liên lạc, công ty bưu chính, giao hàng, bán hàng trực tuyến (e-Business), tâm lý học, quan hệ công chúng, nhập khẩu / xuất khẩu, hậu cần, siêu thị, cửa hàng giặt ủi, thủ quỹ, tư vấn chuyên nghiệp (như luật sư, thầy Phong thủy, …),vv
– Mệnh Mộc: Chăm sóc hàng ngày, trường học, trường đại học, Lâm nghiệp, nghề mộc, nghề gỗ giấy, kinh doanh các mặt hàng gỗ, giấy, hoa, cây cảnh, chế tạo thảo dược, làm vườn, cửa hàng nội thất, thư viện sách, thiết kế thời trang, thiết kế website, làm phim hoạt hình, hoạt động từ thiện, vật tư văn phòng, vật phẩm tế lễ hoặc hương liệu, quần áo, ngành xuất bản in ấn, công ty phát hành sách, vv
Nếu bạn thiếu Thổ, bạn có thể chọn các ngành nghề thuộc Thổ. Hoặc giả ngành nghề của bạn đã thuộc Thổ rồi, bạn có thể dùng các yếu tố thuộc Hỏa để có thêm nhiều vận may giúp bạn được THÀNH CÔNG và trở nên nổi tiếng.
Mệnh là cái cố định, vận thì vận hành tuần tự theo thời gian nhất định, mệnh và vận trên thực tế là một quy luật khách quan của sự vận động sự sống. Vì thế có người sẽ hỏi: “Vận mệnh đã là một quy luật khách quan thì sao có thể điều chỉnh được?”.
Để giải đáp vấn đề này trước hết, chúng ta phải biết cơ chế cấu thành vận mệnh. “Mệnh” tức là Bát tự hay còn gọi là Tứ trụ, do Thiên can, Địa chi tạo thành, “Vận” tức là đại tiểu vận, lưu niên,..cũng do các Thiên can, Địa chi tạo thành, bởi vậy “Vận mệnh” đều do can chi tổ hợp mà thành, mà can chi là những ký hiệu đại diện của ngũ hành, vì thế vận mệnh thực chất là sự tổ hợp của ngũ hành. Vì vậy sự cát hung của vận mệnh suy cho cùng là ngũ hành của một người có cân bằng hay không hoặc có thuận nghịch hay không trong trạng thái thời gian và không gian nhất định. Do đó, muốn thay đổi vận mệnh, chỉ cần điều chỉnh được sức mạnh ngũ hành là có thể đạt được mục đích. Ví dụ ngũ hành của 10 Thiên can Giáp dương Mộc, Ất âm Mộc, Bính dương Hỏa, Đinh âm Hỏa, Mậu dương Thổ, Kỷ âm Thổ, Canh dương Kim, Tân âm Kim, Nhâm dương Thủy, Quý âm Thủy; Ngũ hành 12 Địa chị gồm Tý thủy – Ngọ hỏa – Mão mộc – Dậu kim; Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thuộc thổ;…v.v..
Năm, tháng, ngày, giờ sinh cùng với tuế vận (quỹ đạo và chu kỳ thời gian), tất cả những phạm trù đó thuộc về “Thiên Định” ( cũng có nghĩa là thời gian – Tiên Thiên) bạn không thể thay đổi được, mà dân gian hay gọi là “Định Mệnh”. Quả thật những phạm trù thuộc về “Thiên Định” chúng ta không thể thay đổi được, nhưng trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố chúng ta có thể lựa chọn được, thay đổi được, chúng ta sẽ tạm gọi những phàm trù đó là “Nhân Định”, có thể liệt kê một số nét cơ bản như dưới đây:
1. Phương vị mà con người sống và làm việc thì có thể điều chỉnh được ở mức độ nhất định, chẳng hạn chúng ta có thể chọn sống ở địa phương này, hay địa phương khác, ngôi nhà này hay ngôi nhà khác, phòng ngủ này hay phòng ngủ khác, phòng làm việc này hay phòng làm việc khác, chổ ngồi này hay chổ ngồi khác,…v.v…tất cả những phạm trù của phương vị thuộc về “Nhân Định” ( cũng có nghĩa là không gian, địa lý, phong thủy – Hậu Thiên). Đây là phương pháp điều chỉnh, thay đổi phương vị của ngũ hành, vì khí ngũ hành chứa đựng ở các phương vị khác nhau sẽ có sự mạnh yếu khác nhau, tùy thuộc vào thời vận của Ngũ Tý vận hoặc Tam nguyên Cửu vận.
2. Ngành nghề, nghề nghiệp của con người cũng không nằm ngoài phạm trù ngũ hành. Ngành nghề khác nhau thì sức mạnh của khí ngũ hành chứa đựng trong đó cũng khác nhau. Thí dụ ngành giáo dục có Hỏa khí mạnh, ngành tài chính có Kim khí mạnh, ngành y tế có Thủy khí mạnh, ngành xây dựng có Thổ khí mạnh, ngành trồng rừng có Mộc khí mạnh, và nếu trong vận mệnh chúng ta cần ngũ hành nào, thiếu ngũ hành nào thì nên chọn những ngành nghề phù hợp để cân bằng ngũ hành trong vận mệnh của bản thân, vì trong một hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ, chủng loại ngành nghề thuộc một hành có đến hàng trăm, tôi nghĩ từ đó có thể tìm, chọn cho mình một công việc vừa phù hợp ngũ hành của chúng ta, vừa hợp với sở thích và sở trường của mình. Đây cũng là phương pháp điều chỉnh, thay đổi vận mệnh bằng việc cân bằng ngũ hành theo ngành nghề, nghề nghiệp.
3. Lối sống và hoạt động hằng ngày của con người cũng nằm trong phạm trù ngũ hành. Học hành, đọc sách, nói chuyện, xem tivi, dùng máy tính, điện thoại, thể dục thể thao, ăn uống, nấu ăn, tắm, giặt là, soi gương, ăn mặc, trang sức, màu sắc….Mỗi hoạt động cũng tượng trưng cho một khí ngũ hành vượng nhất, nếu chúng ta biết rõ mình cần ngũ hành nào, thiếu ngũ hành nào thì việc sinh hoạt hằng ngày nên thường xuyên thực hiện, ví dụ cũng là ăn uống như ăn hải sản, cá là thủy khí vượng, ăn lẩu chua cay, đồ chiên xào là hỏa khí vượng, đọc sách là mộc khí vượng; hoặc xem phim, dùng máy tính, điện thoại là hỏa khí vượng,…v.v…
4. Bất kỳ vật thể nào con người tiếp xúc cũng đều có màu sắc, màu sắc khác nhau cũng có khí ngũ hành mạnh yếu khác nhau. Màu lục khí Mộc mạnh, màu đỏ khí Hỏa mạnh, màu vàng khí Thổ mạnh, màu trắng khí Kim mạnh, màu đen khí Thủy mạnh. Căn cứ nhu cầu của mỗi người về ngũ hành của vận mệnh, có thể lựa chọn hoặc tạo màu sắc phù hợp với mình về trang phục, trang trí nhà cửa, môi trường làm việc, hay số điện thoại di động sử dụng hằng ngày… một cách có ý thức, ví dụ chúng ta cần ngũ hành Mộc, nên nhà ở nên có cây xanh, cảnh quan, hay nhà ở gần công viên,…các bạn có thể thấy hiệu ứng khí ngũ hành của màu sắc rõ ràng nhất là ở hạt đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ…Nếu chúng ta kỵ Kim thì hạn chế dùng trang sức, nữ trang, nếu nữ trang càng quý, càng đắt tiền thì khí Kim càng mạnh.
5. Lựa chọn người bạn đời, bạn bè, đối tác có khí ngũ hành mà chúng ta cần và họ cũng cần, thì sự trao đổi này tương đối thuận lợi, tương trợ lẫn nhau trong mọi công việc, cuộc sống. Theo Tứ Trụ, chẳng hạn chúng ta cần Thủy thì những người có thể giúp và hỗ trợ chúng ta nhiều nhất là những người vượng Thủy, vì bản thân mọi người điều có khí ngũ hành vượng nhất vì thế đây là phương pháp chọn lựa rất hữu ích để thay đổi cải vận mệnh của chúng ta. Việc lựa chọn người bạn đời là khó nhất, vào thời kỳ trọng nam hơn nữ, thì khi muốn chọn người con dâu, họ yêu cầu bên nữ cung cấp bát tự của nàng dâu để thầy mệnh lý xem xét, nàng dâu có vượng phu ích tử hay không.
6. Họ tên của con người cũng là một loại ký hiệu ngũ hành. Dựa vào nhu cầu ngũ hành của bản thân, chọn lấy một cái tên phù hợp cũng sẽ có tác dụng tốt đối với vận mệnh. Phương pháp này có một tác dụng nhất định vì họ tên sẽ theo con người suốt cuộc đời, chẳng hạn, nếu đứa trẻ sinh ra với giờ ngày tháng năm đã định thì thầy mệnh lý xem xét hỷ dụng thần của đứa trẻ này là gì, thì họ sẽ chọn một cái tên đúng với hỷ dụng thần của đứa trẻ, ví dụ đứa trẻ cần Hỏa, thầy có thể chọn tên Tâm hoặc Tuệ (Hỏa), ..v.v…Rất nhiều người không hiểu được bí mật này nên chỉ chọn tên không xung khắc với ngũ hành nạp âm của đứa trẻ (ngũ hành nạp âm như Đại Khê Thủy, Tích lịch Hỏa,..), điều này thật đáng tiếc. Và có rất nhiều người đã dùng ngũ hành nạp âm và xem đó là ngũ hành của bản thân mình, thực chất ngũ hành nạp âm không có tác dụng nhiều cho các ứng dụng của con người trong cuộc sống thực tế.
Và còn các phương pháp khác có thể ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày rất đơn giản mà mọi người có thể áp dụng và khám phá, đó là chúng ta đã biết sử dụng phạm trù “Nhân Định” thắng “Thiên Định”. Chúng tôi muốn minh định rõ ràng với các bạn về từ ngữ dùng trong bài viết khi nói về “cần ngũ hành nào” hoặc “Hỷ Dụng thần” là thuật ngữ sử dụng của mệnh lý Tứ Trụ, thuật số khi nói về một ngũ hành có lợi, tốt cho mệnh cục của một người, nếu muốn biết được mệnh cục cần ngũ hành nào, hay “Hỷ dụng thần” là gì thì người am hiểu mệnh lý cần xem xét kỹ lưỡng và cũng là khâu khó nhất trong phê đoán mệnh lý. Khi nói ngũ hành trong bài viết chúng tôi nói về chính ngũ hành, không phải ngũ hành nạp âm như mọi người thường biết (Kiếm phong kim, Đại khê thủy, ….).
Minh định rõ quan điểm nhằm tránh việc các bạn không có kiến thức mệnh lý chuẩn xác, hoặc biết sơ xài, hoặc không biết mà tùy tiện phán đoán, hướng dẫn cho người khác thì rất nguy hiểm, thà không hướng dẫn không có tội, nếu không các bạn có thể hại người hại bạn. Chuẩn đoán mệnh lý giống như bác sĩ chuẩn đoán bệnh cho bệnh nhân, tùy loại bệnh, tùy thể trạng bệnh nhân mà kê toa thuốc khác nhau, không thể có toa thuốc dùng chung cho tất cả mọi người (trừ cảm mạo thông thường). Đồng thời, khi nói cần ngũ hành này hay hỷ dụng thần là một ngũ hành nào đó, ví dụ Mộc, nó có nghĩa là các bạn thường xuyên nạp cho mình khí ngũ hành Mộc, chứ không phải hôm nay có ngày mai không, và còn đối với các ngũ hành khác không phải là bạn không cần, không phải là các bạn phải trốn, tránh xa các ngũ hành còn lại, không phải thù ghét các ngũ hành còn lại khi gặp phải.
Mục đích của việc xem, phê đoán mệnh lý là nắm bắt vận mệnh (biết rõ bạn là ai), thay đổi vận mệnh (cải vận, khai vận). Nếu không, biết vận mệnh mà không thay đổi được vận mệnh sẽ tăng thêm phiền não, còn một dạng người đi xem vận mệnh với mục đích cưỡi ngựa xem hoa, cho vui thì chi bằng không xem, không biết là tốt nhất. Thay đổi vận mệnh (cải vận, khai vận) còn có một chuẩn mực cần phải tuân thủ: hành thiện tích đức, việc ác chớ làm. Hành thiện tích đức là một phương pháp thay đổi vận mệnh rất tốt, “Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm, chớ thấy việc thiện nhỏ mà bỏ qua”. Khi bạn làm việc thiện, người khác nhận được lợi ích từ bạn sẽ tự động phát ra ý niệm cảm kích, ý niệm này là một loại năng lượng có thể đi vào từ trường cơ thể bạn, sinh ra tác dụng hữu ích, bởi vậy nói thiện hữu thiện báo, trái lại, ác giả ác báo.
Đương nhiên, thay đổi vận mệnh cũng có mức độ. Nếu nỗ lực điều chỉnh theo các phương pháp vừa nêu thì chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều so với chờ đợi tiêu cực, nhưng nếu muốn điều chỉnh mệnh thường dân thành mệnh đế vương, điều chỉnh mệnh nghèo khổ thành mệnh tỷ phú thì là ảo tưởng. Biết được vận mệnh của mình, tích cực nỗ lực phấn đấu theo nhũng phương diện có lợi thì vừa không ảo tưởng, cũng không bi quan, biết đủ là vui, hành thiện tích đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội, đó mới là thái độ đúng đắn trong việc nhìn nhận vận mệnh.
Tóm lại các bạn cứ việc vận dụng đúng theo nguyên lý tự nhiên với năm yếu tố cơ bản để thay đổi vận mệnh (cải vận, khai thông khí vận) làm cho cuộc sống được tốt đẹp hơn:
1. Thời gian có lợi (tuế vận của dụng thần);
2. Địa điểm tốt nhất (phương vị của dụng thần);
3. Ngành nghề đúng (ngành nghề giống với ngũ hành của dụng thần);
4. Môi trường xã hội phù hợp (vận nước,chính sách,…);
5. Sự nỗ lực của bản thân.
Không bỏ lỡ cơ hội, nắm bắt và tận dụng tốt năm yếu tố này để đi đến những nơi tốt nhất, lựa chọn ngành nghề đúng trong thời gian có lợi, nỗ lực phấn đấu, thay đổi vận mệnh, tạo nên cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp, và hãy bước lên phía trước khám phá, khai mở những năng lực tiềm ẩn của bản thân mà bạn vốn có.
(Theo Phong Thủy Huyền Không)
Khi xem mệnh thì đây là vấn đề về vận mệnh con người mà rất nhiều người còn đặt nghi vấn, hoài nghi với khoa thuật số, phản bác thẳng thừng, nhất quyết không tin là con người có vận mệnh, số phận, âu cũng là nhận thức đúng đắn của con người trong thời hiện đại. Nhưng chúng ta nên đọc thêm để tìm hiểu sự thật trước khi tranh luận, ai đúng, ai sai,…
Có người bạn nói chuyện với tôi về mệnh vận. Anh ta nói: tôi cực lực phản đối thuyết con người có mệnh vận và nêu ra một số lý do để chứng minh quan điểm của mình là đúng. Ví dụ, nếu có người nói con người có số mệnh, thế thì những người sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, cùng giờ, cùng phút, cùng giây vì sao chỉ có một người làm vua. Trong một đất nước nói chung có rất nhiều người giờ sinh như nhau, mệnh vận của họ nên giống nhau mới đúng, tại sao lại không giống? Luận điểm của anh ta rất rõ ràng, chỉ cần cùng thời gian sinh thì mệnh vận sẽ như nhau, không thể khác nhau tí nào hoặc phân thành suy vượng được!!!
Tôi hỏi anh ta: mỗi ngày cùng là “ngày” cả, thế tại sao còn có xuân hạ thu đông, có nóng lạnh khác nhau? Ðất cũng là cùng một quả đất, vì sao có chỗ nước, chỗ không, chỗ cao, chỗ thấp? Cùng một mảnh đất, cùng một hạt lúa, cùng trồng sáu tháng vì sao có cây cao, cây thấp? Cũng một cành cây, tại sao có quả to, quả nhỏ. Nhân thể là một khối thống nhất, tại sao công năng của lục phủ, ngũ tạng lại có cái mạnh, cái yếu, có cái tốt, cái xấu? Vì sao có người chỉ có gan mộc khối u, còn các phủ tạng khác thì lại tốt? Tôi lại nói: cơ thể con người là thống nhất, lục phủ ngũ tạng ở trong mình là tự người mẹ sinh ra, tất cả cùng giờ sinh thế mà chỉ có gan mọc khối u còn những tạng phủ khác thì không bị. Vậy giữa chúng quả thực có sự khác nhau rất lớn.
Ông bạn ấy nghe tôi nói đã hiểu được vấn đề và nói lại là: “Ừ, đúng nhỉ! Lục phủ ngũ tạng đều cùng một giờ sinh, thế mà lại khác nhau rất lớn, thật đáng nghiên cứu.”. Tôi nói với anh ta: “Tiền nhân từ lâu đã nghiên cứu ra rồi, đó là lục phủ ngũ tạng đều có âm dương, có ngũ hành tương sinh tương khắc, mỗi cái chủ suy vượng của 4 mùa, cho nên cùng một giờ sinh, nhưng khác nhau rất lớn”.
Những người cùng giờ sinh, vì sao mệnh lại không giống nhau? Nguyên nhân rất nhiều, không có cách nào để giải thích cho rõ ràng, tỉ mỉ được. Tôi chỉ nói vắn tắt như sau:
Có một câu chuyện như sau:
Chu Nguyên Chương đời Minh sau khi đã làm Hoàng đế nghĩ rằng, mình đã làm vua và những người cùng giờ sinh với mình cũng là “mệnh Hoàng đế” cả, nếu không giết hết họ sau này sẽ có người tranh ngôi. Do đó ông đã ra lệnh giết, giết loạn mà không thương tiếc. Khi giết đến nửa chừng, Chu Nguyên Chương lại nghĩ nên bắt mấy người cùng giờ sinh với ông đến để hỏi xem họ làm nghề gì, sau đó giết cũng chưa muộn. Chu Nguyên Chương hỏi một người trong số đó: “Ông làm gì?” – “Nuôi ong” – “Nuôi bao nhiêu ong?” “Nuôi 9 tổ”, tất cả mấy vạn con”.
Chu Nguyên Chương sau khi nghe, vừa sợ vừa mừng: mình làm Hoàng đế thống trị cả 9 châu, 9 chư hầu. Ông ấy nuôi 9 tổ ong, có 9 ong chúa. Số ong của ông ấy nuôi và số người của mình cai trị đại thể giống nhau. Xem ra mình và ông ta không đều là Hoàng đế của người cả, làm hoàng đế của người chỉ có một mình, còn người khác, có người làm vua của ong, có người làm vua của tằm, có ngừơi làm vua của cá… Do đó Chu Nguyên Chương cảm thấy yên tâm và ngừng lệnh giết những người cùng ngày sinh.
Con người là trung tâm của vũ trụ, theo học thuyết của triết học Phương Đông là Thiên – Địa – Nhân. Con người chính là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của tự nhiên và là trung tâm của Trời Đất. Có Trời có đất rồi trải qua sự phát triển vận động mà tạo nên con người như một vũ trụ thu nhỏ.
Chính vì con người là một sản phẩm của tự nhiên thì tất nhiên phải chịu sự chi phối của tự nhiên. Cũng giống như các sinh vật khác trên trái đất đều phải chịu sự chi phối của thiên nhiên và môi trường. Mỗi con người sinh ra đời tại những thời điểm, những vị trí khác nhau trên trái đất. Khi đó sự vận hành của các thiên thể trên những quỹ đạo khác nhau, đối với trái đất thì chịu ảnh hưởng mạnh nhất cuả các hành tinh trong hệ mặt trời như Mặt Trăng, Mặt Trời, sao Kim, sao Hoả, sao Thổ … cùng các tia vũ trụ, các yếu tố môi trường tác động vào mỗi con người khác nhau, do đó được hình thành nên với những tố chất trong đục khác nhau.
Khoa học hiện đại cũng chỉ ra con người bị chi phối bởi những chu kỳ sinh học, chẳng hạn như chu kỳ trí tuệ, sức khoẻ và tâm lý. Chính vì thế mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau, một quá trình sinh hoạt bị chi phối bởi những chu kỳ khác nhau, người xưa gọi đó là “Thiên Mệnh”. Tuy nhiên số mệnh con người lại là một hàm số tổng hợp bởi ngoài “Thiên Mệnh” thì con người còn phụ thuộc vào gen di truyền, vào môi trường sinh hoạt, vào vị trí địa lý và nỗ lực mỗi cá nhân.
Chính vì vậy hai người sinh cùng một thời điểm nhưng lại có thể có số mệnh khác nhau. Tổng quát ta có thể ước lượng số mệnh con người qua hàm số:
Số mệnh = Thiên Mệnh + Địa Mệnh + Nhân Mệnh.
Trong đó “Địa mệnh” là môi trường xã hội và Phong Thủy nơi sinh sống. “Nhân mệnh” là phần nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, tu tâm dưỡng tính của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Phần “Thiên mệnh” là cố định nhưng phần “Địa mệnh” và “Nhân mệnh” hoàn toàn có thể cải biến, điều đó cho thấy Phong Thủy có vai trò vô cùng quan trọng. Chọn lựa được nhà cửa, văn phòng Phong Thủy tốt, nơi phòng ngủ, bàn làm việc phương hướng phù hợp sẽ có tác dụng cải tạo to lớn. Công thức lượng hoá vận mệnh:
Thiên mệnh: 60% gồm:
Nhân mệnh và Địa mệnh 40 % gồm:
Có thể nói không, hoàn toàn khác nhau. Vì cho dù cùng sinh trong một giờ, nhưng có trước có sau. Nếu không cùng sinh trong một giờ thì khác biệt còn rõ hơn nữa. Tôi đã sơ bộ điều tra thấy rõ, những người sinh đôi sau khi kết hôn thì sai lệch rất rõ, nguyên nhân là vì những người bạn đời họ ít khi đều cùng một năm mệnh, cũng không thể cùng giờ sinh. Như vậy các thành viên tổ thành gia đình này phát sinh ra biến hóa, ngũ hành sinh khắc cũng đồng thời phát sinh biến hóa, cho nên mệnh vận của hai người sẽ khác nhau.
Vạn vật trong tự nhiên, thậm chí là trong cùng một sự vật, sự phát triển biến hóa còn không đồng đều, huống hồ những người cùng một ngày sinh làm sao mệnh vận lại giống nhau được.
Do đó sự tổ hợp Thiên Can, Địa Chi trong năm, tháng, ngày, giờ sinh của mỗi người là nhân tố nội tại của mệnh vận tốt hay xấu, là căn cứ của sự biến hóa, nhân tố bên ngoài chỉ là điều kiện để biến hóa. Sự sắp xếp của thiên can địa chi, khí âm dương ngũ hành có mối quan hệ rất mật thiết với con người, đương nhiên chúng ta không phủ định sự nỗ lực chủ quan. Ví dụ trong Tứ Trụ có tiêu chí thông tin học đến đại học, nhưng không đọc sách, không nỗ lực học tập, chắc chắn là không tốt nghiệp đại học. Do đó muốn đạt được mục địch dự tính, ngoài nhân tố tiên thiên còn phải cộng thêm sự nỗ lực của hậu thiên.
(Lược trích: Chu dịch với dự đoán học – Thiệu Vỹ Hoa)
Dịch nghĩa:
Xưa nay sách thuốc rất nhiều, nên những người làm nghề thuốc không khỏi thở than về nỗi quá nhiều sách. Nếu học không có căn bản, thì khi chữa bệnh sẽ ngơ ngác như dựa vào khoảng không, cưỡi trên ngọn gió, không biết đâu là chỗ dừng nữa.
Nói chung, bệnh có biến hóa hư thực rất nhiều, nên phương có cách chữa chính, chữa tòng, chữa gốc , chữa ngọn, nên công, nên trước, nên sau, phải dùng cho phù hợp. Xét trị chỉ sai một chút thì sống chết khác nhau ngay, há chăng nên cẩn thận sao ? Cho nên nghề làm thuốc chỉ cốt tuỳ cơ ứng biến mà thôi.
Bậc hiền triết thuở trước thường nói : “Tâm của người thầy thuốc giỏi giống như viên tướng có tài, mà phép dùng thuốc cứu người cũng tựa phép dùng binh đánh giặc”. Ra binh có khi đánh thẳng, có khi dùng mưu; dùng thuốc có lúc chữa bệnh chính, có lúc chữa biến chứng. Vốn không học phép dùng binh thì không thể đánh trận, vốn không hiểu cách dùng thuốc thì không thể chữa bệnh.
Dịch Công nói : “Con người ta bẩm thụ khí trung hoà của trời đất mà sinh ra, nhưng do ăn uống, làm lụng không biết tự giữ cho điều độ, nên những phần độc hại của âm dương mới nhân những chỗ sơ hở ấy trở thành quân giặc làm hại “. Nghề thuốc tức là thuật chống giặc của thánh nhân vậy. Chống giặc không chống ở ngoài bờ cõi mà chống trong sân, trước cổng, ấy là lối trăm phần trăm thua; chữa bệnh không chữa đến tận gốc rễ mà chữa trên ngọn, ngoài da, ấy là phép trăm phần trăm chết.
Lôi Công nói :“Phương pháp linh hoạt của người làm thuốc cốt ở chỗ lựa nhiều biến đổi”. Ví dụ như khí hậu nam bắc có phân biệt, thời trời nóng lạnh có đổi thay, thể chất có kẻ mỏng người dày, mắc bệnh có kẻ lâu người mới…; những yếu tố ấy không thể không xét cho rõ ràng vậy. Cũng như bệnh có khi nên bổ mà lại bổ bằng phép tả, có khi nên tả mà lại tả bằng phép bổ; có khi cần dùng thuốc lạnh mà lấy thuốc nóng dẫn đường, có khi cần dùng thuốc nóng mà lấy thuốc lạnh nương trị; hoặc bệnh ở trên mà chữa ở dưới, hoặc bệnh ở dưới mà chữa trên; bệnh như nhau mà dùng thuốc khác nhau, bệnh khác nhau mà dùng thuốc như nhau…; nghĩa ấy thật rất sâu xa, người học cần xét cho thật rõ. Tóm lại, bệnh là do khí huyết sinh ra, bệnh khí thuộc về dương, bệnh huyết thuộc về âm.
Việc âm dương hơn thua qua lại là then chốt, trăm bệnh theo đó mà thay đổi. Vì thế mà chữa bệnh nam giới khác chữa bệnh nữ giới, chữa bệnh người trẻ khác chữa bệnh người già.
Xét trong y thuật vốn có bốn khoa : nhìn sắc, nghe tiếng, hỏi chứng và bắt mạch, tuy chia thành môn loại trận thế, nào là bát yếu, nào là tam pháp…; nhưng tìm đến ý nghĩa, rốt lại chỉ trong mấy chữ biểu, lý, hư, thực, hàn, nhiệt mà thôi. Nếu trong vòng sáu chữ ấy mà xét nhận được rõ ràng, thì đó là hiểu biết được chỗ cốt yếu rồi vậy. Đó tức là câu người ta vẫn nói là “Biết được chỗ cốt yếu thì chỉ một lời là hết, không biết được chỗ cốt yếu thì mênh mông không cùng “
Than ôi, đạo lớn là của chung, xin cùng các bậc danh nho tài tử thông minh trong thiên hạ đem tinh thần để lĩnh hội, trên thì để thờ vua và cha mẹ giữa thì giữ gìn cho mình, dưới thì để cứu giúp mọi người đã ghi chép hết ra ở sách này. Xin chớ vì là sách quốc âm nôm na, quê kệch mà xem thường xem khinh.
Phàm chỗ then chốt của sinh khí mà con người bẩm thụ đều gốc ở hai khí âm dương. Nhưng nếu đem khí huyết, tạng phủ, hàn nhiệt mà bàn, thì đó chỉ là nói riêng về khí âm dương hữu hình thuộc về hậu thiên mà thôi. Còn như khí âm dương vô hình thuộc về tiên thiên thì dương gọi là nguyên dương, âm gọi là nguyên âm. Dương tức là nguyên dương, âm gọi là nguyên âm. Nguyên dương tức là cái hỏa vô hình, việc sinh hóa thần cơ là ở đó, tính mạng quan hệ ở nó. Nguyên âm tức là cái thủy vô hình, việc tạo dựng thiên quý là ở đó, mạnh yếu quan hệ ở nó. Cho nên kinh Dịch gọi là nguyên tính, nguyên khí. Nguyên tính, nguyên khí tức là nguyên thần sinh ra tinh, hoá ra khí. Sinh khí của con người sở dĩ ứng hợp với tự nhiên, chỉ do nhờ ở nó mà thôi. Kinh nói rằng: ” Được thần thì tốt, mất thần thì chết”, chính là nói về điều đó vậy.
Vậy hai chữ âm dương, nên xét cho rõ ràng. Dương thì nóng nảy, âm thì lặng lẽ điềm đạm. Dương giữ việc sinh ra, âm giữ việc nuôi lớn. Dương thái quá thì hại, đưa đến tiêu khô; âm thái quá thì hại, xui nên bế tắc. Dương động mà tan, cho nên hoá ra khí; âm tĩnh mà động, cho nên thành ra hình. Người dương suy thì sợ lạnh, người âm suy thì phát nóng, bởi âm thắng thì dương bị bệnh, dương thắng thì âm bị bệnh, cho nên như vậy. Dương vô hình mà sinh ra hơi, âm có chất mà thành ra mùi, cho nên hơi trong của dương ra nơi các khiếu phía trên, vị đục của âm ra nơi các khiếu phía dưới. Dương rời rạc không tụ về thì bay vượt lên trên mà hơi thở khò khè như ngáy, âm tan tác không bền chặt thì dồn hãm xuống dưới mà mồ hôi nhờn quánh tựa dầu.
Tóm lại âm thì tính tĩnh, ở trong để gìn giữ cho dương; dương thì tính động, ở ngoài để phụng sự cho âm. Bệnh dương hư thì buổi chiều trằn trọc, bệnh âm hư thì buổi sáng nhẹ nhàng; bệnh về dương thì buổi mai tĩnh, bệnh về âm thì buổi đêm yên; dương tà thịnh thì chiều nhẹ, sáng nặng, âm tà thịnh thì chiều nặng sáng nhẹ; bệnh về dương phần nhiều thích mát ham lạnh, bệnh về âm phần nhiều sợ lạnh muốn ấm.
Âm dương đã phân rõ, Vinh Vệ phải chia rành. Vinh là huyết, thuộc âm, cái để nuôi tốt bên trong; Vệ là khí, thuộc dương, cái để đi giữ bên ngoài. Cho nên huyết để nuôi nấng thì đi trong mạch, khí để gìn giữ thì đi ngoài mạch. Khí là cái để hành huyết, huyết là cái để chở khí. Khí huyết vốn không rời nhau, cho nên âm hư dương ắt chạy , dương hư âm ắt thoát. Người giỏi chữa bệnh thì khí hư nên giúp huyết, huyết hư nên giữ khí. Tóm lại huyết là cái hữu hình, không thể sinh nhanh; khí là cái rất nhỏ, cần giữ cho chắc.
Than ôi, lẽ âm dương biến hoá thì không cùng, không thể kể hết, vả lại dương nắm cả âm, huyết theo với khí, nên người xưa chữa huyết ắt trị khí trước; đó là khéo hiểu được nghĩa “Kiền nắm trời, khôn theo Kiền” của kinh Dịch vậy. Thánh nhân giúp đỡ công việc của trời đất, thường ngụ ý nâng dương mà nén âm, cho nên Thần Nông nếm thuốc, cũng căn cứ vào âm dương để phân chia ra các vị hàn nhiệt ôn lương, cay ngọt chua đắng mặn khác nhau. Phàm cay ngọt thuộc dương, ôn nhiệt thuộc dương, hàn lương thuộc âm, chua đắng thuộc âm. Dương chủ việc sinh, âm chủ việc sát, nên người thầy thuốc muốn cho người ta xa nơi chết, tới chỗ sống thường dùng các vị ngọt, ôn, cay, nhiệt mà ít dùng các phương chua đắng hàn lương bởi hiểu lẽ ấy.
Như ngày Đông chí thì khí nhất dương sinh, ngày Hạ chí thì khí nhất âm sinh, hai ngày chí ấy vô cùng quan trọng. Chí nghĩa là cực, âm cực thì dương sinh, từ không mà thành khó, dương cực thì âm sinh, từ có mà thành không; đó là chỗ không giống nhau trong việc biến hóa của âm dương vậy. Kinh nói rằng “Bên dưới tướng hỏa, khí thủy tiếp nối; bên dưới ngôi thuỷ, khí thổ tiếp nối; bên dưới ngôi thổ, khí phong (mộc) tiếp nối ; bên dưới ngôi phong, khí kim tiếp nối; bên dưới ngôi kim, khí hoả tiếp nối; bên dưới quân hoả, âm tính tiếp nối. Găng thì hại, cái tiếp nối sẽ chế trị nó”. Như ngày Đông chí thì âm thịnh đến cùng cực, sinh ra khí dương tiếp nối sẽ chế trị. Ngày Hạ chí thì dương thịnh đến cùng cực, sinh ra khí âm tiếp nối, đó gọi là dương thịnh găng thì hại, âm tiếp nối sẽ chế trị.
Có người hỏi “Ngày Đông chí khí nhất dương sinh, đáng lẽ khí trời dần chuyển sang ấm áp, thế tại sao tháng chạp lại rét lớn, băng tuyết quá nhiều ? Ngày Hạ chí khí nhất âm sinh, đáng lẽ khí trời dần chuyển thành mát mẻ, thế tại sao tam phục lại nắng gắt, nóng nực càng tăng ? Có cách nào giải thích chăng ? Triêu Quán nói “Đó là chuyện cái sẽ đến thì tiến, cái thành rồi thì lui. Trong chỗ tinh tuý và kín đáo, chưa dễ xét rõ được. Đại khái có lẽ là dương phục ở dưới bức âm ở trên, nước giếng tỏa hơi mà kỳ băng đóng cứng, âm thịnh ở dưới bức dương ở trên, nước giếng lạnh đi mà tới lúc sấm chớp tụ họp lại. Nay những người bệnh mặt đỏ miệng khô, trong người bứt rứt ho, suyễn, ai bảo không là hỏa thịnh đến cùng cực, nào biết cái hỏa đó là do khí âm hàn trong thận bức bách. Đem thuốc hàn lương cho uống mà kẻ chết đã nhiều, oan uổng lắm thay ! Vả dương thì một mà đặc, âm thì hai mà rỗng, tóm lại cái hại của âm là từ cái một của dương mà chia ra, cho nên mặt trời giữ được hình dáng ban đầu, còn mặt trăng khi tròn khi khuyết. Người ta lúc mới sinh ra thì chỉ thuần dương mà không có âm, nhờ mẹ cho bú sữa của vú thuộc Quyết âm mà âm bắt đầu sinh. Vì thế mà con trai đến mười sáu tuổi thì tinh mới thông, sau bốn mươi thì tinh kiệt; con gái đến mười bốn tuổi thì có kinh, bốn mươi chín thì kinh dứt. khí âm trong thân người chỉ đủ để dùng trong khoảng ba mươi sáu năm”.
Chữ âm ấy là nói đến âm tinh, tức là chỉ âm huyết vậy.
Huống chi âm dương làm gốc lẫn cho nhau, bàn chuyên bổ âm phải lấy dương làm chủ, tóm lại nếu không có dương thì âm cũng chẳng thấy gì để sinh. Cho nên con trai thì trái thuôc hỏa làm khí, phải thuộc thuỷ làm huyết; con gái thì trái thuộc thủy mà phải thuộc hỏa. Sự huyền diệu của gốc âm và gốc dương, nếu không xét đến cùng, thì có phải tắt vậy.
Kẻ bàn đến âm dương thường cho rằng đó là khí huyết, nào ai biết hỏa là gốc của âm huyết, nhưng âm dương thủy hỏa lại đều cùng ra từ một gốc. Bởi cùng ra từ một gốc mà không tách rời nhau, nên âm dương lại làm gốc lẫn cho nhau. Gốc của dương là ở âm, gốc của âm là ở dương, không có dương thì âm không lấy gì để sinh, không có âm thì dương không lấy gì mà hoá. theo âm mà dẫn dương, theo dương mà dẫn âm, đều tìm cái âm dương phụ thuộc mà xét tới cùng gốc của âm dương vậy. Người nay nhận lầm tâm, thận là chân hỏa, chân thủy, đó là vì không rõ đạo ấy. Đại khái trời sinh con người có cái tướng hỏa vô hình đi trong hai mươi lăm độ dương, chân thủy vô hình đi trong hai mươi lăm độ âm mà gốc của chúng thì vốn là cái chân thuộc về Thái cực, đó mới gọi là chân. Một khi thuộc về hữu hình tức là hậu thiên mà không phải là chân nữa.
http://www.nguyenkynam.com/ngu%20tieu%20y%20thuat/mucluc.htm