Browsing Tag

Throne of Blood

Văn học & Điện ảnh Văn học Anh

Macbeth – Shakespeare

Sấm sét vang rền, những tia chớp lóe trong đêm tối. Đó là thời gian lý tưởng cho các mụ phù thủy hò hẹn nhau đợi giờ tàn cuộc chiến.
Người ta nghe thấy tiếng ầm ĩ của một trận đánh lớn: Macbeth, nam tước Glamis và Banquo, người chiến hữu, cùng chiến đấu bảo vệ mảnh đất Ecosse chống lại vua Na-Uy, được nam tước Cawdor, phản lại tổ quốc mình, trợ lực. Hạnh phúc thay cho Duncan, vua Ecosse, khi nhận được tin hai vị tướng can trường đã đè bẹp quân thù. Như “hai khẩu thần công nạp đạn, họ đánh tan tác bọn Na-Uy”; Macbeth đã xả làm đôi thủ lãnh bọn phiến loạn.
Trên vùng đất hoang um tùm thạch thảo, giữa cơn giông tố các mụ phù thủy tề tựu lại. Chúng gồm ba đứa quây tròn nhảy múa:“Ba vòng cho mày, ba vòng cho tao, thêm ba vòng nữa là chín”. Đột nhiên, chúng dừng lại. Macbeth và Banquo vừa đi trờ tới. Chúng giơ những ngón tay khẳng khiu, trơ xương lên và lần lượt nói:
– Chào Macbeth! Chào người, nam tước Glasmis!
– Chào Macbeth! Chào người, nam tước Cawdor!
– Chào Macbeth! một ngày kia, ngươi sẽ làm vua!
Macbeth run sợ. Banquo liền hỏi chúng. Anh cũng muốn biết vận mạng mình; với anh, chúng cũng nói, thoạt tiên với vẻ thần bí, sau đó thật rõ ràng:
– Nhỏ hơn Macbeth, tuy nhiên lại lớn hơn.
– Kém may mắn hơn Macbeth, nhưng lại may mắn hơn nhiều.
– Tổ phụ của nhiều vị vua, ngươi không phải là vua!
Những lời dự ước huyền bí đó thấm sâu vào tâm hồn Macbeth. Đến lượt mình, chàng định hỏi, nhưng ba nhân vật râu dài, môi xệ đã tan biến như sương khói. Họ không thể biết gì thêm nữa, và mỗi người trong bọn họ đều tự động nhắc lại lời tiên tri dành cho người kia:“Tổ phụ của nhiều vị vua”. Macbeth nhắc lại và sẽ không bao giờ quên. Banquo liền đáp:“Ngày kia, ngươi sẽ là vua!”
Hầu như điều dự đoán bắt đầu ứng nghiệm tức khắc. Đức vua khen thưởng chiến công hiển hách của Macbeth bằng cách ban tặng cho chàng tất cả di vật và chức tước của nam tước Cawdor, kẻ phản phúc đã bị xét xử và trừng phạt. Macbeth, quá xúc động, chẳng biết mình có phải là trò đùa của bọn yêu tinh quỉ quái không.
Tương lai có vẻ trải đầy hoa gấm, nhưng cõi lòng chàng rúng động, tóc chàng dựng ngược vì kinh hãi, một ý nghĩ giết người thoáng qua óc, chàng bất động và câm nín, cảm thấy cái ý tưởng khủng khiếp ấy đang lớn dần trong chàng, trong lúc Banquo cứ chế riễu cho rằng bạn mình đang bỡ ngỡ làm quen với địa vị mới “cũng vướng víu như những chiếc áo mới”.
Và sau đó, trước mặt đức vua cả tin, hân hoan bày tỏ sự biết ơn đối với chàng và yêu cầu lòng trung thành của chàng đối với người kế nghiệp. Macbeth nghĩ rằng chính kẻ này, thái tử Malcolm, mới là chướng ngại sẽ khiến chàng lao đao, hoặc là chàng phải làm bừa để vượt qua.
Ray rứt bởi những ý nghĩ đó, chàng cáo từ vua Duncan, về viết thư cho vợ, báo cho nàng hay chức vụ mới của mình, đồng thời với việc đứa vua sẽ hạ cố đến thăm và ngủ đêm tại nhà họ.
Phu nhân Macbeth được biết qua lá thư chồng, lời tiên tri của bọn phù thủy, cả chiến thắng và những danh vọng mới. Nàng đắn đo, cân nhắc, nàng hiểu rõ chồng mình và tham vọng của chàng, nhưng anh ta “tràn trề những tình cảm yếu đuối của con người”, chàng khao khát quyền uy, nhưng muốn chiếm nó một cách “chính trực”, chàng muốn thành đạt nhưng không chịu chơi trò gian lận. Và nàng nghĩ phải truyền sự can đảm của mình cho chồng và thúc đẩy chồng đến được với vận hội của chàng. Khi nàng biết rằng đức vua Duncan sẽ ngủ lại dưới mái nhà họ, nàng rùng mình trước những chết chóc, tiếng quạ kêu ai oán, báo hiệu đức vua đến, và khi Macbeth gặp vợ, cả hai quyết định nhúng tay vào tội ác, trước cả khi bàn bạc với nhau. Nàng hỏi:
– Chừng nào ông ta đi?
Chàng đáp:
– Ngày mai, theo như ông ta yêu cầu!
Và nàng chép miệng:
– Ôi! Chẳng bao giờ mặt trời thấy được cái ngày mai ấy!
Rồi, sau một lát im lặng: “Em phải lo chuẩn bị đón khách. Còn anh, anh hãy bày tỏ thái độ cương quyết, mọi cái khác cứ để mặc em”.
Cả hai kính cẩn tiếp rước đức vua nhân từ Duncan. Ngài hoan hỉ được trú ngụ trong nhà một chư hầu trung tín, rất thích thú vì không khí tươi mát và trong lành nơi chỗ ở của họ, những con chim én làm tổ trên dãy vòm cuốn. Người ta đốt đuốc, người ta tổ chức yến tiệc linh đình và nhạc kè ô-boa nổi lên rền rĩ. Macbeth không thể nào ngồi yên trong bàn tiệc. Chàng lẻn ra ngoài để trầm tư. Chàng tự nhủ mình nên tha cho nhà vua, vì chàng là hoàng thân, là kẻ thần dân của ngài, lại là chủ trọ nữa. Đức vua anh minh đức độ và nhân ái, bao nhiêu tính tốt biện hộ cho ngài. Nhưng bà vợ xộc tới nhận thấy chàng dao động yếu đuối, đã dùng lời cay chua xỉa xói chồng:
– Thế là trong hành động anh run sợ; còn trong ham muốn, anh lại tỏ ra dũng cảm? Anh mơ ước chiếm được ngai vàng để cho đời anh vinh hiển, mà lại cứ sống hèn nhát với chính mình! Anh khoe khoang dám làm tất cả những gì một người đàn ông có thể làm, rồi giờ đây, khi thời cơ đưa đến anh lại thối lui thay vì phải hành động!
– Nhưng nếu chúng ta thất bại thì sao? –Macbeth thốt lên một cách khiếp nhược.
– Thất bại à? Nếu anh không mềm yếu, làm sao hỏng việc được? Khi Duncan thiếp ngủ, em sẽ biết cách khiến hai tên cận thần rũ liệt vì rượu thịt, để chúng ngủ vùi một giấc nặng nề. Và ai cấm chúng ta đổ tội cho bọn võ quan say sưa đó?
– Tốt nhất –Macbeth đã tỉnh táo trở lại, nói thêm- là chúng ta vấy máu lên người bọn mê ngủ và sử dụng chính những con dao của chúng!
Phu nhân Macbeth còn tiên liệu cả việc phải la hoảng và kêu than thế nào trước thi thể người khách trọ bị thảm sát.
Đêm đã tới, khách đều an giấc, tặng vật của vua và viên kim cương ngài biếu, vị phu nhân đã cất kỹ. Macbeth ngồi đợi vợ mình trong sân lâu đài, ngay cửa cầu thang dẫn đến phòng vua Duncan. Chàng ngỡ như thấy con dao găm lượn lờ trước mắt, cán dao quay về phía tay chàng, máu nhỏ ròng ròng từng giọt, nhưng giờ đây chàng không do dự nữa, và tiếng chuông ngân lên báo hiệu mọi việc đã sẵn sàng, chàng men lên phòng đức vua.
Đứng ngay nơi cửa, phu nhân Macbeth chờ chồng quay xuống. Nàng lo lắng cho sự chậm trễ của chồng. Chẳng phải là nàng đã một mình bố trí hết đó sao, chuẩn bị các dao găm, hé mở các cửa và phục rượu cho bọn cận thần say khướt? “Nếu đức vua không phảng phất giống cha ta, -nàng nói- chắc ta sẽ tự làm lấy nốt.” Cuối cùng, Macbeth trở lại, tay đẫm máu, hoảng sợ vì tiếng cú kêu và dế gáy, khiếp hãi khi nghe bọn người hầu lâm râm cầu nguyện trong cơn mê ngủ, môi miệng giá lạnh chẳng thế nào thốt lên được tiếng: A-men! Chàng nghe như ai đó hét lên: “Đừng ngủ nữa! Glasmis đã giết chết giấc ngủ, vì thế Cawdor không còn ngủ nữa. Macbeth cũng không thể nào ngủ được nữa!” Chàng còn giữ con dao găm, nhưng không dám quay lên phòng đức vua. Chính phu nhân Macbeth phải lên vấy máu vào mặt và tay bọn cận thần, rồi đặt mấy con dao găm bên cạnh họ. Như thế, cả hai vợ chồng đều đã nhúng tay vào máu, khiến Macbeth cứ nhìn mà kinh hoảng.
– Bàn tay nào thế kia? Nước của cả đại dương chắc gì đã rửa sạch vết máu trên đó?
Vợ chàng bình thản trả lời:
– Tay em cũng một màu với tay anh thôi, nhưng em sẽ xấu hổ biết bao nếu có một quả tim yếu hèn đến thế! Lại đây, một tí nước cũng đủ cho ta xóa sạch hành vi vừa qua.
Rồi họ rút về phòng riêng, để chờ mọi người thức dậy và phát hiện cái tội ác ghê tởm.
Sáng sớm, Macduff phát giác ra vụ giết người. Anh kéo chuông báo động, tất cả đổ xô đến, và Macbeth, như một chủ trọ bất bình, vì có án mạng xảy ra ngay trong nhà mình, liền ra tay tàn sát bọn nội thần cho chúng câm miệng hẳn. Malcolm và Donalbain hai hoàng tử vội bỏ trốn sang Anh, “lánh xa cái nơi có dao găm giấu trong nụ cười con người”. Chẳng bao lâu sau, Macbeth vừa cảm thấy thoải mái trong tội ác, đã vu khống cho họ âm mưu giết cha. Hắn khai thác tình huống tuyệt vời đến mức, ngay vào ngày thánh thể vua Duncan được chuyển vào ngôi tiểu giáo đường Saint Colomban, nơi lưu giữ hài cốt tiên tổ của ngài, thì hắn, Macbeth lên ngôi vua ở Scone. Lời tiên tri của bọn phù thủy thế là ứng nghiệm.
Vua Macbeth ngự trong cung điện, giữa đám triều thần. Hắn cho mời Banquo, người bạn cố tri, đến dự đại yến, và trước giờ ăn tối, hắn ân cần dò hỏi hành trình của bạn mình. Kẻ nham hiểm muốn biết chắc bọn sát nhân mà hắn cấp tốc phái đi, có giết được Banquo không, kể cả trường hợp có cậu con Fléance đi theo. Bởi Macbeth nghĩ rằng; vua chẳng là gì cả, nếu làm vua mà không an toàn. “Banquo đã nghe những lời tiên tri của bọn phù thủy -hắn tự nhủ- thì sao anh ta lại không có quyền mơ ước? Bọn chúng chào anh ta như là tổ phụ của nhiều vị vua tiếp nối, như thế bọn chúng đã đặt lên đầu ta chiếc vương miện của ông vua tuyệt tự. Thế ra, vì họn hậu duệ của Banquo, mà ta đánh mất linh hồn à !”
Đã dạn dày trong tội ác, hắn giấu giếm cả với phu nhân Macbeth, khuyên nàng nên có lời lẽ dịu dàng và đằm thắm với Banquo trong buổi tiệc. Qua câu nói mập mờ, nàng cảm thấy rõ hắn đang âm mưu một trò xảo quyệt nào đây, dù sao hắn đã không để nàng liên lụy vào tội ác mới mới này.
Buổi tối, trên bàn tiệc, Macbeth cho an vị mỗi người theo thứ bậc mình. Ra vẻ một chủ nhân lịch duyệt, hắn lân la bên các thực khách, nốc từng cốc rượu tràn với mỗi nhóm. Nhờ thế, hắn có thể đến gần tên mật sứ lấm máu Banquo, mà gã vừa cắt cổ và xô xuống hố sâu. Nhưng Macbeth nghiến răng ken két, khi biết rằng Fléance đã trốn thoát. Tuy thế hắn buộc phải ra vẻ niềm nở, ba hoa vài câu khách sáo, ngạc nhiên nhận ra chỗ Banquo bỏ trống, đùa cợt về sự phạm thượng đó, rồi bất thần, khi người ta thỉnh cầu hắn ngồi vào cái bàn vắng mất vị khách đó, hắn chợt thấy hồn ma của Banquo ngồi đấy, ngay trước mặt hắn và hắn buộc miệng thều thào:
– Ngươi không thể nói rằng chính ta đã làm thế. Đừng đong đưa trước mắt ta mái tóc nhuộm đầy máu của ngươi. Kìa những người chết đang trỗi dậy, đuổi chúng ta ra khỏi ghế ngồi!
Trước những lời điên loạn đó, mọi người đều hoang mang. Tuy nhiên, phu nhân Macbeth trấn tĩnh họ, tiết lộ rằng đức vua thường bị ám ảnh bởi những điều kỳ quặt, rồi hạ giọng, nàng xoa dịu chồng, vừa chế giễu những ảo ảnh cũng như nỗi sợ hãi của chồng, khéo đến mức hắn không còn thấy hồn ma đâu nữa.
Hắn cáo lỗi, lại ngồi xuống, rót tràn cốc rượu nho với bộ điệu kiêu căng, rồi nâng cốc uống mừng Banquo…Ngay lúc đó, hồn ma lại ngồi vào chỗ cũ, và Macbeth mê sảng, mặt mày tái xanh vì khiếp hãi:“Lui ngay! Xa hẳn đời ta! Cho đất chôn vùi ngươi đi! Xương ngươi không còn tủy, máu ngươi đã khô lạnh! Chẳng còn ý tưởng nào trong hố mắt lờ đờ của ngươi nữa!
Lần này, sự biến bùng ra dữ dội. Dù cho Macbeth đã hồi tỉnh, phu nhân vẫn để bọn thực khách nhốn nháo kéo nhau ra về, lo lắng tìm cách che giấu cơn điên loạn của chồng.
Nhưng Macbeth lại phát hiện còn nhiều người vướng bận hắn ta, rằng cần phải chém giết thêm nữa, “lặn sâu vào biển máu” phải trui rèn bằng thói quen bởi vì như hắn nói một cách vô ý thức: “chúng ta còn quá non trẻ trong tội ác”.
Bọn phù thủy chuẩn bị nồi chảo, bùa mê, ngải độc và các thứ trù yểm để đón hắn. Trong cái nồi phù phép, sôi sục cái món hỗn tạp mà làn khói bốc lên biểu hiện các sự kiện của tương lai; một thứ canh âm phủ sủi bọt trong đó: thịt lưng răn dầm, mắt kỳ nhông, đùi ếch, lông dơi, lưỡi rắn lục, chân cắc kè, cánh chim cú, vảy rồng, răng sói cái, xác ướp yêu thuật, rễ độc cần nhổ trong đêm, ngón tay trẻ sơ sinh bị bóp cổ ngay khi ra đời. Đó là những vị thuốc mà các mụ bạn của cô đơn và bóng tối trộn thành món súp sền sệt tối độc.
Macbeth sợ hồn ma hơn là các mụ phù thủy này. Hắn đến khẩn cầu chúng tiết lộ việc tương lai. Chúng cười khẩy, nhạo báng, ném thêm nhiều vật ghớm ghiếc vào nồi nước hỏa ngục và vào đống lửa, thế là những quyền lực kỳ bí từ từ phát lộ. Không cần Macbeth phải nói, tư tưởng của hắn đã được hiểu thấu. Bên trên làn khói ô uế, nhiều khuôn mặt lần lượt hiện ra.
Thoạt tiên, một cái đầu đội mũ sắt hét lên:“Macbeth! Macbeth! Macbeth! Hãy coi chừng Macduff”. Rồi một cậu bé bê bết máu kêu la:“Hãy tàn bạo và cương quyết, vì chẳng ai do đàn bà sinh ra có thể hại được Macbeth!”
Cuối cùng, lại một cậu bé đội vương miện, tay cầm cành cây xanh nói:“Hãy kiêu hãnh lên đi, Macbeth; ngươi chẳng bao giờ chiến bại, trừ khi nào khu rừng Birnam đi về phía đồi Dunsinane để chống lại ngươi”.
Macbeth đắc thắng, nhưng hắn muốn biết đám hậu duệ của Banquo có được trị vì trên vương quốc không. Mặc những lời khuyên can của bọn phù thủy, hắn nài nỉ, nguyền rủa, bức bách. Thế rồi, giữa làn khói cuồn cuộn, cái chảo lút sâu xuống đất, và hắn thấy lần lượt hiện lên tám vị vua đội mão vàng mà hồn ma Banquo vừa chỉ vừa mỉm cười. Vị vua thứ tám cầm một chiếc gương soi, trong đó ta thấy nhạt nhòa nhiều gương mặt, mang hai quả cầu và ba vương trượng.
Và khi Macbeth kịp hoàn hồn, thì cái vòng ma quái của các mụ phù thủy đã tan biến, mang ảo ảnh chìm theo làn uế khí.
Tràn đầy tin tưởng, hắn tiến hành các dự kiến sát nhân bằng sự phản trắc và mưu lược. Hắn giết hại tất cả những ai làm phiền hắn, mà trước hết là Macduff. Là chư hầu trung tín, ông này quyết bảo vệ người thừa kế hợp pháp của vương quốc. Không thể giết ông, vì ông vừa trốn sang Anh quốc, nhưng ông còn bỏ lại trong lâu đài bà vợ, các con và những người xấu số thuộc dòng họ ông. Chính thông qua họ, mà Macbeth tấn công ông. Một nhóm đạo tặc đầu trâu mặt ngựa, xông và Fife chém giết phu nhân Macduff, lũ con cháu và tất cả người nhà. Thật là một cuộc thảm sát man rợ và cái xứ sở đau thương rỉ máu, quằn quại dưới ách bạo tàn, khóc than sau mỗi nhát dao, mỗi ngày mang thêm một vết thương mới. Người ta ngại ngùng không dám hỏi chuông đang gọi hồn ai:“Macbeth như một con yêu tinh, đầy dẫy tật xấu, tham lam vô độ, hiểm độc và khát máu”.
Xa kia, bên đất Anh, Macduff đã tìm gặp Malcolm, vị vua đích thực kế nghiệp ngai vàng, và chàng trai trẻ hoài nghi vì bao tai biến dồn dập xảy ra đã đem sự ngay thẳng và đức hạnh của Macduff ra thử thách. Rồi cả hai, họ nhận được sự trợ giúp quí báu của vua Anh quốc: một đội quân mười ngàn người. Thế là họ chuẩn bị giải phóng Ecosse. Chao ôi! Cần phải cho Macduff biết tin “con diều hâu hiểm độc kia đã xông vào tổ, sát hại cùng một lúc đàn gà con xinh xắn và cả mẹ chúng nữa!” Đau thương đã biến thành uất hận, bất hạnh đó mài sắc thêm lưỡi kiếm của ông; Macbeth quả chỉ còn chờ này sụp đổ.
Ở Dunsinane, vua Macbeth bận hành quân; trong cung điện, thế nữ phải mời một y sĩ đến khám căn bệnh quái lạ của hoàng hậu. Đêm nào cũng thế, lừ đừ nhợt nhạt và thẫn thờ, bó đuốc trên tay, bà đi thất thểu khắp các phòng và dãy hành lang. Bà tìm gì thế ? Đôi mắt mở to của bà ta nhìn thấy những gì mà tâm hồn lương thiện không nhìn thấy. Bà xoa tay, kỳ cọ hàng giờ đôi bàn tay nhỏ nhắn. Bà lẩm bẩm:
– Biến đi chứ, cái vết bẩn khốn kiếp, biến đi, ta bảo! Có ai ngờ lão già ấy lại chứa bao nhiêu là máu trong người? Sao, đôi tay này chẳng bao giờ sạch được ư? Tất cả dầu thơm xứ Arabie cũng không thể làm sạch bàn tay nhỏ này sao? Nào, rửa tay đi, đưa áo ngủ đây! Đừng có mà tái xanh thế! Ta nhắc lại cho ngươi rõ, Banquo đã bị chôn kín rồi, hắn không thể ra khỏi mồ đâu. Hô! Hô! Hô!
Can bệnh quái gỡ vượt quá tài nghệ chữa trị của viên ngự y.
– Hoàng hậu –ông nói- có lẽ cần tu sĩ hơn. Chúa ơi! Cầu Chúa tha tội cho tất cả chúng ta!
Thế rồi bà chết, bởi vì ai chẳng biết liều thuốc giải độc êm dịu của lãng quên và bà thì không thể nào rứt bỏ khỏi ký ức mình những giày vò và hối hận đã bám chặt trong đó.
Macbeth chẳng còn thì giờ đâu mà khóc than cho vợ, cuộc sống hắn vốn đã đầy dẫy những chuyện khủng khiếp, và nỗi kinh hoàng hầu như quen thuộc với những tư tưởng sát nhân, không còn khiến hắn xúc động nữa. Vả lại, hắn còn bao nhiêu điều lo nghĩ khác, lực lượng quân sự Anh tiến gần, dưới sự chỉ huy của Malcolm và Macduff.
Họ đến từ hướng rừng Birnam. Macbeth tăng cường phòng ngự Dunsinane, và để ru ngủ sự hoang mang của mình, hắn luôn tự nhủ:“Cánh rừng Birnam chưa đi về phía ta, và Malcolm là do một người đàn bà sinh ra. Thế thì ta sợ gì chứ?
Cờ hiệu của hắn phấp phới một cách ngạo mạn trên thành lũy, hắn cười nhạo đoàn quân vây thành, những tiếng la ó, những nỗi sợ sệt. Nhưng một mật báo viên đến cho hắn hay rằng cánh rừng Birnam đang bắt đầu tiến lên trên bề rộng khoảng ba dặm, như một lùm cây di động.
Lần này, hắn thực sự nao núng, hắn bắt đầu ngờ vực những câu đoán mập mờ của bọn quỉ sứ. Hắn nghĩ đến việc bỏ trốn, nhưng không, hắn muốn được chết da ngựa bọc thây và chống cự một cách quả cảm trận tiến công đã khởi sự trong tiếng kèn rầm rộ inh tai. Malcolm khôn ngoan và thận trọng, đã ra lệnh cho mỗi người lính đều chặt một cành cây mang trước người, để ngụy trang và che giấu quân số để địch không đánh giá nổi lực lượng của mình.
Trận chiến nổ ra, Macbeth còn bấu víu vào niềm tin rằng chẳng ai do đàn bà sinh ra có thể đánh ngã hắn. Rồi hắn mải mê chém giết không chút sợ hãi và cứ tưởng mình vô địch. Cuối cùng, đến lúc Macduff tìm gặp hắn giữa trận tiền, Macbeth say máu hét lên:
– Ngươi phí công vô ích. Ta mang trong mình một đời sống kỳ diệu, chẳng có ai do đàn bà sinh ra có thể đụng đến ta!”
Tức thì, Macduff cười khẩy:“Mi tuyệt vọng rồi! Macduff không do một người đàn bà đang sống sinh ra, vì mẹ ta đã chết ngay khi ta ra đời!”
Phen này, thế là hết, chẳng còn đâu đại đởm của Macbeth. Những lời tiên tri đã quay lại chống hắn, và định mệnh đã đánh gục hắn. Nhưng hắn không muốn chết trước mặt chàng trai trẻ Malcolm, nên cố tự vệ để tìm đường tẩu thoát.
Ngay sau đó, xứ Ecosse được tự do và Macduff lại hiện ra, vác cây cọc cắm cái đầu khốn kiếp và cả đoàn quân reo hò chào đón vị vua trẻ.

 

http://maxreading.com/sach-hay/tac-pham-cua-shakespeare/macbeth-24198.html

Akira Kurosawa Film studies Văn học & Điện ảnh Văn học Anh

Throne Of Blood (1957) – Akira Kurosawa

Throne Of Blood (1957) pt. 1

Throne Of Blood (1957) pt. 2

Throne of Blood

From Wikipedia, the free encyclopedia
Throne of Blood
蜘蛛巣城
Throne of Blood Japanese 1957 poster.jpg

Original Japanese poster
Directed by Akira Kurosawa
Produced by Sōjirō Motoki
Akira Kurosawa
Screenplay by Shinobu Hashimoto
Ryûzô Kikushima
Akira Kurosawa
Hideo Oguni
Based on Macbeth
by William Shakespeare(uncredited)
Starring Toshiro Mifune
Isuzu Yamada
Takashi Shimura
Music by Masaru Sato
Cinematography Asakazu Nakai
Edited by Akira Kurosawa
Production
company
Toho Studios
Distributed by Toho
Release dates
  • 15 January 1957 (Japan)
Running time
110 min
Country Japan
Language Japanese

Throne of Blood (蜘蛛巣城 Kumonosu-jō?, literally, “Spider Web Castle”) is a 1957 Japanese film directed by Akira Kurosawa. The film transposes the plot of William Shakespeare’s play Macbeth to feudal Japan, with stylistic elements drawn from Noh drama.

Akira Kurosawa Film studies

AKIRA KUROSAWA – HOÀNG ĐẾ ĐIỆN ẢNH NHẬT


(Viết nhân 100 năm ngày sinh của Akira Kurosawa)

“Ở Nhật Bản người ta toàn hỏi tôi những câu vô nghĩa. Tôi không trả lời” – Akira Kurosawa kể. Vì tính bướng bỉnh và thái độ không nhân nhượng mà Kurosawa có biệt danh là “Hoàng đế”.

Ông là người con thứ bảy (con út) trong gia đình có cha là võ sĩ samurai. Từ bé ông đã theo cha học võ. Nhưng ông đã “phản bội” cha để đi theo một con đường khác – điện ảnh. Người anh cả của ông là Heigo cũng không thực hiện được hy vọng của cha về theo đuổi con đường binh nghiệp. Năm 27 tuổi, anh cùng người bạn gái bỏ vào núi và cả hai đã quyên sinh tại đó.

Sự nghiệp điện ảnh của Kurosawa bắt đầu sau khi ông giành phần thắng trong một cuộc thi và trở thành trợ lý đạo diễn tại hãng phim “Toho”. Bộ phim ông làm từ đầu đến cuối có tên là “Huyền thoại judo” (Sanshiro Sugata) được công chiếu rộng rãi năm 1943. Nhưng Kurosawa không coi đó là tác phẩm đầu tay, bởi ông luôn tự tin rằng mình là đạo diễn giỏi nghề. Ở tuổi 33, ông tự mình đi một con đường trong điện ảnh và đặt ra những quy chuẩn của riêng mình. “Đừng nói nhiều”, – Kurosawa thường nói với các đồng nghiệp như vậy.

Kurosawa là đạo diễn kiệt xuất. Bởi vì để đem đến cho khán giả thứ điện ảnh trung thực, cần phải quay cái mà anh muốn, chứ không nên quay cái mà vì thứ đó người ta trả tiền. “Tôi không thể lừa dối khán giả vì tiền” – ông nói. Người Nhật thích thưởng ngoạn những khoảnh khắc. Vì vậy, ông chăm chút từng chi tiết để gây ấn tượng mạnh. Trong cảnh cuối của phim “Ngai vàng đẫm máu”(Throne of Blood) ông đã cho bắn diễn viên Toshirō Mifune bằng mũi tên thật từ khoảng cách rất gần. Độ an toàn của diễn viên phụ thuộc hoàn toàn vào sự thiện nghệ của người bắn tên. Còn trong phim “Ran” ông đã cho xây dựng một lâu đài thật trên núi Phú Sĩ. Chỉ để đốt cho hiệu quả thật của cảnh quay.

Để diễn viên quen với phục trang, ông bắt họ phải mặc trang phục đó mấy ngày trước khi quay. Để quay cảnh có thời tiết khác biệt, ông sẵn sàng chờ hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Các thành viên trong đoàn làm phim của ông đều biết rõ rằng: nếu Kurosawa chỉ bắt diễn viên quay lại một lần, điều đó có nghĩa là ông không thích cảnh đó và không quan tâm đến nó nữa.

7 võ sĩ samurai

Mở hãng phim của chính mình “Kurosawa Production”, ông có thể sáng tạo tương đối độc lập. Tất cả các bộ phim của ông đều giành được những giải thưởng danh giá ở nước ngoài trong khi ở trong nước bị các nhà phê bình điện ảnh Nhật Bản đánh cho tơi tả. Ông thường thiếu tiền, vì vậy đã đồng ý cộng tác với Hollywood. Ở tuổi 50, ông cao lớn, ăn mặc trẻ trung và sang trọng. Chính vì điều đó mà các ông bầu phim Mỹ trông đợi ở ông phép màu lạ lẫm từ đất nước Phù Tang có thể đổi gu cho nền điện ảnh của họ. Nhưng họ không biết rằng Hoàng đế đang đến với họ.

Năm 1966 ông đồng ý dựng bộ phim “Chuyền tàu-kẻ đào tẩu” cùng một dàn sao Mỹ. Nhưng ông không thể tìm được tiếng nói chung với các nhà sản xuất. Ông muốn dựng một bộ phim triết lý sâu sắc, nhưng họ lại đề nghị ông phải có vài cảnh phụ nữ khỏa thân. Không những thế, tính thực dụng và hệ thống hợp đồng nghiệt ngã của điện ảnh Mỹ đã khiến ông phải chào thua. Kurosawa không thể hiểu tại sao người ta có thể cho ra đời tác phẩm nghệ thuật trong những điều kiện như thế. Người Mỹ lại cho rằng ông bị trầm cảm và buộc ông phải đến trị liệu ở ba bác sĩ thần kinh. Cuộc xung đột chấm dứt với việc hủy bỏ hợp đồng.

Trở về Nhật Bản, Kurosawa buộc phải bán nhà để bắt đầu từ con số không. Đó là giai đoạn đen tối trong cuộc đời ông. Và vào một ngày tháng 12.1971, ông đã tự tay cắt ven. Nhưng rõ ràng là số phận chưa bắt ông phải chết. Ông được cứu thoát từ cái bồn tắm đầy nước. Kurosawa buộc phải sống thêm gần 30 năm nữa.

Ông đành phải kiếm tiền bằng cách quay phim quảng cáo cho rượu wisky Nhật Bản. Ông làm việc đó song song với cuốn phim lịch sử sau này trở thành tác phẩm kinh điển của điện ảnh thế giới “Kagemusha”. “Không ai chi tiền cho tôi. Tất cả đều nói phim lịch sử thì ai quan tâm. Tôi quay “Kagemusha” để chứng minh sự thật không phải như vậy”, – Kurosawa nói.

Và ông đã chứng minh được điều đó. 12 năm sau vụ tự sát bất thành, ông đã xây dựng hãng phim “Kurosawa Film” ở Yokohama. Năm 1990, thế giới được xem bộ phim “Những giấc mơ của Akira Kurosawa” (Dreams) với 8 đoạn về tư duy và thế giới quan của ông, về cuộc sống, cái chết, sáng tạo và bản chất con người. Đạo diễn lừng danh Hollywood Steven Spielberg là giám đốc sản xuất của phim.

Bộ phim cuối cùng của ông “Vẫn chưa” (Madadayo) ra mắt tháng 4.1993. Vị giáo sư già cùng các học trò của mình lúc thì thưởng ngoạn rượu sake, lúc thì phân tích những giọt nước mưa. Bên ngoài cánh cửa chiến tranh đến, rồi đi qua mà không ai phát hiện ra. Ông giáo già và vợ phát hiện ra những điều khác, mà theo họ thì quan trọng hơn: những chiếc mộc nhĩ trên thân cây, cái nắng mùa hè, những cụm lá vàng và đỏ nhuốm tuyết trước cửa nhà.

Tên của bộ phim lấy từ một câu thoại: “Ông đã sẵn sàng sang thế giới bên kia chưa?”, “Chưa, vẫn chưa!”

Kurosawa tự cho mình giống công tước Myshkin trong tác phẩm “Chàng ngốc” của đại văn hào Nga Fedor Dostoevsky. “Tôi thường đọc đi đọc lại sách của Dostoevsky. Không ai có khả năng viết về con người, tâm lý và số phận của con người hay như thế. Nhờ ông mà tôi hiểu cuộc sống” – Kurosawa kể. Ông cho rằng để viết kịch bản, cần phải học thuộc những cuốn tiểu thuyết và những vở kịch của các tác giả khác: “Tôi muốn hiểu những tình cảm làm tâm hồn tôi xao động bắt nguồn từ đâu?”

“Chàng ngốc”

Bộ phim mà ông hài lòng nhất chính là chuyển thể tiểu thuyết “Chàng ngốc” (The Idiot). Kurosawa chuyển bối cảnh bộ phim sang Nhật Bản thời hậu Chiến tranh Thế giới II, ở Hokkaido. Các nhân vật đều mang tên Nhật. Giới phê bình điện ảnh thế giới cho rằng đây là bộ phim chuyển thể hay nhất và trung thực nhất tác phẩm của Dostoevsky.

Nhưng giới phê bình điện ảnh Nhật Bản đầu thập niên 1950 lại không đánh giá cao bộ phim. Họ cho rằng nó không đảm bảo các tiêu chuẩn của một bi kịch cổ điển Nhật Bản. Làm xong bộ phim này, Kurosawa buộc phải rời khỏi hãng phim “Sekino”. “Nhưng dù thế nào thì đây vẫn là bộ phim hay nhất của tôi. Tôi biết chính xác như vậy. Tôi đã nghiền ngẫm nó rất lâu và dồn vào đó mọi kinh nghiệm đạo diễn. Có lẽ tôi thích “Chàng ngốc” bởi vì tôi giống nhân vật chính của tiểu thuyết – công tước Myshkin” – Kurosawa nói.

Tiểu sử
1910, 23.3: Akira Kurosawa chào đời ở ngoại ô Tokyo.
1936: Trở thành trợ lý cho đạo diễn K. Yamamoto. 7 năm sau, ông dựng bộ phim đầu tiên “Huyền thoại judo”.
1944: Nữ diễn viên Yoko Yaguchi (1921-1985) đóng trong bộ phim “Đẹp nhất”. Hai người kết hôn ngày 21.5.1945. Họ có hai con: con gái Kazuko và con trai Hisao. Hisao sau này trở thành nhà sản xuất và làm việc cùng cha.
1948: Làm quen với đạo diễn Toshiro Mifune. Ông này về sau đóng hầu hết các phim của Kurosawa. Hai người cùng làm bộ phim “Thiên thần say”. Ba năm sau, ông chuyển thể tiểu thuyết “Chàng ngốc”.
1951: Đoạt Oscar Phim nước ngoài hay nhất cho “Rashomon“. Đây là phim Nhật Bản đầu tiên đoạt giải Oscar. “Rashomon” còn đoạt “Sư tử vàng” tại LHP Quốc tế Venice.
1952: Mẹ đạo diễn qua đời. Ông dựng bộ phim buồn đầu tiên có tên “Sống”. Ba năm sau, ông cho ra đời “7 võ sĩ samurai” – một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của ông.
Tháng 4.1955, ông thành lập hãng phim “Kurosawa Pro”.
1973: Hợp tác với Liên Xô làm bộ phim “Dersu Uzala”. Phim này đoạt Oscar năm 1975.
1980: Nhận giải Cành cọ Vàng cho phim “Kagemusha”. Phim này còn đoạt BAFTA đạo diễn xuất sắc nhất và Cesar Phim nước ngoài hay nhất.
1982: Nhận giải “Sư tử vàng” thành tựu trọn đời.
1990: Nhận giải Oscar thành tựu trọn đời. Một năm sau ra mắt phim “Bản rhapsody tháng Tám” (Rhapsody in August) về thảm họa nguyên tử ở Nagasaki.
1998, 6.9: Qua đời tại Tokyo.

http://vmcinhanoi.blogspot.com/2010/03/akira-kurosawa-hoang-e-ien-anh-nhat.html